Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tư Vấn Hướng Nghiệp Cho Học Sinh Ở Trường


1.4.2. Tầm quan trọng của quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường trung học phổ thông

Trên cơ sở khái niệm quản lí hoạt động TVHN trong nhà trường THPT được hiểu là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí bằng các phương pháp và công cụ nhất định thông qua việc thực hiện bốn chức năng quản lí: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào nhà quản lí, điều đó được thể hiện qua các chức năng mà nhà quản lí vận dụng:

- Chức năng lập kế hoạch là hoạt động đầu tiên của nhà quản lí khi thực hiện hoạt động quản lí cho đúng mục tiêu, làm cho hoạt động TVHN theo đúng kế hoạch; đây chính là căn cứ mang tính pháp lí quy định hoạt động của nhà trường; kế hoạch giúp cho nhà quản lí có khả năng ứng phó với sự biến động, thay đổi; cho phép tập trung vào mục tiêu; cho phép lựa chọn phương án tối ưu để thực hiện hoạt động TVHN; tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động TVHN.

- Chức năng tổ chức là quá trình tiến hành phân công, phân nhiệm cho đội ngũ tham gia TVHN thực hiện nhiệm vụ; quy định các chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng, các mối quan hệ và sự phối hợp của các bên liên quan; thiết lập cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên tham gia TVHN; theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần.

- Trong hoạt động quản lí, chức năng chỉ đạo là tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch, đòi hỏi người quản lí phải vận dụng khéo léo các phương pháp, kĩ năng và nghệ thuật quản lí. Đây chính là quá trình sử dụng quyền lực quản lí của chủ thể để tác động đến đối tượng quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ vào việc đạt mục tiêu của kế hoạch.

- Chức năng kiểm tra, giám sát là một quá trình không thể thiếu trong quản lí hoạt động TVHN, giúp xem xét, so sánh với mục tiêu đề ra và định hướng cho hoạt động quản lí này tiếp theo. Chức năng kiểm tra phải được thực hiện xuyên suốt trong quá trình quản lí và xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá việc thực hiện, qua đó có thể điều chỉnh các sai lệch. Đánh giá qua kiểm tra phải khách quan, công tâm, mục đích là cùng nhau tiến bộ và đạt mục tiêu.


Quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng nên cần được duy trì thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ và khoa học. Việc quản lí hoạt động này cần được HT thực hiện qua các chức năng quản lí. Quản lí tốt hoạt động TVHN, vừa giúp ban giám hiệu nhà trường xác định rõ mục tiêu của hoạt động thực trạng và nguồn lực đơn vị có để xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động, vừa hoàn thiện cơ chế tổ chức, phương thức chỉ đạo thực hiện, xây dựng quy chế kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TVHN trong nhà trường.

Quản lí hoạt động TVHN nhằm phát triển vai trò của đội ngũ tham gia TVHN; Sử dụng, khai thác và phối hợp các nguồn lực cho hoạt động TVHN; Tổ chức quản lí hiệu quả hoạt động TVHN cho HS. Đồng thời, góp phần thực hiện mục tiêu GDHN cho HS THPT và giáo dục toàn diện. Đặc biệt thực hiện mục tiêu cơ bản của giáo dục, đào tạo trong thời kì mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Nghị quyết số 29- NQ/TW (khóa XI) ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh ở trường

trung học phổ thông

Quản lí hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh THPT ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ - 9

Từ những nội dung của hoạt động TVHN cho HS THPT, và từ cách tiếp cận các chức năng cơ bản của quản lí giáo dục, tác giả luận án xác định nội dung quản lí hoạt động TVHN cho HS các trường THPT là việc thực hiện lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện hoạt động TVHN như sau:

