- Một bên bệnh tật, không có con;
- Sắc tài, địa vị;
- Có vợ lẽ.
Ngoài ra Đà Nẵng là thành phố trẻ và đang phát triển mạnh về mọi mặt. Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, cùng với đó là quá trình hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa không chỉ trong nước mà còn với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, dẫn đến một số nguyên nhân ly hôn mới xuất hiện như:
Địa vị của người phụ nữ ngày càng được nâng cao và người phụ nữ có vai trò trong việc tạo ra thu nhập; do đó người chồng cảm thấy “mặc cảm” hoặc người phụ nữ không còn tôn trọng chồng mình như trước đây, dẫn đến mâu thuẫn gia đình thường sâu sắc, không hòa giải được và yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn.
Do mở rộng giao lưu quốc tế, nên các mối quan hệ xã hội trở nên đa dạng, bên cạnh những mặt tích cực thì cũng xuất hiện những mặt tiêu cực, đó là lối sống tư sản và mặt trái của nền kinh tế thị trường làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hôn nhân và gia đình. Đã xuất hiện hôn nhân có yếu tố vụ lợi, như kết hôn để được xuất cảnh đi nước ngoài, kết hôn vì điều kiện kinh tế của một bên…Điều đó lý giải tại sao ở những mức độ nhất định, các cuộc hôn nhân không còn bền chặt như trước đây. Và các vụ án về ly hôn ngày càng gia tăng. Đối với những cuộc hôn nhân giữa người Việt Nam và một bên người nước ngoài chỉ sau một thời gian ngắn đã xuất hiện những bất đồng về ngôn ngữ, phong tục tập quán, về cách sống, dẫn đến ly hôn [23].
Sự ích kỷ cá nhân, lối sống chỉ biết có mình, coi mình là quan trọng hơn tất cả. Trên thực tế, các nguyên nhân thường được diễn giải như tính tình không hợp nhau, ngoại tình, cờ bạc, rượu chè, ghen tuông, nghiện hút…đều xuất phát từ sự ích kỷ cá nhân. Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ly hôn của vợ chồng thời gian qua trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Do điều kiện đời sống vật chất của nhân dân được cải thiện đáng kể so với thời gian trước đây, nhiều gia đình có khối tài sản lớn…, cùng với đó là sự xuống cấp của đạo đức, những chuẩn mực sống đã bị bóp méo, chủ nghĩa ích kỷ cá nhân của một số người đã dẫn đến mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng mà hậu quả cuối cùng là yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn. Bên cạnh đó, những khác biệt về lối sống và tính cách cũng như sự hiểu biết trong ứng xử, sự kém thích ứng trong quan hệ giữa vợ chồng, cái tôi cá nhân quá lớn, không biết tiết chế cảm xúc, thiếu sự tôn trọng, lắng nghe nhau trong cuộc sống vợ chồng cũng là nguyên nhân dẫn đến ly hôn thời gian qua tại Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.
Đà Nẵng là thành phố du lịch và đang ngày càng phát triển về mọi mặt. Đây là điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển mạnh mẽ kinh tế xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển đó kéo theo các tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng như: ma túy, mại dâm, trộm cắp, cờ bạc…Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chung của người dân Đà Nẵng. Và nhiều gia đình đã không còn giữ được hạnh phúc khi có người thân, đặc biệt là chồng con lâm vào con đường phạm pháp.
Hơn nữa hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều khu, cụm Công nghiệp, và các trường Đại học thu hút một lượng lớn đội ngũ công nhân và sinh viên sinh sống. Với lối sống buông thả, kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế nên có nhiều trường hợp những cặp vợ chồng trẻ là công nhân hay sinh viên chưa tìm hiểu kỹ về nhau đã “ăn cơm trước kẻng”, nhận thức về cuộc sống còn hạn chế, chưa chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và vật chất để bước vào cuộc sống hôn nhân.Trong khi họ chưa lo được cho bản thân đã phải lo cho gia đình. Nên thường những cặp vợ chồng trẻ không thích ứng được với vai trò mới, dẫn đến trong cuộc sống thường xuyên xảy ra mâu thuẫn và hậu quả là cả hai đều chọn giải pháp ra tòa xin ly hôn với những lý do đôi khi
những người làm trong ngành tòa án cũng không hiểu được. Ví dụ như: có trường hợp hai vợ chồng lên xin tòa án cho ly hôn vì chồng suốt ngày ham mê đánh điện tử không lo cho vợ con, hay như chồng xin ly hôn vì vợ lo đi chơi dã ngoại với bạn bè trong khi con đang còn nhỏ…và còn nhiều trường hợp ly hôn dở khóc, dở cười khác.
Việc áp dụng pháp luật nói chung, áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn nói riêng có liên quan chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện và áp dụng pháp luật về căn cứ ly hôn có hiệu quả trước hết pháp luật về nội dung phải có những quy định rõ ràng, cụ thể. Pháp luật về tố tụng cũng phải có những quy định về quy trình, thủ tục, thời hạn…một cách khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, hiện nay, tại thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung, việc áp dụng căn cứ cho ly hôn cho đồng nhất. Do các quy định của pháp luật nội dung mang tính chất chung chung, tổng quát dẫn đến quá trình áp dụng còn cảm tính. Phần lớn là dựa vào cảm nhận chủ quan của Thẩm phán. Bên cạnh đó pháp luật tố tụng cũng có nhiều quy định dẫn đến việc giải quyết ly hôn khó khăn. Như đối với trường hợp bị đơn không có chỗ ở ổn định hoặc cố tính thay đổi nơi ở liên tục. Trong trường hợp này các Tòa án sau khi thụ lý vụ án và đi xác minh nên xét thấy bị đơn không có mặt ở địa bàn thuộc thẩm quyền của mình sẽ chuyển vụ án cho Tòa án khác và cứ như thế dẫn đến vụ án kéo dài và khó khăn cho nguyên đơn trong việc thực hiện quyền yêu cầu ly hôn của mình.
Nhận thức được vấn đề ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp. Vì nó đụng chạm đến đời sống tình cảm của vợ chồng, lợi ích của gia đình và xã hội, nên việc giải quyết các vụ việc ly hôn có đặc thù riêng. Thống nhất quan điểm chỉ đạo của Lãnh đạo ngành, trong những năm qua các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn lấy tiêu chí hòa giải đoàn tụ thành làm trọng tâm trọng giải quyết án ly hôn. Kết quả trong những năm qua, số lượng
vụ án ly hôn được hòa giải thành ngày càng gia tăng, chất lượng xét xử ngày càng được nâng cao. Điều đó được thể hiện bằng bảng thống kê dưới đây:
Kết quả giải quyết đoàn tụ thành án ly hôn sơ thẩm cấp quận, huyện và Tòa án thành phố Đà Nẵng từ năm 2006 đến năm 2011.
Đơn vị: Số vụ Bảng 2.8
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
Thành phố | 0 | 1 | 2 | 0 | 1 | 3 |
Hải Châu | 12 | 11 | 14 | 9 | 17 | 22 |
Thanh Khê | 15 | 13 | 18 | 19 | 22 | 11 |
Liên Chiểu | 9 | 10 | 10 | 13 | 12 | 16 |
Sơn Trà | 7 | 9 | 8 | 9 | 11 | 12 |
Cẩm Lệ | 12 | 14 | 7 | 11 | 9 | 10 |
Ngũ Hành Sơn | 8 | 5 | 9 | 11 | 7 | 10 |
Hòa Vang | 11 | 14 | 12 | 10 | 8 | 9 |
Tổng cộng | 74 | 77 | 80 | 82 | 87 | 93 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trong Trường Hợp Vợ Hoặc Chồng Của Người Bị Tòa Án Tuyên Bố Mất Tích Xin Ly Hôn Thì Tòa Án Giải Quyết Cho Ly Hôn”.
- Các Yếu Tố Tác Động Và Việc Áp Dụng Áp Dụng Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Qua Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án Nhân Dân Tại Đà Nẵng
- Áp Dụng Pháp Luật Trong Giải Quyết Án Ly Hôn Qua Thực Tiễn Xét Xử Tại Tòa Án Nhân Dân Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng Từ Năm 2006 – 2011
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 10
- Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 11
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
Nhìn vào bảng số liệu thống kê trên, có thể thấy rằng tổng số lượng kết quả giải quyết án ly hôn cho đoàn tụ thành của Tòa án nhân dân các quận, huyện, và Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tăng dần theo từng năm. Có được kết quả trên là nhờ đội ngũ Thẩm phán giàu kinh nghiệm, có kiến thức xã hội, vốn sống dày dặn, nên hiểu rõ tâm lý của các bên đương sự và đã đưa ra những phán quyết thấu tình đạt lý, được nhân dân đồng tình, dư luận ủng hộ và đảm bảo hiệu lực thi hành.
Căn cứ ly hôn được hiểu là những tình tiết (điều kiện) được quy định trong pháp luật, chỉ có những tình tiết (điều kiện) đó, Tòa án mới xử cho ly hôn. Theo Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000 thì căn cứ ly hôn là: “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được hoặc khi một bên vợ chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích”.
Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết căn cứ cho ly hôn đòi hỏi các Thẩm phán ngoài việc xem xét những tình tiết hay những điều kiện mà pháp luật đã quy định còn phải xét đến bản chất của quan hệ hôn nhân vợ chồng đã chết và không còn mang lại hạnh phúc cho họ cũng như những thành viên khác trong gia đình. Pháp luật quy định căn cứ ly hôn để những người áp dụng pháp luật căn cứ vào đó, viện dẫn vào từng trường hợp cụ thể để giải quyết. Điều này đòi hỏi mỗi Thẩm phán ngoài kiến thức chuyên môn còn phải có kiến thức xã hội sâu sắc, để có những nhận xét, đánh giá đúng thực đời sống chung của vợ chồng đã trầm trọng chưa? Bởi hoạt động áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo. Mỗi vợ chồng khi ra tòa xin ly hôn đều vì những mâu thuẫn, những nguyên nhân ly hôn khác nhau. Nên trong quá trình giải quyết các Thẩm phán không thể rập khuôn hay đánh đồng trường hợp ly hôn này với trường hợp khác được.
Dưới đây tác giả xin đưa ra một số vụ án cụ thể về thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết án ly hôn như quy định trên tại các Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua:
Trường hợp thứ nhất:
Ngày 02.8.2010 Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng xét xử sơ thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 105/2010/TLST – HNGĐ ngày 06.4.1010 giữa các đương sự:
- Nguyên đơn: Ông Trần Duy Hùng – Sinh năm 1969.
- Bị đơn: Bà Phan Hoài Ngọc Linh – sinh năm 1974.
Cùng trú tại: tổ 22 phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.
Nội dung vụ án như sau:
* Nguyên đơn ông Trần Duy Hùng trình bày: tôi và bà Phan Hoài Ngọc linh kết hôn với nhau vào năm 1990, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban
nhân dân phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng sống tại tổ 22, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Quá trình chung sống vợ chồng phát sinh mâu thuẫn từ năm 2005. Nguyên nhân do tính tình và quan điểm sống không hợp, vợ chồng thiếu tin tưởng nhau. Bà Linh nghi ngờ tôi có quan hệ với người phụ nữ khác nên thường xuyên gây gỗ, cải nhau, đôi khi còn xảy ra xô xát. Mâu thuẫn của vợ chồng đã được địa phương hòa giải nhưng không có kết quả. Đã 04 năm nay vợ chồng tôi sống ly thân. Nay tôi xác định tình cảm vợ chồng không còn nên yêu cầu Tòa án giải quyết cho tôi được ly hôn với bà Linh.
Ngoài ra ông Hùng còn yêu cầu Tòa án giải quyết về quan hệ con chung.
* Bị đơn bà Phan Hoài Ngọc Linh trình bày: tôi và ông Trần Duy Hùng qua thời gian tìm hiểu đến năm 1990 thì xây dựng hạnh phúc gia đình, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng tôi sống tại tổ 22, phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Trong quá trình chung sống vợ chồng tôi có mâu thuẫn nguyên nhân do ông Hùng có quan hệ bất chính với người phụ nữ khác. Tôi có khuyên can nhưng ông Hùng vẫn không sửa đổi. Trái lại ông Hùng có gây gỗ, đánh đập tôi. Nay ông Hùng yêu cầu ly hôn, tôi không đồng ý vì tôi vẫn còn tình cảm vợ chồng với ông Hùng, các con tôi cần sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ. Nên tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho vợ chồng tôi được đoàn tụ.
Ngoài ra bà Linh còn trình bày về quan hệ con chung trong trường hợp ly hôn.
Với nội dung trên bản án sơ thẩm số 230/2010/HNGĐ ngày 02.8.2010 của Tòa án nhân dân quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đã xử và quyết định áp dụng Điều 89 Luật HN & GĐ nhận định đời sống chung của vợ
chồng ông Hùng và bà Linh đã đến mức trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không có hạnh phúc, nếu có níu kéo cũng không mang lại hạnh phúc cho hai vợ chồng mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là con cái. Vì vậy, tuyên xử: ông Trần Duy Hùng được ly hôn với bà Phan Hoài Ngọc Linh.
Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn Luật định ngày 11.8.2010 bị đơn bà Phan Hoài Ngọc Linh có đơn kháng cáo đối với bản án trên với nội dung: mâu thuẫn vợ chồng chưa trầm trọng, nguyên nhân ông Hùng muốn ly hôn là do có mối quan hệ với người phụ nữ khác tên Nhung hiện trú tại khu tập thể Xí nghiệp Vật tư phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Bà Linh vẫn còn yêu thương chồng, không muốn ly hôn nên kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và đề nghị xem xét lại theo trình tự phúc thẩm.
Ngày 29.9.2010, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử phúc thẩm vụ án trên với nội dung: sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định: ông Trần Duy Hùng và bà Phan Hoài Ngọc Linh kết hôn năm 1990, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường Tam Thuận, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Vợ chồng sống hạnh phúc đến năm 2005 thì phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là do ông Hùng thường xuyên đi làm xa nhà (ông Hùng làm nghề lái xe taxi chạy đường dài) và có quan hệ tình cảm với người phụ nữ khác, thiếu trách nhiệm với gia đình và thường xuyên gây mâu thuẫn với bà Linh. Dẫn đến vợ chồng thường xuyên cãi vã, đôi khi còn xô xát lẫn nhau. Tổ dân phố đã nhiều lần hòa giải nhưng mâu thuẫn vợ chồng vẫn không khắc phục được. Tại phiên tòa phúc thẩm bà Linh cho rằng tình cảm vợ chồng giữa bà với ông Hùng vẫn còn, bà không muốn gia đình ly tán ảnh hưởng xấu đến con cái. Hơn nữa nguyên nhân ông Hùng yêu cầu ly hôn với bà vì ông Hùng có mối quan hệ ngoại tình bất
chính với người phụ nữ khác tên là Nhung hiện ở tại khu tập thể Xí nghiệp vật tư, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nên thường xuyên bỏ bê việc chăm sóc và quan tâm đến gia đình, vợ và con cái. Bà Linh có xuất trình cho Hội đồng xét xử tấm hình chụp chung giữa ông Hùng và bà Nhung. Đây là tình tiết mới mà án sơ thẩm chưa xem xét đến nguyên nhân dẫn đến ông Hùng có đơn xin ly hôn. Trong thời gian ông Hùng đi làm xa nhà bà Linh ở nhà vẫn chăm sóc và làm tròn nghĩa vụ đối với mẹ chồng, thương yêu chồng con và lo vun đắp cho gia đình. Bà Linh mong muốn được đoàn tụ để hàn gắn tình cảm vợ chồng chăm lo cho con cái. Tại phiên tòa ông Hùng thừa nhận ông có quan hệ với người phụ nữ khác như lời trình bày của bà Linh nhưng với mục đích là để nương tựa lẫn nhau khi ông đi làm ăn xa nhà. Ông Hùng cũng thừa nhận ảnh do bà Linh cung cấp là của Ông và do Ông sơ hở nên bà Linh đã lấy được. Ông Hùng xác định tình cảm vợ chồng giữa Ông và bà Linh không còn nên xin được ly hôn. Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng và ông Hùng có đơn xin ly hôn với bà Linh là do khi đi làm ăn xa ông Hùng đã có quan hệ với người phụ nữ khác, thiếu trách nhiệm với gia đình, gây nên mâu thuẫn vợ chồng mà bà Linh là người không có lỗi. Bản án sơ thẩm nhận định vợ chồng mâu thuẫn là do bất đồng quan điểm, không tin tưởng, quan tâm, chia sẽ với nhau để quyết định cho ly hôn theo yêu cầu của ông Hùng là chưa đúng với thực trạng đời sống chung của vợ chồng. HĐXX xét thấy cần để ông Hùng có thời gian để xem xét lại bản thân mình trong quan hệ hôn nhân với bà Linh và với con chung. Do vậy, chấp nhận yêu cầu kháng cáo xin được đoàn tụ vợ chồng của bà Linh, sửa toàn bộ bản án sơ thẩm bác đơn xin ly hôn của ông Hùng.
Như vậy, có thể thấy cùng nội dung của một vụ án về ly hôn, nhưng ở cấp sơ thẩm chưa xem xét, đánh giá hết những mâu thuẫn, chưa hiểu đúng về đời sống chung của vợ chồng, đã dễ dàng cho ly hôn. Điều này làm ảnh