Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 2

3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học môn Tiếng Anh

cho giáo viên theo tiếp cận năng lực học sinh 90

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tiếng Anh và học tập môn Tiếng Anh của học sinh theo tiếp cận năng

lực học sinh 94

3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường học tập môn Tiếng Anh theo tiếp

cận năng lực học sinh 98

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 102

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT

Trà Lĩnh - Tỉnh Cao Bằng 103

3.4.1. Mục đích khảo sát 103

3.4.2. Phương pháp khảo sát 103

3.4.3. Đối tượng khảo sát 103

3.4.4. Kết quả khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của của các biện pháp

đã đề xuất 104

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

1. Kết luận 107

2. Khuyến nghị 108

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110

vii

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



BGH

Ban Giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lý

CSVC

Cơ sở vật chất

DH

Dạy học

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

GDPT

Giáo dục phổ thông

HS

Học sinh

NCBH

Nghiên cứu bài học

PPDH

Phương pháp dạy học

QLDH

Quản lý dạy học

QLGD

Quản lý giáo dục

SHCM

Sinh hoạt chuyên môn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng - 2

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng dạy học môn Tiếng Anh và quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh 47

Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quản

lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh 48

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện nội dung dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh 48

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng sử dụng phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng 50

Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện các hình thức 52

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng khai thác sử dụng phương tiện dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 54

Bảng 2.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Anh

ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng 56

Bảng 2.8. Thực trạng xây dựng kế hoạch dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh 57

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 60

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức xây dựng và thực hiện nề nếp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 62

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 64

Bảng 2.12. Thực trạng chỉ đạo đổi mới hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 66

Bảng 2.13. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực 68

Bảng 2.14. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến QL hoạt động DH tiếng Anh thuộc về Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 69

Bảng 2.15. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý dạy học môn Tiếng Anh 73

Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm 103

Bảng 3.2. Tiêu chí và thang đánh giá 104

Bảng 3.3. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh 104

Bảng 34. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản

vi

lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh 106


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 2.1. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông theo tiếp cận năng

lực học sinh 75

Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Anh

theo tiếp cận năng lực người học 105

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

1.1. Bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đang từng bước hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, do đó đòi hỏi giáo dục - đào tạo cần có sự đổi mới về mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học nhằm tạo ra những công dân toàn cầu có khả năng hội nhập sâu, rộng. Chìa khóa giúp công dân Việt Nam có thể hội nhập đó là năng lực chuyên môn và năng lực tiếng Anh, cả hai năng lực đó đều được hình thành, phát triển ngay từ khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. Để đạt được mục tiêu trên, ngoài việc dạy các môn văn hóa cơ bản, các trường phổ thông cần quan tâm đến việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.

Chất lượng và hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh trong các trường THPT phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và năng lực dạy học của giáo viên, động cơ, ý thức thái độ học tập của học sinh trong quá trình dạy học Tiếng Anh. Đồng thời phụ thuộc vào cơ chế tổ chức quản lý của nhà trường THPT.

Để dạy học môn Tiếng Anh hiệu quả, giáo viên và nhà trường có nhiều cách tiếp cận trong đó tiếp cận năng lực là cách tiếp cận giúp học sinh đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng sau khi kết thúc chương trình môn học Tiếng Anh trong nhà trường THPT.

Đứng trước những yêu cầu nêu trên, trong những năm qua Bộ Giáo dục - Đào tạo đã triển khai đề án 2020 nhằm nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên cơ sở giáo dục nói chung và nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giảng viên, giáo viên dạy Tiếng Anh nói riêng bằng nhiều hình thức khác nhau như: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên Tiếng Anh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Tiếng Anh và đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Tiếng Anh. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện còn bộ lộc những hạn chế.

Mục tiêu dạy học môn ngoại ngữ là cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản hệ thống về môn tiếng Anh, sao cho học sinh có thể ứng dụng

tiếng Anh như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới dạng nghe, nói, đọc, viết. Có thể hiểu khái quát về đất nước và con người, nền văn hóa và ngôn ngữ của các nước nói tiếng Anh, biết tự hào, yêu quý và tôn trọng nền văn hóa cơ bản của bộ môn này. Bởi vậy, đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh là năng lực giao tiếp, năng lực ứng xử bằng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Trong những năm qua, việc tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT Trà Lĩnh đã có đổi mới về cách dạy và cách học, đổi mới kiểm tra, đánh giá. Song kết quả thu được vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi, thực trạng dạy - học ngoại ngữ còn nhiều bất cập, việc tổ chức dạy học môn tiếng Anh còn tồn tại chưa phù hợp, nhiều giáo viên vẫn theo cách dạy học truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước. Cách tổ chức hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn tiếng Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa thực sự đáp ứng mục tiêu đào tạo của cấp THPT trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì vậy, đánh giá đúng thực trạng dạy học tiếng Anh ở các trường THPT Trà Lĩnh nhằm đề ra các giải pháp quản lý hoạt động dạy học đồng bộ có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cần thiết, thiết thực.

Thực tế ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng công tác quản lý dạy học Tiếng Anh còn bộc lộ các hạn chế bất cập trong việc tổ chức hoạt động dạy và học, trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh... chưa nhấn mạnh nhiều đến học sinh làm trung tâm, làm giảm thiểu hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường và chưa phát triển được hết năng lực của học sinh.

Trong lĩnh vực quản lý giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý dạy học nói chung, nhưng nghiên cứu quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực học sinh, đặc biệt ở huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng còn chưa được nghiên cứu...

Xuất phát từ các lý do trên, đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng” được lựa chọn nghiên cứu đã xác định được điểm mới và góp phần nâng cao chất

lượng dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường và phát triển năng lực học tập của học sinh.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Quản lý dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng đã được quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên, trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay vẫn còn bộc lộ các hạn chế bất cập, chưa phát huy được hết năng lực của học sinh. Nếu đề xuất và áp dụng biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và đặc điểm học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh, phát triển năng lực cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học môn Tiếng Anh tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT.

- Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

- Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh theo hướng tiếp cận năng lực học sinh ở các trường THPT Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/06/2023