7,18, %
Kinh
Hoa
92,82%
Đồ thị 3.1. Cơ cấu dân tộc của chủ hộ
Mỗi dân tộc có những đặc điểm, phong tục tập quán, quan điểm sống và nhận thức khác nhau. Do đó có sự khác biệt trong đời sống giữa các dân tộc, trong đó có chi tiêu cho học tập. Nghiên cứu của Đào Thị Yến Nhi (2013), Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nguyễn Lưu Trung (2017), Phan Ka Luốt (2017) đều cho thấy biến dân tộc có mối liên hệ với chi tiêu cho giáo dục của hộ, dân tộc của chủ hộ là Kinh hoặc Hoa thì chi tiêu cho giáo dục cao hơn các dân tộc khác. Trong nghiên cứu này tác giả kỳ vọng mức chi tiêu giáo dục của hộ dân tộc Kinh cao hơn dân tộc Hoa và các dân tộc khác.
3.2.3.4. Học vấn của chủ hộ
Trình độ cao nhất về học vấn của chủ hộ được thể hiện qua bằng cấp đạt được tại thời điểm thống kê số liệu. Hộ gia đình có chủ hộ đạt trình độ từ tốt nghiệp cấp trung học phổ thông trở lên có 91 hộ, chiếm 46,67%.
Nếu được giáo dục đào tạo bài bản thì người chủ gia đình sẽ nhận thức được vai trò, lợi ích mà giáo dục mang lại trong tương lai, từ đó sẽ mong muốn các thành viên trong hộ được học tập và sẽ quyết định đầu tư cho giáo dục phù hợp. Nghiên cứu của Trần Thanh Sơn (2012) cho thấy trình độ học vấn của chủ hộ có tác động tích cực với mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều. Đào Thị Yến Nhi (2013) cũng cho thấy trình độ học vấn có tương quan dương với chi tiêu giáo dục của hộ, chủ hộ có học vấn càng cao thì thu nhập của họ càng cao, khả năng chi tiêu học tập cho các thành viên đang học trung học của hộ được gia tăng hơn. Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2014), Nguyễn Minh Thuấn (2014), Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), Lê Thanh Tòng (2015),
Nguyễn Lưu Trung (2017), Phan Ka Luốt (2017) cũng đều cho thấy yếu tố học vấn cao nhất của chủ hộ có mối liên hệ với mức mức chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục.
3.2.3.5. Ý thức giáo dục của chủ hộ
Ý thức giáo dục của chủ hộ thể hiện ở việc nhận thức được vai trò, lợi ích của học tập đối với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội, từ đó chủ hộ luôn xác định và quyết tâm là sẽ đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn, kỳ vọng là con cái sẽ có được công việc tốt hơn và thu nhập cao hơn trong tương lai. Chủ hộ có ý thức về giáo dục là 111 hộ, chiếm 56,92% mẫu quan sát.
Khi người chủ hộ đã có ý thức giáo dục thì dù thu nhập của hộ nhiều hay ít, họ vẫn sẽ ưu tiên hơn phần thu nhập của hộ cho chi phí học tập cho các thành viên trong hộ. Trong nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng ý thức giáo dục của chủ hộ có mối liên hệ với mức chi tiêu giáo dục của hộ dân cư.
3.2.3.6. Thu nhập hộ gia đình
Thu nhập của hộ dân cư là tổng nguồn thu từ tiền công, tiền lương của các thành viên trong hộ, của tất cả các hoạt động kinh tế của hộ và các nguồn thu khác của hộ gia đình.
Nghiên cứu của Khổng Tiến Dũng và Phạm Lê Thông (2014), của Nguyễn Lưu Trung (2017) đều cho thấy thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu cho học tập, trong điều kiện không thay đổi các yếu tố khác thì khi thu nhập tăng thì chi tiêu cho giáo dục của hộ cũng tăng.
3.2.3.7. Khu vực sinh sống của hộ:
Trong mẫu quan sát thì hộ dân cư sống ở khu vực thành thị là chủ yếu, chiếm 88,20%. Theo Nguyễn Minh Thuấn (2014) thì chi tiêu giáo dục của hộ dân cư sống ở khu vực thành thị chi tiêu cho giáo dục cao hơn vùng nông thôn. Ở thành thị thành viên đi học của hộ có nhiều cơ hội tiếp cận với dịch vụ giáo dục phong phú đa dạng hơn và giá dịch vụ cũng cao hơn vùng nông thôn.
3.2.3.8. Số thành viên đi học của hộ:
Số thành viên đi học của hộ là số trẻ từ 3 đến 18 tuổi đang đi học và số thành viên trên 18 tuổi vẫn còn được gia đình chu cấp kinh phí để đi học. Mẫu nghiên cứu hộ gia đình có 1 trẻ đi học là nhiều nhất, chiếm 56,41%, 72 hộ có 2 trẻ đi học, chiếm 36,92%, còn lại là 12 hộ có 3 trẻ đi học và 1 hộ duy nhất có 4 trẻ đi học.
Đồ thị 3.2. Số hộ có thành viên đi học
Theo nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) thì số người đang đi học của hộ là yếu tố có tác động nhiều nhất đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ, có quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ gia đình có thêm một người đi học ở bất kỳ cấp học nào thì đều có xu hướng làm gia tăng mức chi tiêu của hộ cho giáo dục.
3.2.3.9. Học thêm:
Số hộ gia đình có thành viên đi học thêm 98 hộ, chiếm 50,25% và không có thành viên đi học thêm là 97 hộ, chiếm 49,75%. Kết quả thống kê cho thấy tỷ lệ hộ có thành viên đi học thêm và hộ không có thành viên đi học thêm là tương đương nhau.
Hiện nay thực trạng học thêm bồi dưỡng các môn học trong nhà trường diễn ra rất phổ biến ở nước ta, giúp học sinh củng cố và nâng cao hơn kiến thức. Đặc biệt tại thành phố lớn như Hồ Chí Minh, nơi mà dịch vụ giáo dục rất đa dạng phong phú. Học thêm có thể giúp trẻ củng cố, nâng cao kiến thức môn học, có thể rất quan trọng với trẻ nhưng lại làm gia tăng mức chi tiêu giáo dục của hộ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) cho thấy số trẻ đi học thêm có mối quan hệ cùng chiều với chi tiêu giáo dục, khi hộ có thêm trẻ đi học thêm thì chi tiêu giáo dục tăng.
3.2.3.10. Trợ cấp giáo dục:
Các khoản hỗ trợ cho giáo dục từ chính quyền các cấp, các tổ chức xã hội cho thành viên đang đi học của hộ như được miễn giảm học phí, học bỗng, hỗ trợ cho học sinh nghèo, có hoàn cảnh khó khăn,…. Mẫu nghiên cứu có 80 hộ được nhận các chính sách hỗ trợ từ chính quyền địa phương, chiếm 41,02% và 115 hộ không được nhận.
Theo Trần Thanh Sơn (2012) yếu tố chính sách liên quan đến giáo dục có ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục. Nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) cũng cho thấy các khoản hỗ trợ cho giáo dục cũng có mối quan hệ với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp của cuộc điều tra KSMS hộ dân cư Thành phố Hồ Chí Minh năm 2014 do TCTK Việt Nam thực hiện. Khảo sát mức sống 2014 là cuộc điều tra chọn mẫu, cả nước gồm 46.995 hộ (37.596 hộ được chọn thu thập thông tin bằng Phiếu số 1A-PVH/KSMS14, viết tắt là hộ thu nhập và 9.399 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1B-PVH/KSMS14, viết tắt là hộ thu nhập chi tiêu) được chọn từ 3.133 địa bàn của mẫu chủ. Dàn mẫu chủ được chọn từ dàn mẫu 15% của Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 được cập nhật khi tiến hành khảo sát. Mẫu khảo sát được thiết kế theo 2 bước: Bước 1 là chọn và phân bổ địa bàn khảo sát. Chọn 3.133 địa bàn khảo sát, gồm 883 địa bàn thành thị, 2.250 địa bàn nông thôn, trong đó 50% chọn lại từ các địa bàn đã được khảo sát trong khảo sát mức sống dân cư năm 2012 và 50% được chọn mới từ mẫu chủ. Địa bàn và mẫu khảo sát được phân bổ cho 4 kỳ để tổ chức thu thập số liệu vào tháng 3, 6, 9 và 12 năm 2014; Bước 2 là Chọn hộ khảo sát: Đối với địa bàn được chọn lại từ KSMS 2012 thì chọn tất cả 15 hộ đã được khảo sát năm 2012 trong các địa bàn này, đối với trường hợp hộ trong KSMS 2012 không còn trên địa bàn thì chọn hộ thay thế; Đối với địa bàn chọn mới thì chọn 20 hộ từ bảng kê danh sách các hộ của địa bàn được chọn (sau khi đã được cập nhật) theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Từ 20 hộ được chọn này, chọn 15 hộ chính thức (gồm 12 hộ thu nhập và 3 hộ thu nhập chi tiêu) và 5 hộ dự phòng.
Cuộc KSMS 2014 áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên đến gặp trực tiếp chủ hộ và những thành viên có liên quan trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn hộ.
Thành phố Hồ Chí Minh gồm 1.755 hộ (1.404 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1A-PVH/KSMS14 và 351 hộ được thu thập thông tin bằng Phiếu số 1B- PVH/KSMS14) được chọn từ 117 địa bàn mẫu chủ.
Những dữ liệu được tác giả trích xuất riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh và tương ứng với các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ dân cư
như đã trình bày ở khung phân tích. Cụ thể gồm 4 nhóm biến: (i) đặc điểm giáo dục của hộ (Số người đi học, học thêm); (ii) đặc điểm của hộ dân cư (thu nhập, khu vực sinh sống); (iii) đặc điểm nhân khẩu học của chủ hộ (học vấn, dân tộc, giới tính và ý thức giáo dục); (iv) tiếp cận chính sách hỗ trợ từ chính quyền các cấp và các tổ chức xã hội (trợ cấp giáo dục). Bộ dữ liệu 2014 của Thành phố Hồ Chí Minh được điều tra trên 117 xã/phường đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh với quy mô mẫu là 117 địa bàn với 351 hộ gia đình có cả thông tin thu nhập và chi tiêu. Sau khi trích lọc và loại trừ các hộ không có thông tin phù hợp thì nguồn dữ liệu còn 195 quan sát.
Bảng 3.2: Tóm tắt các biến lấy từ bộ dữ liệu VHLSS 2014
Tên trường | Tên biến | Giải thích | |
Ho1 | dantoc | dantocch | Dân tộc của chủ hộ |
Ho1 | ttnt | ttnt | Kh vực sinh sống |
Muc1A | matv, m1ac2 | gioitinhch | Giới tính của chủ hộ |
Mục 2A | m2ac2a, m2ac2b | hocvanch | Trình độ học vấn của chủ hộ |
Tác giả thu thập | ythucgd | Ý thức giáo dục của chủ hộ | |
Hộ 3 | thunhap | thunhap | Thu nhập của hộ |
Muc2A | m2ac4, m2ac5 | songdihoc | Số người đi học của hộ |
Muc2x | m2xc11h | hocthem | Tình trạng học thêm của hộ |
Muc2x | m2xc9, m2xc12 | trocapgd | Trợ cấp giáo dục của hộ |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Lý Thuyết Về Sự Tác Động Của Thu Nhập Đến Chi Tiêu:
- Mô Hình Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Mô Tả Chi Tiêu Cho Giáo Dục Theo Các Biến Của Mô Hình
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo.
- Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 8
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày quy trình và mô hình nghiên cứu. Từ các mô hình nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 09 biến độc lập là: học vấn chủ hộ, dân tộc chủ hộ, giới tính chủ hộ, ý thức giáo dục của chủ hộ, thu nhập, nơi thường trú của hộ, trợ cấp giáo dục, số thành viên đi học của hộ, học thêm ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình. Dữ liệu nghiên cứu của đề tài được lấy từ bộ dữ liệu của KSMS dân cư năm 2014 của TCTK Việt Nam, trích xuất cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng chi tiêu cho giáo dục tại Thành phố Hồ Chí Minh:
Tổng chi tiêu cho giáo dục, đào tạo bình quân một người đi học trong 12 tháng năm 2014 là 8.744 ngàn đồng, trong đó chi cho học phí là 3.727 ngàn đồng, chiếm 42,63%, chi cho học thêm chiếm 17%.
Bảng 4.1. Chi giáo dục bình quân 1 người đi học trong 12 tháng năm 2014
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chung | Chia theo các khoản chi | |||||||
Học phí,trái tuyến | Đóng góp cho trường, lớp | Quần áo, đồng phục | Sách giáo khoa | Dụng cụ học tập | Học thêm | Chi giáo dục khác | ||
Chung | 8,745 | 3,728 | 373 | 357 | 282 | 241 | 1,485 | 1,870 |
Thành thị - Nông thôn | ||||||||
Thành thị | 9,181 | 4,071 | 388 | 370 | 290 | 242 | 1,608 | 1,750 |
Nông thôn | 5,705 | 1,336 | 266 | 270 | 225 | 232 | 629 | 2,700 |
Giới tính | ||||||||
Nam | 9,009 | 4,201 | 375 | 373 | 304 | 241 | 1,425 | 1,985 |
Nữ | 8,489 | 3,270 | 371 | 342 | 260 | 242 | 1,543 | 1,757 |
5 nhóm thu nhập | ||||||||
Nhóm 1 | 3,884 | 1,584 | 314 | 312 | 161 | 221 | 566 | 692 |
Nhóm 2 | 5,970 | 2,529 | 400 | 390 | 282 | 208 | 1,070 | 1,100 |
Nhóm 3 | 6,449 | 2,555 | 341 | 277 | 277 | 242 | 1,013 | 1,657 |
Nhóm 4 | 9,783 | 4,560 | 340 | 342 | 256 | 232 | 1,573 | 2,360 |
Nhóm 5 | 16,955 | 7,161 | 448 | 448 | 404 | 300 | 3,047 | 3,433 |
Cấp học | ||||||||
Nhà trẻ- mẫu giáo | 7,192 | 4,893 | 300 | 220 | 29 | 60 | 336 | 1,439 |
Tiểu học | 4,078 | 131 | 377 | 349 | 208 | 277 | 1,129 | 1,592 |
Trung học cơ sở | 7,150 | 1,335 | 457 | 372 | 233 | 247 | 2,296 | 2,214 |
Trung học phổ thông | 11,647 | 4,125 | 486 | 467 | 303 | 264 | 3,425 | 1,956 |
Dạy nghề | 9,317 | 6,890 | 235 | 184 | 488 | 219 | 561 | 2,046 |
Đại học, cao đẳng | 15,341 | 11,518 | 204 | 401 | 621 | 305 | 15 | 2,175 |
Trên đại học | 38,199 | 30,889 | 184 | 0 | 1,465 | 186 | 0 | 2,957 |
Khác | 100,000 | 900 | 0 | 600 | 250 | 300 | 1,200 | 500 |
Loại trường đang học | ||||||||
Công lập | 7,268 | 2,682 | 364 | 362 | 278 | 250 | 1,574 | 1,734 |
Dân lập | 16,299 | 9,941 | 520 | 343 | 420 | 165 | 521 | 4,390 |
Tư thục | 14,074 | 10,585 | 437 | 302 | 254 | 183 | 942 | 1,583 |
Khác | 78,706 | 32,166 | 125 | 285 | 126 | 152 | 913 | 3,753 |
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống 2014 Thành phố Hồ Chí Minh_Số liệu Phiếu 1B_Có gia quyền
Ở khu vực thành thị tổng chi tiêu giáo dục bình quân là 9.181 ngàn đồng/người/năm, cao hơn gấp 1,61 lần ở vùng nông thôn. Chi bình quân cho học thêm ở khu vực thành thị là 1.607 ngàn đồng/người/năm, cao gấp vùng nông thôn 2,56 lần. Chi phí giáo dục cho nam là 9.008 ngàn đồng/người/năm, trong khi cho nữ là 8.489 ngàn đồng/người/năm.
Chi tiêu giáo dục chia theo 5 nhóm thu nhập: hộ có thu nhập cao thì chi tiêu cho giáo dục càng nhiều hơn. Cụ thể tổng chi tiêu giáo dục bình quân cho 1 người/năm với hộ có thu nhập thuộc nhóm 1 là 3.884 ngàn đồng, nhóm 2 là 5.969 ngàn đồng, nhóm 3 là 6.448 ngàn đồng, nhóm 4 là 9.783 ngàn đồng và nhóm 5 là 16.955 ngàn đồng.
Chi tiêu bình quân cho 1 người/năm ở các cấp học: trong các cấp học từ nhà trẻ đến trung học phổ thông thì chi phí cho cấp trung học phổ thông là nhiều nhất, cụ thể nhà trẻ - mẫu giáo là 7.192 ngàn đồng, tiểu học là 4.078 nghìn đồng, trung học cơ sở là
7.150 nghìn đồng, trung học phổ thông là 11.647 nghìn đồng. Các cấp học từ dạy nghề đến sau đại học và giáo dục khác thì chi cho các hình thức đào tạo khác là cao nhất
100.000 nghìn đồng, tiếp đến là bậc trên đại học 38.199 nghìn đồng, đại học, cao đẳng là 15.341 nghìn đồng và dạy nghề là 9.317 nghìn đồng.
Chi phí giáo dục bình quân/người/năm theo loại trường đang học thì trường công lập thấp nhất 7.268 nghìn đồng, hình thức dân lập là 16.299 nghìn đồng, tư thục là 14.074 nghìn đồng và cao nhất là loại trường khác chi 78.706 nghìn đồng.
Bảng 4.2. Chi giáo dục bình quân 1 người đi học trong 12 tháng năm 2014 chia theo loại trường và dân tộc
Chung | Chia ra theo loại trường | ||||
Công lập | Dân lập | Tư thục | Khác | ||
Dân tộc của chủ hộ | |||||
Kinh | 9,199.65 | 7,642.61 | 17,007.12 | 14,689.44 | 78,706.04 |
Tày | |||||
Thái | |||||
Hoa | 2,713.48 | 2,417.38 | 7,300.00 | 3,800.00 | - |
Khơ me | |||||
Mường | |||||
Nùng | |||||
H'mông | |||||
Dao | |||||
Khác |
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống 2014 Thành phố Hồ Chí Minh_Số liệu Phiếu 1B_Có gia quyền
Chi tiêu giáo dục bình quân một người đi học/năm của hộ dân tộc kinh cao gấp
3.39 lần của hộ dân tộc Hoa, mức chênh lệch rất lớn. Cụ thể hộ dân tộc Kinh chi 9.199 nghìn đồng/người/năm trong khi hộ dân tộc Hoa chỉ chi 2.713 nghìn đồng/người/năm. Bảng 4.3. Tỷ trọng chi tiêu giáo dục trong tổng chi cho đời sống của hộ gia đình chia theo 5 nhóm thu nhập, thành thị - nông thôn, giới tính chủ hộ và dân tộc
Đơn vị tính:%
Chung | Chia ra theo năm nhóm thu nhập | |||||
Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 | Nhóm 5 | ||
Chung | 6.29 | 4 | 6.21 | 5.23 | 5.83 | 8.09 |
Thành thị- nông thôn | ||||||
Thành thị | 6.69 | 4.20 | 6.59 | 4.72 | 7.38 | 8.35 |
Nông thôn | 3.74 | 5.48 | 1.79 | 5.12 | 5.06 | 2.25 |
Giới tính của chủ hộ | ||||||
Nam | 6.25 | 3.79 | 7.72 | 4.43 | 6.42 | 7.36 |
Nữ | 6.33 | 4.31 | 4.45 | 6.18 | 5.07 | 8.97 |
Dân tộc của chủ hộ | ||||||
Kinh | 6.5 | 4.03 | 6.52 | 5.36 | 6.14 | 8.12 |
Tày | ||||||
Thái | ||||||
Hoa | 2.64 | 3.86 | 1.37 | 3.01 | 1.31 | 4.36 |
Dân tộc khác |
Nguồn: Kết quả khảo sát mức sống 2014 Thành phố Hồ Chí Minh_Số liệu Phiếu 1B_Có gia quyền
Mức chi tiêu dùng cho giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm 6,29% trong tổng chi tiêu đời sống. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng mức chi đời sống của hộ sống ở khu vực thành thị 6,69% trong khi ở khu vực nông thôn chỉ chiếm 3,74%. Hộ gia đình có chủ hộ là nam thì tỷ trọng này là 6,25%, chủ hộ là nữ có tỷ trọng là 6,33%, mức chênh lệch này không nhiều. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng mức chi đời sống của hộ dân tộc Kinh và Hoa có sự chênh lệch rất lớn, Hộ dân kinh chi 6,5% còn dân tộc Hoa chỉ chi 2,64%.
4.2 Các gợi ý từ mô hình:
Mô hình nghiên cứu có dạng:
Lnchitieugd = β0 + β1gioitinhch + β2dantocch + β3hocvanch + β4ythucgd + β5ttnt
+ β6lnthunhap + β7songdihoc + β8hocthem + β9trocapgiaoduc + ε
Từ kết quả của các nghiên cứu trước, kỳ vọng của tác giả, mô hình nghiên cứu gợi thấy rằng: Khi hộ gia đình có chủ hộ là nam sẽ đầu tư cho giáo dục nhiều hơn chủ