Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Đây 116056


hoảng. Đối với trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng, kết quả của bài nghiên cứu là quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL của NHTM. Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng ngược chiều đến KNSL trong trường hợp biến đại diện là ROAA và ROAE, và chưa tìm thấy bằng chứng trong trường hợp biến đại diện là NIM. Nhóm tác giả cũng chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản và KNSL. Mức độ đủ vốn được đo lường bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đển KNSL, và ảnh hưởng mạnh nhất đối với trường hợp yếu tố đại diện là ROAE. Mức độ hỗn hợp kinh doanh có ảnh hưởng ngược chiều đối với KNSL khi yếu tố đại diện là NIM, trong khi chưa tìm thấy bằng chứng với trường hợp yếu tố đại diện là ROAA và ROAE. Trong các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô, lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL trong trường hợp yếu tố đại diện là ROAA và ROAE, nhưng không có ý nghĩa khi yếu tố đại diện là NIM; tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng cùng chiều lên ROAA nhưng chưa tìm thấy bằng chứng đối với ROAE và NIM, trong khi chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa mức độ tập trung ngành và KNSL.

Đối với trường hợp xét yếu tố khủng hoảng, kết quả nghiên cứu cho thấy không có nhiều sự thay đổi so với trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng. Sự khác biệt chính đó là quy mô ngân hàng chỉ tác động đến KNSL khi yếu tố đại diện là NIM và chưa tìm thấy bằng chứng khi yếu tố đại diện là ROAA và ROAE. Ngoài ra chưa tìm thấy ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế lên ROAA như trường hợp không xét yếu tố khủng hoảng. Yếu tố khủng hoảng được đưa vào mô hình bằng biến giả có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê trong trường hợp biến đại diện khả năng sinh lời là ROAA và ROAE, điều này cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của khủng hoảng đến KNSL của ngân hàng. Từ các kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất để tăng khả năng sinh lời thì các ngân hàng thương mại nên giám sát tốt rủi ro tín dụng, theo dõi mức độ đủ vốn và tối ưu hóa chi phí.

Petria và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM thuộc liên minh châu Âu. Đại diện cho KNSL là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROAA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROAE). Mẫu dữ liệu


nghiên cứu bao gồm 1098 ngân hàng thuộc liên minh Châu Âu (27 nước thành viên) trong giai đoạn 2004-2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA ở mức ý nghĩa 10%, trong khi không có ảnh hưởng đến ROAE. Các yếu tố rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, hiệu quả quản lý có ảnh hưởng ngược chiều đến cả ROAA và ROAE. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ảnh hưởng cùng chiều đến ROAA nhưng không ảnh hưởng đến ROAE. Mức độ hỗn hợp kinh doanh đo lường bằng tỷ lệ thu nhập hoạt động khác trên tổng tài sản bình quân có ảnh hưởng cùng chiều đến cả ROAA và ROAE. Mức độ tập trung ngành có ảnh hưởng ngược chiều đến cả ROAA và ROAE, hay nói cách khác, thị trường càng cạnh tranh thì KNSL của ngân hàng càng tăng. Trong hai yếu tố thuộc điều kiện kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế có ảnh hưởng cùng chiều đến KNSL (cả ROAA và ROAE), trong khi chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa lạm phát và KNSL. Nhóm tác giả đưa ra khuyến nghị cho các nhà chức trách về việc giám sát tốt hơn về tín dụng và thanh khoản, khuyến khích tạo môi trường cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Đối với các nhà quản trị ngân hàng, nhóm tác giả khuyến nghị nên theo dõi các chỉ số về rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản, đa dạng hóa nguồn thu nhập và tối ưu hóa chi phí.

Các nghiên cứu trong nước


Trong số các nghiên cứu trong nước, có thể kể đến nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang năm (2013) về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đại diện cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trên tổng doanh thu, tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ cho vay, loại hình ngân hàng và thị phần của các ngân hàng. Mẫu dữ liệu bao gồm 39 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên


tổng tài sản sẽ làm cho lợi nhuận trên tổng tài sản tăng nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu ảnh hưởng ngược chiều với cả ROA và ROE, các chỉ số ROA và ROE đều tăng khi tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tăng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm, NHTM nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác. Nhóm tác giả kết luận rằng để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu.

Tiếp đến là nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2013. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát có tác động cùng chiều đến KNSL của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tác động ngược chiều đến KNSL. Nhóm tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tăng trưởng kinh tế đến KNSL của các NHTM Việt Nam.

Cuối cùng là nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) về các nhân tố tác động đến KNSL của hệ thống NHTM tại Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng mẫu dữ liệu gồm 28 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2002-2013. Biến phụ thuộc đại diện cho KNSL của NHTM là ROA và ROE. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc đặc điểm ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, chi phí hoạt động có tác động cùng chiều đến cả ROA và ROE. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều đến ROA nhưng ngược chiều đến ROE. Nhóm tác giả chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô cho vay đến KNSL của NHTM Việt Nam. Các nhân tố vĩ mô gồm lạm phát, tăng trưởng kinh tế và doanh số giao dịch trên thị trường chứng khoán đều có tác động cùng chiểu đến cả


ROA và ROE. Cuối cùng, NHTM cổ phần có khả năng sinh lời tốt hơn NHTM quốc doanh.

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây


STT

Tác giả

Nội dung nghiên cứu

Kết quả

Các nghiên cứu nước ngoài

1

Fotios Pasiouras và Kyriaki Kosmidou (2007)

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến KNSL của các NHTM trong nước và nước ngoài hoạt động tại 15 quốc gia Liên minh Châu Âu.

Tỷ lệ vốn trên tổng tài sản (+), tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập (-), quy mô tài sản (-), vốn hóa trên tổng tài sản (+), giá trị vốn hóa trên GDP (+), mức độ tập trung (+).

Các yếu tố tăng trưởng kinh tế, lạm phát, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi ngắn hạn của khách hàng (+) trường hợp ngân hàng trong nước và (-) trường

hợp ngân hàng nước ngoài.

2

Sufian và Chong (2008)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Philippines.

Quy mô tổng tài sản (-), rủi ro tín dụng (-), hiệu quả quản lý (-), mức độ hỗn hợp kinh doanh (+), mức độ đủ vốn (+), lạm phát (-).

3

Athanasoglou và cộng sự (2008)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Hy Lạp.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), hiệu quả hoạt động (+), rủi ro tín dụng (-), chi phí quản lý (-), lạm phát (+), chu kỳ

kinh tế (+).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Xuân Hoàng - 4


4

Alexiou và Sofoklis (2009)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Hy Lạp.

Quy mô tổng tài sản (+), mức độ đủ vốn (+), rủi ro thanh khoản (-

), rủi ro tín dụng (-), hiệu quả

hoạt động (-), hiệu quả quản lý (-).

5

Dietrich và Wanzenried (2011)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Thụy Sĩ trước và trong khủng hoảng.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và tỷ lệ trích lập dự phòng trên tổng dư nợ tín dụng (-) trong giai đoạn khủng hoảng, tăng trưởng huy động hằng năm và chi phí huy động (-) trước khủng hoảng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động (-

), tỷ lệ thu nhập lãi trên tổng thu nhập (-), thuế thu nhập doanh nghiệp (-), mức độ tập trung thị

trường (+).

6

Perera và cộng sự (2013)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM Nam Á.

Mức độ đủ vốn (+), quy mô (+), hiệu quả quản lý (+), mức độ tập trung thị trường (+), rủi ro thanh khoản (-), thuế thu nhập doanh nghiệp (-), chỉ số về quy định luật pháp (-), chỉ số kiểm soát

tham nhũng (-).

7

Capraru và Ihnatov (2014)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng ở Trung và Đông Âu.

Quy mô ngân hàng (-), hiệu quả quản lý (-), rủi ro tín dụng (-), mức độ đủ vốn (+), lạm phát (+), tăng trưởng kinh tế (+).


8

Petria và cộng sự (2015)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các NHTM thuộc liên minh châu Âu.

Quy mô ngân hàng (+), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (+), mức độ hỗn hợp kinh doanh (+), rủi ro tín dụng (-), rủi ro thanh khoản (-), hiệu quả quản lý (-), mức độ tập trung ngành (-), tăng

trưởng kinh tế (+).

Các nghiên cứu trong nước

9

Trịnh Quốc

Trung và

Nguyễn Văn Sang (2013)

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Vốn chủ sở hữu (+) với ROA nhưng (-) với ROE, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu (-), tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ (-

), tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản

(+).

10

Hồ Thị Hồng Minh và

Nguyễn Thị Cành (2015)

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố khác tác động đến KNSL của các NHTM Việt Nam.

Chỉ số đa dạng hóa thu nhập (+), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (+), tỷ lệ tiền gửi khách hàng (+), lạm phát (+), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (-), tỷ lệ nợ xấu (-), tỷ lệ chi phí hoạt

động trên thu nhập (-).

11

Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016)

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến KNSL của hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Quy mô ngân hàng (+), chi phí hoạt động (+), vốn chủ sở hữu (+) với ROA nhưng (-) với ROE, lạm phát (+), tăng trưởng kinh tế (+), doanh số giao dịch

trên thị trường chứng khoán (+).

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


Ghi chú: Dấu (+) thể hiện ảnh hưởng cùng chiều và dấu (-) thể hiện ảnh hưởng ngược chiều của yếu tố đó với KNSL của NHTM.

Như vậy, khi xem xét các nghiên cứu thực nghiệm hiện có về KNSL của ngân hàng, có thể thấy các yếu tố ảnh hưởng để khả năng sinh lời được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là do các yếu tố nội tại của ngân hàng thể hiện qua bảng cân đối kế toán và kết quả kinh doanh của ngân hàng. Nhóm thứ hai là các yếu tố bên ngoài và vượt tầm kiểm soát của ngân hàng, bao gồm các yếu tố thuộc về ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô. Các yếu tố thuộc đặc điểm của ngân hàng bao gồm: quy mô của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, hiệu quả quản lý và mức độ hỗn hợp kinh doanh. Các yếu tố thuộc đặc điểm ngành và điều kiện kinh tế vĩ mô bao gồm: mức độ tập trung ngành, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Sau đây, tác giả tổng kết lại các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của NHTM và chiều ảnh hưởng của mỗi yếu tố theo kết quả của các nghiên cứu có liên quan.

Quy mô của ngân hàng


Quy mô ngân hàng thể hiện qua tổng tài sản, những ngân hàng lớn thì khả năng đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tốt hơn các ngân hàng nhỏ, khi đó giảm thiểu được rủi ro và tăng được hiệu quả hoạt động (Smirlock, 1985). Có nhiều nghiên cứu xem xét mối quan hệ giữa quy mô và KNSL của ngân hàng, nghiên cứu của Perera và cộng sự (2013) tìm thấy mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và KNSL, khi quy mô tăng lên thì KNSL cũng tăng do lợi thế kinh tế của quy mô. Mối quan hệ cùng chiều này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Alexiou và Sofoklis (2009), Petria và cộng sự (2015). Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Sufian và Chong (2008) lại tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô và KNSL. Khi các ngân hàng gia tăng quy mô tài sản thì có thể làm gia tăng chi phí hoạt động, nếu ngân hàng chưa khai thác một cách có hiệu quả phần tài sản tăng thêm này để mang lại thu nhập tương xứng thì sẽ làm giảm KNSL. Do đó các tác giả này đưa ra kết luận là các ngân hàng nên tập trung vào việc quản lý chi phí hiệu quả hơn là chạy


theo các chiến lược tăng quy mô tài sản. Trong khi đó nghiên cứu của Athanasoglou và cộng sự (2008) cho thấy ảnh hưởng của quy mô đến KNSL của ngân hàng là không quan trọng khi đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL của các ngân hàng Hy Lạp giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2001.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản


Tổng tài sản ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên thì giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Berger (1995) chỉ ra giả thuyết chi phí phá sản dự kiến, theo đó khi tỷ lệ vốn thấp thì chi phí phá sản dự kiến sẽ cao hơn. Sự gia tăng tỷ lệ vốn có thể làm giảm xác suất khả năng sinh lời giảm và chi phí phá sản sẽ thấp hơn nhờ vào việc giảm chi phí lãi khi sử dụng ít đòn bẩy hơn.

Trong hầu hết các nghiên cứu, mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản và KNSL của ngân hàng là cùng chiều, có thể kể đến các nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Athanasoglou và cộng sự (2008), Sufian và Chong (2008), Alexiou và Sofoklis (2009), Perera và cộng sự (2013), Capraru và Ihnatov (2014). Trong khi đó, nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) cho thấy tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản sẽ làm cho lợi nhuận trên tổng tài sản tăng nhưng lại làm lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm. Theo nghiên cứu của Petria và cộng sự (2015), tác động của tỷ lệ này đối với ROE là không có ý nghĩa thống kê, còn với ROA là cùng chiều và có ý nghĩa thống kê.

Rủi ro tín dụng


Một trong những hoạt động chính của ngân hàng là cấp tín dụng và gắn liền với nó là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng là khả năng tổn thất của ngân hàng khi một khách hàng hay một nhóm khách hàng vay vốn không trả được gốc và lãi vay theo hợp đồng. Khi rủi ro tín dụng tăng dẫn đến ngân hàng phải thực hiện trích lập dự phòng, từ đó làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/04/2024