Thống Kê Mô Tả Các Biến Bảng 4.2. Thống Kê Mô Tả Các Biến ‌


Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ bởi Ngân hàng nhà nước, đặc biệt là đối với nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy từ sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ vào 2008, tỷ lệ nợ xấu được xiết chặt về dưới 3%.


CHƯƠNG 4 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌


4.1.Phương pháp và phạm vi thu thập mẫu‌


Trước đó, có rất nhiều các bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ thanh khoản để đo lường rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, Poorman & Blake (2005) đã chỉ ra rằng các tỷ lệ này là không đủ và cũng không đưa ra được giải pháp để đối phó với rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, các ngân hàng cần phát triển một cái nhìn mới về đo lường khả năng thanh khoản. Đã có nhiều phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản bên cạnh các tỷ lệ thanh khoản truyền thống. Trong đó, Saunders & Cornett (2006) đã đề xuất một cách đo lường rủi ro thanh khoản là khe hở tài trợ, tức tỷ lệ của hiệu tổng cấp tín dụng và tổng vốn huy động trên tổng tài sản của ngân hàng. Trong hoạt động ngân hàng, nhà quản trị sẽ quan tâm đến số dư bình quân của các ký thác lõi và số dư bình quân của các khoản tín dụng. Khi phần lớn tài sản được tài trợ bởi các khoản ký thác mà đa phần là các khoản tiền gửi vãng lai có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất cứ lúc nào tạo ra khe hở thanh khoản, dẫn đến rủi ro thanh khoản (Arif A. & Anees A.N., 2012). Các khoản cho vay thông thường có tính thanh khoản thấp nên những khoản rút tiền lớn bất ngờ có thể khiến ngân hàng bị mất thanh khoản (Bonin et al, 2008). Khe hở tài trợ là khoảng chênh lệch giữa bình quân của những khoản cho vay và những khoản ký thác lõi.

Bài nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 4 ngân hàng thương mại nhà nước là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Các quan sát được thực hiện từ 2003 đến 2015. Dữ liệu thuộc về đặc tính ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán cùng với dữ liệu từ BankScope. Các dữ liệu thuộc về nền kinh tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế và thay đổi trong lạm phát lấy từ dữ liệu của World Bank.


4.2.Mô hình hồi quy‌


FGAP =+ + + + + +

+ +


Trong đó:


Biến phụ thuộc: FGAP = (Tổng cho vay – Tổng huy động)/Tổng tài sản


FGAP chính là khe hở tài trợ đo lường khả năng cung cấp thanh khoản của ngân hàng.

Bảng 4.1: Mô tả các biến độc lập trong mô hình


Biến độc lập

Ý nghĩa

Cách đo lường

Kỳ vọng


SIZE


Quy mô ngân hàng

Logarith Neper của tổng tài sản


-


CAP

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Tổng vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản


-


ROE

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu


Lợi nhuận/ Vốn chủ sở hữu


-


LDR

Tỷ lệ cho vay trên huy động

Tổng cho vay/ Tổng tiền gửi ngắn hạn


+


LLR

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng cho vay


+

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

Tổng nợ xấu/ Tổng cho vay

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - 8




GDP

Tăng trưởng kinh tế

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP


+


INF


Lạm phát

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của lạm phát


+

- SIZE: Quy mô ngân hàng được xác định bằng tổng giá trị tài sản của ngân hàng. Để làm đơn giản và phù hợp hơn với mô hình, giá trị tổng tài sản sẽ được tính logarith nepe làm giá trị quan sát trong mô hình.Quy mô ngân hàng được kỳ vọng có quan hệ nghịch biến với rủi ro thanh khoản bởi ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng gặp ít rủi ro hơn.

- CAP: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản nhằm xác định khả năng phòng thủ của ngân hàng trong những trường hợp xảy ra nguy cơ từ rủi ro trong hoạt động, bao gồm rủi ro thanh khoản. Vốn chủ sở hữu càng cao thì ngân hàng càng có khả năng chống đỡ trong trường hợp rủi ro tăng cao, do đó có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro thanh khoản.

- ROE: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng sinh lợi của ngân hàng. Nếu ngân hàng đang trong điều kiện hoạt động tốt, khả năng sinh lợi cao thì sẽ gặp ít rủi ro thanh khoản hơn bởi họ có khả năng cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản một cách nhanh chóng. Do đó, mối quan hệ giữa hai biến được dự đoán là nghịch biến.

- LDR: Tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi ngắn hạn cao sẽ có rủi ro thanh khoản cao. Khi ngân hàng sử dụng các khoản huy động ngắn hạn để tài trợ cho các khoản vay - trong đó có cả các khoản trung, dài hạn thì ngân hàng cần đảm bảo cân bằng được nguồn cung thanh khoản trong ngắn hạn để đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả vốn và lãi cho các khoản huy động ngắn hạn đó. Tồn tại một tỷ lệ các khoản huy động ngắn hạn được ký thác tại ngân hàng trong thời hạn dài hơn kỳ đáo hạn của nó (ký thác lõi) mà ngân hàng theo kinh nghiệm sẽ dùng để cho vay trung và dài hạn. Trong


điều kiện thông thường, tỷ lệ này được khống chế dưới 30% nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng.

- LLR: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là lượng dự phòng rủi ro mất vốn so với lượng cấp tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ này cao cho thấy rủi ro tín dụng hiện thời của ngân hàng cao (khả năng thu hồi nợ vay đang bị đánh giá thấp) gây ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, tức rủi ro thanh khoản sẽ cao. Do đó, tham số thể hiện mối quan hê kỳ vọng mang dấu âm.

- NPL: Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn trên tổng khối lượng cho vay, cũng cho thấy khẩu vị rủi ro của ngân hàng, khả năng kiểm soát vốn, khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Việc tỷ lệ này cao có thể gia tăng khả năng mất vốn của ngân hàng, từ đó làm gia tăng rủi ro thanh khoản. Mối quan hệ được kỳ vọng là nghịch chiều.

- GDP: Tốc độ gia tăng tài sản quốc nội của quốc gia (không phải tổng khối lượng sản phẩm quốc nội), là một trong hai biến mô tả tình trạng nền kinh tế, được kỳ vọng tác động nghịch chiều với rủi ro thanh khoản. Bởi trong điều kiện tăng trưởng kinh tế đang gia tăng, ngân hàng tích cực cung vốn ra nền kinh tế và giảm dự trữ thanh khoản, sẽ làm rủi ro thanh khoản của ngân hàng gia tăng.

- INF: Tỷ lệ lạm phát, biến còn lại thể hiện nền kinh tế, được tính bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá CPI.Biến này cũng được kỳ vọng tác động cùng chiều với rủi ro thanh khoản. Bởi khi lạm phát gia tăng, nguồn vốn huy động giảm và hoạt động cho vay lại tăng lên trong khi ngân hàng phải tăng chi phí lãi nhằm thu hút vốn huy động đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng khác. Điều này làm gia tăng rủi ro thanh khoản của ngân hàng.


4.3.Thống kê mô tả các biến Bảng 4.2. Thống kê mô tả các biến

Variable

Obs

Mean

Std. Dev

Min

Max

FGAP

44

-.1438514

.111598

-.3638657

.1047725

SIZE

44

12.48432

.6405244

11.30081

13.45269

CAP

44

5.364545

1.998835

.78

10.06

ROE

44

18.57227

19.52067

-14.03

113.98

LDR

44

74.92205

12.88879

45.13

92.15

LLR

43

2.942326

1.852163

.01

7.19

NPL

44

4.487857

5.096137

.61

27.91

GDP

44

6.351818

.8225408

5.25

7.55

INF

44

10.83909

5.763444

3.66

22.67

(Nguồn: Tính toán của tác giả)


Biến phụ thuộc khe hở tài trợ FGAP có giá trị trung bình mang dấu âm, bởi đa số các giá trị quan sát được là giá trị âm, ngoại trừ FGAP của BIDV luôn có giá trị lớn hơn 0 trong giai đoạn 2003-2008. Giá trị thấp nhất là -0.3638 và cao nhất là 0.1048.

Quy mô là tổng tài sản được logarith tự nhiên mang giá trị trung bình 12.4843, giá trị cao nhất là 13.4527 và giá trị thấp nhất là 11.3008.Các giá trị này như vậy là khá cao thể hiện lượng tài sản lớn của các ngân hàng thương mại nhà nước – so với các ngân hàng thương mại còn lại.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thấp nhất là 0.78 và cao nhất là 10.06, giá trị trung bình là 5.3645.


Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản của các ngân hàng biến đổi không đồng đều qua các thời kỳ, như giá trị cao nhất là 113.98 tại Agribank năm 2003 và tiếp tục, trong khi có giá trị thấp nhất là -14.03 tại 2009 vẫn tại Agribank. Các giá trị quan sát còn lại biến đổi quanh giá trị trung bình 18.5723.

Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy động ngắn hạn LDR nhìn chung có giá trị khá cao, đạt cao nhất là 92.15% tại BIDV vào năm 2011. Tuy nhiên tỷ lệ này ở Vietcombank lại không cao trong suốt giai đoạn quan sát, năm 2006 xuống còn 45.13% và cao nhất cũng chỉ đạt 67.35%.

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng cấp tín dụng thấp nhất là 0.01% tại Vietinbank- nhìn chung Vietinbank duy trì tỷ lệ này thấp hơn hẳn các ngân hàng còn lại, và cao nhất lên 7.19% tại BIDV trong giai đoạn đầu của thời gian quan sát, luôn trên mức 7% trong 3 năm 2003-2005.

Tỷ lệ nợ xấu trên tồng cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam trung bình là 4.4879%, thấp nhất đạt 0.61% trong khi cao nhất lên đến 27.91%. Các ngân hàng có xu hướng giảm dần tỷ lệ này về dưới 3%, trong đó Vietinbank có thể duy trì tỷ lệ này dưới 2% từ năm 2004 đến 2014.

Tốc độ thay đổi GDP dao động trong khoảng 5.25% và 7.55% với giá trị trung bình 6.3518%.

Tỷ lệ thay đổi chỉ số CPI thể hiện biến lạm phát có nhiều biến động khi giá trị cao nhất là 22.67% trong khi giá trị nhỏ nhất là 3.66%.giá trị trung bình là 10.839%.


4.4.Kết quả nghiên cứu‌


4.4.1.Ước lượng phương trình hồi qui với Pooled OLS‌


Source

SS

df

MS

Model

.191880292

8

.023985037

Residual

.341917867

33

.010361147

Total

.533798159

41

.013019467

Number of obs = 42

F( 8, 33) = 2.31

Prob > F = 0.0430

R-squared

=

0.3595

Adj R-squared

=

0.2042

Root MSE

=

.10179


fgap

Coef.

Std. Err.

t

P>|t|

[95% Conf.

Interval]

size

-.0280709

.0451397

-0.62

0.538

-.1199084

.0637667

cap

.0035564

.0144851

0.25

0.808

-.0259137

.0330265

roe

-.0010348

.0013717

-0.75

0.456

-.0038255

.0017559

ldr

.0042892

.0018118

2.37

0.024

.0006031

.0079753

llr

.0197605

.0122965

1.61

0.118

-.005257

.044778

npl

-.0008214

.0047981

-0.17

0.865

-.0105832

.0089405

gdp

.0171352

.031643

0.54

0.592

-.0472429

.0815133

inf

-.0004469

.0028495

-0.16

0.876

-.0062441

.0053504

_cons

-.2722932

.6433848

-0.42

0.675

-1.581269

1.036683


Giá trị R2 là 0.3595 (35.95%) và R2 điều chỉnh là 0.2042 (20.42%) cho thấy mức ý nghĩa của mô hình là không cao. Tuy nhiên, giá trị p value cho ước lượng của phương trình hồi qui cho thấy có thể chấp nhận ước lượng này tại mức ý nghĩa 5% (Prob > F = 0.0430).

Trong số tổng 8 biến được kỳ vọng có tác động đến biến phụ thuộc, mô hình Pooled OLS cho kết quả chỉ có biến LDR là có tác động có ý nghĩa thống kê đến FGAP tại mức ý nghĩa 5% (p value = 0.024).

Các biến CAP, NPL và INF có tác động trái với kỳ vọng. Tuy nhiên, các tác động này không đủ mức ý nghĩa thống kê, do đó không xét tiếp trong mô hình.

Xem tất cả 80 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí