Mục Đích, Ý Nghĩa Của Việc Quyết Định Hình Phạt Đối Với Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Đúng

dưới 16 tuổi. Ngoài ra, người phạm các tội xâm phạm tình dục còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định với thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Nếu là người nước ngoài phạm tội thì có thể bị áp dụng hình phạt trục xuất theo Điều 37 BLHS năm 2015.

Như vậy, quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục là hoạt động của Tòa án lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) trong phạm vi quy định tại các Điều 141 đến Điều 147 của Bộ luật Hình sự năm 2015 để áp dụng đối với người phạm tội phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục đúng

Quyết định hình phạt là hoạt động thực tiễn của Tòa án được thực hiện sau khi đã xác định được tội danh để định ra biện pháp xử lý tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi bị cáo đã thực hiện [18, tr.63]. Vì vậy, hoạt động quyết định hình phạt có liên quan chặt chẽ với việc định tội danh. Xác định đúng tội danh đối với các hành vi xâm phạm tình dục là tiền đề căn bản cho việc quyết định hình phạt đúng. Bởi lẽ, khi định tội danh đúng tức là đã xác định được loại hình phạt cần áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội. Cho nên, quyết định hình phạt đúng không chỉ là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt mà còn có ý nghĩa quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm tình dục.

Thứ nhất, quyết định hình phạt đúng là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt

Điều 31 BLHS năm 2015 quy định: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”. Do đó, khi quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử phải

cân nhắc để lựa chọn được loại hình phạt và mức hình phạt tương xứng vừa bảo đảm mục đích trừng trị lẫn mục đích giáo dục của hình phạt. Nếu hình phạt được áp dụng chỉ thiên về mục đích trừng trị có thể làm người phạm tội nảy sinh tâm lý tiêu cực khi chấp hành, không thực sự nhận thức được lỗi lầm để có thái độ cải tạo. Ngược lại, nếu hình phạt được áp dụng mang nặng tính giáo dục mà không có tính trừng trị thì sẽ làm cho người phạm tội có thái độ coi thường pháp luật, không thể hiện được sự răn đe, phòng ngừa đối với những người có ý định phạm tội và làm suy giảm niềm tin của quần chúng nhân dân. Vì thế, Tòa án không được đề cao hay coi nhẹ bất kỳ mục đích nào của hình phạt mà phải đặt trong mối liên hệ tổng quát với các căn cứ quyết định hình phạt để có thể đưa ra một hình phạt cụ thể, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thứ hai, quyết định hình phạt đúng có ý nghĩa tích cực đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

Đối với các tội phạm nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục nói riêng, quyết định hình phạt đúng không chỉ là cơ sở để đạt được mục đích của hình phạt mà còn tác động tích cực tới công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Hai yếu tố quan trọng nhất để đạt được mục đích của hình phạt là hoạt động lập pháp và hoạt động áp dụng pháp luật (tức là định tội danh và quyết định hình phạt). Các quy định của BLHS dù có hoàn thiện đến đâu cũng chỉ có ý nghĩa khi các hình phạt trong thực tế được quyết định đúng và việc Tòa án quyết định hình phạt đúng sẽ là tiền đề cho việc chấp hành hình phạt. Nếu Tòa án quyết định một hình phạt thỏa đáng, hợp tình, hợp lý đối với người phạm tội thì sẽ có tác dụng giáo dục sâu rộng trong quần chúng nhân dân, làm cho quần chúng thấy được sự nghiêm minh của pháp luật để từ đó tự giác tuân thủ pháp luật, tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngược lại, nếu Tòa án quyết định hình phạt không đúng, không tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội hoặc không phù hợp với các tình tiết nhân thân người phạm tội thì sẽ tạo nên dư luận xã hội không tốt, làm giảm niềm tin của quần chúng nhân

dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật, không phát huy được sự tham gia của quần chúng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là đối với các tội xâm phạm tình dục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

1.3. Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục

Ngành luật hình sự được xây dựng dựa trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đây chính là những tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Hiện nay, có những quan điểm còn khác nhau về hệ thống các nguyên tắc của ngành luật hình sự [8, tr.22-23] tuy nhiên, đa số những quan điểm này đều xác định những nguyên tắc cơ bản của ngành luật hình sự như: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự... Việc tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc trên sẽ giúp cho ngành luật hình sự thực hiện được các chức năng của mình.

Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 3

Quyết định hình phạt là một hoạt động quan trọng trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Do đó, hoạt động quyết định hình phạt nói chung và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng đòi hỏi Tòa án cũng phải tuân thủ triệt để các nguyên tắc cơ bản của luật hình sự, bao gồm: nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự. Việc tuân thủ các nguyên tắc này không chỉ đảm bảo cho Tòa án thực hiện hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục không chỉ công minh, đúng pháp luật và đạt được mục đích của hình phạt mà còn góp phần nâng cao uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật.

1.3.1. Nguyên tắc pháp chế

Nguyên tắc pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt của cả hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và ngành luật hình sự nói riêng. Nội dung của nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự thể hiện ở chỗ tất cả những vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt đều phải được quy định cụ thể, rò ràng trong văn bản quy phạm pháp luật hình sự; việc xác định tội phạm và hình

phạt trong áp dụng pháp luật hình sự cũng phải dựa trên các điều luật cụ thể. Đồng thời, nguyên tắc pháp chế cũng đòi hỏi tất cả các cơ quan, cá nhân, tổ chức phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật, trên tinh thần thượng tôn pháp luật.

Nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục được thể hiện thông qua các nội dung sau:

- Các tội phạm và hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục phải được quy định trong Bộ luật hình sự.

Có nghĩa là, những hành vi bị coi là tội xâm phạm tình dục phải được quy định thành các tội danh cụ thể và được mô tả rò ràng bởi quy phạm pháp luật hình sự; những hình phạt có thể được áp dụng cho người phạm tội xâm phạm tình dục cũng phải được quy định bởi quy phạm pháp luật hình sự và phải được xác định cho từng tội danh được quy định.

Hiện nay, các tội xâm phạm tình dục và các loại hình phạt đối với từng tội danh cụ thể được quy định từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Đây là các tội thuộc danh mục các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đối với từng tội danh cụ thể trong các tội xâm phạm tình dục, loại hình phạt, tính chất và mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định tùy thuộc vào tính chất, động cơ của người phạm tội; nhân thân người phạm tội; cũng như mức độ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Tính chất và mức độ nghiêm khắc của hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục được quy định xuất phát từ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm cụ thể cũng như yêu cầu đấu tranh phòng và chống loại tội phạm đó. Tội xâm phạm tình dục có tính chất, mức độ nguy hiểm càng nghiêm trọng thì hình phạt đối với tội phạm đó càng nghiêm khắc. Tất cả những yếu tố trên đã được các nhà lập pháp xác định và quy định rò ràng trong các điều luật tương ứng từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS năm 2015. Chỉ có BLHS mới có thể quy định về các tội xâm phạm tình dục và xác định hình phạt đối với người

phạm tội xâm phạm tình dục. Vì vậy, khi quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, nguyên tắc pháp chế đòi hỏi Tòa án trước hết phải căn cứ vào các điều luật cụ thể này.

- Các căn cứ của việc quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội xâm phạm tình dục phải được quy định thống nhất trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự.

Nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục không chỉ đòi hỏi hình phạt đã tuyên đối với người có hành vi phạm tội phải nằm trong các điều luật tương ứng của BLHS như đã nêu trên mà còn phải căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Những cơ sở quyết định hình phạt này đã được quy định cụ thể trong Chương VIII của BLHS năm 2015, bao gồm: căn cứ quyết định hình phạt, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, tái phạm và tái phạm nguy hiểm. Bên cạnh đó, BLHS hiện hành cũng quy định về quyết định hình phạt trong những trường hợp cụ thể như: quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng; trong trường hợp phạm nhiều tội; trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; hoặc trong trường hợp đồng phạm;… Đây chính là những nền tảng pháp lý quan trọng để Tòa án tiến hành hiệu quả hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội phạm nói chung và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục nói riêng.

- Việc quyết định hình phạt đối với những người có hành vi phạm tội về xâm phạm tình dục phải tuân thủ các quy định của pháp luật hình sự.

Khi quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, Tòa án phải quyết định áp dụng một loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi chỉ được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về một trong những tội danh xâm phạm tình dục đã được quy định trong BLHS cũng như chỉ được quyết định hình phạt trong phạm vi giới hạn được đặt ra. Tòa án khi quyết định hình phạt không có quyền thiết lập hình phạt mới mà phải lựa

chọn trong những mức giới hạn của hình phạt đã xác định bởi các điều luật cụ thể của BLHS. Khi quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, Hội đồng xét xử phải căn cứ vào các quy định cụ thể từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS năm 2015 để cân nhắc lựa chọn loại hình phạt và mức hình phạt tương xứng được quy định trong từng điều khoản cụ thể. Người có hành vi phạm tội bị xét xử về tội danh gì thì hình phạt áp dụng đối với họ phải theo đúng quy định của tội danh đó. Tòa án không được quyết định hình phạt vượt mức tối đa mà khung hình phạt quy định đối với tội phạm mà họ xét xử. Tuy nhiên, có những trường hợp nhất định Hội đồng xét xử được phép quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn theo quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015.

Một biểu hiện nữa của nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục là việc quyết định hình phạt chỉ có thể do Tòa án thực hiện đối với cá nhân người phạm tội và phải được tuyên công khai tại phiên tòa bằng một bản án. Trong đó, hình phạt được quyết định đối với người phạm tội phải cụ thể về loại hình phạt và mức hình phạt. Các tình tiết trong vụ án làm căn cứ cho việc quyết định hình phạt phải được làm sáng tỏ trong bản án, thể hiện ở tính chính xác của hình phạt được tuyên và tính hợp lý của việc quyết định hình phạt.

Như vậy, mặc dù BLHS không có quy định riêng về nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục, tuy nhiên, việc khẳng định và quy định nguyên tắc pháp chế về hình phạt và quyết định hình phạt trong BLHS là đòi hỏi tất yếu, khách quan đối với hoạt động bảo vệ pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền. Việc tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc này sẽ góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương và nâng cao đời sống văn hoá pháp lý trong xã hội.

1.3.2. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật là một nguyên tắc được hiến định tại Điều 16 Hiến pháp năm 2013. Cụ thể hóa nguyên tắc này trong lĩnh vực luật

hình sự, điểm b khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 quy định: “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội”. Nguyên tắc bình đẳng không chỉ thể hiện trong các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng mà còn phải được tuân thủ trong hoạt động áp dụng pháp luật cũng như hoạt động quyết định hình phạt.

Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trước hết là bảo đảm các quy định của ngành luật hình sự về tội phạm, hình phạt và quyết định hình phạt có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người đã thực hiện hành vi phạm tội. Việc truy cứu và xử lý hình sự đối với người phạm tội không bị chi phối bởi các đặc điểm về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội. Tất cả người phạm tội hoặc pháp nhân thương mại có hành vi phạm tội đều phải được các cơ quan tiến hành tố tụng đối xử bình đẳng trong mọi hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong việc quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục được bảo đảm thực hiện bằng nhiều quy định khác nhau như quy định về nguyên tắc xử lý tại điểm b khoản 1 Điều 3; chương VI về hình phạt; chương VIII về quyết định hình phạt; cũng như các hình phạt cụ thể đối với các tội xâm phạm tình dục từ Điều 141 đến Điều 147 BLHS năm 2015. Khi quyết định hình phạt đối với người phạm các tội xâm phạm tình dục, Tòa án phải cân nhắc áp dụng các chế tài hình sự được quy định trong các điều luật cụ thể để áp dụng đối với người có hành vi phạm tội theo nguyên tắc: không phân biệt đối xử giữa những người có giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau. Không để xảy ra tình trạng “dân thì xử nặng, quan thì xử nhẹ”. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý sự khác biệt giữa tuân thủ nguyên tắc này với việc áp dụng các đặc điểm về nhân thân người phạm tội đã được xác định là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc dấu hiệu tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục hoàn toàn phù hợp với tư tưởng pháp lý

tiến bộ về sự công bằng trong việc xử lý người phạm tội. Đồng thời, bảo đảm nguyên tắc này trong quyết định hình phạt cũng chính là góp phần đảm bảo quyền con người, quyền công dân trong pháp luật hình sự.

1.3.3. Nguyên tắc nhân đạo

Nguyên tắc nhân đạo là nguyên tắc được thể hiện xuyên suốt các điều luật khác nhau của BLHS. Điểm d khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015 đã khẳng định chính sách: “Khoan hồng đối với người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”. Các quy định về hình phạt cũng thể hiện rò mục đích của hình phạt không chỉ nhằm trừng trị mà còn giáo dục người phạm tội ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục những người khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm (Điều 31 BLHS). Đồng thời, nguyên tắc nhân đạo còn được thể hiện trong những điều luật quy định về quyết định hình phạt, về trách nhiệm hình sự của người chưa đủ 18 tuổi phạm tội, về miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện (án treo).

Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt đòi hỏi Tòa án phải xuất phát từ tư tưởng nhân đạo và chính sách khoan hồng khi áp dụng các quy định của luật hình sự. Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt thể hiện thông qua việc Tòa án dựa trên các căn cứ quyết định hình phạt để đưa ra hình phạt ở mức cần thiết sao cho vừa bảo đảm mục đích của hình phạt vừa góp phần tích cực vào công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm. Việc xử lý, truy cứu TNHS, áp dụng hình phạt hoặc áp dụng hình phạt nặng không phải là biện pháp duy nhất trong xử lý tội phạm.

Nguyên tắc nhân đạo trong quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm tình dục đòi hỏi những người có thẩm quyền khi quyết định hình phạt phải luôn đặt mục đích giáo dục, cải tạo người phạm tội lên hàng đầu; cân nhắc những tình tiết tốt về nhân thân của người phạm tội; và xem xét các đặc điểm tâm sinh lý

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022