1.4.3.1. Lập kế hoạch hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Tác giả Nguyễn Lộc (2010, tr.113) cho rằng: “Lập kế hoạch là quá trình xác định các mục tiêu hoạt động và quyết định xem những gì cần làm để đạt được các mục tiêu đó; một bản kế hoạch là một loạt các hành động dự kiến để hoàn thành các mục tiêu quan trọng”. Theo tác giả Phan Văn Kha (2007,tr.28): “Lập kế hoạch là chức năng cơ bản nhất trong số các chức năng quản lí, có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của mỗi hệ thống nói chung và các hoạt động cụ thể nói riêng”. Trần Khánh Đức (2010, tr.333) quan niệm: “Dự báo và lập kế hoạch là một chức năng cơ


bản của quản lí, trong đó phải xác định những vấn đề như nhận dạng và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo các khả năng; lựa chọn và xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức, biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của quá trình”.

Như vậy, khi lập kế hoạch cần thiết lập mục tiêu, vì: “Mục tiêu là nội dung cơ bản của việc lập kế hoạch và là cơ sở cho việc điều chỉnh cấu trúc tổ chức, khuyến khích nhân viên và công tác kiểm tra” (Nguyễn Lộc, 2010, tr.93). Và mục tiêu giúp để định hướng trong việc: ra quyết định, tăng tính hiệu quả của tổ chức và đánh giá kết quả. Yêu cầu đối với xác định mục tiêu có chất lượng phải thỏa mãn theo các tính chất: Cụ thể, đo đạc được, có thể đạt được và có giới hạn thời gian (SMART). Bên cạnh đó, việc xây dựng kế hoạch hành động cũng cần phải xác định nhiều tham số, trong đó có chỉ số thực hiện. “Chỉ số thực hiện được coi là một cấu thành có tính quyết định của quá trình lập kế hoạch nói chung, cũng như cách thức đánh giá và giám sát định hướng thành quả nói riêng” (Nguyễn Lộc, 2010, tr.108). Thực hiện các chỉ số thực hiện cần đạt được một số tiêu chí: có giá trị, độ tin cậy, tính đơn giản, tính sử dụng và tính kinh tế.

Dựa vào lí thuyết chung về lập kế hoạch quản lí trên, khái niệm lập kế hoạch hoạt động TVHN được hiểu là một chức năng cơ bản của quản lí, là quá trình xác định các mục tiêu hoạt động TVHN và quyết định hoạch định nội dung, cách thức và biện pháp để đạt được mục tiêu của hoạt động TVHN đã xác định. Xây dựng kế hoạch TVHN cho HS THPT gồm có: Xây dựng mục tiêu, chương trình hoạt động, hoạch định nội dung, cách thức, những điều kiện, phương tiện cần thiết trong một không thời gian nhất định. Lập kế hoạch tổng thể TVHN phải được dựa trên mục tiêu và kế hoạch thực hiện hoạt động GDHN trong năm học và các nhiệm vụ phải thực hiện để đạt mục tiêu và kế hoạch đó. Căn cứ vào kế hoạch tổng thể này và nhiệm vụ cụ thể của hoạt động TVHN để xác định nội dung kế hoạch hoạt động TVHN. Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch TVHN cần cụ thể hóa các nhiệm vụ, nội dung theo tháng, tuần, buổi và theo các hoạt động khác trong trường THPT.

Nội dung chủ yếu của lập kế hoạch hoạt động TVHN cho HS trường THPT của hiệu trưởng là: Xác định mục tiêu quản lí hoạt động TVHN của trường gắn với mục


tiêu chung của nhà trường và xác định mục tiêu quản lí cụ thể cho giáo dục TVHN. Mục tiêu quản lí cụ thể của hoạt động TVHN là phải hướng đến mức độ đạt được về sự hiểu biết của HS trong việc lựa chọn hướng đi, ngành học; phù hợp với năng lực, sở thích, nguyện vọng, hoàn cảnh của HS; và đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động trong tương lai.

Để đáp ứng mục tiêu quản lí đó, người Hiệu trưởng cần:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động TVHN đảm bảo thực hiện hiệu quả về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức và cách thức kiểm tra, quy trình kiểm tra – đánh giá hoạt động TVHN.

- Trên cơ sở đó, lập kế hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, CBĐTN tham gia TVHN cho trường theo từng năm; Lập kế hoạch thực hiện hoạt động TVHN trong năm học và theo từng học kì, từng tháng cho từng khối lớp sát với điều kiện của trường và đáp ứng nhiệm vụ của năm học;

- Và để kế hoạch hoạt động TVHN thực hiện hiệu quả, nhà trường cần xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với đoàn thể, với Ban đại diện PHHS;

- Một bản kế hoạch hoạt động TVHN là một kế hoạch bộ phận của nhà trường, cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản: Căn cứ pháp lí; Đặc điểm tình hình nhà trường (Bối cảnh trong nhà trường và ngoài nhà trường tác động đến nhà trường); Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể; Các giải pháp thực hiện; Tổ chức thực hiện kế hoạch (phân công, phân nhiệm các tổ chức, cá nhân, xác định lộ trình thực hiện, giám sát - kiểm tra và báo cáo);

- Xác định các nguồn lực khác để thực hiện hoạt động TVHN: Tài lực và vật lực;

- Xây dựng nội dung chi, định mức chi cho hoạt động TVHN.

1.4.3.2. Tổ chức thực hiện hoạt động TVHN

Tổ chức với tư cách là một chức năng cơ bản của quản lí, ngay sau khi các kế hoạch được xây dựng, nhiệm vụ tiếp theo của các nhà quản lí là xem xét các kế hoạch đã lập có thực hiện được hay không. Theo định nghĩa của Nguyễn Lộc (2010, tr.116) “Tổ chức được hiểu là quá trình sắp xếp con người và các nguồn lực để cùng nhau làm việc nhằm đạt tới một mục tiêu cụ thể”. Tác giả Trần Kiểm (2014) định nghĩa


công tác này theo 3 mặt: Theo hàm ý về mặt triết học “Tổ chức, nói rộng, là cơ cấu tồn tại của sự vật. Sự vật không thể tồn tại mà không có một hình thức liên kết nhất định các yếu tố thuộc nội dung. Tổ chức vì vậy là thuộc tính của bản thân các sự vật”; Một định nghĩa khác tổ chức “chỉ một cơ cấu chủ định về vai trò, nhiệm vụ hay chức vụ được hợp thức hóa”; và định nghĩa có tính tác nghiệp “Tổ chức là một nhóm người có cùng chuyên môn sâu làm việc cùng nhau để thực hiện một nhiệm vụ chung” đưa ra khái niệm “chức năng tổ chức trong quản lí là việc thiết kế cơ cấu các bộ phận sao cho phù hợp với mục tiêu của tổ chức. Đồng thời việc thực hiện chức năng này còn phải chú ý đến phương thức hoạt động, đến quyền hạn của từng bộ phận, tạo điều kiện cho sự liên kết ngang, dọc và đặc biệt chú ý đến việc bố trí cán bộ - người vận hành các bộ phận của tổ chức” (tr.58).

Theo quan niệm của Ernest Dale, chức năng tổ chức như một quá trình gồm năm bước: 1) Lập danh sách các công việc cần phải hoàn thành để đạt được mục tiêu của tổ chức; 2) Phân chia toàn bộ công việc thành các nhiệm vụ để các thành viên hay bộ phận trong tổ chức thực hiện một cách thuận lợi và hợp logic (phân công lao động); 3) Kết hợp các nhiệm vụ một cách logic và hiệu quả (phân chia bộ phận); 4) Thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết hoạt động giữa các thành viên hay bộ phận, tạo điều kiện đạt mục tiêu một cách dễ dàng; 5) Theo dõi, đánh giá tính hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức và tiến hành điều chỉnh nếu cần (dẫn theo Trần Kiểm 2014, tr.58-59).

Từ khái niệm của Trần Kiểm và quan niệm của Ernest Dale, chức năng tổ chức trong quản lí hoạt động TVHN được hiểu là việc thiết kế cơ cấu phân chia nhiệm vụ và phân công đội ngũ tham gia TVHN thực hiện nhiệm vụ sao cho phù hợp năng lực và điều kiện của từng thành viên, đồng thời thiết lập một cơ chế điều phối, tạo thành sự liên kết giữa các thành viên, cũng như theo dõi và đánh giá hiệu nghiệm của cơ cấu tổ chức TVHN và tiến hành điều chỉnh nếu cần diễn ra trong một quá nhằm đạt mục tiêu TVHN của trường.

Cách thức các bộ phận khác nhau của một tổ chức được sắp xếp một cách chính thức gọi là cấu trúc tổ chức. Cấu trúc tổ chức gồm phân định rõ nhiệm vụ thông thường qua công việc và điều phối kết quả của quá trình thực hiện. Hiện nay có rất


nhiều kiểu cấu trúc tổ chức như: Trực tuyến, chức năng, trực tuyến – chức năng và ma trận (Trần Kiểm, 2014, tr.63-68). Theo Nguyễn Lộc (2010, tr.120-132) ngoài một số kiểu cấu trúc tương tự như Trần Kiểm: Phòng ban, chức năng, ma trận còn đề cập thêm các kiểu: Bộ phận, nhóm và mạng lưới. Vậy, cấu trúc tổ chức nhân sự quản lí hoạt động TVHN cho HS trường THPT theo kiểu trực tuyến/ phòng ban sau:


QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TVHN CHO HS TRUNG HỌC PHỔ THÔNG


CHỦ THỂ QUẢN LÍ

Hiệu trưởng/Phó hiệu trưởng

Chức năng quản lí: Kế hoạch,

tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá



ĐỐI TƯỢNG

QUẢN LÍ

GV chủ nhiệm GV bộ môn

GV giảng dạy kĩ thuật


ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TƯ VẤN

HS

Chức năng:

GVCN: nắm vững đặc điểm, hoàn cảnh của HS; Tổ chức bộ máy, chỉ đạo hoạt động và đánh giá kết quả hoạt động TVHN của lớp học theo kế hoạch.

GVBM, GVGDKT phối hợp với các GV khác trong hoạt động TVHN.


Mục tiêu quản lí hoạt động TVHN


Hình 1.1. Cấu trúc tổ chức nhân sự quản lí hoạt động TVHN


Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải tập trung vào tổ chức cơ cấu, tổ chức quá trình và tổ chức nhân sự. Trong đó, tổ chức cơ cấu: Xây dựng cấu trúc quản lí hoạt động TVHN phân chia thành các bộ khác nhau và xác định rõ, cụ thể các nhiệm vụ cho từng bộ phận. Tổ chức quá trình: Thiết kế quá trình quản lí hoạt động TVHN gồm nội quy, quy chế phối hợp, tạo mối liên hệ giữa các bộ phận tham gia thực hiện


kế hoạch hoạt động TVHN tại trường. Tổ chức nhân sự: Xác định số lượng cụ thể, chức danh rõ ràng và phân chia nhiệm vụ cụ thể cho GVCN, GVBM, GVGDKT, CBĐTN, các bộ phận hỗ trợ tham gia vào hoạt động TVHN.

Chức năng tổ chức thực hiện kế hoạch là những tác động của người quản lí đến đối tượng QL để hiện thực hóa kế hoạch hoạt động TVHN, tức là để tổ chức thực hiện có chất lượng về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức và cách thức kiểm tra– đánh giá hoạt động TVHN trong trường THPT.

Hiệu trưởng thực hiện chức năng tổ chức hoạt động TVHN cho HS trường THPT qua các công việc:

- Phân công chức danh, nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, GV tham gia TVHN;

- Mở khóa tập huấn, chuyên đề về kiến thức tâm lí, kĩ năng TVHN cho GV;

- Phân chia công việc thành các nhiệm vụ để người tham gia TVHN thực hiện hoạt động TVHN một cách thuận lợi và hợp lí;

- Thành lập ban TVHN để điều phối, liên kết hoạt động giữa các thành viên trong đội ngũ TVHN đạt mục tiêu TVHN;

- Lựa chọn CBQL, GV nhiệt huyết, có năng lực, kinh nghiệm về TVHN để làm lực lượng nòng cốt;

1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp

Chức năng chỉ đạo thực hiện được Trần Kiểm (2014, tr.68) khẳng định “là thể hiện năng lực của người quản lí”. Chức năng này được thực hiện sau khi hoạch định kế hoạch và tổ chức thực hiện, và đòi hỏi người CBQL phải điều khiển cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Điều này cũng có nghĩa chỉ đạo thực hiện là quá trình sử dụng quyền lực quản lí để tác động đến các đối tượng bị quản lí một cách có chủ đích nhằm phát huy hết tiềm năng của họ vào việc đạt mục tiêu chung của hệ thống. Vậy chỉ đạo của người lãnh đạo là sử dụng quyền lực. Theo Nguyễn Lộc (2010), “quyền lực là khả năng có thể làm người khác làm một việc gì đó mà ta muốn đạt được” (tr.144). Các nhà lãnh đạo xây dựng quyền lực quản lí có thể có được thông qua chức vụ chính thức trong tổ chức và/hoặc thông qua các nguồn ảnh hưởng cá nhân. Và họ sử dụng quyền lực nhờ chức vụ như sự tặng thưởng, ép buộc, thẩm quyền hợp pháp hay thẩm quyền chính thức; chuyên gia và mối quan hệ...


(Nguyễn Lộc, 2010, tr.170). Vậy chỉ đạo thực hiện quản lí hoạt động TVHN là quá trình thể hiện khả năng truyền cảm hứng của hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng cho GV, CBĐTN thực hiện tốt hoạt động TVHN nhằm giúp HS lựa chọn được trường, chọn ngành và chọn nghể phù hợp theo năng lực, hứng thú và nhu cầu xã hội.

Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo qua: định hướng, tạo ảnh hưởng, giám sát và hướng dẫn thực hiện hoạt động TVHN trong nhà trường (Nguyễn Lộc 2010, tr.25). Do vậy, đòi hỏi người hiệu trưởng phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định (Trần Kiểm, 2014, tr.68).

Nội dung chủ yếu trong quản lí theo chức năng chỉ đạo hoạt động TVHN cho HS trường THPT của hiệu trưởng chỉ đạo đối tượng tham gia thực hiện:

- Xác định vấn đề và đề ra nhiệm vụ TVHN.

- Chọn tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động TVHN.

- Thu thập và xử lí thông tin TVHN.

- Đề ra nhiệm vụ TVHN cụ thể, thực hiện được, sát với điều kiện thực tiễn của trường.

- Dự kiến các phương án TVHN thay thế dựa trên tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động TVHN đã xác định.

- So sánh các phương án theo tiêu chuẩn hiệu quả hoạt động TVHN xác định.

- Theo dõi tiến trình thực hiện kế hoạch hoạt động TVHN ở từng năm, học kì, tháng.

- Đôn đốc thực hiện các chế độ chính sách cho GV tham gia hoạt động TVHN: đãi ngộ, khen thưởng (quy chế chi tiêu nội bộ);

- Khuyến khích GV tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ TVHN;

- Đôn đốc thực hiện hoạt động GDHN, TVHN của trường theo từng học kì, từng tháng;

Đồng thời hiệu trưởng thực hiện:

- Ra quyết định về TVHN chính thức.

- Đôn đốc thực hiện quyết định về TVHN.

- Triển khai việc thực hiện các hình thức TVHN gây được sự hứng thú cho HS,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024