Thực Tiễn Hoạt Động Của Các Bên Nhận Quyền Tại Việt Nam

từ năm 2005 đến nay chưa được cập nhật. Khi nghiên cứu đề tài này, tác giả đã truy cập vào website của Phở 24, đóng vai một khách hàng viết email liên hệ với doanh nghiệp hỏi một số thông tin về hệ thống nhượng quyền nhưng sau hơn một tháng vẫn không hề nhận được hồi âm. Một điều đáng nói nữa là khi vào các website về nhượng quyền thương mại nổi tiếng thế giới chuyên quảng bá giới thiệu các thương hiệu nhượng quyền kinh doanh gần như không thấy hình ảnh một doanh nghiệp Việt Nam nào. Ngay cả trên các website quảng bá thương hiệu của Việt Nam số lượng các doanh nghiệp tham gia rất hạn chế. Khi truy cập vào “Triển lãm thương hiệu Việt Nam trên internet” tại địa chỉ www.thuonghieuviet.com.vn, nơi giới thiệu và quảng bá những thương hiệu, sản phẩm hàng đầu Việt Nam, chỉ thấy 175 thương hiệu trong lĩnh vực nông sản, thuỷ sản, thực phẩm và đồ uống tham gia, trong khi tại nước ta có những trên 7.20037doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực liên quan này.

2.3. Giai đoạn duy trì và phát triển hệ thống


Hoạt động hỗ trợ bên nhận quyền của chủ thương hiệu Việt Nam chưa tốt, nhiều chủ cửa hàng nhượng quyền phàn nàn về việc không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Đối với hầu hết các hệ thống nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam hiện nay, hoạt động hỗ trợ các bên nhận quyền chủ yếu tập trung ở việc đào tạo ban đầu, giúp đỡ xây dựng, bài trí, quảng cáo cửa hàng trước khi khai trương, còn lại sự hỗ trợ thường xuyên sau khi cửa hàng đã đi vào hoạt động còn rất yếu. Các hệ thống nhượng quyền như Nước Mía Siêu Sạch và Kinh Đô Bakery còn quá non trẻ, mới bắt đầu thực hiện nhượng quyền kinh doanh chưa lâu nên thiếu kinh nghiệm và nguồn lực để có thể duy trì sự hỗ trợ thường xuyên cho các bên nhận quyền. Còn


37 Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006, NXB Thống kê, -122-.

Trung Nguyên, hệ thống nhượng quyến lớn nhất Việt Nam hiện nay, do thực hiện “franchise ồ ạt” nên doanh nghiệp không thể kiểm soát được chất lượng các cửa hàng nhượng quyền. Hiện nay, trong tất cả các hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam, Phở 24 là hệ thống có hoạt động hỗ trợ thường xuyên tốt nhất, tuy vậy hoạt động hỗ trợ của Phở 24 mới chỉ dừng ở việc tổ chức các khoá đào tạo huấn luyện nâng cao tay nghề, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nhân viên các cửa hàng, cử các đội chuyên gia thường xuyên đến thăm hỏi các cửa hàng để tư vấn và giúp đỡ. Như vậy tất cả các hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm của Việt Nam hiện nay chưa thiết lập được kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa chủ thương hiệu và các đối tác nhận quyền. Chính điều đó khiến cho việc duy trì chất lượng và phát triển hệ thống của các chủ thương hiệu rất khó khăn.

Một nguyên nhân nữa khiến việc duy trì chất lượng cho các hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam trở nên khó khăn đó là hiện nay chúng ta chưa có các mạng lưới cung ứng ổn định và đảm bảo tiêu chuẩn. Khi một hệ thống nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm được nhân rộng, nhu cầu về các loại nguyên liệu và gia vị chế biến cũng tăng theo. Để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống nhượng quyền, cần phải có một nguồn cung cấp các loại nguyên liệu và gia vị ổn định, thường xuyên với khối lượng lớn, chất lượng đồng đều cho tất cả các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền. Tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu, gia vị rất phong phú, dồi dào; song các mạng lưới phân phối lại nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp. Trung Nguyên đã tự xây các nhà máy chế biến cà phê và các đại lý phân phối cà phê trên khắp cả nước để đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều cho các cửa hàng nhượng quyền. Phở 24 khi mở rộng mô hình kinh doanh trên quy mô lớn hơn nữa có thể phải tính đến việc phát triển một vùng nuôi bò riêng để đảm bảo cung cấp đủ thịt bò chất lượng cao cho các cửa hàng nhượng quyền mỗi ngày. Tuy

nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực và điều kiện để xây dựng mạng lưới cung ứng riêng. Chính vì lẽ đó, bài toán về nguồn cung cứng vẫn là vấn đề khiến các doanh nghiệp nhượng quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam trăn trở khi duy trì và phát triển hệ thống.

3 Thực tiễn hoạt động của các bên nhận quyền tại Việt Nam

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

3.1. Giai đoạn chuẩn bị mua nhượng quyền

Cũng giống như các chủ thương hiệu Việt Nam, các doanh nghiệp nhận quyền ở nước ta còn thiếu kiến thức pháp luật về nhượng quyền thương mại và chưa chủ động trong việc tìm kiếm các đối tác nhượng quyền. Các thuật ngữ chuyên môn về nhượng quyền thương mại như “tài liệu UFOC”, “cẩm nang hoạt động”… còn khá mới lạ với các doanh nghiệp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam về nhượng quyền thương mại cũng chưa đầy đủ, cụ thể khiến các doanh nghiệp càng lúng túng khi tham gia hoạt động này. Ngoài ra, sự hạn chế về vốn cũng là nguyên nhân gây cản trở cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tìm mua nhượng quyền. Việc mua nhượng quyền của các thương hiệu nước ngoài đòi hỏi phải tốn hàng triệu USD cho việc trả phí nhượng quyền và đầu tư ban đầu trong khi đa phần các doanh nghiệp Việt Nam là quy mô vừa và nhỏ, ở Việt Nam lại chưa có sự kết hợp giữa các ngân hàng và doanh nghiệp trong việc tạo điều kiện cho vay vốn ưu đãi để phát triển kinh doanh nhượng quyền. Chính vì vậy, cho đến nay rất ít công ty trong nước mua được nhượng quyền trực tiếp từ các thương hiệu lớn trong lĩnh vực thực phẩm. KFC hay Pizza Hut đều được nhượng quyền lại tại Việt Nam thông qua các liên danh với nước ngoài. Công ty KFC Việt Nam là một liên doanh với Singapore. Chuỗi nhà hàng Pizza Hut tại Việt Nam được đầu tư bởi 2 công ty là IFB Holdings (Việt Nam) và Jardin Restaurant Group (Hồng Kông). Riêng Lotteria thì do chính công ty mẹ tại Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam. Đánh giá về khả năng nhận quyền của các doanh nghiệp Việt Nam, bà Nguyễn Phi Vân - giám đốc điều hành Gloria Jean’s Coffees ở Việt Nam nhận định: “Vì giới hạn về năng lực

Giải pháp phát triển nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam - 9

tài chính và kinh nghiệm quản lý trong ngành nhượng quyền thương mại mà các công ty trong nước khó lọt vào “mắt xanh” của những thương hiệu toàn cầu”38.


38 Tuổi Trẻ Online (30/8/2007), “Bánh ngon” chưa đến doanh nghiệp trong nước, http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=217712&ChannelID=11 (truy cập ngày 5/9/2007).


3.2. Giai đoạn mua nhượng quyền


Trước khi mua nhượng quyền, tất cả các doanh nghiệp đều phải điều tra, đánh giá hệ thống nhượng quyền. Song các doanh nghiệp Việt Nam lại không có điều kiện tiếp cận đầy đủ với các kênh thông tin để có được sự đánh giá chính xác. Hiện nay, tại Việt có rất ít trang thông tin điện tử (website) giới thiệu về hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và nội dung các website này còn sơ sài, không được cập nhật thường xuyên. Các sách báo, ấn phẩm về nhượng quyền thương mại cũng rất ít; còn sổ niên giám nhượng quyền của Việt Nam thì hoàn toàn chưa có. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa có một hiệp hội nhượng quyền để cùng nhau trao đổi, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm. Chính phủ cũng chưa thành lập chương trình quốc gia hỗ trợ phát triển nhượng quyền thương mại hoặc hội đồng tư vấn nhượng quyền cấp nhà nước, nơi mà các doanh nghiệp có thể tin tưởng tìm kiếm thông tin về các hệ thống nhượng quyền. Gần đây tại Việt Nam bắt đầu có có các buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về nhượng quyền thương mại, đặc biệt vào tháng 6/2005 hội chợ triển lãm về nhượng quyền thương mại đầu tiên tại Việt Nam mang tên “Franchising Viet Nam 2005” đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên những hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên, định kỳ và chưa thu hút được đông đảo các doanh nghiệp tham gia.

Không chỉ thiếu thông tin để đánh giá các hệ thống nhượng quyền, các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng mua nhượng quyền. Cũng giống như trường hợp các bên nhượng quyền, nguyên nhân khiến các doanh nghiệp nhận quyền Việt Nam lúng túng khi ký kết hợp đồng là do hoạt động nhượng quyền thương mại còn quá mới mẻ. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn lầm tưởng hợp đồng nhượng quyền do bên bán soạn thảo và đã được cố định sẵn, hoàn toàn không thể thay

đổi nhưng trên thực tế các điều khoản trong hợp đồng đều có thể đàm phán và điều chỉnh được bởi vì bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên.

3.3. Giai đoạn triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền


Từ thực tế có thể thấy việc xây dựng các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam được tiến hành khá tốt. Các bên nhận quyền nhận thức rất rõ tầm quan trọng của địa điểm, mặt tiền kinh doanh nên hầu hết các cửa hàng nhượng quyền tại Việt Nam đều nằm ở những khu trung tâm thương mại lớn hoặc những phố chính, thuận tiện đường giao thông, cảnh quan đẹp và nhiều khách qua lại. Ví dụ điển hình là chuỗi cà phê Highlands tại Hà Nội, các cửa hàng của hệ thống này đều nằm ở những vị trí đẹp và đắt đỏ bậc nhất của Thủ Đô như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, đường Điện Biên Phủ, Tháp Hà Nội, Tháp Vincom… và đặc biệt các cửa hàng của Highlands bao giờ cũng có một khoảng không gian thoáng đãng phía trước để khách hàng vừa thưởng thức cà phê vừa có thể thư giãn, tận hưởng không gian thoáng mát. Đối với chuỗi Phở 24, các cửa hàng luôn được đặt ở khu vực có nhiều du khách, khách sạn, nhà hàng, cao ốc văn phòng và khu dân cư có thu nhập khá .

Việc xây dựng các cửa hàng nhượng quyền được triển khai khá tốt ở Việt Nam, tuy nhiên công tác tuyển dụng nhân viên của các bên nhận quyền chưa tốt. Việc tuyển dụng nhân viên của đa số các cửa hàng thường được dựa trên cơ sở mối quan hệ thân quen, thiếu tính khách quan nên không chú trọng đến năng lực thực sự của nhân viên. Đây dường như là phương thức tuyển dụng rất phổ biến đối với các doanh nghiệp nhỏ và các cửa hàng nhượng quyền. Tuyển dụng nguồn nhân lực từ người quen hay họ hàng là một phương thức tiết kiệm, không mất chi phí quảng cáo, đăng tuyển trên các phương tiện truyền thông, bên cạnh đó tuyển dụng người quen, người nhà vào những vị trí chủ chốt như quản lý, kế toán giúp chủ cửa hàng cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn. Tuy nhiên, phương thức tuyển dụng này không được hoan ngênh đối với các hệ

thống nhượng quyền. Mối quan hệ thân quen hoặc họ hàng giữa chủ cửa hàng và các nhân viên sẽ làm hạn chế tính chuyên nghiệp của hệ thống, nhiều khi tình cảm cá nhân ảnh hưởng xấu đến công việc. Bên cạnh đó, việc quản lý những nhân viên này rất khó khăn và phức tạp, nhất là khi có những vi phạm xảy ra.

Trong việc điều hành cửa hàng nhượng quyền, các bên nhận quyền Việt Nam còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn. Điều này là do 2 nguyên nhân chính: một là hiện nay ở Việt Nam chưa có các trường lớp đào tạo chuyên nghiệp về nhượng quyền thương mại; hai là hoạt động nhượng quyền thương mại còn mới mẻ ở Việt Nam nên các thương nhân Việt chưa quen với tính hệ thống và tiêu chuẩn cao trong mô hình kinh doanh này. Nhận xét về hoạt động của các bên nhận quyền tại Việt Nam, bà Hà Ngọc Anh, chuyên gia về nhượng quyền thương mại của thương vụ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết: “Chắc tại Việt Nam franchise quá mới nên tôi thấy nhận thức về vấn đề này còn rất mơ hồ. Nhiều người nghĩ đơn giản rằng họ bỏ tiền ra mua và không mất nhiều công sức kinh doanh hoặc khi mua rồi ta muốn làm gì thì làm với thương hiệu đó”39. Trên thực tế, trong quá trình triển khai kinh doanh cửa hàng nhượng quyền, nhiều bên nhận quyền Việt Nam cố tình vi phạm hoặc do năng lực quản lý kém nên không giữ được các chuẩn mực về tính đồng bộ của hệ thống. Chẳng hạn tập đoàn Nam An đã phát hiện ra một số tiệm Phở 24 làm trái quy định khi tìm cách cắt giảm chi phí hoạt động bằng việc giảm số lượng thịt trong một bát phở, tắt điều hoà, giảm số lượng nhân công… khiến nhiều khách hàng phàn nàn, ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Theo ông Lý Quí Trung, chủ tịch tập đoàn Nam An đồng thời là một chuyên gia về nhượng quyền thương mại hàng đầu Việt Nam thì những sự cố kiểu này là những “tai nạn” thường xuyên đối với các hệ thống nhượng


39 VnMedia (27/7/2006), Nhượng quyền thương mại sẽ bùng nổ tại Việt Nam, http://www.vnmedia.vn/NewsDetail.asp?Catid=26&NewsId=59579 (truy cập ngày 1/9/2007).

quyền trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam. Bên cạnh đó, nhiều chủ thương hiệu phàn nàn rằng các bên nhận quyền tại Việt Nam không chịu hợp tác với họ trong việc quảng cáo tiếp thị hệ thống, đào tạo huấn luyện nhân viên. Theo nhận định của ông Trần Anh Tuấn, đại diện FT - Pathfinder Consulting Group tại Vietnam, thì các bên nhận quyền tại Việt Nam còn quá “dựa hơi” mà quên rằng muốn thành công, bản thân họ cũng phải chịu trách nhiệm làm tiếp thị, quảng bá tại khu vực địa phương, phải giữ đúng cam kết bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng40.

4 Đánh giá chung về thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam

Nhìn chung, sau 10 năm bắt đầu kinh doanh nhượng quyền mà chủ yếu trong một vài năm gần đây, hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam đã có những thành tựu nhất định. Đó là sự tăng lên đáng kể về số lượng và chất lượng của các hệ thống nhượng quyền lẫn các cửa hàng nhượng quyền. Các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu quan tâm đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác mua, bán nhượng quyền trong và ngoài nước. Pháp luật về nhượng quyền tại Việt Nam cũng bắt đầu được hình thành và đang dần được hoàn chỉnh, bổ sung.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu hoạt động nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực thực phẩm tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động này còn mang tính tự phát cao, chưa thể hiện sự chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đúng mức đến việc xây dựng mô hình kinh doanh mẫu và thiếu kinh nghiệm trong việc đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ. Kinh nghiệm và kiến thức về nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp cũng còn hạn chế do sự mới mẻ của hoạt động này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt


40 Sài Gòn Tiếp Thị (15/8/2007), Franchise không có nghĩa là “dựa hơi”, http://deviet.vn/content/view/84/2/ (truy cập ngày 10/10/2007).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022