Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ


Hình 2.1. Khung phân tích các yếu tố cơ bản tác động đến CTGD hộ gia đình 17 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 21

Đồ thị 3.1. Cơ cấu dân tộc chủ hộ 24

Đồ thị 3.2. Số hộ có thành viên đi học 26


Chương 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Có thể thấy rằng giáo dục có một vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của một quốc gia, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Trải qua bao thập kỷ Đảng và Nhà nước ta cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, Đảng và Nhà nước ta nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã luôn chú trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Việc làm cụ thể là đã tăng mạnh ngân sách chi cho giáo dục về cơ sở vật chất, nâng cao đội ngũ và chất lượng giáo viên, đặc biệt là các khoản chi cho giáo dục đối với nhóm có hoàn cảnh đặc biệt. Hàng năm thành phố đầu tư 25% ngân sách cho phát triển giáo dục (Chia sẻ của Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Đoàn công tác Trung ương ngày 07/8/2018 về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo). Từ đó thấy rằng vai trò của nhà nước đối với giáo dục là rất lớn. Song để giáo dục phát triển tốt nhất, toàn diện nhất, tôi nghĩ vai trò của gia đình đối với vấn đề giáo dục không nhỏ. Sự quan tâm đến việc giáo dục con cái trong gia đình thể hiện qua việc chi tiêu cho giáo dục của hộ.

Đến thời điểm này đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khuyến khích các hộ gia đình đầu tư hợp lý vào giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của nước ta. Theo tác giả Trần Thanh Sơn (2012) nghiên cứu ở vùng Đông Nam Bộ, kết quả cho thấy rằng tổng chi tiêu của hộ gia đình là yếu tố có tác động rõ nhất tới chi tiêu giáo dục, các yếu tố trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ, nơi sinh sống cũng có ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ và gia đình nào càng nhận được sự hỗ trợ về giáo dục thì chi tiêu giáo dục càng tăng. Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014) phân tích những yếu tố tác động đến chi tiêu giáo dục ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long cho

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2


thấy tuổi, trình độ cao nhất của chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, tình trạng học thêm, số nam và nữ đi học của hộ cũng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Nghiên cứu của Phan Ka Luốt (2017) đánh giá tác động đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình Việt Nam, kết quả cho thấy tuổi, học vấn cao nhất, dân tộc, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, nơi sinh sống, tổng số người trong hộ và nhóm các đặc điểm chi tiêu của hộ đều có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ,….

Tuy nhiên ngoài những yếu tố: tổng thu nhập, tổng chi tiêu của hộ, độ tuổi, trình độ học vấn, dân tộc của chủ hộ,… mà các nghiên cứu trước đã đưa vào mô hình, bản thân tôi nhận thấy yếu tố ý thức của chủ hộ về giáo dục có tác động rất lớn đến chi tiêu giáo dục của hộ. Nên nếu được đưa thêm yếu tố ý thức về giáo dục con cái của chủ hộ vào mô hình, từ đó sẽ có cơ sở khoa học để tuyên truyền nâng cao ý thức giáo dục của chủ hộ. Một khi người chủ gia đình có ý thức đầu tư giáo dục cho con em mình thì cá nhân người học thông qua việc tiếp nhận giáo dục thu được những lợi ích về vật chất và tinh thần cho bản thân trong hiện tại và tương lai; nâng cao năng suất lao động, gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho xã hội, đồng thời làm cho đời sống văn hóa tinh thần, chính trị,.. của xã hội không ngừng được nâng cao. Vì vậy tôi chọn đề tài “Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”


1.2. Mục tiêu nghiên cứu:

1.2.1. Mục tiêu chung:

Đề tài xác định một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục (viết tắt là CTGD) của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là TP HCM). Từ đó sẽ đề xuất một vài kiến nghị về chính sách để khuyến khích các hộ gia đình chú trọng hơn nữa đầu tư vào giáo dục một cách hợp lý, góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao tỷ lệ người dân được đào tạo chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ, cải thiện nguồn nhân lực của nước ta.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

Một là đánh giá thực trạng chi tiêu giáo dục của các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;

Hai là xác định một số yếu tố cơ bản có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình ở thành phố Hồ Chí Minh;


Ba là đề xuất một số kiến nghị hàm ý chính sách nhằm giúp các hộ gia đình đầu tư hợp lý hiệu quả chi tiêu cho học tập của hộ gia đình thành phố Hồ Chí Minh cũng như hộ gia đình ở Việt Nam.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của các hộ dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2014.

- Không gian: Các hộ dân có chi tiêu giáo dục trên địa bàn thành phố Hồ Chí

Minh.

- Dữ liệu nghiên cứu: Sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp của cuộc điều tra Khảo sát

mức sống (viết tắt là KSMS) hộ dân cư thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 do Tổng cục Thống kê (viết tắt là TCTK) Việt Nam thực hiện.


1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

Từ kết quả nghiên cứu biết được yếu tố nào tác động, mức độ tác động của mỗi yếu tố đến chi tiêu giáo dục của các hộ dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tham mưu cho chính quyền các cấp để đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các hộ dân cư có chi tiêu giáo dục hợp lý, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục cũng như chất lượng nguồn nhân lực của nước ta.

1.5. Cấu trúc luận văn:

Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu: gồm lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, kết cấu luận văn.

Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày các khái niệm về hộ gia đình, chủ hộ, tổng thu nhập của hộ, chi tiêu giáo dục của hộ, các lý thuyết và nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, khung phân tích nghiên cứu.

Chương 3. Mô hình và phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình lý thuyết và mô hình đề xuất nghiên cứu, nguồn dữ liệu được sử dụng nghiên cứu.


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Bằng phương pháp thống kê mô tả đánh giá thực trạng CTGD của hộ dân cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sử dụng mô hình hồi quy OLS phân tích xác định các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư.

Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách: Chương này trình bày định hướng phát triển giáo dục của thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất hàm ý chính sách, nêu hạn chế của đề tài, hướng cho nghiên cứu tiếp theo và kết luận.


Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1. Một số định nghĩa, khái niệm:

2.1.1. Hộ gia đình


Khái niệm hộ gia đình theo Điều tra KSMS hộ dân cư của TCTK Việt Nam: Hộ gia đình gồm một người ăn riêng ở riêng một mình hoặc một số người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ hơn 6 tháng trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi. Những người được coi là thành viên của hộ phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

(1) Cùng ăn, ở chung từ hơn 6 tháng trong 12 tháng qua; và


(2) Có quỹ thu chi chung, nghĩa là tất cả nguồn thu nhập của mỗi người phải nộp vào quỹ tài chính chung của hộ và mọi khoản tiêu dùng của họ đều được lấy ra từ quỹ chung đó.

Theo báo cáo của Ủy ban châu Âu (2010) về điều tra chi tiêu giáo dục, khái niệm hộ gia đình phải có đủ bốn đặc điểm cơ bản sau đây: Một là các thành viên trong hộ có cùng một địa chỉ ăn ở thường xuyên; Hai là các thành viên thống nhất trong chia sẻ các loại chi phí cần thiết để đảm bảo cuộc sống; Ba là phải có đóng góp chung phần thu nhập cũng như các loại tài sản tạo thành ngân sách chung của hộ; Bốn là phải có sự ràng buộc về mối quan hệ huyết thống hoặc tình cảm giữa các thành viên trong hộ gia đình.

Theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê, hộ gia đình là một đơn vị xã hội. Trong thống kê, hộ là đơn vị điều tra (thu thập thông tin), bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung. Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung; có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân; hoặc kết hợp cả hai.

Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

2.1.2. Chủ hộ

Trong điều tra mức sống hộ dân cư của Tổng cục Thống kê Việt Nam định nghĩa chủ hộ là người có vai trò quản lý, điều hành, quyết định hầu hết mọi công việc


của hộ. Chủ hộ thường là người có thu nhập nhiều nhất trong hộ, nắm được hầu hết các hoạt động kinh tế và thông tin của các thành viên khác trong hộ. Chủ hộ theo khái niệm có thể trùng hoặc không trùng với chủ hộ theo đăng ký hộ khẩu.

