2.3.Các phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản
2.3.1.Các hệ số thanh khoản
Một số các nghiên cứu tập trung vào các tỷ số thanh khoản mà đặc biệt là 4 tỷ lệ thanh khoản sau:
= à ả ℎ ℎ ℎ ả
ổ à ả
Tỷ số này cung cấp thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hảng: tỷ trọng của tài sản thanh khoản trong tổng tài sản. Tỷ trọng này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao.
= à ả ℎ ℎ ℎ ả
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 1
- Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 2
- Nguyên Nhân Dẫn Đến Rủi Ro Thanh Khoản
- Các Công Trình Nghiên Cứu Tại Việt Nam
- Thực Trạng Rủi Ro Thanh Khoản Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Quy Mô Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Tại Thời Điểm 31/12/2014
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
ề ử + ố ℎ độ ắ ℎạ
Tỷ lệ này tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (tiền gửi của cá nhân, tổ chức và các tổ chức tín dụng khác).Tỷ số này cao thể hiện khả năng thanh khoản của ngân hàng là tốt.
= ℎ ả ℎ
ổ à ả
Tỷ số này cung cấp thông tin về tỷ trọng các khoản cho vay trong tổng tài sản của ngân hàng.Các khoản cho vay đại diện cho những nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. Do đó, tỷ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng thấp, rủi ro thanh khoản tăng cao.
= ℎ ả ℎ
ề ử + ồ ố ắ ℎạ
Tỷ lệ này tương tự như tỷ lệ L3, đo lường khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản của các khoản cho vay của các tài sản của ngân hảng, mà đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản tương đối cao như tiền gửi và nguốn vốn ngắn hạn.
2.3.2.Khe hở tài trợ (Khe hở thanh khoản)
Khe hở tài trợ là tỷ lệ giữa hiệu số của tổng cho vay so với tổng huy động trên tổng tài sản.
ℎ ℎở à ợ = ổ ℎ − ổ ℎ độ
ổ à ả
Tỷ lệ này đại diện cho khả năng cung cấp thanh khoản của ngân hàng.Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, luôn có khoản ký thác lõi mà ngân hàng có thể sử dụng để cấp tín dụng dài hạn.Theo quy định, tỷ lệ này được khống chế dưới 40% nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.Trong tình huống các khoản cấp tín dụngđược yêu cầu rút vốn bất ngờ và với lượng lớn sẽ tạo ra khe hở thanh khoản, chính là chênh lệch giữa lượng vốn huy động và lượng vốn cấp tín dụng, tạo ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
2.4.Những yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản
2.4.1.Các yếu tố các thuộc ngân hàng
Rủi ro thanh khoản của từng ngân hàng sẽ phụ thuộc vào những đặc điểm của ngân hàng đó, gồm một số đặc trưng về quy mô tổng tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận, tỷ lệ cấp tín dụng trên tổng tài sản, tỷ lệ cấp tín dụng trên huy động (tổng huy động hoặc huy động ngắn hạn), tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ trích lập dự phòng nợ có khả năng mất vốn và các chỉ số khác.
Một ngân hàng có quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu lớn có thể chống đỡ với việc mất thanh khoản tạm thời tốt hơn bằng các biện pháp bù đắp thanh khoản tức thời từ nguồn tài sản hiện hữu và đệm thanh khoản tốt, do đó sẽ làm rủi ro thanh khoản được giảm thiểu.
Lợi nhuận của ngân hàng cũng phản ánh tình trạng hoạt động của ngân hàng, lợi nhuận đang trong đà tăng trưởng chính là dấu hiệu của việc mở rộng quy mô hoạt động và gia tăng đầu tư, chính là tăng các khoản cấp tín dụng, có bao gồm cả mở rộng phạm vi cấp tín dụng, đôi khi là tiêu chuẩn cấp tín dụng, do đó làm tăng rủi ro
thanh khoản. Tuy nhiên, việc ngân hàng hoạt động tốt cũng có thể thu hút nguồn vốn huy động hơn mà tiêu chuẩn cấp tín dụng vẫn được đảm bảo, thì nguồn cung thanh khoản dồi dào cũng có thể làm giảm rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
Việc các tỷ lệ về cấp tín dụng gia tăng, tức là ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh, làm gia tăng rủi ro tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả các khoản tín dụng, tức là giảm cung thanh khoản, gia tăng rủi ro thanh khoản.
2.4.2.Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế vĩ mô
Ngoài các yếu tố đặc trưng cho mỗi ngân hàng, những yếu tố thuộc nền kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng, điển hình như: tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ thay đổi lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay của ngân hàng trung ương hoặc lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương, lãi suất liên ngân hàng và một số chỉ số khác.
Các chỉ số khả quan về nền kinh tế sẽ thúc đẩy các hoạt động đầu tư và làm gia tăng nhu cầu về thanh khoản. Do đó, khi các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cũng cho thấy ngân hàng đang phải đối mặt với vấn đề về thanh khoản nhiều hơn.
2.5.Những nguyên tắc của Basel trong quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng
So với rủi ro tín dụng, có rất ít những nghiên cứu về rủi ro thanh khoản. Hiện nay, thể chế điều chỉnh được các hệ thống ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm đảm bảo sự an toàn trong hoạt động là Thỏa ước Basel.
Thỏa ước Basel là một hiệp ước quốc tế thiết lập nên các yêu cầu mang tính phổ quát về vốn tự có cho các ngân hàng của các quốc gia tham gia ký kết.
2.5.1.Các yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn theo Basel I (1988)
Những yêu cầu của Basel I chỉ đơn thuần về vốn và chưa có phân loại rủi ro chi tiết theo đối tác hoặc theo các đặc điểm của tín dụng; chưa tính đến việc đa dạng hóa hoạt động của khách hàng; chưa tính đến rủi ro quốc gia và đặc biệt là chỉ phù hợp với mô hình ngân hàng đơn chứ chưa tính đến khả năng sáp nhập và quốc tế hóa các
hoạt động tài chính ngân hàng theo mô hình tập đoàn như hiện nay. (Trương Quang Thông, 2012)
2.5.2.Các yêu cầu của Basel II (2007)
Các yêu cầu về vốn của Basel II được mở rộng hơn với ba trụ cột chính.
Thứ nhất: Yêu cầu về vốn tối thiều của mỗi ngân hàng dựa trên việc tự dự tính của ngân hàng đó về các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro về nghiệp vụ.
Thứ hai: Các quy định về cơ chế giám sát các thủ tục đánh giá rủi ro và vốn tự có thích ứng của mỗi ngân hàng.
Thứ ba: Yêu cầu công bố rộng rãi thông tin tài chính của mỗi ngân hàng để bảo đảm tính kỷ luật của thị trường.
Các quy tắc để giám sát và quản trị ngân hàng theo Basel II:
Các ngân hàng cần phải thiết lập một quy trình đánh giá mức độ vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng cùng với một chiến lược duy trì mức vốn của mình.
Các cơ quan quản lý phải liên tục xem xét và đánh giá hệ thống xác định vốn an toàn của các ngân hàng, cũng như khả năng giám sát tuân thủ của họ đối với các quy định về vốn tối thiểu. Các cơ quan giám sát cũng cần có các biện pháp can thiệp thích đáng nếu như họ không hài lòng về kết quả đánh giá.
Các cơ quan quản lý phải yêu cầu và có khả năng buộc các ngân hàng hoạt động với số vốn cao hơn mức an toàn vốn tối thiểu.
Những nguyên tắc của Ủy ban Basel (2009) trong vấn đề quản lý thanh khoản:
- Nguyên tắc 1: Mội ngân hàng cần thống nhất về một chiến lược quản lý thanh khoản hàng ngày. Chiến lược này phải được truyền tải trong toàn hệ thống.
- Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị của một ngân hàng phải là cơ quan kiểm duyệt chiến lược và các chính sách liên quan đến quản lý khả năng thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị cũng cần đảm bảo là những cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng thực hiện những biện pháp cần thiết để theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản.
- Nguyên tắc 3: Mỗi ngân hàng cần có một cơ cấu quản lý để thực hiện có hiệu quả chiến lược về khả năng thanh khoản. Cơ cấu này cần sự tham gia thường xuyên và đầy đủ của các thành viên nhóm cán bộ quản lý cấp cao.
- Nguyên tắc 4: Một ngân hàng cần có một hệ thống thông tin đầy đủ cho việc đo lường, theo dõi, kiểm soát, đánh giá và báo cáo rủi ro thanh khoản. Các báo cáo cần được cung cấp kịp thời cho hội đồng quản trị, các cán bộ quản lý cấp cao và các cán bộ có thẩm quyền khác.
- Nguyên tắc 5: Mỗi ngân hàng cần xây dựng một quy trình cho việc theo dõi và đo lường liên tục nhu cầu cấp vốn ròng.
- Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần phân tích khả năng thanh khoản sử dụng nhiều tình huống dạng “nếu thì”.
- Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần xem xét một cách thường xuyên những giả thiết được sử dụng trong quản lý thanh khoản để xác định xem giả thiết đó có còn giá trị nữa hay không.
- Nguyên tắc 8: Mỗi ngân hàng cần xem xét định kỳ các nỗ lực của mình trong việc xây dựng và duy trì quan hệ với những người nắm giữ tài sản nợ, để đa dạng hóa các tài sản nợ và đảm bảo bán được các tài sản có của mình.
- Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có kế hoạch dự phòng bao gồm chiến lược xử lý các vấn đề về khả năng thanh khoảnvà quy trình xử lý sự suy giảm luồng tiền trong những tình huống khẩn cấp.
- Nguyên tắc 10: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống đo lường, theo dõi và kiểm soát khả năng thanh khoản đối với các loại ngoại tệ mạnh mà ngân hàng có hoạt động. Ngoài việc đánh giá tính thanh khoản chung cho tất cả các ngoại tệ và các chênh lệch có thể chấp nhận được kết hợp với các cam kết về nội tệ, các ngân hàng cũng cần phân tích riêng rẽ chiến lược của mình đối với từng loại đồng tiền.
- Nguyên tắc 11: Dựa trên những phân tích thực hiện theo nguyên tắc 10, khi cần thiết các ngân hàng cần xác định và xem xét thường xuyên trong một khoảng thời
gian nhất định các giới hạn về quy mô sự chênh lệch các dòng tiền đối với toàn bộ các ngoại tệ và với từng ngoại tệ riêng lẻ mà ngân hàng có hoạt động.
- Nguyên tắc 12: Mỗi ngân hàng cần có một hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp cho quy trình quản lý rủi ro về khả năng thanh khoản. Một thành phần cơ sở của hệ thống kiểm soát nội bộ là việc đánh giá và xem xét một cách độc lập tính hiệu quả của hệ thống và đảm bảo là việc kiểm soát nội bộ được tăng cường hoặc chỉnh sửa khi cần thiết. Kết quả của những đánh giá này cần được cung cấp cho các cơ quan giám sát.
- Nguyên tắc 13: Mỗi ngân hàng cần có một cơ chế đảm bảo một mức độ hợp lý về việc công khai thông tin về ngân hàng để đảm bảo uy tín của ngân hàng trong mắt công chúng.
- Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát cần thực hiện việc đánh giá các chiến lược, chính sách của ngân hàng có liên quan đến công tác quản lý khả năng thanh khoản một cách độc lập. Các cơ quan giám sát cần yêu cầu các ngân hàng phải có một hệ thống hiệu quả để đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro thanh khoản. Các cơ quan giám sát cũng cần được cung cấp các thông tin từ các ngân hàng một cách đầy đủ và kịp thời để đánh giá mức độ rủi ro thanh khoản và đảm bảo là ngân hàng có các kế hoạch dự phòng về khả năng thanh khoản đầy đủ.
Hiện nay, Ủy ban Basel đã thông qua biên bản thứ ba về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.
2.5.3.Các yêu cầu của Basel III
Hệ số CAR vẫn giữ nguyên ở mức 8%.
Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.
Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%.
Riêng đối với công tác quản lý thanh khoản cuả các ngân hàng thương mại, Ủy ban Basel đã mở rộng cách hiểu về cách thức ngân hàng thương mại quản lý khả năng thanh khoản trên cơ cở bù trừ các giao dịch nội bộ trong phạm vi toàn cầu.Những tiến bộ về khả năng tài chính và công nghệ cho phép các ngân hàng thương mại có nhiều phương pháp để cấp vốn cho các hoạt động của mình và quản lý thanh khoản.
Basel III yêu cầu hai tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc huy đông thanh khoản: tỷ lệ đảm bảo thanh khoản, nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi trong ngắn hạn của thanh khoản ngân hàng bằng cách bù đắp bởi tài sản có tính lỏng cao như tiền và tương đương tiền trong một kịch bản khủng khoảng diễn ra trong một tháng, và tỷ lệ huy động cố định ròng, nhằm đảm bảo khả năng phục hồi qua một giai đoạn dài bằng việc cân đối tài sản dài hạn với nguồn huy động cố định trong thời gian hơn một năm.(Deléchat, 2012)
2.6.Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
Trong gần hai thập kỷ qua, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản tại các phạm vi nghiên cứu khác nhau, trong những giả định khác nhau nhằm phục vụ mục đích quan sát riêng. Tuy nhiên, có thể thấy đa phần các tác giả đã phân chia nhóm các nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản thành những yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô và những yếu tố thuộc về đặc trưng của ngân hàng.
2.6.1.Các công trình nghiên cứu quốc tế
Bài nghiên cứu của Valla & Saes-Escobiac (2006): Bank Liquidity and Financial Stability khảo sát các ngân hàng tại Pháp trong giai đoạn 1993 – 2005 và tìm thấy các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến thanh khoản của ngân hàng gồm: lợi nhuận ngân hàng, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tăng trưởng kinh tế và lãi suất ngắn hạn. Bằng việc quan sát tài sản giấy tờ có giá trong danh mục tài sản thanh khoản của ngân hàng, sự thay đổi giá trị ròng của chúng trong quá trình các ngân hàng mua và bán giấy tờ có giá, tác giả đưa ra các kết luận về tài sản thanh khoản của ngân hàng.
Thứ nhất trong xu hướng các ngân hàng đang mở rộng thanh khoản, thì dòng đầu tư vào giấy tờ có giá thể hiện sự gia tăng hay giảm đi của thanh khoản. Thứ hai, chu kỳ của dòng đầu tư này biến đổi qua mỗi 6 tháng. Thứ ba, các cú sốc khả quan về doanh thu ảnh hưởng tích cực đến dòng đầu tư vào tài sản thanh khoản. Tính thanh khoản phản ứng lại với giá tài sản và chính sách tiền tệ với động cơ của ngân hàng là vừa đối phó với rủi ro lãi suất và vừa tạo lợi nhuận. Ngân hàng một mặt nắm giữ tài sản thanh khoản để đảm bảo tài chính cho hoạt động thường nhật, một mặt tạo tối da hóa thu nhập.
Bài nghiên cứu của Shen (2009): Bank Liquidity Risk and Performance sử dụng một phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản thay thế ngoài các tỷ lệ thanh khoản thường được sử dụng và tìm hiểu nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản (mô hình nguyên ngân rủi ro thanh khoản) sử dụng dữ liệu bảng không cân đối của các ngân hàng thương mại ở 12 quốc gia có nền kinh tế phát triển trong giai đoạn 1994-2006. Tác giả sử dụng phương pháp hồi qui với biến công cụ 2SLS để đo lường mô hình về rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt động, đo lường rủi ro thanh khoản bằng khe hở tài trợ đề xuất bởi Saunders & Cornett (2006).
Bài nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân của rủi ro thanh khoản bao gồm những thành phần của tài sản thanh khoản và sự phụ thuộc vào huy động vốn bên ngoài, những yếu tố về thể chế và chính sách và những yếu tố từ kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, rủi ro thanh khoản cũng làm giảm lợi nhuận ngân hàng (qua thu nhập trên tài sản bình quân và thu nhập trên vốn chủ sở hữu bình quân) bởi chi phí huy động cao, nhưng lại làm gia tăng biên độ lợi nhuận ròng.
Trong mô hình phân tích nguyên nhân của rủi ro thanh khoản, các tác giả chia các nhân tố thành những nhân tố thuộc về ngân hàng, những nhân tố điều hành giám sát và những nhân tố thuộc kinh tế vĩ mô. Những ngân hàng phụ thuộc nhiều vào thị trường tiền tệ ngắn hạn hoặc thị trường mua lại cổ phiếu sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản trong tương lai.