và các nghị sĩ Quốc hội bầu ra), nhiệm kỳ là 9 năm, sau 3 năm bầu lại 1/3. Với việc bỏ phiếu bất tín nhiệm, Quốc hội có thể bãi miễn Chính phủ.
Đảng phái chính trị của Pháp chia thành 2 nhóm chính là các Đảng cánh tả và các Đảng cánh hữu.
Các đảng phái cánh tả bao gồm các đảng chính là Đảng Xã hội, thành lập năm 1905; Đảng Cộng sản, thành lập 1920 và Đảng Xanh thành lập năm 1984. Đảng Xã hội chủ trương chính sách kinh tế cứng rắn, phát triển chính sách xã hội, quản lý chủ nghĩa tư bản bằng cách phân phối lại thu nhập trong xã hội, giảm bớt sự cách biệt giữa người giàu và nười nghèo, có đường lối tương đối gắn với các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu. Đảng Cộng sản theo đường lối mác xít, với mục đích xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng con đường hòa bình. Đảng Xanh chủ trương đoàn kết, có trách nhiệm đối với hành tinh và trách nhiệm công dân. Ngoài ra còn có các đảng khác như Phong trào Công dân (Mouvement des citoyens); Đảng Xã hội cấp tiến (Parti Radical Socialiste); Đảng đấu tranh công nhân (Lutte Ouvrière)...
Các đảng phái cánh hữu gồm Đảng tập hợp vì nền cộng hoà, Liên minh vì nền dân chủ Pháp, Đảng lực lượng dân chủ, Đảng tập hợp vì nước Pháp, Đảng cực hữu mặt trận quốc gia. Đảng tập hợp vì nền Cộng hòa ra đời năm 1976, theo chủ nghĩa Đờ Gôn (De Gaulle), đề cao tự chủ của Pháp, chính sách độc lập về đối ngoại và quốc phòng, chủ trương một Nhà nước mạnh trong việc hiện đại hóa kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Đảng Liên minh với nền dân chủ Pháp ra đời năm 1978, tập hợp các đảng Dân chủ Tự do (Démocratie Libérale), Đảng Cấp tiến (Parti Radical), Đảng Nhân dân vì nền Dân chủ Pháp (Parti populaire pour la Démocratie francaise). Đảng lực lượng Dân chủ (Force Démocrate -FD) có khuynh hướng trung hữu. Đảng Tập hợp vì nước Pháp - Rassemblement pour la France thành lập tháng 11/1999, tập
hợp một bộ phận tách ra từ RPR và Phong trào vì nước Pháp cũ. Đảng cực hữu Mặt trận quốc gia – Front National thành lập năm 1972. Tại cuộc bầu cử Tổng thống 5/2002, Đảng này đã lợi dụng tâm lý chán nản của dân chúng trong một số vấn đề như nhập cư, thất nghiệp nên lần đầu tiên đã lọt được vào vòng 2 [32].
1.1.5. Chính sách đối ngoại và quốc phòng
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 1
- Phân tích hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường Pháp - 2
- Đặc Điểm Và Xu Hướng Chung Trong Tiêu Dùng Du Lịch Của Khách Du Lịch Pháp
- Quan Hệ Hợp Tác Về Du Lịch Giữa Việt Nam Và Pháp
- Hoạt Động Quảng Bá Xúc Tiến Của Du Lịch Việt Nam Vào Thị Trường Pháp
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Pháp là nước cổ động mạnh nhất cho việc hình thành một thế giới đa cực, trong đó EU phải đóng một vai trò nòng cốt. Pháp cho rằng cần cải tổ, tăng cường vai trò của các thiết chế kinh tế, chính trị quốc tế để hình thành những cơ chế “quản lý” toàn cầu hóa, hạn chế các tác động tiêu cực của nó. Cách nhìn nhận này được tóm tắt trong khái niệm mà Tổng thống Pháp J. Chirac luôn cổ động từ nhiều năm nay, đó là “làm chủ toàn cầu hóa và làm cho toàn cầu hóa mang tính nhân bản hơn”[32].
Trọng tâm đối ngoại của Pháp là Châu Âu, an ninh và phát triển, tăng cường vị trí và ảnh hưởng của Pháp trên các mặt: xây dựng liên minh Châu Âu thành công, củng cố an ninh, hòa bình ở châu Âu, củng cố trục Pháp - Đức, lấy đó làm nòng cốt thúc đẩy liên kết trong khối EU, thực hiện đồng tiền chung duy nhất ở châu Âu, tăng cường xây dựng lực lượng nòng cốt châu Âu trong NATO, tăng cường ảnh hưởng và vị trí kinh tế tại các khu vực có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai. Pháp chú trọng kéo Anh tham gia sâu hơn vào quá trình liên kết và xây dựng lực lượng nòng cốt châu Âu, tăng cường vai trò của UEO thành tổ chức phòng thủ của EU, làm hạt nhân châu Âu trong NATO.
Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Pháp điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường quan hệ quan hệ với khu vực này trên
tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, an ninh, văn hóa, khoa học kỹ thuật, môi trường, năng lượng, chống tội phạm có tổ chức...
Về kinh tế thương mại, Pháp đặt mục tiêu tăng gấp 3 lần thị phần thương mại tại khu vực này trong 10 năm. Về chính trị, thiết lập sự đối thoại chính trị thường xuyên giữa Pháp với các nước trong khu vực. Pháp ủng hộ sự phát triển của ASEAN, kêu gọi ASEAN mở rộng trở thành trụ cột ở châu Á bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ trong việc duy trì ổn định và hòa bình ở khu vực.
Về chính sách quốc phòng, Pháp đã xác định lại chiến lược quốc phòng sau chiến tranh lạnh, coi mối đe dọa trực tiếp vào nước Pháp không còn nữa, do đó việc xây dựng lực lượng quốc phòng sẽ nằm trong khuôn khổ đa phương (trong NATO, trong UEO, hay trong khuôn khổ Liên hợp quốc) và trong khuôn khổ các Hiệp định song phương với các nước, đặc biệt với các nước châu Phi.
Hiện nay Pháp đã thực hiện chính sách cải cách quốc phòng, xây dựng quân đội chuyên nghiệp, bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự tự nguyện, cắt giảm ngân sách quốc phòng và quân số, xây dựng quân đội dựa trên 4 lực lượng: răn đe hạt nhân, phòng ngừa, triển khai nhanh và bảo vệ an ninh trong nước.
1.2. Quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá và khoa học kỹ thuật
1.2.1. Quan hệ ngoại giao
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao cấp Đại sứ ngày 12/4/1973. Từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn. Từ năm 1975 đến năm 1978: Sau khi Việt Nam giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam và Pháp tăng cường quan hệ nhiều mặt và ký một
loạt nghị định thư tài chính với ta như Hiệp ước hợp tác kinh tế và công nghiệp, Hiệp định hợp tác văn hóa – giáo dục, đào tạo, giảng dạy tiếng Pháp... Đỉnh cao quan hệ là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tháng 4/1977. Sau đó quan hệ kinh tế song phương có những bước chuyển tích cực.
Trong những năm 80, quan hệ hai nước bị ngưng đọng. Các nước phương Tây thi hành chính sách cô lập Việt Nam, vu cáo Việt Nam đưa quan vào Campuchia và vấn đề thuyền nhân Việt Nam, nhưng thái độ của Pháp có mức độ.
Từ năm 1989, quan hệ Việt Nam – Pháp được cải thiện trở lại, nhất là từ khi Việt Nam bước đầu giành được những thắng lợi, kết quả trong chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Pháp đã đi đầu trong số các nước phương Tây trong việc khai thông quan hệ với Việt Nam. Pháp coi việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam là một trong những chính sách đối ngoại cần ưu tiên ở khu vực. Pháp mong muốn khôi phục sự ảnh hưởng của mình tại Đông Dương cũ thông qua Việt Nam và cũng hy vọng Việt Nam là chiếc cầu nối quan trọng trong hợp tác của Pháp với các nước trong khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp R. Dumas thăm Việt Nam đầu 1990 và Bộ trưởng Ngoại giao sau này là Thủ tướng Alain Juppé đã tuyên bố “... nước Pháp nằm ở giữa châu Âu đang ngày càng trở nên thống nhất và Việt Nam ở giữa châu Á đã hòa giải và đang tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, hai nước chúng ta có thể cùng nhau làm nên nhiều việc lớn...”. Pháp đã nối lại viện trợ phát triển cho Việt Nam, thúc đẩy quan hệ trên mọi lĩnh vực, hỗ trợ Việt Nam giải tỏa quan hệ với các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế, ủng hộ Việt Nam thiết lập và tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu.
Đỉnh cao quan hệ trong giai đoạn này là việc Tổng thống Francois Mitterrand thăm Việt Nam tháng 2/1993. Đây là Tổng thống Pháp và Tổng
thống phương Tây đầu tiên thăm Việt Nam. Trong chuyến thăm, Tổng thống Francois Mitterrand tuyên bố sự hòa giải hoàn toàn giữa hai nước Việt Nam – Pháp, lên tiếng yêu cầu Mỹ bỏ cấm vận chống Việt Nam. Tháng 7 năm 1995, chính phủ Pháp hoan nghênh Việt Nam gia nhập khối ASEAN.
Từ những năm 1990 trở lại đây, hai bên đã thường xuyên trao đổi đoàn cấp cao. Nhiều đoàn cấp cao Pháp đã thăm Việt Nam như: Tổng thống Pháp Francois Mitterrand (2/1993), Tổng thống J.Chirac trước thềm Hội nghị cấp cao 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp (Francophonie VII) và Hội nghị cấp cao Á - Âu (ASEM V), Chủ tịch thượng viện Pháp (5/2003), Bộ trưởng Thiết bị, Giao thông và Nhà ở (2000), Bộ trưởng Tư pháp (2/2002), Quốc vụ khanh phụ trách cựu chiến binh Pháp (3/2003) và một số chuyến thăm của các vị bộ trưởng khác. Nhiều đoàn cấp cao Việt Nam đã thăm Pháp: Thủ tướng Võ Văn Kiệt (6/1993), Chủ tịch Quốc Hội Nông Đức Mạnh (9/1993), Chủ tịch nước Lê Đức Anh (5/1995); Thủ tướng Phan Văn Khải (4/1998), Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu (5/2000), Chủ tịch nước Trần Đức Lương (10/2002), các chuyến thăm của bộ trưởng Ngoại giao, Tư pháp, Quốc phòng,...Nhân chuyến thăm một số nước châu Âu, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã thực hiện chuyến thăm làm việc tại Pháp (8/2003).
Mới đây nhất, cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tiến hành chuyến thăm chính thức Cộng hòa Pháp, dự lễ khai mạc Ngày Việt Nam tại Pháp.
1.2.2. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật
Quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam phát triển theo hướng tích cực. Việt Nam là một trong số ít nước được hưởng cả 3 kênh viện trợ tài chính của Pháp là viện trợ phát triển chính thức từ ngân sách (ODA từ ngân sách nhà nước), cho vay ưu đãi từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Quỹ đoàn kết ưu
tiên (FSP). Ở châu Á, ngoài Việt Nam, hai nước Lào và Campuchia cũng được hưởng viện trợ tài chính theo 3 kênh này. Pháp là nước tích cực giúp Việt Nam tái hòa nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, viện trợ không hoàn lại và vận động các nước chủ nợ tại Câu lạc bộ Paris thông qua phương thức trả nợ có lợi cho phía Việt Nam. Đồng thời Pháp cũng tác động để Ngân hàng thế giới tổ chức 3 Hội nghị các bên tài trợ cho Việt Nam tại Paris để Việt Nam có được những nguồn vốn quốc tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Tổng viện trợ tài chính của Pháp dành cho Việt Nam đến nay khoảng trên 800 triệu EURO, trong đó từ nguồn ODA khoảng 420 triệu EURO, AFD khoảng 360 triệu EURO cho 23 dự án và số còn lại là từ Quỹ FSP [33].
Việc hỗ trợ của Pháp qua đường Nghị định thư tài chính cũng tăng, từ khi Pháp nối lại ODA cho Việt Nam năm 1989 cho đến nay, tổng số viện trợ của Pháp qua ngân khố khoảng 420 triệu euro. Tại hội nghị tài trợ 2002, Pháp công bố tăng tài trợ cho Việt Nam lên 103 triệu euro cho năm tài khóa 2003.
Qua con đường vay tín dụng ưu đãi thông qua Tổ chức Phát triển Pháp AFD, đến năm 2003 tổng cam kết tài trợ của AFD cho Việt Nam khoảng 360 triệu euro. Trước kia chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngày nay mở rộng thêm trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng (điện, nước, phát triển đô thị...) và quản lý tài nguyên thiên nhiên (nước, rừng, môi trường...)
Ngoài ra Việt Nam đã được nhận các khoản tài trợ từ Quỹ hợp tác ưu tiên (FSP) và Quỹ trợ giúp đặc biệt cho doanh nghiệp (FASEP) là những công cụ viện trợ phát triển dưới hình thức không hoàn lại của chính phủ Pháp nhằm hỗ trợ các dự án hợp ác về văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo. Đến nay ta đã ký nhiều dự án trong khuôn khổ tài trợ của FSP và FASEP về các lĩnh vực nói trên.
Về trao đổi thương mại, trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa hai nước không ngừng phát triển. Pháp là đối tác thương mại quan trọng thứ 2 của Việt Nam, là một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu. Việc tăng khối lượng trao đổi thương mại chủ yếu là việc đầu tư của Pháp vào Việt Nam và ký các hợp đồng quan trọng về xây dựng cũng như nâng cấp cơ sở hạ tầng. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Pháp dần được cân đối, chênh lệch giữa xuất khẩu - nhập khẩu ngày một được thu hẹp.
Năm 1993, để tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi thương mại, hai nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Năm 1994, Ngoại thương Pháp đã thực hiện bảo hiểm tập trung và dài hạn cho các hợp đồng thương mại giữa hai nước. Từ năm 1996, Chính phủ Pháp đã quyết định chuyển tỷ suất đóng bảo hiểm đối với những hợp đồng thực hiện với Việt Nam với mức ưu tiên hơn từ loại 4 sang loại 3. Kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp tăng liên tục, năm 2003, kim ngạch trao đổi thương mại Việt - Pháp 910 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu là 496 triệu USD. Năm 2000, buôn bán 2 chiều giữa hai nước đạt trên 700 triệu USD. Năm 2001 kim ngạch buôn bán 2 chiều đạt khoảng gần 1 tỷ USD. Năm 2002 đạt gần 1 tỷ 240 triệu euro. Tổng kim ngạch buôn bán 2 chiều 2003 ước khoảng trên 1 tỷ euro.
Về đầu tư, Chính phủ Việt Nam và Pháp chú ý khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào Việt Nam qua việc ký Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư tại Việt Nam (1992). Từ khi Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài thì Pháp là một trong số ít những nhà đầu tư sớm vào Việt Nam.
Hiện Pháp là một trong những nước đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, xếp thứ nhất trong các nước châu Âu và đứng thứ 6 trong tổng số 60 nước và vùng lãnh thổ đầu tư ở Việt Nam. Tính đến nay, Pháp đã đầu tư vào Việt Nam
trên 2,3 tỷ USD với hơn 120 dự án. Đầu tư của Pháp tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng, giao thông, bưu điện, phân bổ tại 30 tỉnh/thành phố. Một số dự án đầu tư đáng chú ý là hợp doanh viễn thông giữa tổng công ty Bưu chính Viễn thông và France telecom tại TP. Hồ Chí Minh (615 triệu USD), Công ty mía đường Bourbon Tây Ninh 111 triệu USD, Cấp nước Thủ Đức 120 triệu USD, BOT Nhiệt điện Phú Mỹ 2 trị giá 400 triệu USD do EDF đứng đầu. Việt Nam là một thị trường được các nhà kinh doanh Pháp rất quan tâm, số công ty đăng ký kinh doanh, hoạt động ở Việt Nam ngày một tăng [32].
Trong lĩnh vực đầu tư du lịch, một số dự án của Pháp đã đi vào hoạt động và hoạt động có hiệu quả, tiêu biểu là liên doanh khách sạn Sofitel Metropole ở Hà Nội, liên doanh lữ hành Exotissmo... Đa phần các dự án của Pháp tập trung ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền Bắc (khoảng 40%), còn lại là ở Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Nam và miền Trung.
Hợp tác văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa hai nước được mở rộng. Hai bên đã thành lập Uỷ ban hỗn hợp Văn hoá, Khoa học kỹ thuật Việt – Pháp, và đã nhóm họp 11 phiên. Hàng năm, Pháp duy trì ngân sách hợp tác dành cho Việt Nam trị giá khoảng 10 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực: giảng dạy ngôn ngữ, cải cách hành chính, xây dựng luật pháp, tài chính, ngân hàng, đào tạo cao học về quản lý kinh tế, luật và hàng không. Hàng năm có khoảng 400- 600 người nhận học bổng học tập và thực tập tại Pháp, đông nhất là ngành y. Số sinh viên Việt Nam theo học tại Pháp ngày một tăng. Pháp đã tích cực tài trợ và tham gia Liên hoan nghệ thuật Huế (Festival Hue) các năm 2000, 2002, 2004, 2006.
1.2.3. Thông tin về du lịch của Pháp
1.2.3.1. Cơ cấu, bộ máy quản lý du lịch