Những Hạn Chế Trong Giải Quyết Án Hôn Nhân Và Gia Đình Của Tòa Án Nhân Dân Ở Thành Phố Hà Nội Và Nguyên Nhân

- Ly hôn: Đây là loại án chiếm đa số;

- Huỷ kết hôn trái pháp luật;

- Tăng mức cấp dưỡng nuôi con;

- Thay đổi người trực tiếp nuôi con;

- Xác nhận cha, mẹ cho con;

- Chia tài sản chung vợ chồng sau ly hôn.

Từ những thực tiến cho thấy, ADPL trong xét xử những loại việc về hôn nhân và gia đình cũng rất đa dạng và phức tạp, các đương sự tham gia khởi kiện, tính cách, trình độ, sự nhận thức xã hội, nghề nghiệp khác nhau nên dẫn đến cách thức, phương pháp làm việc đối với từng vụ án cũng cần phải có sự chuẩn bị khác nhau, nhưng cùng hướng đến mục đích cuối cùng là ADPL xét xử để kết quả vụ án đạt được chất lượng giải quyết án cao nhất.

Theo con số thống kê án hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội có chiều hướng tăng. Khi ADPL xét xử Toà án đã thực sự coi trọng phương châm hoà giải tại phiên toà, tôn trọng quyền tự định đoạt, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Lựa chọn, ADPL tốt tại phiên toà xét xử sơ thẩm sẽ cho quyết định bản án chính xác và hạn chế số lượng án bị sửa, bị huỷ thấp ở cấp phúc thẩm.

Tuy số lượng án về hôn nhân và gia đình trong những năm qua có chiều hướng tăng, nhưng cấp sơ thẩm đã ADPL xét xử án đạt được chất lượng cao, số lượng án bị sửa, huỷ thấp. Điều đó thể hiện các Thẩm phán giải quyết án hôn nhân và gia đình đã có nhiều cố gắng đáng kể trong việc ADPL. Từ giai đoạn chuẩn bị xét xử đến khi xét xử tại phiên toà và ADPL ra quyết định bằng bản án.

- ADPL trong xét xử án hôn nhân và gia đình ở cấp phúc thẩm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Xét xử phúc thẩm là một trong những việc quan trọng của toà án cấp trên, Toà án cấp phúc thẩm ADPL xét xử vụ án hôn nhân và gia đình theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự “Xét xử phúc thẩm là việc của toà án cấp trên

trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị” [33, Điều 242].

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội - 8

Toà án nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các vụ án mà Toà cấp sơ thẩm (quận, huyện) đã ra quyết định hoặc ra bản án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị. Trong những năm qua, từ năm 2009 – 2012 Toà án thành phố Hà Nội trong phạm vi thẩm quyền của mình đã xem xét theo trình tự phúc thẩm:

+ Năm 2009 cấp phúc thẩm thụ lý: 181 vụ; giải quyết: 167 vụ;

+ Năm 2010 cấp phúc thẩm thụ lý: 175 vụ; giải quyết: 167 vụ;

+ Năm 2011 cấp phúc thẩm thụ lý: 202 vụ; giải quyết: 191 vụ;

+ Năm 2012 cấp phúc thẩm thụ lý: 192 vụ; giải quyết: 177 vụ [38]. ADPL ở cấp phúc thẩm để xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị,

nếu việc kháng cáo, kháng nghị có căn cứ thì Toà án cấp phúc thẩm ADPL chấp nhận nội dung kháng cáo, kháng nghị đó. Quá trình ADPL của cấp phúc thẩm thấy rằng, ở cấp sơ thẩm đã có vi phạm khác nhau trong quá trình ADPL dẫn đến việc cấp phúc thẩm phải sửa, huỷ án.

Qua xem xét án hôn nhân và gia đình, trong 04 năm từ năm 2009- 2012 Toà án cấp trên đã xét xử phúc thẩm 883 vụ, đã phát hiện những sai sót của toà án cấp huyện và đã sửa, huỷ án của Toà cấp sơ thẩm vì bản án, quyết định, ADPL còn có những thiếu sót nhưng ở cấp phúc thẩm không thể bổ sung được. Số vụ án bị huỷ vì việc chứng minh và thu thập chứng cứ không đúng quy định hoặc chưa thực hiện đầy đủ mà tại phiên toà phúc thẩm không thể bổ sung được hoặc có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng.

Từ kết quả xét xử phúc thẩm, đã chỉ ra những sai sót trong việc ADPL của toà án cấp dưới, thực hiện chưa đúng, chưa đầy đủ các thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ vụ án, cũng như việc lựa chọn và ADPL khi ra quyết định, ra bản án. Đối với những sai sót không lớn có thể

khắc phục được, Toà cấp phúc thẩm chỉ cần sửa để sớm ổn định những quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không thể khắc phục thì mới ADPL huỷ bản án, yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm phải điều tra và giải quyết lại từ giai đoạn đầu. Hoạt động xét xử phúc thẩm, không những sửa chữa kịp thời những sai sót trong ADPL của toà án cấp sơ thẩm, mà còn giúp các Toà án cấp dưới nhận thức đúng đắn về quá trình thực hiện tố tụng ở các giai đoạn, rút kinh nghiệm trong việc nhận thức ADPL nói chung và tránh những sai lầm lặp lại, đồng thời kết quả xét xử phúc thẩm là căn cứ để tổng kết rút kinh nghiệm ADPL thống nhất trong toàn ngành Toà án ở thành phố Hà Nội.

- ADPL trong hoạt động xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm:

ADPL xét xử giám đốc thẩm án hôn nhân và gia đình là một phần việc quan trọng của toà án, khác với trình tự xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Đó là việc Toà án cấp trên ADPL xem xét lại quyết định và bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự:

1. Uỷ ban thẩm phán TAND cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện bị kháng nghị

2. Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TAND Tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh bị kháng nghị.

3. Hội đồng thẩm phán của TAND tối cao giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà phúc thẩm, Toà dân sự, Toà kinh tế, Toà lao động của TAND tối cao bị kháng nghị.

4. Những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng

một vụ án dân sự thuộc thẩm quyền của các cấp Toà án khác nhau được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Toà án có thẩm quyền cấp trên giám đốc thẩm toàn bộ vụ án quy định tại Điều 291 Bộ luật tố tụng dân sự [33].

Khi các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị vì phát hiện có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Trong phạm vi chức năng quyền hạn được giao, phòng kiểm tra giám đốc án thuộc TAND thành phố Hà Nội trong những năm qua hoạt động có hiệu quả. Hàng năm đã tiến hành kiểm tra giám đốc án đối với 29 TAND cấp quận, huyện. Qua công tác kiểm tra giám đốc án giúp cho Chánh án TAND thành phố Hà Nội kháng nghị một số bản án có sai sót, có vi phạm về việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình và giúp cho Uỷ ban thẩm phán TAND thành phố Hà Nội giải quyết tốt loại án này theo trình tự giám đốc thẩm và kịp thời chỉ ra các thiếu sót về việc ADPL của toà án cấp sơ thẩm. Đồng thời định hướng cho TAND cấp dưới khắc phục những thiếu sót đó của quyết định và bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Trong những năm qua, từ năm 2009 đến năm 2012 không có kháng nghị của cấp có thẩm quyền theo trình tự tái thẩm. Đối với trình tự giám đốc thẩm TAND thành phố Hà Nội đã ADPL năm 2012 đã xét xử 12 vụ án, qua đó phát hiện những sai sót của TAND cấp sơ thẩm trong quá trình ADPL của TAND cấp huyện từ giai đoạn điều tra thu thập chứng cứ, đến việc xét xử tại phiên toà. Đa số những kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm đều được Uỷ ban thẩm phán chấp nhận và chỉ ra những sai sót cụ thể, xử huỷ án cấp sơ thẩm, yêu cầu Toà án cấp sơ thẩm phải ADPL giải quyết lại từ giai đoạn ban đầu.

Qua hoạt động ADPL xét xử giám đốc thẩm, Uỷ ban thẩm phán ngoài việc phát hiện những sai sót trong việc ADPL của TAND cấp dưới để khắc phục trong vụ án đó và để rút kinh nghiệm cho TAND cấp huyện, quận. Đồng

thời còn phát hiện những bất cập trong các văn bản pháp luật, những khó khăn của việc ADPL trong hoạt động giải quyết án hôn nhân và gia đình. Toà án sẽ kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ADPL của toà án trong giải quyết án hôn nhân và gia đình, đồng thời bảo đảm tính thống nhất cho việc ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

2.2.2 Những hạn chế trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở thành phố Hà Nội và nguyên nhân

2.2.2.1 Những hạn chế

* Những hạn chế về ADPL trong công tác nhận đơn, thụ lý vụ án

Trong công tác nhận đơn, thụ lý vụ án ở ngành TAND thành phố Hà Nội còn có những hạn chế như: Không thống nhất được về hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp ly hôn. Có Toà yêu cầu đương sự phải nộp biên bản hoà giải mâu thuẫn vợ chồng tại địa phương mới nhận đơn, thụ lý vụ án. Đương sự nào không nộp thì không đủ điều kiện thụ lý vụ án. Có Toà yêu cầu đương sự phải có bản xác nhận tình trạng hôn nhân kèm theo đơn khởi kiện mới nhận đơn và thụ lý vụ việc.

Những hướng dẫn về tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đều được hướng dẫn trong Nghị quyết số 01/NQ- HĐTP của toà án nhân dân tối cao. Tuy nhiên các Toà án đều không áp dụng thống nhất, gây khó khăn cho các đương sự khi đi nộp đơn.

*Những hạn chế về ADPL trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ giải quyết vụ việc Hôn nhân và gia đình:

Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004: Trong trường hợp xét thấy chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định:

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thất được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dụng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không [33, Điều 81].

Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết vụ việc Hôn nhân và gia đình, các Thẩm phán còn nhầm lẫn cho rằng tất cả các tài liệu mà đương sự xuất trình đều là chứng cứ. Ví dụ: Trong vụ án tranh chấp ly hôn, các đương sự xuất trình những giấy vay nợ, giấy bán tài sản… những tài liệu đương sự xuất trình không có nguồn gốc, không có bản chính để đối chiếu, không có xác nhận. Những tài liệu này đều không được coi là chứng cứ để giải quyết vụ án. Hay có những vụ án, Thẩm phán tiến hành xem xét tại chỗ nhưng không ra Quyết định xem xét tại chỗ là vi phạm khoản 3 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự; Uỷ thác thu thập chứng cứ bằng Công văn mà không ra Quyết định thu thập chứng cứ là vi phạm Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự; Hoặc sử dụng lời khai của các đương sự tại Trại giam, trại cai nghiện mà không có xác nhận của Trại giam, trại cai nghiện…

Vấn đề xác định chứng cứ hợp pháp hay không hợp pháp rất quan trọng khi đánh giá chứng cứ để giải quyết vụ án. Trong những năm qua, các vụ việc Hôn nhân và gia đình bị huỷ theo trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm chủ yếu là do điều tra xác minh chưa đầy đủ, đưa thiếu người vào tham gia tố tụng, việc thu thập, đánh giá chứng cứ không đúng dẫn đến để giải quyết tranh chấp không đúng pháp luật, và chủ yếu các vụ án hôn nhân và gia đình bị huỷ về phần tài sản, đây cũng là một vấn đề nổi cộm của thực trạng giải quyết án hôn nhân và gia đình.

Ví dụ: Bản án ly hôn sơ thẩm số 31/2010/LHST ngày 27/12/2010 của TAND quận Hoàn Kiếm- Hà Nội giữa:

Nguyên đơn: Anh Phan Nhuận Hùng – Sinh năm 1970. Bị đơn: Chị Lê Bích Ngọc – Sinh năm 1970.

Cùng trú tại: Số 50 Hàng Giấy, Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Nội dung vụ án

* Về tình cảm vợ chồng: Anh Phan Nhuận Hùng và chị Lê Bích Ngọc kết hôn hoàn toàn tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại UBND Phường Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đây là cuộc hôn nhân hợp pháp. Sau khi cưới hai bên chung sống tại nhà anh Hùng ở Hàng Giấy, cuộc sống chung vợ chồng ban đầu hoà hợp, hạnh phúc, sau đó phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân do hai bên sống thiếu tôn trọng nhau, thiếu lòng tin, vợ chồng luôn nghi ngờ nhau, không có trách nhiệm chung sức xây dựng gia đình, anh chị đều xác nhận tình cảm vợ chồng không còn, cùng thống nhất thuận tình ly hôn.

* Về con chung: Anh chị có 02 con chung là Phan Ngọc Huyền, sinh năm 1991 và Phan Minh Đức sinh năm 2002. Cháu Huyền đã trưởng thành nên việc sống cùng với ai tuỳ cháu quyết định. Ly hôn cả anh Hùng và chị Ngọc đều có nguyện vọng được nuôi con chung là Phan Minh Đức và không yêu cầu phía bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

* Về tài sản chung: Không có, không yêu cầu Toà án giải quyết.

* Về nhà đất ở chung: Anh chị xác nhận nhà số 50 Hàng Giấy, Phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có diện tích 12,68m2, nhà 4 tầng của anh chị em của anh Hùng được chia theo bản án số 239/DSPT ngày 11/11/2005 của TAND thành phố Hà Nội nhưng phải thi hành nghĩa vụ thanh toán cho các thừa kế khác hơn 500.000.000 đồng. Thực tế bản án này chưa thi hành xong. Anh

Hùng, chị Ngọc không có nhà riêng, nhưng anh chị đã sống tại nhà này từ năm 1991 cho đến nay. Chị Ngọc đề nghị Toà án giải quyết cho chị và con có chỗ ở, và quyền lợi của chị ở ngôi nhà này. Anh Hùng tự nguyện hỗ trợ cho chị Ngọc 06 tháng tiền thuê nhà là

18.000.000 đồng.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: Chị Phan Thị Kim Thoa, chị Phan Kim Oanh và anh Phan Nhuận Anh trình bày: Các anh chị là anh chị em ruột với anh Phan Nhuận Hùng. Về nguồn gốc nhà số 50 Hàng Giấy- Hoàn Kiếm- Hà Nội có diện tích 12,68m2 là của 04 anh chị em được hưởng thừa kế theo bản án ố

239/DSPT ngày 11/11/2005 của TAND thành phố Hà Nội. Trong bản án quyết định chúng tôi phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các đồng thừa kế khác nhưng chưa thực hiện. Quá trình ở tại đây, các anh chị em bỏ tiền ra để sửa chữa chứ chị Ngọc không có đóng góp gì, nếu anh Hùng, chị Ngọc ly hôn các anh chị không đồng ý cho chị Ngọc lưu cư tại đây.

Tại bản án ly hôn sơ thẩm số 31/2010/LHST ngày 27/12/2010 của TAND quận Hoàn Kiếm- Hà Nội đã xử và quyết định:

1. Về quan hệ hôn nhân: Công nhận thuận tình ly hôn giữa anh Phan Nhuận Hùng và chị Lê Bích Ngọc.

2. Về con chung: Có 02 con chung là Phan Ngọc Huyền sinh năm 1991 và Phan Minh Đức sinh năm 2002. Cháu Huyền đã trưởng thành nên việc ở với ai là tuỳ cháu lựa chọn. Giao cháu Đức cho chị Ngọc trực tiếp nuôi dưỡng chăm sóc. Anh Hùng tự nguyện đóng góp phí tổn nuôi con chung 1.000.000 đồng/1 tháng, kể từ tháng 1/2011 cho đến khi nào con thành niên hoặc đến khi có sự thay đổi khác. Anh Hùng có quyền đi lại thăm nom con chung, không ai được ngăn cản.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 26/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí