Mô Hình Và Phương Pháp Nghiên Cứu


đình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long” của Nguyễn Lưu Trung (2017)

1.905 quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng: giới tính, trình độ học vấn, dân tộc và độ tuổi của chủ hộ, thu nhập, quy mô hộ, nghề nghiệp, nơi sinh sống của hộ, số trẻ em đi học, học thêm, tiếp cận chính

sách hỗ trợ cho giáo dục.

hưởng mạnh mẽ nhất đến mức chi của hộ cho giáo dục, bên cạnh đó học thêm, thu nhập, quy mô của hộ, trình độ học vấn, dân tộc và độ tuổi chủ hộ, trợ cấp giáo dục cũng có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Nghiên cứu “ Đánh giá tác động đặc điểm hộ gia đình đến chi tiêu cho giáo dục hộ gia đình Việt Nam” của Phan Ka Luốt (2017)

- Dữ liệu nghiên cứu là của KSMS dân cư năm 2014 của TCTK Việt Nam, với 5.637 quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu: Hồi quy OLS

- Các biến độc lập kỳ vọng: giới tính, dân tộc, tuổi, học vấn, tình trạng hôn nhân của chủ hộ, khu vực sinh sống, quy mô hộ, chi tiêu y tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân, vùng sinh sống của hộ gia đình.

Kết quả: Biến giới tính của chủ hộ không có mối liên hệ với chi tiêu giáo dục, các biến còn lại: dân tộc, tuổi, học vấn và tình trạng hôn nhân của chủ hộ, khu vực sinh sống của hộ, quy mô hộ và nhóm đặc điểm chi tiêu của hộ (chi tiêu y tế, chi tiêu thực phẩm, chi tiêu bình quân) đều có tác động đến chi tiêu của hộ cho giáo dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại, các nghiên cứu trên được các tác giả thực hiện ở các vùng miền khác nhau, trong thời gian, phạm vi nghiên cứu khác nhau nhưng đều nhằm mục đích xác định các yếu tố nào có tác động đến mức chi tiêu cho giáo dục của hộ dân cư và kết quả của các nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng. Các nhóm yếu tố được xem xét phân tích nhiều, đó là: (i) đặc điểm của chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc), (ii)


đặc điểm của hộ dân cư (thu nhập, chi tiêu, tổng số người trong hộ, nơi sinh sống), (iii) đặc điểm giáo dục của hộ (số người đang đi học, học thêm), (iv) tiếp cận các chính sách hỗ trợ cho giáo dục từ chính quyền và các tổ chức xã hội.

2.4. Khung phân tích

Khi quyết định chi tiêu để mua một loại hàng hóa dịch vụ nào đó, người tiêu dùng không chỉ chịu tác động của yếu tố chủ quan mà còn chịu nhiều tác động từ yếu tố khách quan bên ngoài. Vì vậy khi quyết định chi tiêu cho giáo dục, hộ gia đình với tư cách là một đơn vị tiêu dùng, cũng chịu tác động bỡi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài hộ.

Sau khi sơ lược lý thuyết, tham khảo nhiều nghiên cứu trước nghiên cứu về các yếu tố có tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình và kết hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, tác giả dựa vào cách phân chia các nhóm đặc điểm có mối liên hệ với chi tiêu giáo dục của hộ gia đình của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng, từ đó tác giả xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này. Trong khung phân tích có 4 nhóm yếu tố, gồm: (i) Đặc điểm giáo dục của hộ (Số người đi học, học thêm), (ii) Đặc điểm của hộ (thu nhập, nơi sinh sống), (iii) Đặc điểm của chủ hộ (giới tính, học vấn, dân tộc, ý thức về giáo dục), (iv) tiếp cận chính sách giáo dục ảnh hưởng đến chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục.


Trợ cấp giáo dục

1. Thu nhập

2. Khu vực sinh sống

Chi tiêu giáo dục

1. Giới tính

2. Trình độ học vấn

3. Dân tộc

4. Ý thức giáo dục

1. Số người đi học

2. Học thêm

Đặc điểm hộ

Tiếp cận chính sách

Đặc diểm chủ hộ

Đặc điểm giáo dục của hộ


Tóm tắt chương 2:

Chương 2 trình bày một số khái niệm (hộ gia đình, chủ hộ, thu nhập của hộ, chi tiêu giáo dục của hộ) và lý thuyết liên quan như hành vi tiêu dùng, lý thuyết về sự tác động của thu nhập đến chi tiêu, lý thuyết về đầu tư cho giáo dục của hộ, hành vi ra quyết định của hộ gia đình. Và tóm tắt các nghiên cứu trước có liên quan, từ đó lựa chọn và phát triển mô hình của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng xây dựng khung phân tích cho nghiên cứu này.


Chương 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Vấn đề nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Thực trạng chi tiêu giáo

dục của thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình nghiên cứu

Thống kê mô tả

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích và tổng hợp

Hồi quy OLS

Kết luận,

giải pháp

3.1. Quy trình nghiên cứu:


3.2. Mô hình nghiên cứu

3.2.1. Mô hình lý thuyết:

Mô hình lý thuyết kinh tế chi tiêu hộ gia đình:

Một mô hình toán kinh tế về mối quan hệ giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa cụ thể với tổng chi tiêu hộ gia đình đã được nhà nghiên cứu Houthakker (1957) tìm hiểu và đưa ra mô hình. Houthakker xem xét 3 dạng hàm là tuyến tính, bán logarit và logarit kép để thành lập mô hình giải thích hiệu quả nhất mối quan hệ kinh tế giữa chi tiêu một loại hàng hóa cụ thể với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Với ưu điểm của dạng hàm logarit kép được phát triển từ lý thuyết đường cong Engel, nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình cụ thể:

LogYi = αi + βilogX1 + γilogX2 + εi (3.1)


Trong đó: Yi là chi tiêu của nhóm hàng hóa thứ i, X1 là tổng chi tiêu, X2 là số lượng thành viên trong hộ gia đình, εi là sai số. αi, βi, γi là các hệ số của ước lượng hồi quy OLS. βi, γi là các hệ số co giãn theo tổng chi tiêu và quy mô hộ gia đình khi xem xét mối quan hệ với chi tiêu cho nhóm hàng hóa i.

Nghiên cứu của Ndanshau (1998) đã xây dựng mô hình ước lượng tổng quát cho chi tiêu hộ gia đình:

Cij = f (TEXj, Aj, HSj, Edj) (3.2)

Trong đó, Cij là phần chi tiêu dành cho loại hàng hóa thứ i của hộ gia đình thứ j, TEXj là tổng chi tiêu của hộ gia đình thứ j, Aj, Edj là tuổi và trình độ giáo dục của chủ hộ gia đình thứ j, HSj là số lượng thành viên trong hộ gia đình thứ j. Ndanshau (1998) đã đề xuất triển khai mô hình tổng quát trên thành hai dạng mô hình gồm tuyến tính và lin-log.

Mô hình hàm tuyến tính có dạng là:

Ci = αi + βiTEX + γiA + δiHS + ψiEd + ui (3.3) Mô hình hàm lin-log có dạng:

Ci = αi + βilogTEX + γilogA + δiHS + ψiEd + ui (3.4)

Nghiên cứu của Massell và Heyer (1969) về chi tiêu hộ gia đình ở Nairobi cũng đã ước lượng chi tiêu của hộ bằng mô hình tương tự như trên:

Log(Ei) = a0i + a1i log(E) + a2i log(N) + ui (3.5)

Với Ei là chi tiêu cho hàng hóa thứ i, E là tổng chi tiêu của hộ gia đình, N là tổng số thành viên của hộ gia đình, a là hệ số cần ước lượng của mô hình, ui là sai số.

Tilak (2002) nghiên cứu về chi tiêu của hộ gia đình cho giáo dục đã trình bày mối quan hệ giữa các yếu tố có khả năng tác động đến chi tiêu giáo dục của hộ gia đình sử dụng hàm tổng quát sau:

lnHHEX = α + βi Xi + εi (3.6)

Trong đó lnHHEX là giá trị logarit của chi tiêu cho giáo dục hàng năm của hộ gia đình; Xi là các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình; βi là các hệ số hồi quy tương ứng, εi là sai số ước lượng.

Hầu hết các mô hình kinh tế được trình bày ở trên đều sử dụng dạng hàm logarit kép để xác định mối quan hệ giữa chi tiêu cho một loại hàng hóa với tổng chi tiêu của hộ gia đình. Mối quan hệ này được thể hiện qua việc lấy logarit cho giá trị của biến


giải thích tổng chi tiêu của hộ gia đình và biến phụ thuộc chi tiêu cho một loại hàng hóa nào đó.

Trong các mô hình nghiên cứu trên thì mô hình của Tilak (2002) là có nhiều ưu điểm hơn cho việc xây dựng mô hình phù hợp vì có thể đưa cùng lúc nhiều biến vào mô hình để tăng tính giải thích cho sự biến thiên của biến phụ thuộc, đồng thời còn tùy thuộc vào đặc điểm dạng số liệu của từng biến mà ta có thể biến đổi cùng dạng logarit với biến phụ thuộc, từ đó có thể tính hệ số co giãn nhằm tăng cường so sánh các hệ số ước lượng một cách thuận lợi.

3.2.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Dựa trên cơ sở lý thuyết, mục tiêu của đề tài và đặc điểm nguồn dữ liệu, tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu của Nguyễn Lưu Trung (2017) làm nền tảng để phân tích các yếu tố tác động đến mức chi cho giáo dục của hộ dân cư trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Trong nghiên cứu này tác giả cũng kỳ vọng các biến đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm giáo dục của hộ và trợ cấp giáo dục có mối liên hệ đến chi tiêu học tập của hộ dân cư. Đồng thời do đặc điểm số liệu của các biến nên mô hình có hai biến được phân tích dưới dạng logarit là chi tiêu giáo dục và tổng thu nhập của hộ dân cư.

Mô hình nghiên cứu đề xuất là:

Lnchitieugd = β0 + β1gioitinhch + β2dantocch + β3hocvanch + β4ythucgd + β5ttnt + β6lnthunhap + β7songdihoc + β8hocthem + β9trocapgiaoduc + ε

Trong đó: β0 là hằng số

βi là các hệ số hồi quy ( i = 1,2,3,…,9) ε là sai số

Bảng 3.1: Các biến kỳ vọng trong mô hình


STT

Biến số

Giải thích

Kỳ

vọng

Nguồn

Biến phụ thuộc


lnchitieugiaoduc

Ln chi tiêu giáo dục năm 2014 (1000 đồng)



Biến độc lập

1

gioitinhch

Giới tính của chủ hộ

+

Phan Ka Luốt




1: nam

0: nữ


(2017)

2

dantocch

Dân tộc của chủ hộ 1: kinh

0: khác

+

Nguyễn Lưu Trung (2017)

3

hocvanch

Học vấn của chủ hộ: 1: THPT trở lên

0: Dưới THPT

+

Nguyễn Lưu Trung (2017)

4

ythucgiaoduc

Ý thức giáo dục của chủ hộ 1: Có

0: Không

+

Tác giả kỳ vọng

5

ttnt

Khu vực sinh sống của hộ 1: Thành thị

0: Nông thôn

+

Nguyễn Minh Thuấn (2014)

6

lnthunhap

Ln tổng thu nhập của hộ trong năm 2014 (1000 đồng)

+

Khổng Tiến

Dũng và Phạm Lê Thông (2014)

7

songdihoc

Tổng số người đi học (người)

+

Nguyễn Minh Thuấn (2014)

8

hocthem

Học thêm:

1: Có đi học thêm

0: Không đi học thêm

+

Nguyễn Lưu Trung (2017)

9

trocapgiaoduc

Trợ cấp giáo dục: 1: Được trợ cấp

0: Không được trợ cấp

-

Nguyễn Lưu Trung (2017)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

3.2.3. Thống kê mô tả các biến:

3.2.3.1.Chi tiêu cho giáo dục của hộ gia đình:

Chi tiêu cho học tập của hộ dân cư trong 12 tháng qua được tính là:

i, Tất cả các khoản chi cho các thành viên có đi học cho những môn học nhà trường như học phí theo quy định, học phí trái tuyến, các khoản đóng góp cho trường, lớp, quỹ phụ huynh học sinh, quỹ lớp, các khoản mua sắm vật dụng học tập như quần


áo đồng phục trang phục, sách giáo khoa, sách tham khảo, dụng cụ học tập khác, chi phí học thêm cho môn học thuộc chương trình quy định, chi phí giáo dục khác như lệ phí thi, đi lại trọ, bảo hiểm thân thể học sinh sinh viên,…

ii, Chi phí học ngoài những môn học của nhà trường như ôn thi đại học, học cắt may, cắt tóc làm đầu, trang điểm, sửa chữa xe máy, cắm hoa, nữ công gia chánh, đánh máy chữ, tốc ký, học các nghề truyền thống theo dạng thầy truyền nghề, trò học và làm công cho thầy, các lớp do các doanh nghiệp tự mở theo dạng kèm cặp,..trong thời gian ngắn và không bằng cấp chứng nhận theo giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo mẫu, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chi tiêu giáo dục bình quân mỗi hộ gia đình là 13.516 nghìn/năm. Hộ chi tiêu giáo dục nhiều nhất là 150.000 nghìn đồng/năm và ít nhất là 500 nghìn đồng/năm.

3.2.3.2. Giới tính của chủ hộ

Trong gia đình ở Việt Nam, người chủ gia đình thường là người có vai trò điều hành, quản lý, là người quyết định hầu hết mọi công việc của hộ. Chủ hộ thường là người có thu nhập cao nhất trong hộ, nắm được thông tin hầu hết các các hoạt động kinh tế cũng như thông tin của các thành viên khác.

Việt Nam là một quốc gia theo truyền thống văn hóa phương Đông thường quan niệm đàn ông là người xem trọng sự nghiệp, mong muốn được nắm giữ những vị trí quan trọng trong gia đình cũng như trong xã hội. Họ nhận thức được rằng học tập sẽ giúp họ đạt được những gì họ mong muốn. Nam giới giữ vai trò chủ hộ sẽ có những hành động khuyến khích các thành viên trong hộ học tập nhiều hơn. Người phụ nữ cũng chịu ảnh hưởng văn hóa lâu đời, lại thường có xu hướng e ngại cạnh tranh và tham vọng ở các vị trí cao, từ đó sẽ dẫn đến không đặt đầu tư cho tri thức lên hàng đầu.

Hộ gia đình có chủ hộ là nam giới nhiều hơn nữ giới, chủ hộ nam giới là 108 hộ, chiếm 55,38% tổng số hộ, là nữ giới 87 hộ.

3.2.3.3. Dân tộc của chủ hộ

Có rất nhiều dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Ở thành phố Hồ Chí Minh dân tộc sinh sống chủ yếu là Kinh và Hoa. Kết quả mẫu khảo sát thì chỉ hộ dân tộc Kinh là chủ yếu chiếm 92,82%, trong khi hộ dân tộc khác chỉ có 14 hộ, chiếm 7,18%.

Xem tất cả 87 trang.

Ngày đăng: 15/08/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí