Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9

hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, ảnh hưởng đến tình cảm và hạnh phúc gia đình. Vì vậy, với những nhận định chính xác và đúng đắn, cấp phúc thẩm Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã bác đơn xin ly hôn của nguyên đơn, vì xét thấy mâu thuẫn vợ chồng chưa đến mức trầm trọng, hạnh phúc gia đình vẫn còn.

Trường hợp thứ hai:

Ngày 28 tháng 6 năm 2011, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 14/2011/HNGĐ - PT ngày 19 tháng 4 năm 2011 về việc “Ly hôn” theo bản án dân sự sơ thẩm số 22/2011/HNGĐ – ST ngày 14.3.2011 của Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 61/2011/QĐ –PT ngày 01 tháng 6 năm 2011, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Phạm Bá Lễ - sinh năm 1982.

* Bị đơn: Bà Trần Thị Cúc – sinh năm 1984.

Cùng trú tại: tổ 32 phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Theo bản án sơ thẩm, nội dung vụ án như sau:

* Nguyên đơn: Ông Phạm Bá Lễ trình bày:

Về quan hệ hôn nhân: ông và bà Trần Thị Cúc kết hôn vào năm 2009, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Trong thời gian chung sống vợ chồng phát sinh nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân là do sau khi kết hôn được 03 tháng thì vợ ông có thai nhưng không nghe lời của Ông đã đi bỏ thai vì cho rằng không có tim thai. Mặc dù Ông và gia đình đã cố khuyên nhủ cố gắng điều trị để giữ thai nhưng bà Cúc vẫn không nghe lời. Trong thời gian nghĩ dưỡng ở nhà mẹ ruột, giữa Ông và bà Cúc có điện thoại lời qua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

tiếng lại, bà Cúc lấy thẻ Đảng viên của Ông mang về quê, gây rắc rối cho Ông. Hai người đã sống ly thân từ tháng 10 năm 2009 đến nay. Trong thời gian sống ly thân bà Cúc có về nhà ông dùng bùa phép tà ma yểm trong nhà. Ngày 01.11.2011, bà Cúc lên Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam để lừa cán bộ lấy hồ sơ đất của nhà ông nhưng không được. Những hành động trên của bà Cúc ông không thể chấp nhận được. Hiện tại tình cảm vợ chồng không còn, ông yêu cầu Tòa án giải quyết cho ông được ly hôn với bà Cúc.

Ngoài ra ông Lễ còn yêu cầu giải quyết về tài sản chung.

Căn cứ ly hôn theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 qua thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - 9

* Bị đơn: bà Trần Thị Cúc trình bày: Bà thống nhất với lời khai của ông Phạm Bá Lễ về thời gian, địa điểm kết hôn, thời gian phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân mâu thuẫn cũng từ việc bà bỏ thai, nhưng theo lời khuyên của bác sỹ là thai đã chết lưu trong bụng mẹ. Riêng về thẻ Đảng viên bà cho rằng thẻ Đảng của chồng bà thì bà giữ. Tháng 5 năm 2010 bà có về nhà ông Lễ để thắp hương cho cha chồng nhưng gia đình chồng cố tình vu khống cho bà, và hoàn toàn không có việc yểm tà ma cũng như không có việc bà xuống Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam lấy hồ sơ nhà đất như ông Lễ trình bày. Bà không đồng ý với nguyên nhân mâu thuẫn mà ông Lễ nêu. Mặc dù vợ chồng đã sống ly thân từ tháng 10 năm 2009 đến nay nhưng bà vẫn còn tình cảm với ông Lễ và nhiều lần bà đã tìm nhiều cách để níu kéo hạnh phúc nhưng ông Lễ và gia đình cố tình xa lánh, tỏ thái độ lạnh nhạt đối với bà. Tuy vậy, bà Cúc vẫn quyết tâm chung sống lại với chồng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Vì vậy, bà mong muốn Tòa án giải quyết cho vợ chồng đoàn tụ và bà không đồng ý ly hôn.

Ngoài ra bà còn yêu cầu về vấn đề chia tài sản chung.

Với nội dung trên, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng đã tuyên xử và quyết định cho ông Phạm Bá Lễ được ly hôn với bà Trần Thị Cúc.

Ngoài ra bản án còn tuyên về phần tài sản chung, về án phí và quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật cho các bên đương sự.

Trong thời hạn Luật định, ngày 15.3.2011 bà Trần Thị Cúc đã kháng cáo một phần bản án sơ thẩm số 22/2011/HNGĐ – ST ngày 14.3.2011 về phần quan hệ hôn nhân với lý do việc Tòa án cấp sơ thẩm xử chấp nhận cho ông Phạm Bá Lễ ly hôn với bà là không có cơ sở và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử cho bà và ông Phạm Bá Lễ được đoàn tụ.

Sau khi nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa, căn cứ vào kết quả tranh luận. HĐXX Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng nhận định:

Ông Phạm Bá Lễ và bà Trần Thị Cúc kết hôn năm 2009, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường Hòa Khánh Nam, quận Liên chiểu, thành phố Đà Nẵng. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Vì vậy, hôn nhân của ông Lễ và bà Cúc là hôn nhân hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Sau khi chung sống được 03 tháng thì giữa ông lễ và bà Cúc phát sinh mâu thuẫn. Tại phiên tòa hôn nay cũng như trong suốt quá trình giải quyết vụ án này, ông Lễ cho rằng nguyên nhân mâu thuẫn là do bà Cúc phá bỏ thai nhi mà không được sự đồng ý của ông, bà Cúc dung bùa phép, tà ma để yểm trong nhà, và còn lấy thẻ Đảng viên của ông Lễ. Còn bà Cúc cho rằng, ông Lễ đã vu khống, xúc phạm bà, nguyên nhân mâu thuẫn giữa bà và ông Lễ phát sinh từ khi bà bỏ thai nhi theo lời khuyên của bác sỹ. Từ đó đến nay mâu thuẫn giữa bà và ông Lễ ngày càng trầm trọng.

Sau khi xem xét tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cùng với lời khai của các đương sự tại phiên tòa, HĐXX phúc thẩm xét thấy: những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn theo ông Lễ trình bày hoàn toàn không có căn cứ, việc phá bỏ thai nhi đã có xác nhận của ông Lễ tại bệnh viện, việc dùng tà ma yểm bùa, lấy thẻ Đảng viên hoàn toàn không có cơ sở mà nguồn

gốc của những nguyên nhân mâu thuẫn này là do ông Lễ và bà Cúc đã không còn tin tưởng, không yêu thương nhau. Ông Lễ và bà Cúc đã sống ly thân từ tháng 10 năm 2009 đến nay. Giữa ông Lễ và bà Cúc không còn tình cảm, không quan tâm, chăm sóc lẫn nhau nữa. Điều này thể hiện mâu thuẫn giữa vợ chồng ông Lễ và bà Cúc đã trầm trọng, cuộc sống vợ chồng không thể hàn gắn, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tại phiên Tòa hôm nay bà Cúc cũng thừa nhận bà không còn tình cảm vợ chồng với ông Lễ nữa. Vì vậy, Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu thành phố Đà Nẵng đã giải quyết cho ông Lễ và bà Cúc được ly hôn là có cơ sở và phù hợp với quy định tại Điều 89 Luật HN & GĐ năm 2000. Theo đó, kháng cáo của bà Cúc yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm cho được đoàn tụ với ông Lễ là không phù hợp và không được HĐXX chấp nhận.

Vì vậy, HĐXX quyết định bác kháng cáo của bà Trần Thị Cúc, giữ nguyên bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 22/2011/HNGĐ – ST ngày 14.3.2011 của Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Đối với trường hợp này cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều xác định mâu thuẫn của vợ chồng đã đến mức trầm trọng, cuộc sống hôn nhân không có hạnh phúc. Nếu có duy trì cuộc hôn nhân này chỉ làm cho hai bên thêm mệt mỏi và không thể thay đổi được tình trạng hôn nhân đã tan vỡ. Vì vậy, Tòa án cấp phúc thẩm đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác kháng cáo của bị đơn là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về ly hôn và đúng với thực tế đời sống chung của vợ chồng.

Trường hợp thứ ba:

Ngày 18 tháng 4 năm 2007, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng đã xét xử sơ thẩm công khai vụ án Hôn nhân và gia đình thụ lý số 123/2007/TLST – HNGĐ ngày 05 tháng 01 năm 2007, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: ông Nguyễn Thành – sinh năm 1972.

* Bị đơn: bà Hồ Thị Sang – sinh năm 1974.

Cùng trú tại: thôn Túy Loan Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung vụ án như sau:

* Nguyên đơn: ông Nguyễn Thành trình bày: tôi và cô Hồ Thị Sang kết hôn với nhau vào năm 1995, có đăng ký kết hôn tại UBND xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng sống chung với ba mẹ chồng. Đến năm 1997 vợ chồng về sống tại thôn Túy Loan Đông 1, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng vợ chồng sống hạnh phúc đến năm 1999 thì xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân chính là do bà Sang không tôn trọng tôi, dẫn đến vợ chồng bất đồng quan điểm sống, thường xuyên cãi vã và có nhiều lần bà Sang dùng gạch, dao đánh tôi gây thương tích. Hiện nay vợ chồng vẫn sống chung nhưng tôi không còn tình cảm với với bà Sang nữa. Vì vậy, tôi yêu cầu Tòa án giải quyết cho tôi ly hôn với bà Hồ Thị Sang.

Ngoài ra ông Thành còn yêu cầu tòa án giải quyết về quan hệ con chung, tài sản chung và nợ chung.

* Bị đơn: bà Hồ Thị Sang trình bày: tôi xác nhận như lời trình bày của ông Nguyễn Thành về thời gian kết hôn, địa điểm kết hôn, thời gian chung sống, cũng như về nguyên nhân mâu thuẫn. Vợ chồng bất đồng quan điểm sống dẫn đến cãi vã nhau tuy nhiên chưa đến mức trầm trọng mà vợ chồng phải ly hôn. Hiện nay vợ chồng vẫn sống chung và tôi vẫn còn tình cảm yêu thương ông Thành. Nên tôi mong muốn tòa án giải quyết cho vợ chồng tôi đoàn tụ để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái trưởng thành.

Ngoài ra bà Sang còn trình bày thêm về quan hệ con chung, tài sản chung và nợ chung.

Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án đã được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, HĐXX nhận định:

Ông Nguyễn Thành và bà Hồ Thị Sang kết hôn năm 1995, có đăng ký kết hôn tại xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. vì vậy, đây là hôn nhân hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Theo ông Thành thì trong quá trình chung sống vợ chồng xảy ra mâu thuẫn năm 1999, nguyên nhân là do bà Sang không tôn trọng ông Thành dẫn đến vợ chồng bất đồng quan điểm sống, vợ chồng có lúc đánh đập cãi vã nhau. Hiện nay vợ chồng vẫn sống chung nhưng ông Thành không còn tình cảm với bà Sang nữa nên yêu cầu được ly hôn. Theo bà Sang thì vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, nguyên nhân là do bất đồng quan điểm sống, ông Thành hay đánh đập vợ con. Tuy nhiên, bà Sang vẫn sẵn sang tha thứ cho ông Thành. Hiện tại bà vẫn còn tình cảm yêu thương ông Thành nên bà xin được đoàn tụ gia đình để nuôi dạy con cái trưởng thành.

HĐXX xét thấy, mâu thuẫn giữa ông Thành và bà Sang là do hai bên không nhường nhịn nhau dẫn đến vợ chồng cãi vã nhau, nhưng sau đó vẫn sống hòa hợp. Hiện tại bà Sang vẫn còn tình cảm yêu thương ông Thành, vợ chồng con cái cùng ở chung, ăn chung, cuộc sống làm ăn ổn định. Bà Sang mong muốn được đoàn tụ để nuôi dạy con cái trưởng thành. Qua xác minh thực tế tại địa phương thì mâu thuẫn giữa ông Thành và bà Sang chưa đến mức trầm trọng. Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX xét thấy mâu thuẫn vợ chồng giữa ông Thành và bà Sang chưa đến mức trầm trọng, mục đích hôn nhân vẫn đạt được.

Vì vậy HĐXX quyết định xử bác đơn ly hôn của ông Nguyễn Thành đối với bà Hồ Thị Sang. Ngoài ra bản án còn tuyên về phần án phí và quyền kháng cáo của các đương sự.

Ngay ở cấp sơ thẩm, khi xem xét đánh giá toàn bộ nội dung vụ án,

cũng như những mâu thuẫn của hai vợ chồng. Tòa án nhân dân huyện Hòa Vang đã quyết định bác đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn. Sau khi xét xử sơ thẩm, trong thời hạn kháng cáo nguyên đơn đã không thực hiện quyền kháng cáo bản án của mình. Án hôn nhân gia đình sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Điều này cho thấy rằng trong quá trình giải quyết vụ án Thẩm phán bằng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm đánh giá thực tế đã áp dụng pháp luật đúng đắn và chặt chẽ, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên đương sự.

Hiện nay tất cả các vụ án ly hôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trước khi đưa ra xét xử bắt buộc thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án phải về thực tế địa phương để xác minh tình trạng hôn nhân của vợ chồng thông qua tổ dân phố, hội phụ nữ, hay đoàn thanh niên…điều này đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được chính xác và khách quan, đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự. Có nhiều vụ án qua quá trình xác minh đã làm rõ được nguyên nhân thực tế của mâu thuẫn vợ chồng, mà trong nhiều trường hợp đương sự đã không khai đúng như thực tế.

Trường hợp thứ tư:

Ngày 20 tháng 3 năm 2009 tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm công khai vụ án dân sự thụ lý số 25/2009/TLPT - HNGĐ ngày 21 tháng 10 năm 2008 về việc “ly hôn”. Do bản án sơ thẩm số 57/2008/HNGĐ - ST ngày 14.9.2008 của Tòa án nhân dân quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 151/2009/QĐ - PT ngày 15.12.2008, giữa các đương sự:

* Nguyên đơn: Ông Vũ Thanh Sơn - sinh năm 1960

* Bị đơn: Bà Trần Thị Hồng Vân - sinh năm 1961

Cùng trú tại: tổ 09, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Nội dung vụ án theo bản án sơ thẩm như sau:

* Nguyên đơn: ông Vũ Thanh Sơn trình bày: ông và bà Trần Thị Hồng Vân kết hôn năm 1983, có đăng ký kết hôn tại UBND phường Bà Triệu, thành phố Nam Định. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn vợ chồng có nhiều thay đổi về chỗ ở, hiện nay đang trú tại phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trong những năm đầu vợ chồng ông chung sống hạnh phúc, nhưng đến năm 2006 thì phát sinh mâu thuẫn, bất đồng về quan điểm sống, thiếu sự tin cậy lẫn nhau và thường xuyên xảy ra xung đột. Ông hiện nay đang công tác tại Hà Nội và trong thời gian gần đây bà Vân thường xuyên nhắn tin đến đồng đội của ông để nói xấu ông. Nay tình cảm giữa ông và bà Vân không còn nữa, cuộc sống vợ chồng có quá nhiều mâu thuẫn căng thẳng nên ông xin được ly hôn với bà Vân.

Ngoài ra ông Sơn còn yêu cầu Tòa án giải quyết về vấn đề con chung, tài sản chung và nợ chung.

* Bị đơn: bà Trần Thị Hồng Vân trình bày: tôi và ông Vũ Thanh Sơn kết hôn năm 1983, có đăng ký kết hôn tại UBND phường Bà Triệu, thành phố Nam Định. Hôn nhân trên cơ sở tự nguyện. Sau khi kết hôn, do hoàn cảnh gia đình và nhu cầu của công việc nên vợ chồng tôi thường xuyên thay đổi chỗ ở. Đến nay, vợ chồng tôi trú tại: tổ 9 phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Cuộc sống chung của vợ chồng tôi cũng có mâu thuẫn. Nguyên nhân của mâu thuẫn là do ông Sơn hay uống rượu bia say xỉn về gây lộn với tôi. Bản thân ông Sơn cũng là người có tính gia trưởng độc đoán, không có trách nhiệm với gia đình. Nhưng tôi vẫn còn tình cảm vợ chồng và yêu thương ông Sơn. Vì vậy, tôi không đồng ý ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết cho vợ chồng tôi đoàn tụ gia đình để hai vợ chồng cùng xây dựng hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người.

Ngoài ra bà Trần Thị Hồng Vân còn trình bày về quan hệ con chung, tài sản chung và nợ chung của hai vợ chồng.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 23/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí