chưa đủ sáu tuổi chứ hoàn toàn không làm thay đổi nội dung thông tin. Điều 23 Bộ luật dân sự và Điều 57 khoản 4 Bộ luật tố tụng dân sự lại có quy định "người chưa đủ sáu tuổi" không có năng lực hành vi dân sự, cũng như không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Hành vi dân sự, hành vi tố tụng dân sự của một người được thể hiện ra bên ngoài bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được biểu hiện bằng những hành động (hoặc không hành động) của họ, nhằm thể hiện quan điểm hay thái độ của chủ thể đó khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy, có một vấn đề đặt ra là những nội dung thông tin trong lời nói, cử chỉ hành vi của người được xác định là không có năng lực hành vi (chưa đủ sáu tuổi) có được coi là chứng cứ pháp lý, là cơ sở để xác định sự thật khách quan vụ án và chứng minh tội phạm hay không và người đại diện theo pháp luật của bị hại là trẻ em trình bày trên cơ sở chỉ được nghe bị hại là trẻ em kể lại lại có đảm bảo tính khách quan hay không. Cho đến nay vẫn chưa có văn bản giải thích hay hướng dẫn áp dụng pháp luật về vấn đề trên. Điều này dẫn đến việc khó khăn trong việc xác định căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can, nhất là đối với những vụ án xâm hại tình dục trẻ em (hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em) không có ai trực tiếp biết được tình tiết vụ việc ngoài người bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội.
Thứ hai, cần có sự bổ sung, sửa đổi các chế định và thuật ngữ pháp lý có liên quan đến người bị hại là trẻ em trong hệ thống các văn bản pháp luật
Thực tế hoạt động điều tra truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn khi áp dụng pháp luật do một số điều luật trong một số văn bản pháp luật không thống nhất khi sử dụng thuật ngữ liên quan đến trẻ em, thậm chí ngay trong cùng một văn bản pháp luật cũng sử dụng những thuật ngữ khác nhau để mô tả cùng một đối tượng là trẻ em. Ví dụ: Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 1999 sử dụng thuật ngữ là "trẻ em" đối với những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại các điều 112, khoản 1 (tội
hiếp dâm trẻ em); điều 254 khoản 3, điểm a (tội chứa mại dâm); điều 255, khoản 3, điểm a (tội môi giới mại dâm); điều 256, khoản 2, điểm b (tội mua dâm người chưa thành niên). Nhưng cùng độ tuổi trên tại Điều 197, khoản 2, điểm c (tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy) lại sử dụng thuật ngữ là "người chưa thành niên". Cá biệt trong cùng một điều 200 khoản 2 điểm d (tội cưỡng bức lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy) ở khoản này quy định người đủ 13 tuổi trở lên thì sử dụng thuật ngữ "người chưa thành niên", nhưng ở khoản khác khi nói đến người dưới 13 tuổi lại dụng thuật ngữ là "trẻ em". Bộ luật Dân sự sử dụng thuật ngữ "người" đối với những người dưới 18 tuổi tại Điều 21 (người không có năng lực hành vi dân sự). Nhưng cũng cùng một độ tuổi trên tại Điều 18 (người thành niên, người chưa thành niên) lại sử dụng thuật ngữ "người chưa thành niên". Tương tự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính sử dụng thuật ngữ "người" đối với những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi tại các Điều 6, khoản 1, điểm a (đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính); Điều 7, khoản 1 (xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính". Nhưng cũng cùng một độ tuổi trên tại Điều 13 (cảnh cáo) của Pháp lệnh lại sử dụng thuật ngữ "người chưa thành niên" v.v... Chính việc sử dụng các thuật ngữ trên đây tạo nên sự khó hiểu và làm cho những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dễ mắc phải những sai lầm thiếu sót trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em. Mặt khác tuy những thuật ngữ sử dụng có sự khác nhau, nhưng xét về bản chất việc sử dụng các thuật ngữ thuật ngữ "trẻ em", "người chưa thành niên", "người thành niên", "người già" được sử dụng trong các văn bản pháp luật chẳng qua chỉ là việc phân định giới hạn về độ tuổi khi mô tả một con người cụ thể mà thôi.
Từ phân tích và lập luận trên đây, chúng tôi cho rằng nên thống nhất sử dụng cụm từ "người có độ tuổi....." thay thế cho các thuật ngữ "trẻ em", "người chưa thành niên", "người thành niên"... trong các điều luật cụ thể của các văn bản pháp luật. Ví dụ: Bộ luật Hình sự nên quy định: "Người nào hiếp
dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm" (Điều 112, khoản 1); "Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" (Điều 197, khoản 2, điểm c); "Đối với người dưới 13 tuổi" (Điều 197, khoản 3, điểm d).... Bộ luật Dân sự nên quy định: "Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 18 tuổi" (Điều 19); "Năng lực hành vi dân sự của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi" (Điều 20); "Người giám hộ đương nhiên của người dưới 18 tuổi" (Điều 61).... Bộ luật Lao động nên quy định: " Cấm người chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừ một số nghề và công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định..." (Điều 120); "Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào những công việc phù hợp với sức khỏe để đảm bảo sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc họ về các mặt lao động, tiền lương, sức khỏe, học tập trong quá trình lao động" (Điều 121); "Thời gian làm việc của người lao động dưới 18 tuổi không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần" (Điều 122, khoản 1) v.v... Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã có nhiều bổ sung những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người bị hại khi tham gia tố tụng; đề cập đến việc bảo vệ người bị hại, nhân chứng và những người tham gia tố tụng khác; quyền được yêu cầu bảo vệ trong quá trình tham gia tố tụng là một tiến bộ của pháp luật tố tụng hình sự nước ta. Tuy nhiên những quy định về lĩnh vực này mới chỉ dừng ở mức nguyên tắc, chưa cụ thể hóa bằng các điều luật, các văn bản giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quyền của người bị hại, trong đó có người bị hại là trẻ em.
Cần có những chế định cụ thể quy định về việc triệu tập, việc giữ bí mật, việc bảo vệ người bị hại nói chung và người bị hại là trẻ em nói riêng trong cả quá trình giải quyết vụ án hình sự một mặt vừa bảo vệ và bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tội phạm xâm hại, mặt khác tạo điều kiện cho người bị hại tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án), người tiến hành tố tụng (Điều tra viên,
Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân) trong việc xác định rõ sự thật khách quan vụ án cũng như tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội làm căn cứ giải quyết vụ án đúng pháp luật.
3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM
Nhóm những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra,
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn Đề Về Chủ Thể Của Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em
- Sự Cần Thiết Hoàn Thiện Pháp Luật Về Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em
- Quy Định Lại Độ Tuổi Trẻ Em Là Nạn Nhân Của Tội Phạm
- Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 12
- Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
truy tố, xét xử vụ án hình sự có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em trên đây không nằm ngoài quan điểm, mục tiêu và giải pháp chung của chiến lược cải cách tư pháp do Đảng và Nhà nước đã đề ra. Mục tiêu cải cách tư pháp là "Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao". Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến người bị hại là trẻ em, việc nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án hình sự nói chung và những vụ án có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng cũng là một trong những yêu cầu của cải cách tư pháp. Đi sâu vào việc nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động điều tra truy tố, xét xử các vụ án hình sự có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em, cần thực hiện một số giải pháp cụ thể sau đây:
Thứ nhất, những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan Nhà nước có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em.
Một trong những nội dung cơ bản của chiến lược cải cách tư pháp là xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp, đồng thời tạo các điều kiện cần thiết để các cơ quan tư pháp hoạt động có hiệu quả. Hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan, tổ chức có liên quan, cụ thể:
- Cơ quan điều tra: Lấy trọng tâm là hoạt động xét xử, cải cách tư pháp đòi hỏi tổ chức Cơ quan điều tra phải tiếp tục có sự củng cố, sắp xếp và đổi mới theo hướng thực hiện chuyên môn hóa lực lượng điều tra và bố trí những cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức, chỉ huy, nắm vững pháp luật, giỏi về nghiệp vụ điều tra giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan điều tra các cấp. Bổ sung và nâng cao chất lượng cán bộ cho các cơ quan điều tra, nhất là ở cấp huyện. Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều tra, thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách điều tra với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra vụ án hình sự có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em, hệ thống các Cơ quan điều tra cần phải bố trí đủ lực lượng Điều tra viên có kiến thức và kinh nghiệm hiểu biết về tâm sinh lý trẻ em trong các đơn vị, bộ phận của Cơ quan điều tra, nhất là tại cấp cơ sở.
Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm bao gồm: Quy định chức trách, nhiệm vụ và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị, bộ phận trong lực lượng Công an trong việc phân cấp quản lý đối tượng, quản lý địa bàn một cách hợp lý, không để tình trạng quản lý chồng chéo hoặc ngược lại; duy trì và thực hiện nghiêm túc chế độ trực ban, báo cáo để triển khai và tổ chức kịp thời các hoạt động điều ra ban đầu khi có vụ việc xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tích cực tham gia đấu tranh, tố giác tội phạm, trong đó có tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật đối với trẻ em, kiên quyết xử lý về hình sự đối với người có hành vi phạm tội, cho dù bất kỳ người đó là ai, hay ở cương vị nào. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, bên cạnh việc đấu tranh với các loại tội phạm xâm hại đến tính mạng, danh dự, nhân phẩm của trẻ em, Cơ quan điều tra cần tập trung phát hiện và đưa ra xử lý về hình sự đối với người phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em.
Tổ chức tốt hoạt động điều tra về các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, bao gồm: tổ chức tốt công tác điều tra cơ bản để nắm chắc thực trạng tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, phân tích đánh giá tính chất hoạt động của từng loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở từng vùng, miền, khu vực dân cư, làm rõ nguyên nhân và điều kiện phát sinh, phát triển tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em để có kế hoạch và biện pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả; tổ chức phát động mạnh mẽ phong trào quần chúng đấu tranh tố giác tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Kết hợp chặt chẽ công tác trinh sát và hoạt động điều tra tố tụng giữa các lực lượng trong ngành Công an; xác lập chuyên án đi sâu điều tra khám phá vụ án và kịp thời đưa ra truy tố trước pháp luật đối với những đối tượng phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em; Phối hợp một cách chặt chẽ với Viện kiểm sát và Tòa án các cấp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự giúp đỡ của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tạo những điều kiện thuận lợi cho Điều tra viên tiến hành các biện pháp tố tụng trong hoạt động điều tra.
- Viện kiểm sát nhân dân: Nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân các cấp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nói chung và vụ án hình sự có tội danh xâm phạm tình dục trẻ em chính là nâng cao hiệu quả hoạt động công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Hoạt động công tố của Viện kiểm sát phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo mọi trường hợp phạm tội đều bị đưa ra xử lý theo pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội. Tăng cường kiểm sát việc chấp hành các quy định của tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, hình thức và nội dung tiến hành tố tụng kể từ khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành bản án hình sự chính là tăng cường việc kiểm sát các cơ quan tiến hành
tố tụng trong việc ban hành các văn bản (lệnh, quyết định, thông báo), cũng như các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng như tiến hành thu thập chứng cứ (tổ chức khám nghiệm; trưng cầu giám định; lấy lời khai nhân chứng, bị hại; hỏi cung bị can; xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa; nghị án, tuyên án, phát hành bản án..).
Theo quan điểm của chúng tôi, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đòi hỏi trong thời gian tới cần phải nghiên cứu, đổi mới về mặt tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân cho phù hợp. Hiện nay trong tố tụng hình sự đang có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa kiểm sát việc tuân theo pháp luật với thực hành quyền công tố trong giải quyết vụ án hình sự. Bởi lẽ:
Một là, chức năng công tố trong vụ án hình sự thực chất chính là hoạt động buộc tội thể hiện ý chí của một bên là Nhà nước tham gia quan hệ pháp luật. Thực hành quyền công tố một mặt phải đảm bảo mọi tội phạm được phát hiện đều phải được khởi tố, điều tra và đưa ra truy tố trước Tòa án, mặt khác mọi hoạt động trên đều phải có căn cứ và hợp pháp. Hoạt động buộc tội bắt đầu từ thời điểm khởi tố cho đến khi kết thúc việc xét xử bao gồm quyết định việc điều tra vụ án đối với người phạm tội, quyết định việc truy tố bị can (bản cáo trạng); công bố nội dung cáo trạng, tiến hành việc buộc tội tại phiên tòa, thực hiện quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án. Để chứng minh tội phạm và người phạm tội, trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự, mối quan hệ giữa cơ quan công tố và Công tố viên với Cơ quan điều tra và Điều tra viên là mối quan hệ vừa mang tính chỉ đạo vừa mang tính kết phối hợp. Thực hành quyền công tố tại Tòa án chính là việc cơ quan công tố ra quyết định truy tố bị can và cử đại diện tham gia phiên tòa với tư cách duy trì quyền công tố. Trong giai đoạn này, công tố viên phối hợp với Hội đồng xét xử việc tiến hành xét hỏi (bị cáo, nhân chứng, bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án); tranh luận với người bào chữa (luật sư, người đại
diện theo pháp luật của bị cáo); đưa ra quan điểm buộc tội và thực hiện quyền kháng nghị. Từ quan điểm trên, cơ quan thực hành quyền công tố phải là là cơ quan có cùng một hệ thống với Cơ quan điều tra (trực thuộc Chính phủ), các quyết định của cơ quan thực hành quyền công tố (quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn; quyết định hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn; quyết định đình chỉ điều tra...) đều phải được Cơ quan điều tra tôn trọng và chấp hành. Có thể nói, kết quả hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra là một trong những căn cứ quan trọng nhưng không phải là căn cứ duy nhất để buộc tội tại phiên tòa, vì trên cơ sở các tài liệu thẩm tra, tăng cứu và kết quả xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa, Công tố viên mới có thể đưa ra quan điểm chính thức về buộc tội (đề nghị áp dụng điều luật, mức hình phạt) đối với bị cáo trước khi Hội đồng xét xử tiến hành nghị án cũng như thực hiện quyền kháng nghị. Trong thực tế có trường hợp đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đề nghị thay đổi tội danh, rút một phần hay toàn bộ việc truy tố tại Tòa án, đây cũng chính là sự thể hiện tính độc lập tương đối của chức năng thực hành quyền công tố trong hoạt động tố tụng hình sự ở giai đoạn điều tra và giai đoạn xét xử vụ án hình sự.
Hai là, hoạt động công tố trong tố tụng hình sự cũng phải chịu sự kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp chính là hoạt động kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án. Phạm vi của hoạt động kiểm sát bao gồm hoạt động kiểm tra và giám sát việc chấp hành pháp luật khi giải quyết các loại quan hệ pháp luật tại Tòa án (hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động) và được thực hiện kể từ thời điểm bắt đầu phát sinh tố tụng (khởi tố vụ án hình sự, Tòa án thụ lý đơn khởi kiện) cho đến khi pháp luật quy định hết thời hạn kiểm sát (thời hạn