Theo Ủy ban châu Âu (2010), chủ hộ là người mà căn cứ vào đặc điểm cá nhân của họ, từ đó có thể phân loại và phân tích các thông tin thu thập được từ hộ gia đình do người đó làm chủ hộ. Chủ hộ có thể là người có thu nhập nhiều nhất trong hộ, chủ sở hữu căn nhà hoặc là người đàn ông lớn tuổi nhất trong hộ.

Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam (2005) chủ hộ là người đại diện cho hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Cha, mẹ hoặc một thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.

2.1.3. Thu nhập của hộ gia đình:


Theo KSMS hộ gia đình của TCTK Việt Nam, thu nhập của hộ là tất cả số tiền và giá trị vật chất quy ra thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên trong hộ nhận được trong một thời gian xác định, thường là 1 năm.

Thu nhập của hộ bao gồm:


- Toàn bộ nguồn thu từ tiền công, tiền lương;


- Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Toàn bộ nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất);

- Các nguồn thu khác được tính vào thu nhập của hộ như thu từ cho biếu, mừng, giúp, lãi tiết kiệm…

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

2.1.4. Chi tiêu giáo dục của hộ gia đình:


Theo KSMS hộ gia đình của TCTK Việt Nam, chi tiêu dùng của hộ dân cư bao gồm các khoản chi tiêu cho các nhu cầu ăn uống và không phải ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm. Chi tiêu của hộ dân cư trong kỳ không bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh, thuế sản xuất kinh doanh, gửi tiết kiệm, cho vay,


trả nợ, hoàn tạm ứng… và những khoản chi tương tự. Theo đó chi tiêu học tập là tổng số tiền và giá trị vật chất của hộ gia đình dùng để chi cho nhu cầu học tập cho các thành viên trong hộ trong một khoảng thời gian xác định.

Theo Ủy ban châu Âu (2010), chi tiêu cho học tập của hộ dân cư bao gồm ba

phần:


- (i) Chi phí trực tiếp: là các khoản chi học phí của học sinh, chi cho các nhà

cung cấp các khóa học nâng cao tay nghề và kỹ năng, chi mua sách vở và đồ dùng học tập, chi mua đồng phục, phí học thêm.

- (ii) Chi phí gián tiếp: là những khoản chi không nằm trong chi phí trực tiếp trong quá trình học, như phí sinh hoạt cho học sinh, phí đi lại, chi ăn uống cho người học nội trú – bán trú, chi mua đồ dùng, dụng cụ học tập phục vụ cho việc tự học, chi quà tặng cho những người không phải là thành viên của hộ gia đình vì mục đích học tập.

- (iii) Chi phí cơ hội được phản ánh qua những công việc hoặc các hoạt động nghỉ ngơi mà người học phải bỏ qua đề dành thời gian cho việc học tập.


2.2. Các lý thuyết liên quan:

2.2.1. Lý thuyết về hành vi tiêu dùng:


Theo lý thuyết tiêu dùng của Mas-collet và cộng sự (1995): Người tiêu dùng có quyết định chi tiêu mang tính chất duy lý. Trong điều kiện thu nhập của hộ gia đình có giới hạn thì người tiêu dùng sẽ lựa chọn rổ hàng hóa đảm bảo sao cho mức hữu dụng đạt được tối đa.

Max u(x) với p.x ≤ I

x = x (x1, x2, ….., xn): Rổ hàng hóa tiêu dùng; x1, x2,…, xn là các loại hàng hóa.

p = p (p1, p2, ……, pn): Giá của rồ hàng hóa tiêu dùng; p1, p2,…., pn là giá của các loại hàng hóa.

I: Ngân sách của người tiêu dùng.

Với mức giá của thị trường là p và ngân sách I cố định cho trước, tập hợp các lựa chọn của người tiêu dùng sẽ được viết lại dưới dạng sau: B (p,I) ={x thuộc Rn+; p.x

≤ I}, người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng hóa sao cho đạt mức thỏa dụng cao nhất.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí