- Cần chú ý đến việc đào tạo những người dân địa phương có khả năng để họ có thể trở thành những hướng dẫn viên phục vụ cho hoạt động DLST ngay trên mảnh đất quê hương của mình.
3.4.4. Nhóm giải pháp các vấn đề về môi trường
a. Bảo vệ môi trường tự nhiên
- Xây dựng chiến lược về bảo vệ môi trường ở các khu du lịch có kế hoạch cụ thể cho việc trồng và bảo vệ cây xanh ở những khu du lịch, di tích lịch sử.
- Cần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch và nâng cao nhận thức về môi trường cho đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động, công ty lữ hành hoạt động trong ngành Du lịch.
- Nâng cao hiệu lực quản lý về môi trường du lịch tại các điểm du lịch, kiên quyết yêu cầu các cơ sở du lịch, dịch vụ nhà hàng, khách sạn phải tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định. Đồng thời, xây dựng quy chế về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Quản lý tốt CSHT và môi trường ở những khu du lịch; khuyến khích, hướng dẫn người dân và các cơ sở dịch vụ du lịch thực hiện thu gom rác một cách khoa học, hợp lý. Tuyên truyền giáo dục cộng đồng giữ gìn vệ sinh môi trường sinh thái trong sạch để làm tăng thêm giá trị của cảnh quan môi trường.
- Tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường tại các điểm du lịch, nhất là tại Hang Phượng Hoàng – Suối Mỏ Gà. vv. Các hoạt động giáo dục môi trường tại các điểm DLST có thể thực hiện dưới nhiều hình thức như:
+ Phổ biến những thông tin, quy định cần thiết trước khi tham quan các điểm du lịch cho du khách
+ Cung cấp cho du khách những tờ rơi giới thiệu về điểm du lịch và các quy định về bảo vệ môi trường.
+ Thông qua diễn giải về môi trường của hướng dẫn viên DLST lồng ghép trong các chương trình du lịch.
+ Tăng cường bố trí trong điểm du lịch các bảng chỉ dẫn, sơ đồ điểm tham quan, thùng rác, khu vệ sinh, các quy định cấm cụ thể tại từng điểm DLST như cấm đốt lửa, cấm vứt rác, cấm chặt cây bẻ cành,…
+ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trong các điểm DLST phải theo nguyên tắc: tính vượt trội của thành phần tự nhiên so với thành phần nhân tạo, kiến
trúc trong khu DLST cần phải đi xa hơn việc đáp ứng các yêu cầu về công năng đơn thuần để trở một thành phần độc đáo của tự nhiên tại một địa điểm nhất định và được xem như là một công cụ giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho khách du lịch, nhà nghiên cứu khoa học và dân cư địa phương.
Tùy theo điều kiện cụ thể để lựa chọn quy mô và bố cục công trình phù hợp, tạo ra tỷ lệ hài hòa giữa kiến trúc - con người - thiên nhiên.
+ Vật liệu xây dựng: nên sử dụng các loại vật liệu địa phương hay phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương như: gỗ, sỏi đá, mái ngói, mái lá, tre, …
+ Màu sắc: Ở khu DLST nên sử dụng các màu của tự nhiên như: màu xanh của lá cây, màu nâu của đất và thân cây, màu xám của đá núi, …
- Tổ chức hệ thống giao thông trong khu DLST phải dựa vào điều kiện cụ thể của địa phương, hạn chế những tác động đến môi trường sinh thái. Chú ý tạo ra các điểm nhìn, tầm nhìn và góc nhìn hợp lý cho việc thụ cảm không gian cảnh quan.
b. Bảo vệ môi trường xã hội
- Giữ vững an ninh và trật tự xã hội ở những điểm DLST đảm bảo tốt môi trường xã hội cho du khách đến du lịch, hạn chế và đi tới xóa hẳn nạn trộm cắp, bán hàng rong, ăn xin,…
- Nâng cao trình độ văn hóa của những người làm trong ngành Du lịch, gắn giáo dục môi trường với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động du lịch.
- Xây dựng các công trình phục vụ DLST hài hòa với môi trường và mang dấu ấn của văn hóa của người dân bản địa như nhà sàn, guồng nước, thuyền độc mộc,…nhằm tăng tính hấp dẫn của các chương trình du lịch.
- Nâng cao ý thức của người dân cũng như du khách trong việc giữ gìn, bảo tồn những di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống,…của mỗi địa phương nhằm hình thành những tua du lịch hấp dẫn với sản phẩm đa dạng.
- Xây dựng các điểm, tuyến DLST gắn các hoạt động văn hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thông qua việc đánh giá tài nguyên du lịch của huyện Võ Nhai, chúng ta đã có được cái nhìn khách quan hơn về tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái của địa phương. Với tiềm lực tài nguyên dồi dào, du lịch sinh thái huyện sẽ hứa hẹn có những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển du lịch của tỉnh và của cả nước. Qua phân tích luận văn đã làm rõ được một số vấn đề sau:
1. Võ Nhai là huyện có tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng với nhiều DLTC và DTLS đã được công nhận. Trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch, Võ Nhai có đủ điều kiện để phát triển du lịch và trở thành huyện có khả năng phát triển DLST của tỉnh Thái Nguyên.
2. Võ Nhai cần khai thác hợp lý những giá trị TNDL vốn có của mình để tạo ra nhiều sản phẩm DLST hấp dẫn, mới lạ, làm tăng mức độ hài lòng và kéo dài thời gian lưu trú của du khách.
3. Võ Nhai cần phải khắc phục nhanh chóng những yếu kém về hệ thống các CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách.
4. Việc phát triển Võ Nhai trong tương lai cũng cần chú ý đến việc gìn giữ nét đẹp của cảnh quan tự nhiên, không nên khai thác các giá trị tài nguyên quá mức mà phá hủy đi nét hoang sơ của cảnh sắc tự nhiên vốn đã làm hài lòng du khách khi đến đây. Vấn đề liên kết tuyến, điểm du lịch cần được chú trọng, đồng thời cần bảo vệ TNDL, gìn giữ nét đẹp cảnh quan tự nhiên, các giá trị tài nguyên văn hóa của địa phương.
2. Kiến nghị
* Đối với các cơ quan quản lý:
Phòng văn hóa Võ Nhai là nơi quản lý sự phát triển du lịch chung của huyện nên có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển du lịch Võ Nhai trong tương lai.
Trên cơ sở quy hoạch phát triển du lịch huyện, Phòng văn hóa và các phòng ban ban khác của huyện phải quản lý chặt chẽ đất đai và các tài nguyên du lịch nằm trong các vùng du lịch, hạn chế tối đa sự tranh chấp và phá hủy đất đai, tài nguyên du lịch.
Và phải có kế hoạch khai thác hợp lý các thế mạnh của nguồn tài nguyên trong sự phát triển du lịch chung của huyện.
Cần khuyến khích mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch, trong đó có cả nhà đầu tư nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh các loại hình du lịch còn mới lạ cần có chính sách nâng đỡ. Nâng cao nhận thức về ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp quan trọng, từ đó tạo ra sự ủng hộ mạnh mẽ của các ngành, các cấp để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh du lịch và đưa các tài nguyên du lịch chưa khai thác vào sử dụng hiệu quả. Khuyến khích người dân địa phương tích cực tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch và góp phần bảo vệ môi trường. Phòng văn hóa phải phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan của tỉnh để sớm hoàn thành các quy hoạch về du lịch, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn đầu tư xây dựng và từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật nhất là hệ thống giao thông, sân bay, cảng du lịch, điện, nước, bưu chính viễn thông... nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài huyện, đồng thời đáp ứng được các nhu cầu của du khách. Kết hợp với các ban ngành và các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ huyên môn, nghiệp vụ, và khả năng phục vụ cao để đáp ứng các nhu cầu của du khách.
* Đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
Võ Nhai đầy tiềm năng để phát triển du lịch, nên đây chính là cơ hội cho các nhà đầu tư tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch ở Võ Nhai. Các nhà kinh doanh du lịch có vai trò rất lớn trong việc thu hút du khách đến với Võ Nhai nên các nhà lãnh đạo du lịch Võ Nhai phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ ở tất cả các khâu, đặc biệt là vai trò của nhân viên phục vụ để đem đến cho du khách chất lượng dịch vụ hoàn hảo nhất.
Đa dạng hóa các sản phẩm dich vụ của đơn vị mình, để thu hút nhiều du khách và tăng thời gian lưu trú của du khách. Các doanh nghiệp cần phải kinh doanh lành mạnh, giá cả ổn định, để đảm bảo quyền lợi của du khách.
Việc kinh doanh của các doanh nghiệp không được tổn hại đến môi trường và phải bảo vệ cảnh quan tự nhiên của du lịch Võ Nhai. Các doanh nghiệp cần phải góp phần vào sự phát triển chung của du lịch Võ Nhai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Lê Huy Bá (chủ biên) ( 2006), “Du lịch sinh thái”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Đỗ Trọng Dũng, “Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi tây Bắc Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Trường ĐHSP Hà Nội, 2007.
3. Lê Thu Hương (2016), “cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng đông bắc việt nam”, Luận án tiến sĩ khoa học địa lý – Học viện Khoa học và Công nghệ - Hà Nội.
4. Phạm Trung Lương và nnk, (2000), giáo trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam”.
5. Phạm Trung Lương (chủ biên) (2002), “Du lịch sinh thái: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam”, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 269 tr.
6. Phạm Trung Lương (chủ biên), (1998), “ Cơ sở khoa học cho việc xác định các tuyến, điểm du lịch”, NXB Hà Nội
7. Đặng Duy Lợi (1992), “Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”, Luận án PTS Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 200 tr.
8. Trần Văn Thông (2002), “Tổng quan du lịch”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. PGS.TS. Trần Đức Thanh, (2006), Giáo trình, Nhập môn khoa học du lịch. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999, tái bản: 2001, 2003, 2005.
10. Nguyễn Minh Tuệ và nnk, (1997), ”giáo trình Địa lý du lịch”, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.
11. ThS. Bùi Thị Hải Yến, (2009), “giáo trình Tài nguyên du lịch”, NXB Giáo dục.
12. Geogvgers Cazes – Robert Lanquar Yve Raynoum, giáo trình “Quy hoạch du lịch”.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Du lịch 2005, Việt Nam.
14. Nguyễn Thị Sơn (2000), “Các cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển DU LỊCH SINH THÁI ở vườn quốc gia Cúc Phương”. Luận án tiến sỹ khoa học Địa lý, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
15. “Luật du lịch của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” Số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005.
16. Tuyển tập báo cáo của Viện nghiên cứu phát triển du lịch (1998), “Hội thảo về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam”, Hà Nội.
17. Cục thống kê Thái Nguyên (2019), “Niên giám thống kê 2019”.
18. Tuyển tập báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (1998), “Hội thảo về nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tài liệu tiếng Anh
19. B. Bynum Boley & Gary T. Green (2015), Ecotourism and natural resource conservation: the ‘potential’ for a sustainable symbiotic relationship, Journal of Ecotourism, DOI: 0.1080/14724049.2015.1094080.
20. Journal of Ecotourism the International Ecotourism Society (TIES) (2018), What is Ecotourism? Washington, DC: ES.
21. http://www.ecotourism.org/what-is- ecotourism.
22. Belsky JM. (1999), “Misrepresenting communities: the politics of community-based rural ecotourism in Gales Point Manatee, Belize”, Rural Sociol, 64(4):641–6610.
23. Butcher J. (2007), Ecotourism, NGOs and Development: A Critical Analysis. New York: Routledge.
24. Lindberg K, Enriquez J, Sproule K.(1996), Ecotourism questioned: case studies from Belize.Ann.
25. Fletcher R. (2009), “Ecotourism discourse: challenging the stakeholders theory”; J. Ecotourism 8 (3):269–8523.
Mẫu 1: Dùng phỏng vấn khách du lịch
PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: PHIẾU PHỎNG VẤN
(Dành cho khách du lịch)
Kính thưa Anh/Chị!
Nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ“Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên”, chúng tôi rất mong muốn nhận được sự tham gia của anh/chị thông qua việc trả lời phiếu phỏng vấn này. Những thông tin do Anh/Chị cung cấp sẽ góp phần quan trọng trong kết quả nghiên cứu của đề tài.
Chúng tôi cam kết ý kiến của Anh/Chị sẽ được đảm bảo tính khuyết danh và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Cách trả lời:Anh/Chị đọc kỹ những câu hỏi dưới đây và lựa chọn phương án trả lời phù hợp nhất (đánh dấu X xác nhận vào phương án Anh/Chị lựa chọn hoặc viết ra câu trả lời ở những chỗ được yêu cầu).
Xin trân trọng cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân
1. Họ tên:
Nam | Nữ |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Hợp Kết Quả Đánh Giá Các Tndl Của Võ Nhai
- Số Khách Du Lịch Tới Võ Nhai Giai Đoạn Từ 2015-2019 (Đvt: Lượt)
- Giải Pháp Khai Thác Tndl Cho Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Ở Võ Nhai
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
2. Địa chỉ:
3. Giới tính
4. Độ tuổi
35 – 55 | ||
18 – 34 | > 55 |
5. Nghề nghiệp
- Doanh nhân
- Giáo viên
- Kỹ sư
- Nhân viên văn phòng
- Học sinh/Sinh viên
- Công nhân
- Hưu trí
- Khác
II. Câu hỏi
1. Đây là lần thứ bao nhiêu anh/chị đi du lịch đến tại huyện Võ Nhai?
A. Lần đầu tiên
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
D. Lần thứ tư trở lên
2. Mục đích của anh/chị khi đi du lịch tại Võ Nhai là gì? (Lựa chọn tối đa 3 phương án)
Xác nhận | |
Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng | |
Du lịch lịch sử | |
Du lịch sinh thái | |
Du lịch trải nghiệm | |
Du lịch văn hóa | |
Du lịch kết hợp với các mục đích khác |
3. Các hình thức du lịch sinh thái anh (chị) tham gia tại các điểm du lịch ở huyện Võ Nhai là:
Xác nhận | |
Du lịch xanh, du lịch dã ngoại | |
Trecking | |
Du lịch thám hiểm, mạo hiểm, tham quan hang động, thác nước, leo núi. | |
Du lịch thiên nhiên, tham quan làng bản | |
Du lịch văn hóa, thăm bản làng dân tộc | |
Du lịch trải nghiệm hệ sinh thái nông nghiệp |
4. Trước khi đến Võ Nhai, anh/chị đã từng biết những điểm du lịch nào ở đây?
Xác nhận | |
Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà (xã Phú Thượng) | |
Thác Nậm Rứt (Thác Mưa Rơi) (xã Thần Sa) | |
Khu khảo cổ họcThần sa, Mái đá Ngườm (xã Thần Sa) | |
Khu rừng Khuôn Mánh, hang Huyện (xã Tràng Xá) | |
Hồ Quán Chẽ (xã Dân Tiến) | |
Hang Sa Khao (xã Phú Thượng) | |
Khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc vào tháng 10-1947 tại xóm Vang (xã Liên Minh) | |
Hang Thắm Giáo, đình Thượng Nung, thác Dõm (Thần Sa - Thượng Nung) | |
Động Thắm Luông, đình Nghinh Tác, Pò Đồn (xã Sảng Mộc) |
5. Anh/chị biết về du lịch huyện Võ Nhai trên qua kênh thông tin nào?
Xác nhận | |
Ti vi/ Radio | |
Báo chí | |
Website du lịch | |
Mạng xã hội | |
Công ty du lịch | |
Bạn bè/người thân | |
Khác |