Nguyên Nhân Dẫn Đến Rủi Ro Thanh Khoản


Cầu thanh khoản: là các khoản vốn làm giảm ngân quỹ của ngân hàng, là các nhu cầu vốn cho các hoạt động khác nhau của ngân hàng, phản ánh nhu cầu rút tiền ra khỏi ngân hàng trong những thời điểm khác nhau.

- Chi trả tiền gửi cho khách hàng: là nhu cầu tiền mặt thường trực nhất của ngân hàng. Nhu cầu này thường có tính ngẫu nhiên, tuy nhiên ngân hàng có thể dự báo bằng kinh nghiệm và có thể đáp ứng tức thời.Tuy nhiên trong một số trường hợp, ngân hàng khó khăn trong việc chống đỡ trước nhu cầu đột ngột tăng cao của khách hàng thì khi đó rủi ro xuất hiện, đa phần từ nhu cầu này.

- Cấp tín dụng cho khách hàng: Là hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, cấp tín dụng quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Các khoản tín dụng theo nhu cầu của khách hàng có thể phát sinh đột xuất, tuy nhiên, ngân hàng có thể tính toán một khoản dự phòng cho việc đáp ứng cho nhu cầu phát sinh từ việc xem xét các hạn mức đã cấp.

- Hoàn trả các khoản vay từ thị trường tiền tệ: chi trả cho các khoản vay bù đắp từ thị trường tiền tệ.

- Chi phí quản lý, chi phí dịch vụ: nhằm duy trì hoạt động kinh doanh.

- Chi trả cổ tức: trong trường hợp cổ tức được chi trả từ nguồn tiền mặt.

Tình trạng thanh khoản ròng là chênh lệch giữa cung thanh khoản và cầu thanh khoản.

Trang thái thanh khoản ròng = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Bất kỳ một sự chênh lệch nào giữa cung và cầu thanh khoản làm tình trạng thanh khoản ròng phát sinh giá trị âm hoặc dương cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của ngân hàng.

Khi tình trạng thanh khoản ròng dương, tức cung lớn hơn cầu thanh khoản, thì ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả, không sử dụng hết nguồn vốn hiện có. Ngân hàng thiếu khả năng tiếp cận thị trường và khách hàng, thiếu những cơ hội đầu tư.Ngoài ra, cũng có những nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng như nền kinh tế đang trì trệ, nguồn vốn đang tăng trưởng quá nhanh so với quy mô

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 3


hoạt động và quy mô quản lý của ngân hàng.Khi đó ngân hàng sẽ áp dụng một số biện pháp làm giảm lượng tài sản thanh khoản, một cách tức thời như mua giấy tờ có giá do chính phủ phát hành làm dự trữ thứ cấp hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Khi tình trạng thanh khoản ròng âm, thì cầu lớn hơn cung thanh khoản, ngân hàng đang thiếu vốn để hoat động. Lúc này rủi ro thanh khoản đang gia tăng cao và ngân hàng đứng trước rất nhiều hệ quả từ nguy cơ mất thanh khoản như mất đi những cơ hội kinh doanh, mất thị trường và khách hàng và bị mất lòng tin của công chúng,…Các biện pháp tức thời có thể áp dụng là bán dự trữ thứ cấp, vay trên thị trường liên ngân hàng, vay tái chiết khấu từ ngân hàng trung ương.

2.1.2.2. Khái niệm rủi ro

Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng:‌


Nhìn chung, rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng có thể chia thành 2 nhóm như sau:


- Rủi ro thị trường: là những rủi ro tiềm ần gây ra tác động tiêu cực đối với thu nhập hoặc vốn của ngân hảng do những biến động bất lợi của các yếu tố trên thị trường như lãi suất, tỷ giá, giá chứng khoán, giá hàng hóa…

- Rủi ro hoạt động: là các rủi ro gây ra các tổn thất do các nguyên nhân như con người, sự không đầy đủ hoặc vận hành không tốt các quy trình, hệ thống; các sự kiện khách quan bên ngoài…

Nhưng có thể cụ thể hóa các loại rủi ro thành 6 rủi ro thường trực như sau:


- Rủi ro về lãi suất là loại rủi ro phát sinh đối với các khoản mục tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm với lãi suất, khi lãi suất thay đổi có thể dẫn tới khả năng giảm thu nhập của ngân hàng so với dự tính.

- Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết.


Rủi ro tín dụng phát sinh chủ yếu trong nghiệp vụ cho vay dưới hình thức các khoản vay và tạm ứng, trong đầu tư dưới hình thức chứng khoán nợ, các công cụ tài chính ngoại bảng như cam kết cho vay cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng được thực hiện thông qua các chính sách và thủ tục có liên quan, trong đó có chính sách quản lý rủi ro tín dụng và hoạt động của Ủy ban Quản lý Rủi ro và các Hội đồng Tín dụng.

Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ sự bất cập trong cơ chế, chính sách của Nhà nước; môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng chưa hoàn thiện; thông tin được cung cấp không đầy đủ, trung thực; khách hàng cố tình không trả nợ, chủ ý lừa đảo ngân hảng; sự suy giảm chung của nền kinh tế khu vực hoặc toàn cầu; việc suy giảm hiệu quả kinh doanh của khách hàng. Tất cả những rủi ro đó có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng và đòi hỏi tổ chức tín dụng phải tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Rủi ro về ngoại hối: là rủi ro do biến động bất lợi của tỷ giá đối với trạng thái ngoại hối của ngân hàng. Trạng thái ngoại hối là chênh lệch giữa tổng tài sản có và tổng tài sản nợ của từng loại ngoại tệ/vàng, bao gồm cả các cam kết ngoại bảng tương ứng.

- Rủi ro từ các hoạt động ngoại bảng: Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh/thư tín dụng cho khách hàng trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan và uy tín của ngân hàng. Các loại cam kết này được hạch toán ngoại bảng.Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với bên thụ hưởng thì ngân hàng sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thay cho khách hàng.Lúc đó, ngân hàng ghi nhận các khoản trả nợ thay cho khách hàng là những khoản cho vay bắt buộc đối với khách hàng và hạch toán nội bảng các khoản vay này.

Đối với các cam kết giao dịch ngoại hối, nếu đến ngày thanh toán mà phía đối tác không thực hiện thì ngân hàng cũng sẽ gặp rủi ro. Các giao dịch kỳ hạn nếu không


được thực hiện sẽ là nguồn phát sinh rủi ro dẫn đến những sai lệch so với kế hoạch.Điều này có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng.

- Rủi ro luật pháp


Các ngân hàng thương mại tại Viêt Nam hiện nay phải tuân theo sự kiểm soát và các quy định chi tiết được ban hành bởi ngân hàng nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ các hướng dẫn của ngân hàng nhà nước về các sản phẩm và dịch vụ mà các ngân hàng đó được phép cung cấp. Ngân hàng nhà nước có thể thay đổi các quy định hiện hành và có thể ban hành các quy định mới để kiểm soát bất kỳ hoạt động kinh doanh cụ thể nào. Không có đảm bảo nào về việc các hướng dẫn được ngân hàng nhà nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác ban hành sẽ không ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh, triển vọng, điều kiện tài chính và kết quả hoạt động của ngân hàng.

Và rủi ro thanh khoản sẽ được đề cập trong mục 2.1.2.3.


2.1.2.3. Rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản là loại rủi ro đặc trưng và phổ biến trong hoạt động ngân hàng thương mại. Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà ngân hàng thiếu khả năng thanh toán, do không có khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, hoặc không có khả năng huy động, vay mượn để để đáp ứng các hợp đồng đã cam kết trước đó (Trương Quang Thông, Quản trị ngân hàng thương mại, 2012, trang 108)‌

Định nghĩa của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính không đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày và cũng không gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Rủi ro thanh khoản phát sinh do sự mất khả năng của ngân hảng để thích ứng với sự suy giảm các khoản phải trả hoặc tăng nguồn huy động trong tài sản.


Khi một ngân hàng mất cân bằng thanh khoản, nó không thể huy động đầy đủ quỹ tiền mặt, hoặc gia tăng các khoản phải trả hay chuyển đổi tài sản tức thời với một chi phí hợp lý, do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận. (Shen et al, 2009).

Thông thường, khái niệm rủi ro thanh khoản thường được hiểu trong thời gian ngắn hạn, bởi trong thời gian trung hay dài hạn, ngân hàng thường có khả năng xoay chuyển nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu vốn. (Nguyễn Bảo Huyền, 2016)

Như vậy có thể thấy rủi ro thanh khoản tức là tình trạng ngân hàng bị thiếu thanh khoản, và trong ngắn hạn không có khả năng cân đối được giữa cung so với cầu thanh khoản; do đó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và kết quả lợi nhuận.

Decker (2000) phân chia rủi ro thanh khoản thành rủi ro thanh khoản tài trợ và rủi ro thanh khoản thị trường.

- Rủi ro thanh khoản huy động là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng đáp ứng một các hiệu quả dòng tiền và nhu cầu rút vốn dự báo được và không dự báo được trong hiện tại và tương lai mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thường nhật hoặc tình trạng tài chính của mình.

- Rủi ro thanh khoản thị trường là rủi ro mà ngân hàng không thể bù đắp hay thoát khỏi tình trạng thiếu hụt vốn của mình theo giá thị trường bởi vì thị trường đang kém thanh khoản hoặc thị trường bị khủng hoảng.

2.2.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản


Theo Trương Quang Thông (2009), nguyên nhân của rủi ro thanh khoản được phân tích từ 2 phía của bảng cân đối kế toán:‌

Nguyên nhân thứ nhất, từ phía nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu chi trả cho những người gửi tiền, hoặc thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã vay.Các khoản huy động từ người gửi và từ bên cho vay là các khoản huy động ngắn hạn và nhu cầu rút vốn phát sinh phải được đáp ứng tức thời; trong khi đó, ngân hàng lại đầu tư nguồn vốn của mình vào các tài sản dài hạn và cũng có tính thanh khoản kém hơn nhằm tìm


kiếm thu nhập lãi cao hơn. Thông thường, một ngân hàng luôn tính toán được một khoản vốn ổn định mà ngân hàng có thể sử dụng để đầu tư vào các tài sản trung dài hạn là các khoản ký thác lõi.

Ký thác lõi là những khoản ký thác mà ngân hàng có thể xem như những nguồn vốn ổn định mà họ có thể sử dụng với một kỳ hạn dài hơn so với bản chất không kỳ hạn của loại nguồn vốn này.

Nguyên nhân thứ hai, từ phía tài sản của bảng cân đối kế toán, như là nhu cầu giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Khi ngân hàng đã cấp một hạn mức tín dụng cho khách hàng, thì khi khách hàng có nhu cầu phù hợp với hợp đồng tín dụng và lịch trình giải ngân thì ngân hàng phải đảm bảo thực hiện việc cấp vốn cho khách hàng.

Nguyên nhân thứ ba, ngân hàng thiếu hụt ngân quỹ để đáp ứng các nhu cầu của bên đối tác của ngân hàng như chủ nợ, đối tác.

Cá nguyên nhân khác như không có chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản phù hợp. Rủi ro thanh khoản cũng có thể xảy ra do những thay đổi của lãi suất thị trường.

Và một nguyên nhân rất dễ xảy ra và rất nguy hiểm cho hệ thống tài chính ngân hàng của một nền kinh tế là hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong những giai đoạn khủng hoảng và những biến cố chính trị - kinh tế khác.Nguyên nhân này khiến việc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản và quản trị thanh khoản có ý nghĩa quan trọng hơn với ý nghĩa của nó đối với các vấn đề thuộc nội bộ ngân hàng.

Theo Nguyễn Bảo Huyền (2016), nguyên nhân của rủi ro thanh khoản được xét trên góc độ khả năng kiểm soát của ngân hàng:

2.2.1.Nguyên nhân chủ quan

- Do sự bất cân xứng giữa kỳ hạn của tài sản nợ và tài sản có. Đa phần các khoản huy động của ngân hàng là các khoản ngắn hạn và ngân hàng thường xoay vòng các khoản này để cấp tín dụng với kỳ hạn dài hơn. Khi khả năng chuyển hóa kỳ hạn của ngân hàng bị hạn chế, ngân hàng không thể duy trì các khoản huy động ngắn hạn để‌


đáp ứng các khoản cấp tín dụng dài hạn, dòng tiền từ tài sản có không thể bù đắp nhu cầu dòng tiền từ tài sản nợ.

- Ngân hàng bị mất cân đối trong tài sản. Ngân hàng đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, và đặc biệt ưa thích các loại giấy tờ có giá do chính phủ và kho bạc phát hành do tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng có khả năng cạnh tranh trong việc đấu thầu các loại giấy tờ có giá này.

