Các Công Trình Nghiên Cứu Tại Việt Nam


Những ngân hàng lớn có nhiều khoản cho vay nên có khe hở tài trợ lớn.Tuy nhiên, qua điểm giới hạn, ảnh hưởng của quy mô trở nên trái chiều với khe hở tài trợ. Do đó, tác động của quy mô lên rủi ro thanh khoản là phi tuyến.

Bài nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của rủi ro thanh khoản đối với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó rủi ro thanh khoản được xem là biến nội sinh. Bên cạnh đó, các tác giả phân chia các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thành các nhân tố thuộc đặc thù ngân hàng, nhân tố cấu trúc thị trường, nhân tố giám sát và điều kiện kinh tế vĩ mô.

Trong bài nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008): The Bank Liquidity Smile Across Exchange rate regimes, rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở các nước kinh tế mới nổi giai đoạn 1995 - 2000 phụ thuộc vào phản ứng của ngân hàng, thị trường của họ và những yếu tố kinh tế vĩ mô và chế độ tỷ giá: tổng tài sản như là quy mô của ngân hàng (+), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản như là mức độ an toàn vốn (-), sự tồn tại của quy định đảm bảo an toàn yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo đủ thanh khoản (-), lãi suất cho vay đại diện cho lợi nhuận cho vay (+), tỷ lệ của chi tiêu công trên tổng sản phẩm quốc nội thể hiện cung tài sản thanh khoản (-), tỷ lệ lạm phát-điều có thể làm gia tăng khả năng tổn thương của ngân hàng thông qua giá trị danh nghĩa của các khoản vay cung cấp cho khách hàng (-), khủng hoảng tài chính có thể được tạo thành bởi yếu kém về thanh khoản (+) và chế độ tỷ giá, khi những ngân hàng ở các quốc gia có tỷ giá hối đoái cực đoan (tức tỷ giá thả nổi hoàn toàn hoặc neo cố định) lại có mức độ thanh khoản cao hơn ở những quốc gia có chế độ tỷ đoái trung bình.

Deléchat (2012) trong công trình The Determinants of Banks’ Liquidity Buffers in Central Ameriaca nghiên cứu dữ liệu của 100 ngân hàng thương mại của khu vực Trung Mỹ (Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, Nicaragua, Panama và Công hòa Dominican) trong giai đoạn 2006 – 2010. Cụ thể, bài nghiên cứu kiểm định đệm thanh khoản, được xác định bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tiền gửi, có thể được giải thích bởi các đặc tính của ngân hàng và các đặc tính thuộc nền kinh tế


của mỗi quốc gia hay không. Các tác giả đã tìm thấy mối liên hệ giữa yêu cầu vốn thanh khoản với quy mô ngân hàng, lợi nhuận, nguồn vốn và tự tăng trưởng tài chính.Tình trạng dollar hóa tiền gửi cũng có liên quan đến khả năng thanh khoản cao, củng cố chính sách tiền tệ và thách thức sự phát triển thị trường ở các nước có tình trạng dollar hóa cao.

Qua việc đánh giá tổng quan tình trạng thanh khoản của khu vực, có thể thấy khu vực Trung Mỹ hoàn toàn kiểm soát tình trạng thanh khoản bởi tỷ lệ thanh khoản khoảng 25% lượng tiền gửi. Những quy định của Ủy ban Basel III không có ảnh hưởng nhiều đến bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Thậm chí, Basso và cộng sự (2012) còn cho thấy rằng lượng thanh khoản đôi khi còn vượt tỷ lệ yêu cầu của Basel III.

Bài nghiên cứu của Vodová (2013): Determinants of Commercial Banks’ Liquidity in the Czech Republic tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại ở Cộng hòa Czech trong khoảng thời gian từ 2001 đến 2009 và xử lý dữ liệu bảng từ các biến mô tả đặc tính của ngân hàng và biến mô tả các yếu tố kinh tế vĩ mô.

Theo tác giả, rủi ro thanh khoản có thể được đo lường theo 2 cách: tỷ lệ thanh khoản và khe hở tài trợ. Tại mọi thời điểm (hiện tại và tương lai) khe hở tài trợ thường mang giá trị âm.

Các tỷ lệ thanh khoản là những tỷ lệ trên bảng cân đối kế toán nhằm xác định xu hướng thanh khoản của ngân hàng. Dựa trên các tỷ lệ này, các ngân hàng cần đảm bảo có thể huy động vốn với chi phí thấp và hợp lý trong ngắn hạn, có nghĩa là nắm giữ một danh mục các tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt (dự trữ tiền mặt, dự trữ bắt buộc tối thiểu hoặc giấy tờ có giá do chính phủ phát hành), có một khối lượng đáng kể các tài sản nợ cố định (đặc biệt là các khoản ký thác từ các khách hàng bán lẻ) hoặc duy trì một mức tín dụng với các tổ chức tín dụng khác.

Các tác giả đã chỉ ra rằng thanh khoản của ngân hàng tỷ lệ thuận với an toàn vốn, lãi suất cho vay, tỷ lệ nợ xấu (nợ không có khả năng hoàn trả), lãi suất liên ngân hàng và tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh (tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội) và khủng hoảng tài chính. Tác động của quy mô ngân hàng là


không rõ ràng, chỉ có thể được sử dụng để phân loại ngân hàng nhằm đánh giá tác động của từng yếu tố đối với từng nhóm ngân hàng nhỏ, vừa và lớn. Các tác giả còn chỉ ra tỷ lệ thất nghiệp, biên độ lãi suất, lợi nhuận ngân hàng và lãi suất chính sách tiền tệ không có tác động có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Czech.

2.6.2.Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Đơn cử là các tác giả sau:

Công trình Các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam của tác giả Trương Quang Thông chỉ ra các nguyên nhân của rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam qua phân tích dữ liệu từ 27 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2002 đến 2011. Biến phụ thuộc được sử dụng là khe hở tài trợ và các biến độc lập bao gồm các nhân tố bên trong thuộc đặc tính ngân hàng và các nhân tố thuộc nền kinh tế vĩ mô.

Kết quả cho thấy rủi ro thanh khoản của ngân hàng phụ thuộc vào các nhân tố: tổng tài sản, sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi lạm phát.

Cụ thể, rủi ro thanh khoản có mối quan hệ phi tuyến với tổng tài sản: giai đoạn đầu, tăng tài sản làm giảm rủi ro thanh khoản, tuy nhiên đến một mức nào đó thì tài sản tăng sẽ làm tăng rủi ro thanh khoản. Dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản tỷ lệ nghịch với rủi ro thanh khoản trong khi sự phụ thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản.

Với các yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô thì tăng trưởng kinh tế và thay đổi lạm phát có tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại với độ trễ một năm. Tăng trưởng kinh tế năm nay có tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản năm nay nhưng lại ngược chiều với rủi ro thanh khoản năm sau. Thay đổi lạm phát


năm nay không ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản trong năm đó nhưng lại tác động ngược chiều lên rủi ro thanh khoản trong năm sau.

Tác giả Đặng Văn Dân trong công trình Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam (2015) sử dụng phương pháp hồi quy cho dữ liệu bảng bao gồm mô hình Pooled OLS, FEM và REM với dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 15 ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam giai đoạn 2007- 2014. Tác giả sử dụng khe hở tài trợ để đo lường rủi ro thanh khoản và lựa chọn các biến độc lập bao gồm: quy mô tổng tài sản, tỷ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tình theo chỉ số giá tiêu dùng.

Bài nghiên cứu tìm ra sự tác động của quy mô tổng tài sản và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động có ý nghĩa đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014. Quy mô có tác động ngược chiều đến rủi ro thanh khoản, tức quy mô tài sản của ngân hàng càng lớn thì rủi ro thanh khoản giảm và ngược lại. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản sẽ tăng cùng chiều với tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, khi tỷ lệ này tăng cao thì dự trữ thanh khoản trong ngân hàng giảm, làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

Nghiên cứu “ Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hồng (2015) dùng mẫu 37 ngân hàng thương mại tại Việt Nam bao gồm ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng liên doanh trong giai đoạn 2006 – 2011. Nghiên cứu đo lường thanh khoản bằng tỷ lệ tài sản thanh khoàn trên tổng huy động ngắn hạn. Các nhân tố được kiểm định bao gồm các nhân tố thuộc về ngân hàng: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận, quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động, tỷ lệ nợ xấu, và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và không sử dụng các biến thuộc nền kinh tế.

Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy một số yếu tố có ảnh hường đến thanh khoản bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ lợi nhuận có mối tương quan thuận chiều. Ngược lại, tỷ lệ cho vay trên huy động có tương quan nghịch chiều với


thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại không chịu ảnh hường của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và quy mô ngân hàng.

Các bài nghiên cứu thực nghiệm ở trên được khái quát thành bảng 2.1 sau: Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm

Tác giả, Năm xuất bản

Tên công trình nghiên cứu


Nội dung


Kết quả

Valla, N. & Saes- Escobiac, B. (2006)

Bank Liquidity and Financial Stability

Bài nghiên cứu tìm hiểu phản ứng của ngân hàng Pháp trong giai đoạn 1995-2003 trước các điều kiện kinh tế bằng việc quan sát việc đầu tư vào giấy tờ có giá là thành phần đại diện cho tài sản thanh khoản nhằm đảm bảo thanh khoản trong hoạt động tài chính.

Các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến thanh khoản của ngân hàng gồm: lợi nhuận ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngắn hạn

Bunda, I. & Desquilbet,

J.B. (2008)

The Bank Liquidity Smile Across Exchange Rate Regimes

Các tác giả nghiên cứu rủi ro thanh khoản ở các nước có nền kinh tế mới nổi giai đoạn

1995-2000 trong tương quan với phản ứng của ngân hàng trước những khác biệt về thị trường, điều kiện kinh tế vĩ mô và chế độ tỷ giá. Bài nghiên cứu chú ý so sánh mức độ

thanh khoản và rủi ro thanh

Rủi ro thanh khoản có quan hệ với quy mô, mức độ an toàn vốn của ngân hàng và các điều kiện của nền kinh tế như quy định đảm bảo thanh khoản, tỷ lệ chi tiêu công trên tổng sản phẩm quốc nội, lạm phát, khủng

hoảng tài chính và chế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 5





khoản giữa các nước có chế độ tỷ giá khác nhau.

độ tỷ giá.

Shen, C.H.

Bank

Nghiên cứu sự tác động của rủi

Rủi ro thanh khoản của

et al (2009)

Liquidity

ro thanh khoản đến kết quả

các ngân hàng phụ thuộc


Risk and

hoạt động kinh doanh của ngân

vào quy mô ngân hàng,


Performance

hàng và các yếu tố ảnh hưởng

tỷ lệ dự trữ thanh khoản



đến rui ro thanh khoản bằng

trên tổng tài sản, sự phụ



việc đo lường rủi ro thanh

thuộc nguồn tài trợ bên



khoản của các ngân hàng tại 12

ngoài cùng với tăng



nước kinh tế phát triển trong

trưởng và lạm phát là



giai đoạn1994-2006. Bài

những yếu tố đại diện



nghiên cứu còn tiên phong

cho nhân tố vĩ mô.



trong việc đo lường rủi ro

Trong đó, quan hệ giữa



thanh khoản bằng khe hở tài

rủi ro thanh khoản và



trợ.

quy mô ngân hàng là phi




tuyến.

Délechat,

The

Tác giả nghiên cứu dữ liệu của

Thanh khoản của ngân

C. et el

Determinants

các ngân hàng Trung Mỹ giai

hàng có mối quan hệ với

(2012)

of Banks’

đoạn 2006-2010 để tìm ra mối

quy mô và lợi nhuận của


Liquidity

quan hệ giữa đệm thanh khoản

ngân hàng, nguồn vốn và


Buffers in

với tình trạng hoạt động của

sự tăng trưởng tài chính


Central

ngân hàng và đặc điểm nền

của ngân hàng. Các nước


America

kinh tế, đặc biệt quan sát khả

Trung Mỹ hoàn toàn



năng đảm bảo thanh khoản

kiểm soát được tình



trong tình trạng dollar hóa cao

trạng thanh khoản.



của nhóm các nước Trung Mỹ.


Vodová, P.

Determinants

Bài nghiên cứu quan sát các

Thanh khoản của ngân



(2013)

of

ngân hàng thương mại tại

hàng tỷ lệ với an toàn


Commercial

Cộng hòa Czech giai đoạn

vốn, lãi suất cho vay, tỷ


Banks’

2001-2009 và đo lường bằng

lệ nợ xấu, lãi suất liên


Liquidity in

cả tỷ lệ thanh khoản và khe hở

ngân hàng và các điều


the Czech

tài trợ, tập trung vào phân tích

kiện của nền kinh tế như


Republic

các tỷ lệ thanh khoản. Quy mô

lạm phát, chu kỳ kinh tế



ngân hàng được tác giả dùng

và khủng hoảng tài



làm yếu tố phân loại ngân hàng

chính.



nhằm đánh giá tác động từng




yếu tố với từng nhóm ngân




hàng nhỏ, vừa và lớn.


Trương

Các nhân tố

Tác giả nghiên cứu các nhân tố

Rủi ro thanh khoản của

Quang

tác động đến

ảnh hưởng đến rủi ro thanh

các ngân hàng thương

Thông

rủi ro thanh

khoản của 27 ngân hàng

mại Việt Nam phụ thuộc

(2013)

khoản của hệ

thương mại tại Việt Nam trong

vào các nhân tố bên


thống ngân

giai đoạn 2002-2011 và lần

trong như tổng tài sản,


hàng thương

đầu sử dụng khe hở tài trợ để

sự phụ thuộc nguồn tài


mại Việt

đo lường rủi ro thanh khoản tại

trợ bên ngoài, tỷ lệ vốn


Nam

Việt Nam., đồng thời tìm hiểu

tự có, tỷ lệ dự trữ thanh



các nhân tố cả bên trong lẫn

khoản và các nhân tố bên



bên ngoài ngân hàng.

ngoài như tăng trưởng




kinh tế và lạm phát.

Đặng Văn

Các nhân tố

Bài nghiên cứu rủi ro thanh

Quy mô tổng tài sản và

Dân (2015)

ảnh hưởng

khoản của 15 ngân hàng

tỷ lệ cho vay trên tổng


đến rủi ro

thương mại lớn tại Việt Nam

tài sản có ảnh hưởng đến


thanh khoản

tính theo tổng tài sản giai đoạn

rủi ro thanh khoản


của ngân

2007-2014. Tác giả cũng sử



hàng thương

dụng khe hở tài trợ để đo





mại tại Việt Nam

lường rủi ro thanh khoản và phân chia các yếu tố tác động thành nhóm yếu tố nội bộ ngân hàng và yếu tố thuộc nền kinh tế.


Vũ Thị

Các yếu tố

Nghiên cứu tìm hiều tác động

Các yếu tố như tỷ lệ vốn

Hồng

ảnh hưởng

của các nhân tố thuộc nội bộ

chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu

(2015)

đến thanh

ngân hàng đến khả năng thanh

và tỷ lệ lợi nhuận và tỷ


khoản của

khoản tại 37 ngân hàng thương

lệ cho vay trên huy động


các ngân

mại Việt Nam giai đoạn 2006-

có tác động đến khả


hàng thương

2011. Từ đó, đưa ra các đề

năng thanh khoản của


mại Việt

xuất cho quản lý thanh khoản

các ngân hàng thương


Nam

tại các ngân hàng thương mại.

mại Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Trong gần hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các phạm vi nghiên cứu khác nhau, trong những giả định khác nhau nhằm phục vụ mục đích quan sát riêng. Tuy nhiên, có thể thấy đa phần các tác giả đã phân chia nhóm các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản thành những yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô và những yếu tố thuộc về đặc trưng của ngân hàng.

Các yếu tố thuộc về ngân hàng tập trung vào quy mô ngân hàng, khả năng tạo lợi nhuận cũng như khẩu vị rủi ro của ngân hàng, trong khi các yếu tố ngoài ngân hàng có thể xét đến gồm sự tăng trưởng của nền kinh tế, chu kỳ nền kinh tế và chính sách quản lý của nhà nước (bao gồm chính sách tiền tệ).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022