Một Số Đặc Điểm Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Giai Đoạn Nghiên Cứu


Biến inflation đại diện cho tỷ lệ lạm phát, được tính bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) theo năm.

Biến growth đại diện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế, được tính bằng sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm.

Chi tiết kỳ vọng về dấu tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Chi tiết về các biến và dấu kỳ vọng


STT

Ký hiệu biến

Đo lường

Dấu kỳ

vọng


Biến phụ thuộc


ROAA

Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân



ROAE

Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân



Biến độc lập

1

size

Log (tổng tài sản)

+/-

2

adequacy

Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản

+

3

crisk

Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng dư nợ tín dụng

-

4

efficiency

Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

-

5

lrisk

Dư nợ tín dụng/Số dư tiền gửi của khách hàng

+/-

6

busmix

Thu nhập ngoài lãi/Tổng tài sản bình quân

+

7

hhi

Tổng bình phương thị phần của mỗi ngân hàng

trong toàn hệ thống

+/-

8

inflation

Tỷ lệ lạm phát được đo lường bằng sự thay đổi (tính theo %) của chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

theo năm

+/-

9

growth

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được đo lường bằng

sự thay đổi (tính theo %) của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo năm

+/-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam - Nguyễn Xuân Hoàng - 6

Nguồn: Tổng hợp của tác giả


3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu trước đây như đã đề cập ở chương 2, sau khi xác định kỳ vọng tác động của các yếu tố đến KNSL, các giải thuyết nghiên cứu như sau:

Giả thuyết H1: Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H2: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H3: Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H4: Hiệu quả quản lý tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H5: Rủi ro thanh khoản tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H6: Mức độ hỗn hợp kinh doanh tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H7: Mức độ tập trung thị trường tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H8: Lạm phát tác động ngược chiều đến KNSL của NHTM.

Giả thuyết H9: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động cùng chiều đến KNSL của NHTM.

3.3 Thu thập và xử lý số liệu

Mẫu dữ liệu dùng cho nghiên cứu gồm 23 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2006-2017, danh sách các ngân hàng này được thể hiện ở bảng 1.1 thuộc chương 1. Theo đó, dữ liệu bảng thu thập được gồm 23 đơn vị chéo và 12 thời đoạn tạo thành 276 quan sát. Theo Green (1991), cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức sau:

n >= 50 + 8m


Trong đó, n là kích thước mẫu tối thiểu cần có, còn m là số lượng biến độc lập trong mô hình. Với số lượng biến độc lập trong mô hình là 9 thì kích thước mẫu tối


thiểu phải là 122 quan sát. Như vậy với 276 quan sát thì nghiên cứu đáp ứng được yêu cầu về cỡ mẫu.

Dữ liệu về đặc điểm riêng của từng ngân hàng được thu thập từ báo cáo tài chính do ngân hàng công bố, dữ liệu về lạm phát và tăng trưởng kinh tế được thu thập từ cơ sở dữ liệu của IMF. Tất cả dữ liệu được thống kê theo năm từ năm 2006 đến năm 2017.

Dựa trên báo cáo tài chính của các NHTM, tác giả thu thập số liệu của các khoản mục cần thiết từ đó tính ra giá trị cho các yếu tố tác động đến KNSL của NHTM.

3.4 Phương pháp kiểm định mô hình

Thực hiện kiểm định mô hình hồi quy theo các bước sau:


Bước 1: Thống kê mô tả các biến trong mô hình: Sử dụng thống kê mô tả để thấy được những đặc tính cơ bản của mẫu dữ liệu nghiên cứu như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biến độc lập và biến phụ thuộc của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017.

Bước 2: Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Phân tích tương quan để thấy được mức độ liên kết giữa các biến trong mô hình, đồng thời kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.

Bước 3: Ước lượng các hệ số hồi quy: Hồi quy theo các mô hình POOLED OLS, FEM, REM

Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình và lựa chọn mô hình hồi quy: Kiểm định và khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan.

3.5 Kết luận chương


Trong chương 3, tác giả trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm mô hình hồi quy, giả thuyết nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu và phương pháp kiểm định mô hình. Trong đó, mô hình hồi quy thể hiện mối quan hệ giữa biến phụ thuộc


là KNSL của NHTM và các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến KNSL. Tác giả cũng đưa ra cách đo lường giá trị cho từng biến, kỳ vọng về dấu của các biến độc lập và các giả thuyết nghiên cứu. Từ việc xác định mô hình nghiên cứu và xem xét cách đo lường giá trị của các biến trong mô hình dựa vào các nghiên cứu trước đây về KNSL của NHTM, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu cần thiết để thực hiện kiểm định mô hình. Phương pháp kiểm định mô hình gồm bốn bước đó là thống kê mô tả, phân tích tương quan, ước lượng các hệ số hồi quy và thực hiện các kiểm định lựa chọn mô hình cũng như khắc phục các vi phạm giả thuyết hồi quy để chọn được mô hình tốt nhất.


CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


4.1 Một số đặc điểm của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu

Các quy định pháp luật ảnh hưởng đến môi trường hoạt động của các ngân hàng thương mại

Ngày 09/08/2006, Thống đốc ban hành Quyết định 1557 về đề án cơ cấu lại NHTMCP nông thôn với mục tiêu nâng cao tiềm lực tài chính, tăng cường năng lực cạnh tranh của các NHTM trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án đưa ra giải pháp các NHTMCP nông thôn có đủ điều kiện và nhu cầu sẽ được chuyển đổi thành NHTMCP đô thị, trường hợp không đủ điều kiện thì cần có lộ trình tăng vốn hoặc sáp nhập, hợp nhất vào NHTM khác có tiềm lực tài chính hoặc bị sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước.

Ngày 22/11/2006, Nghị định 141/2006/NĐ-CP được Chính phủ ban hành đưa ra quy định các NHTMCP phải tăng vốn pháp định từ 1.000 tỷ đồng trở lên vào cuối năm 2008 và đến cuối năm 2010 phải đạt từ 3.000 tỷ trở lên.

Ngày 07/06/2008, Thống đốc NHNN ký Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động NHTMCP. Tuy nhiên, đến ngày 29/07/2008, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn 4944 thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam điều chỉnh tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần trong nước cho phù hợp. Trong khi chưa ban hành tiêu chí mới, tạm dừng chưa cho phép thành lập ngân hàng thương mại cổ phần mới”. Sau động thái này của Chính phủ, ngày 08/08/2008, NHNN đã ban hành công văn số 7171 gửi ban trù bị thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần thông báo chỉ đạo nói trên của Thủ tướng.

Năm 2007 – 2008, khủng hoảng kinh tế Mỹ nổ ra đã gây tác động nghiêm trọng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Hệ thống ngân hàng dần lộ diện những điểm yếu lớn, nổi bật là vấn đề sở hữu chéo


giữa các TCTD và nợ xấu. Kết quả là một loạt các ngân hàng buộc phải hợp nhất, sáp nhập, thậm chí là bị NHNN mua lại với mức giá 0 đồng từ sau năm 2011.

Tại kỳ họp thứ 7 năm 2010, Quốc hội Khóa XII đã thông qua Luật NHNN Việt Nam và Luật các TCTD (số 47/2010/QH12). Luật các TCTD 2010 đã loại bỏ các quy định về “các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng”. Theo đó, chỉ những tổ chức được thành lập như một TCTD mới được cấp phép hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, Luật TCTD mới cũng đưa ra những quy định khắt khe hơn về đối tượng hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ an toàn vốn tối thiếu.

Ngày 01/03/2012, QĐ 254 được Thủ tướng đã thông qua đề án thực hiện cơ cấu hệ thống TCTD trong thời kỳ 2011 – 2015. Giải pháp đưa ra là đẩy mạnh cổ phần hóa NHTM nhà nước; cải thiện quy mô tài sản và năng lực tài chính của TCTD bằng các hình thức tăng vốn chủ sở hữu, mua lại, sáp nhập và mở rộng nguồn vốn huy động; cải thiện chất lượng tài sản, chất lượng các khoản cấp tín dụng, đẩy mạnh hoạt động thu hồi nợ xấu; cải tiến hoạt động quản trị ngân hàng.

Ngày 20/11/2017, Quốc hội Khóa 14 đã thông qua Luật số 17/2017/QH14 điều chỉnh một số quy định của Luật các TCTD. Luật các TCTD điều chỉnh một số nội dung quan trọng về nâng cao năng lực quản trị, điều hành của TCTD thông qua quy định lãnh đạo các TCTD không được làm lãnh đạo doanh nghiệp khác trừ trường hợp đó là công ty con của TCTD; làm rõ nguồn vốn góp, hạn chế sở hữu chéo giữa các TCTD, cụ thể cổ đông không được dùng nguồn tiền được cấp tín dụng để đầu tư cổ phần TCTD. Bên cạnh đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các TCTD cũng đánh dấu mốc quan trọng khi ban hành quy định phương án phá sản là một trong những phương án trong cơ cấu lại TCTD được kiểm soát đặc biệt. Dựa trên đề nghị của NHNN, Chính phủ sẽ đưa ra quyết định chủ trương phá sản TCTD bị kiểm soát đặc biệt.


Quy mô số lượng NHTMCP qua các năm


Kể từ khi Pháp lệnh Ngân hàng ra đời năm 1990, số lượng NHTMCP gia tăng khá mạnh mẽ và quy mô. Từ con số 4 NHTMCP trong năm 1990, số lượng NHTMCP trong nước đã tăng lên 39 trong năm 2009. Tuy nhiên, sự phát triển quá nóng của hệ thống ngân hàng trong những năm đầu thập niên 2000, cộng với sự tác động nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới năm 2007-2008, hệ thống ngân hàng trong nước đã chịu đả kích khá lớn. Bong bóng tín dụng, bong bóng bất động sản, chứng khoán bùng nổ dẫn đến hệ lụy nợ xấu gia tăng, các ngân hàng đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. NHNN đã ban hành các chính sách nhằm mục đích cơ cấu hệ thống TCTD đã khiến hoạt động hợp nhất, sát nhập diễn ra khá sôi động. Kết quả là số lượng NHTMCP đã sụt giảm đáng kế từ con số đỉnh điểm 39 xuống còn 28, ngoài ra còn có 3 NHTM hoạt động kém hiệu quả được NHNN mua lại với giá 0 đồng.

Ngược lại với diễn biến giảm về số lượng của nhóm NHTMCP trong nước, nhóm chi nhánh ngân hàng nước ngoài liên tục tăng về số lượng trong giai đoạn 2007 – 2016. Số lượng ngân hàng nhóm này tăng từ 33 ngân hàng lên mức cao nhất 53 ngân hàng trong năm 2013. Mặc dù số có sụt giảm trong năm 2014, nhưng đến năm 2016 nhóm ngân hàng nước ngoài vẫn ở con số 51 ngân hàng.

Bảng 4.1: Số lượng các NHTM qua các năm


Loại hình

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

NHTM Nhà

nước (*)


5


5


5


5


5


5


5


5


4


4

NHTM

được NHNN mua lại với giá 0 đồng










3


3

NHTM cổ phần


37


39


39


37


35


34


33


33


28


28


Loại hình

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Ngân hàng liên doanh


-


5


5


5


5


4


4


4


3


2

Chi nhánh ngân hàng nước ngoài


33


35


36


53


50


50


53


47


50


51

Ngân hàng

100% vốn nước ngoài


5


5


5


5


5


5


5


5


5


8

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo thường niên của NHNN


(*): 3 Ngân hàng NHTMCP được NHNN mua lại giá 0 đồng: Xây dựng Việt Nam, Dầu khí toàn cầu, Đại Dương.

Quá trình tăng vốn pháp định và quy mô vốn hệ thống ngân hàng


NHNN và Chính phủ đã 3 lần ban hành quy định tăng quy mô vốn pháp định của hệ thống ngân hàng trong nước. Ngày 27/03/1996, NHNN ban hành Quyết định số 67/QĐ-NH5 quy định vốn điều lệ tối thiểu của các TCTD. Vốn điều lệ quy định ở mức thấp, tùy thuộc vào loại hình TCTD, địa điểm và số lượng chi nhánh. Cụ thể, nếu TCTD là NHTMCP nông thôn và không có chi nhánh thì chỉ cần mức vốn 3 tỷ, cao nhất là mức 150 tỷ đối với trường hợp thành lập NHTMCP đô thị tại TP Hồ Chí Minh.

Ngày 03/10/1998, Chính phủ tiếp tục hoàn thiện khung vốn điều lệ cho TCTD khi ban hành quy định số 82/1998/NĐ-CP. Khung vốn pháp định mới quy định chi tiết đến từng loại TCTD và mức vốn pháp định đã tăng lên khá nhiều. Trong đó, vốn pháp định của nhóm ngân hàng Quốc doanh ở mức khá cao: NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (2,200 tỷ đồng), các NHTM quốc doanh khác (1,100 tỷ đồng), Ngân hàng Phát triển (1,000 tỷ đồng). Trong khi đó, mức vốn pháp định ở nhóm NHTMCP vẫn ở mức khá thấp, cụ thể nhóm NHTMCP đô thị ở TP

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 07/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí