Quy Định Lại Độ Tuổi Trẻ Em Là Nạn Nhân Của Tội Phạm

nghĩa về giao cấu được nêu trong Bản tổng kết, có thể thấy chủ thể chủ động thực hiện hành vi giao cấu chỉ có thể là nam giới và nữ giới chỉ đóng vai trò thụ động:

Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn chỉ có thể là nam giới và nạn nhân chỉ có thể là nữ giới.

Tuy nhiên, trước tình hình thực tế hiện nay có nhiều biến đổi phức tạp với sự xuất hiện của "sex toys" (còn gọi là đồ chơi tình dục - đồ vật hoặc thiết bị đặc biệt dùng để tạo ra khoái cảm về tình dục, thường được thiết kế với hình dạng giống bộ phận sinh dục nam hoặc nữ), thuốc kích dục và sự gia tăng của quan hệ đồng tính luyến ái (quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính, có bộ phận sinh dục phát triển bình thường) [22, tr. 42-45]… nên chăng thay đổi khái niệm giao cấu theo một nghĩa rộng hơn?

Trên thế giới, phần lớn các nước có quy định rất rõ về chủ thể của tội Hiếp dâm nói chung và chủ thể của tội hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em nói riêng. Tùy vào cách định nghĩa về "giao cấu" mà các nước có quy định khác nhau về chủ thể thực hiện, nhưng phần lớn đề nêu rất rõ chủ thể thực hiện. Ví dụ: Điều 1 chương 6 Bộ luật Hình sự Thụy Điển quy định: "người đàn ông hoặc đàn bà nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc gây nguy hiểm cho người khác nhằm buộc người đó giao cấu hoặc có hành động tình dục khác thì bị phạt tù từ 2 đến 6 năm về tội hiếp dâm…" [49]. Hiện nay, tuy đã sửa đổi thành "người nào", nhưng cách hiểu vẫn theo như Bộ luật cũ, tức là cả nam giới và nữ giới. Hoặc Điều 177 Bộ luật Hình sự Nhật Bản quy định: "Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa mà giao cấu với người nữ giới từ 13 tuổi trở lên thì phạm tội hiếp dâm và bị phạt tù có lao động bắt buộc từ hai năm trở lên. Tương tự như vậy áp dụng đối với giao cấu với nữ giới dưới 13 tuổi". Tức là người bị hại chỉ là nữ giới. Xét thấy, để phù hợp với thực tiễn xét xử ở nước ta hiện nay cũng như để lường trước được những tình huống có thể đặt ra thì "giao cấu" nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn định nghĩa hiện

nay và phải có tính dự liệu. Cụ thể, theo học viên giao cấu nên được hiểu như sau: Giao cấu là bất kì sự cọ xát trực tiếp nào của những người khác nhau giữa dương vật hoặc đồ chơi tình dục với âm hộ, hậu môn hoặc miệng với ý thức ấn vào trong, không kể sự xâm nhập là sâu hay cạn. Hành vi giao cấu có thể diễn ra giữa những người khác giới hoặc đồng giới

Theo định nghĩa vừa nêu thì chủ thể chủ động thực hiện hành vi giao cấu có thể là nam giới hoặc nữ giới và nạn nhân bị giao cấu trái ý muốn cũng có thể là cả nam giới và nữ giới.

Việc thay đổi nhận thức về định nghĩa giao cấu có ý nghĩa lớn trong việc xác định chủ thể của tội hiếp dâm và tội hiếp dâm trẻ em. Với việc mở rộng khái niệm giao cấu như trên thì chủ thể thực hành của Tội hiếp dâm trẻ em sẽ được hiểu là cả nam giới và nữ giới, và đối tượng tác động của tội phạm này cũng sẽ được hiểu là trẻ em nói chung, bao gồm cả trẻ em trai và trