Quan Điểm, Mục Tiêu, Phương Hướng Về Phát Triển Sản Xuất – Kinh Doanh Chè Của Thành Phố Thái Nguyên


Bảng hệ số hồi quy trong mô hình với biến phụ thuộc là thu nhập từ chè của hộ gia đình tính trong cả năm cho thấy, cả 5 biến độc lập cùng có mức ý nghĩa P-value = 0,000. Như vậy, có thể kết luận rằng cả diện tích đất và và chi phí máy móc có mối tương quan với thu nhập, bác bỏ giả thiết H0 và chấp nhận đối thiết H1. Còn đối với lao động, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước và kiến thức nông nghiệp không có mối quan hệ với thu nhập nên chấp nhận giả thiết H0 và bác bỏ đối thiết H1.

Phân tích mô hình:

Yếu tố diện tích đất có hệ số 0,161 với độ tin cậy 95% cho thấy, khi diện tích đất tăng thêm 1% thì thu nhập sẽ tăng lên 0,161%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Yếu tố đất đai là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh chè của hộ. Để nâng cao hơn nữa thu nhập của hộ nông dân thì giải pháp đầu tiên là nâng cao chất lượng đất trồng bằng việc cải tạo đất, chống xói mòn, chống bạc màu và hạn chế hạn chế sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.

Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, trong trường hợp này lao động có hệ số 0,322 với độ tin cậy 95% cho thấy, khi số lao động tăng thêm 1% thì thu nhập sẽ tăng thêm 0,322% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Vì vậy, để nâng cao thu nhập của hộ nông dân cần chú ý nâng cao tay nghề cũng như số lượng người tham gia vào ngành sản xuất chè tại các xã mà đề tài thực hiện nghiên cứu.

Đối với yếu tố phương pháp bón phân, trong mô hình này phương pháp bón phân là yếu tố có mức ảnh hưởng lơn thứ hai tới thu nhập của hộ trồng chè chỉ sau phương pháp tưới nước, do hộ trồng chè ngày càng am hiểu và thực hiện đúng quy trình bón phân, cũng như việc sử dụng lượng phân bón hợp lý, nên biến độc lập này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ nông dân.

Phương pháp tưới nước là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tới thu nhập và có hệ số 1,022 với độ tin cậy 95% điều này có nghĩa là nếu tưới nước hợp lý


cho cây chè tăng thêm 1% thì thu nhập tăng thêm 1,022% với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều đó, càng khẳng định vai trò quan trọng của nước tưới trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong ngành sản xuất chè nói riêng, đặc biệt ở 1 tỉnh có khí hậu khô hanh như Thái Nguyên.

Kiến thức nông nông nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, do trên địa bàn thành phố có nhiều trường Đại học mà đặc biệt là trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đồng thời công tác khuyến nông những năm gần đây được tỉnh, thành phố quan tâm nên kiến thức của hộ nông dân về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần phải đẩy mạnh và phát triển hơn nữa hệ thống khuyến nông, mở rộng các câu lạc bộ nông dân, đa dạng hóa các kênh thông tin nông nghiệp cho nông hộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

3.2.2.7. Phân tích, đánh giá

a) Hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất - kinh doanh chè

Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 10

Qua các phần phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của các hộ nghiên cứu tại địa bàn xã Tân Cương, xã Phúc Trìu, xã Phúc Xuân, xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng.

- Là những xã trọng điểm về phát triển chè của Thành phố Thái Nguyên cho thấy:

* Hiệu quả theo vùng lãnh thổ

Tân Cương vẫn là xã đứng đầu về diện tích, năng suất, sản lượng, và thu nhập từ chè trong 5 xã nghiên cứu. Do Tân Cương có ưu thế là vùng chè trọng điểm của tỉnh, được tập trung đầu tư để phát triển sản xuất, đã có thương hiệu. Hơn nữa, Tân Cương là đất chè lâu đời, có lợi thế về chất đất, về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là nguồn nước cung cấp cho chè.

* Hiệu quả theo loại hình sản xuất

Qua điều tra nhanh nông thôn trên địa bàn nghiên cứu thì hầu hết là hộ thuần nông, trồng chè và lúa là chủ yếu. Nguồn thu chủ yếu vẫn từ cây chè, còn việc trồng lúa chỉ để phục vụ nhu cầu lương thực tại chỗ của gia đình. Cho nên, loại hình sản xuất kiêm chè - lúa vẫn là chủ đạo, nhưng người dân


vẫn tập trung đầu tư chủ yếu cho cây chè - cây thu nhập chính của hộ. Đối với hộ chuyên chè và hộ chè kinh doanh có điều kiện đầu tư thâm canh chè tốt hơn, tuy nhiên số này chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

b) Đánh giá chung

* Những kết quả đạt được trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè

- Trong sản xuất: người nông dân đã tích cực áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, sản lượng chè, nhất là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật sản xuất chè an toàn.

- Trong chế biến: 100% hộ gia đình đầu tư máy móc cho chế biến chè như máy sao, máy vò chè để nâng cao năng suất chế biến chè. Một số ít gia đình đã quan tâm đầu tư tôn sao chè inox thay thế tôn sắt để tránh tạp chất trong sản phẩm, thiết kế bao bì riêng của gia đình, đóng gói chân không để nâng cao phẩm cấp của chè và thời gian bảo quản sản phẩm chè.

- Về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm chè của hộ thường được tiêu thụ tại chợ gần nhà hoặc giao tại nhà cho tư thương. Tư thương làm đầu mối mua thu gom chè sau đó phân phối tiếp cho các đại lý hoặc thu mua cho các doanh nghiệp để phục vụ chế biến và xuất khẩu.

* Những hạn chế và nguyên nhân

- Các hộ trồng chè chưa nhận thức đầy đủ về sản xuất chè an toàn do đó vẫn còn hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học.

- Phẩm cấp chè không đồng đều giữa các hộ gia đình do khâu chăm sóc, thu hái, công nghệ chế biến và kinh nghiệm chế biến, do đó ảnh hưởng đến thương hiệu chè và việc cung ứng chè xuất khẩu.

- Điểm yếu lớn nhất của hầu hết hộ trồng chè là khâu tiêu thụ sản phẩm. Đối với hầu hết các hộ gia đình đây là vấn đề khó khăn, không chủ động được thị trường và bạn hàng do đó không quyết định được giá bán như mong muốn, ảnh hưởng đến thu nhập.


Chương 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN‌


4.1. Quan điểm, mục tiêu, phương hướng về phát triển sản xuất – kinh doanh chè của Thành phố Thái Nguyên

4.1.1. Quan điểm về phát triển sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

Nhằm tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất cây chè - cây đặc sản thế mạnh của địa phương, Thành phố Thái Nguyên đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp với mục tiêu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 mở rộng và ổn định diện tích chè của Thành phố. Để phát huy hết tiềm năng phát triển của cây chè, thành phố Thái Nguyên xác định vùng nguyên liệu chính phục vụ cho chế biến chè xanh đặc sản và quy hoạch vùng sản xuất tập trung tại các xã vùng chè trọng điểm: Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân, Phúc, Phúc Hà, Quyết Thắng. Tiếp tục mở rộng diện tích gắn với chuyển đổi cơ cấu giống chè, giảm diện tích giống chè Trung du trong đó áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, sử dụng đồng bộ công nghệ cao trong tưới nước, bón phân và thu hái, nhằm tạo ra sản phẩm chè an toàn, chất lượng cao, số lượng lớn, xây dựng 100% diện tích chè ở các vùng sản xuất lớn đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGap). Bên cạnh đó, giai đoạn 2011 - 2015 thành phố Thái Nguyên đặc biệt chú trọng tới việc đầu tư và phát triển thương hiệu “Chè đặc sản Tân Cương, vùng sản xuất chè an toàn”, hỗ trợ nâng cấp năng lực thị trường cho người sản xuất, thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển vùng nguyên liệu và chế biến chè.


4.1.2. Những căn cứ phát triển sản xuất - kinh doanh chè trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên

4.1.2.1. Căn cứ pháp lý

- Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ thướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015;

- Quyết định số 1121/QĐ-BNN-KHCN ngày 14/4/2008 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho chè búp tươi an toàn;

- Quyết định số 84/QĐ - BNN ngày 28/7/2008 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;

- Quyết định số 99/QĐ - BNN ngày 15/10/2008 của Bộ NN&PTNT về việc ban hành quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn;

- Thông tư số 59/2009/TT-BNN ngày 9/9/2009 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số 107/ 2008/QĐ- TTg ngày

30/7/2008 của Thủ thướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả và chè an toàn đến năm 2015;

- Quyết định số 10743/QĐ-UBND ngày 29/12/2009 của Ủy ban nhân dân Thành phố Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án “Quy hoạch vùng chè đặc sản Tân Cương thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn giai đoạn 2008 - 2015 và đến năm 2020”

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

4.1.2.2. Căn cứ thực tiễn

Thành phố Thái Nguyên có những lợi thế về thiên nhiên, khí hậu, đất đai đặc trưng của vùng chè đặc sản nổi tiếng trong nước và tiềm năng phát


triển chè của thành phố. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Đảng bộ Thành phố đã xác định cần phải đẩy mạnh việc phát triển cây công nghiệp dài ngày trong đó trọng tâm là phát triển cây chè đặc sản Tân Cương, vì đây là cây thế mạnh chiến lược trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó vùng chè có nguồn lực lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến chè; có thị trường tiên thụ ổn định và ngày càng mở rộng; hiệu quả kinh tế trong sản xuất, chế biến chè đã và đang được khẳng định, từ cây xóa đói giảm nghèo giờ trở thành cây làm giàu cho một bộ phận người trồng chè.

4.1.3. Mục tiêu

3.1.3.1. Mục tiêu chung

Phát triển vùng chè đặc sản Tân Cương Thành phố Thái Nguyên theo hướng an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn VietGAP đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 nâng cao chất lượng sản phẩm tăng cường chế biến sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, nâng cao sức khỏe gắn với bảo vệ môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp. Xây dựng vùng chè sinh thái gắn với du lịch cảnh quan Hồ Núi Cốc, góp phần đưa sản xuất chè của Thành phố trở thành ngành sản xuất có hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

4.1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Mở rộng và ổn định diện tích chè an toàn của thành phố là 1.432 ha, trong đó: diện tích chè kinh doanh là 1.210 ha; trồng mới 105ha, trồng lại 280 ha; tăng năng suất 145 tạ/ha, nâng cao chất lượng sản phẩm vùng nguyên liệu sản lượng chè búp tươi đạt 17.500 tấn, tương đương 3.500 tấn chè búp khô. Giá trị trên 1ha chè đến năm 2015 đạt 120 triệu đồng.

Tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến sản phẩm hàng hóa chất lượng cao phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, du lịch.


100% diện tích chè sản xuất tập trung đáp ứng yêu cầu sản xuất an toàn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP). 100% sản phẩm chè của các vùng sản xuất tập chung tiêu thụ trong nước, làm nguyên liệu cho chế biến và cho xuất khẩu là sản phẩm được chứng nhận và công bố sản xuất theo quy trình sản xuất an toàn theo VietGAP.

Gắn phát triển chè với phát triển du lịch, khai thác có hiệu quả không gian văn hóa trà.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh chè của Thành phố Thái Nguyên

4.2.1. Nhóm giải pháp của chính quyền Thành phố

4.2.1.1. Về giống chè

Căn cứ vào thị trường và điều kiện sinh thái để lựa chọn giống phù hợp cho vùng chè thành phố. Hỗ trợ nông dân về giống để thay thế chè già cỗi, năng suất thấp bằng các giống chè mới, năng suất cao như LDP1, TRI777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên.

Bên cạnh việc đưa những giống mới vào sản xuất thì cần tiến hành tuyển chọn những cây chè đầu dòng, tổ chức phục tráng giống chè Trung du nhằm duy trì một số diện tích chè Trung du với chất lượng tốt, cung cấp nguyên liệu cho chế biến chè xanh đặc sản, đáp ứng nhu cầu thị trường truyền thống.

Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, ứng dụn g các mô hình thực nghiệm về giống mới, công nghệ sinh học trong phân bón. Tăng cường công tác bình tuyển, thẩm định và công nhận các cây chè đầu dòng, các vườn cây đầu dòng, đảm bảo hom giống đưa vào sản xuất có nguồn gốc rõ ràng. Tổ chức sản xuất giống chè tại chỗ, chủ động cung cấp đủ giống cho trồng mới và trồng lại chè.

4.2.1.2. Quy hoạch vùng sản xuất, chế biến chè an toàn theo hướng VietGAP

Xây dựng vùng sản xuất chè an toàn để sản xuất chế biến và kinh doanh chè an toàn, tạo nên vùng sản xuất an toàn bền vững trên toàn bộ dây chuyền cung ứng.


Mở rộng diện tích đồng thời chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng nâng cao chất lượng và độ an toàn sản phẩm chè.

Phát triển vùng nguyên liệu đồng thời với phát triển cơ sở chế biến và hệ thống cơ sở hạ tầng khác đặc biệt là giao thông.

Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh chè gắn với cơ sở chế biến để chủ động về nguyên liệu đồng thời nâng cao độ đồng đều về chất lượng sản phẩm.

4.2.1.3. Xây dựng quy trình và đào tạo kiến thức về sản xuất, chế biến, bảo quản chè an toàn

Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến chè.

Đào tạo các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo quản, chế biến chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho các hộ nông dân.

- Cung cấp thông tin, tư vấn và hỗ trợ chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận sản xuất, chế biến chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho tất cả các tổ chức doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đăng ký và đạt tiêu chuẩn.

- Tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm chè thành phố Thái Nguyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, đẩy mạnh các biện pháp thu hút đầu tư. Từng bước phát triển thương hiệu chè đặc sản Tân Cương. Thực hiện việc quảng bá, trao đổi thông tin sản phẩm và giao dịch thương mại thông qua sàn giao dịch và thương mại điện tử.

4.2.1.6. Các chính sách hỗ trợ

- Hỗ trợ người nông dân về giống để trồng mới, trồng thay thế bằng các giốn mới có năng suất, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

- Đào tạo tập huấn khoa học kỹ thuật cho hộ nông dân về kỹ thuật sản xuất, chế biến chè an toàn theo hướng VietGAP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023