Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 2


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI‌


1.1. Lý do lựa chọn đề tài‌


Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà các hệ thống ngân hàng thương mại phải đối mặt hàng ngày.Trong thực tế, rủi ro thanh khoản luôn tồn tại và yêu cầu nhà quản trị ngân hàng phải có những chiến lược quản trị thỏa đáng để kiểm soát rủi ro này. Việc khám phá những nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản giúp cho các nhà quản trị hoạch định được chiến lược rủi ro phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô trong nước và đặc điểm nội bộ của ngân hàng.

Cùng với đặc điểm về vốn chủ sở hữu được tài trợ phần lớn bởi Nhà nước, các hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) và Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có nhiều lợi điểm về quy mô, thâm niên hoạt động và giá trị thương hiệu trong việc đối mặt với vấn đề thanh khoản. Tuy nhiên, do sức ảnh hưởng của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đến hoạt động trên thị trường vốn trong nước mà khi các ngân hàng này gặp vấn đề về thanh khoản, thì rất dễ tạo nên phản ứng dây chuyền lên nền kinh tế, đồng thời ảnh hưởng đến niềm tin vào toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như chính sách quản lý của Nhà nước.

Ngoài ra, với đặc điểm quan trọng là nhóm ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam có nguồn gốc từ nhà nước, trong một thời gian dài nhóm này hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngân hàng nhà nước, tỷ trọng dư nợ của các doanh nghiệp nhà nước chiếm một phần quan trọng trong cơ cấu cấp tín dụng của nhóm ngân hàng này. Việc các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, khả năng hoàn trả nợ suy giảm cũng khiến cho nguồn cung thanh khoản của nhóm ngân hàng này dễ bị ảnh hưởng bởi doanh nghiệp nhà nước hơn các ngân hàng khác. Đứng vai trò quan trọng trong vòng luân chuyển vốn giữa các định chế lớn của nền kinh tế, việc huy


động và đáp ứng thanh khoản của nhóm ngân hàng này ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các định chế này và thông qua đó ảnh hưởng đến hoạt động chung trong nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Do đó, nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam” hy vọng có những đóng góp có ý nghĩa trong quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung cũng như trong hoạt động nghiên cứu về rủi ro thanh khoản ngân hàng tại Việt Nam.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 2


Bài nghiên cứu chung là: xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước.‌

Từ đó, bài nghiên cứu có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể gồm:


- Tìm hiểu thực trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng này.

- Tìm hiểu các nhân tố - bao gồm yếu tố bên trong nội bộ ngân hàng và yếu tố bên ngoài (yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô) có ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước.

- Tìm hiểu ý nghĩa của mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước. Từ đó, đề xuất các giải pháp trong việc hoạch định chính sách quản trị rủi ro.

Để đạt được các mục tiêu này, có 3 câu hỏi cần được trả lời là:


Thực trạng thanh khoản và rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam như thế nào?

Các nhân tố nào đã được tìm thấy là có tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam?

Ý nghĩa của sự ảnh hưởng đến việc quản lý thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam là như thế nào?


1.3. Đối tượng và phạm vi thu thập dữ liệu‌‌


Đối tượng mà bài viết muốn tập trung tìm hiểu là rủi ro thanh khoản của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của nhóm này.

Bài nghiên cứu thu thập và xử lý dữ liệu giai đoạn 2003 đến 2015. Với các yếu tố thuộc về ngân hàng, tác giả dự định kết hợp thu thập từ báo cáo tài chính của 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank và dữ liệu Bankscope, và các yếu tố bên ngoài ngân hàng được thu thập từ dữ liệu kinh tế vĩ mô của World Bank.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Do dữ liệu thu thập trong bài là dữ liệu bảng, nên bài nghiên cứu dự định sử dụng các mô hình đo lường dữ liệu bảng như mô hình tác động cố định FEM, mô hình tác động ngẫu nhiên REM và mô hình Pooled OLS; cùng các kiểm định để tìm ra mô hình đo lường phù hợp nhất: Breusch Pagan Larange trong lựa chọn Pooled OLS và REM, Hausman trong lựa chọn REM và FEM.‌

1.5. Kết cấu bài nghiên cứu


Bài nghiên cứu được xây dựng thành 4 phần chính:‌


Thứ nhất, tổng quan về lý thuyết làm cơ sở cho đề tài.

Thứ hai, thực trạng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và nhóm ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam nói riêng.

Thứ ba, xây dựng mô hình hồi quy để kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.

Thứ tư, kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được.


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT‌


2.1. Khái niệm‌


2.1.1.Ngân hàng thương mại nhà nước‌

2.1.1.1. Ngân hàng thương mại‌

Theo Ngân hàng thế giới: Ngân hàng là tổ chức nhận tiền gửi chủ yếu dưới dạng không kỳ hạn hoặc tiền gửi được rút ra với một thông báo ngắn hạn (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm). Trong đó, các ngân hàng bao gồm: Ngân hàng thương mại, chỉ tham gia vào các hoạt động nhận tiền gửi và cho vay ngắn hạn, trung dài hạn; Ngân hàng đầu tư, hoạt động buôn bán chứng khoán và bảo lãnh phát hành; Ngân hàng nhà ở, cung cấp tài chính cho lĩnh vực phát triển nhà ở và nhiều loại ngân hàng khác. Một số nước có thêm ngân hàng tổng hợp, kết hợp hoạt động ngân hàng thương mại với hoạt động ngân hàng đầu tư và đôi khi có thêm dịch vụ bảo hiểm.

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12) ngày 29/06/2010 thì Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

Về khái niệm ngân hàng thương mại, Điều 4 Chương 1 của Luật số 47 năm 2010 cũng nêu: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Trong đó, hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Cụ thể:

- Huy động vốn là hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ


tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu theo nguyên tắc hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi cho khách hàng theo đúng thời hạn thỏa thuận.

- Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một tài sản theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi bằng nghiệp vụ cho vay, chiêt khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Cung ứng dịch vụ thanh toán quan tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện dịch vụ thanh toán cheque, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản tiền gửi của khách hàng.

- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ ủy thác, dịch vụ môi giới tiền tệ, dịch vụ kinh doanh ngoại hối, các dịch vụ quản lý tài sản, tư vấn tài chính, ...

Phân loại ngân hàng thương mại:


Theo tiêu chí hình thức sở hữu: hệ thống ngân hàng Việt Nam bao gồm:


- Ngân hàng thương mại nhà nước: là ngân hàng do Nhà nước thành lập, vốn của Nhà nước, thuộc sở hữu Nhà nước, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

- Ngân hàng thương mại cổ phần: là ngân hàng được thành lập và hoạt động bằng nguồn vốn góp của các cổ động dưới hình thức mua cổ phần, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.

- Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của một bên là một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam và một bên là một hay nhiều ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Ngân hàng liên doanh hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân và có trụ sở tại Việt Nam.

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của các tổ chức tài chính nước ngoài (ngân hàng mẹ), hoạt động theo giấy phép kinh doanh do ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp và tuân thủ quy đinh pháp luật Việt Nam; được ngân hàng mẹ


bảo đảm bằng văn bản về việc chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ của chi nhánh tại Việt Nam.

- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài: là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, là pháp nhân Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam.

Theo tiêu chí tính chất hoạt động: ngân hàng thương mại có thể là ngân hàng chuyên doanh: chỉ thực hiện một hoạt động ngân hàng hoặc ngân hàng đa năng, có thể là một ngân hàng bán buôn hoặc bán lẻ. Nhìn chung, hoạt động của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam là trở thành ngân hàng đa năng, bao gồm cả bán buôn và bán lẻ; liên tục mở rộng các hoạt động kinh doanh và tiếp xúc tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội từ các doanh nghiệp lớn đến dân cư.

2.1.1.2. Ngân hàng thương mại nhà nước

Ngân hàng thương mại nhà nước còn được gọi là ngân hàng quốc doanh. Ngân hàng thương mại nhà nước tại Việt Nam gồm các ngân hàng: Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank), Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB).‌

Tuy nhiên, việc MHB chính thức được sáp nhập vào BIDV vào ngày 22/05/2015 đã làm mất hẳn thương hiệu MHB trong ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Quy mô vốn và thị phần của MHB trong hệ thống các ngân hàng cũng khá nhỏ nên không được xét đến trong bài nghiên cứu này.

Trên thực tế, đến thời điểm tháng 6/2013, chỉ còn có Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên duy nhất. Các ngân hàng còn lại trong nhóm là Vietcombank, Vietinbank và BIDV lần lượt được cổ phần hóa, hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần


với cổ đông chính vẫn là ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, với đặc điểm là có nguồn gốc nhà nước, phần lớn vốn hoạt động là vốn nhà nước và trong hoạt động vẫn chịu sự kiểm soát của nhà nước; nhóm ngân hàng thương mại nhà nước trong bài nghiên cứu là Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank.

Như vậy, khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước trong bài nghiên cứu là các ngân hàng thương mại được thành lập bởi Nhà nước, có vốn nhà nước trên tổng nguồn vốn chủ sở hữu chiếm trên 50% và trong hoạt động có chịu sự chỉ đạo từ Ngân hàng nhà nước.

2.1.2.Khái niệm rủi ro thanh khoản

2.1.2.1. Khái niệm thanh khoản‌

Theo Trương Quang Thông (2012), khái niệm thanh khoản có thể được diễn giải theo nghĩa hẹp là khả năng biến đổi một tài sản nào đó ra tiền mặt một cách nhanh chóng, với chi phí thấp nhất có thể. Một cách đầy đủ hơn với nghĩa rộng, dựa vào cả hai cách tiếp cận các tài sản và nguồn vốn, thanh khoản là khả năng tiếp cận các tài sản và nguồn vốn với một chi phí hợp lý để phục vụ các nhu cầu hoạt động khác nhau của ngân hàng. Một tài sản có tính thanh khoản cao khi chi phí chuyển đổi thành tiền thấp và thời gian chuyển đổi thành tiền nhanh, trong khi đó, nguồn vốn có tính thanh khoản cao khi chi phí huy động thấp và thời gian huy động nhanh.‌

Theo Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn,…”

Vấn đề thanh khoản xuất hiện khi ngân hàng phải đối mặt với nhu cầu tiền mặt từ khách hàng. Ngân hàng không những phải tính toán cân đối lượng rút với lượng tiền hiện có mà còn phải cân đối với khả năng huy động trong tương lai. Vì vậy để đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng cần xem xét tương quan giữa cung và cầu thanh khoản khả dụng của ngân hàng đó trong từng giai đoạn nhất định.Trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng trong thời kỳ nhất định với các chi tiết về nguồn và sử


dụng nguồn thanh khoản có thể được các nhà quản trị thiết lập để phục vụ nhu cầu quản trị thanh khoản.

Cung thanh khoản: là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng, bao gồm các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân hàng, bao gồm các khoản tiền có sẵn và các khoản có thể có trong thời gian ngắn.

Cung thanh khoản bao gồm:


- Các khoản tiền ký thác: Đây được xem là nguồn cung thanh khoản quan trọng nhất của ngân hàng, bởi nó chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng có thể dễ dàng tạo cung bởi những biện pháp kích thích gửi tiền như điều chỉnh lãi suất huy động hấp dẫn, biểu phí ưu đãi hay những chương trình thưởng, khuyến mại hoặc chỉ đơn thuần nhờ thương hiệu của ngân hàng.

- Các khoản thu từ dịch vụ: Các khoản thu này có thể chiếm tỷ trọng không cao trong nguồn thu của ngân hàng, tuy nhiên trong nhiều thời kỳ, đây lại là nguồn thu chủ lực của các ngân hàng thương mại, cụ thể như trong thời kỳ tín dụng đóng băng. Ở những quốc gia phát triển, nguồn thu này cũng đóng vai trò quan trọng nhờ hạ tầng giao dịch hiện đại và tâm lý ưa chuộng giao dịch không dùng tiền mặt. Theo xu hướng đó, các nền kinh tế đang phát triển sẽ tiến tới gia tăng các nguồn thu này.

- Các khoản tín dụng hoàn trả: Các khoản này đứng vai trò thứ hai về tầm quan trọng đối với các ngân hàng thương mại ở các nền kinh tế đang phát triển khi họ phải đối mặt với vấn đề về thanh khoản.

- Các khoản vay từ thị trường tiền tệ: Các khoản vay này là nguồn cung thanh khoản tạm thời nhằm bù đắp thanh khoản tức thời cho ngân hàng trong trường hợp mất thanh khoản.

- Các khoản bán tài sản: Trong tình trạng không thể cân đối cung với cầu thanh khoản bằng các khoản cung thanh khoản thông thường trên, ngân hàng sẽ xét đến việc bán các loại tài sản từ những tài sản có tính thanh khoản cao trước nhất để đám bảo khả năng chi trả của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022