- Cơ cấu khách hàng đặc thù của ngân hàng là một một nhóm khách hàng thuộc một ngành, một lĩnh vực, một địa phương đặc thù, chiếm tỷ trọng lớn trong chiến lược huy động hoặc cấp tín dụng của ngân hàng. Rủi ro nảy sinh khi nhóm khách hàng này có nhu cầu rút vốn hoặc mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

- Chính sách cấp tín dụng không được đảm bảo quy chuẩn. Tiêu chuẩn cấp tín dụng bị hạ thấp dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng, từ đó làm nảy sinh rủi ro thanh khoản.

- Ngân hàng có khả năng quản lý thanh khoản không tốt, không dự báo được tình hình phát sinh nhu cầu vốn dẫn đến bị động, không thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản.

- Do tiềm lực tài chính còn hạn chế, các ngân hàng với vốn điều lệ hạn chế thường phải huy động bên ngoải với chi phí cao, đặc biệt là nguồn vốn vay. Trong tình hình nhu cầu thanh khoản đột ngột tăng cao, ngân hàng với nguồn vốn tự có nhỏ thường phải gánh chịu áp lực rất lớn trong việc đối mặt với rủi ro thanh khoản, có nguy cơ dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản.

- Ngân hàng kinh doanh nhiều loại tiền tệ và nhu cầu tài trợ bằng các loại tiền tệ tạo ra những rủi ro thanh khoản của ngân hàng.

- Kết quả kinh doanh kém hoặc các sự kiện bất ngờ khiến uy tín giảm sút, dẫn đến hiện tượng rút tiền hàng loạt khiến ngân hàng lâm vào tình trạng cạn kiệt thanh khoản.

2.2.2.Nguyên nhân khách quan

- Các tài sản có tính nhạy cảm với biến động lãi suất. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng đến quyết định của cả người vay lẫn người gửi tiền, qua đó ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng. Người ta sẽ gửi nhiều hơn và vay ít đi khi lãi suất tăng,‌


dẫn đến dư thừa thanh khoản trong khi lãi suất thấp không thu hút người gửi mà lại khuyến khích người vay mới. Nhưng nếu lãi suất của ngân hàng không tăng kịp với mức tăng của thị trường, người gửi sẽ nhanh chóng rút ra để gửi ở nơi có lãi suất cao hơn và người vay sẽ rút các khoản trong hạn mức đã cam kết với lãi suất thấp. Ngoài ra, lãi suất thay đổi cũng làm thay đổi chi phí hóa lỏng tài sản tài chính và chi phí đi vay trên thị trường liên ngân hảng.

- Việc ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ bằng các công cụ cũng ảnh hưởng đến tình trang thanh khoản của ngân hàng thương mại.Các công cụ này bao gồm lãi suất, tỷ giá, tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ trên thị trường mở.

- Khuôn khổ pháp lý về an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng có thể đảm bảo cho các ngân hàng thương mại. Một sự chỉnh sửa về quy định pháp lý có thể thay đổi mức độ rủi ro có thể chấp nhận của ngân hàng và làm rủi ro tăng lên hay giảm xuống.

- Chu kỳ kinh doanh của khách hàng có thể tạo nhu cầu vốn bất thường, như những thời điểm đẩy mạnh kinh doanh, giải quyết hàng tồn kho, quyết toán công nợ, thanh toán lương,… tạo cho ngân hàng những nhu cầu thanh khoản đột biến, tạo ra áp lực về thanh khoản cho ngân hàng.

- Khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính làm giảm sút niềm tin vào các định chế tài chính của các tổ chức và dân chúng gây nên hiện tượng rút tiền hàng loạt. Mặt khác, khủng hoảng còn làm hiệu quả kinh doanh và đầu tư giảm trong khi chi phí huy động lại tăng cao, càng làm tăng thêm rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.

- Tin đồn thất thiệt cũng có ảnh hưởng đến tình hình thanh khoản của ngân hàng tương tự như ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế hay tài chính.Một ngân hàng phải đáp ứng các nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo trong mắt công chúng, bởi một trục trặc nhỏ phát sinh cũng có thể ảnh hưởng đến niềm tin của họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022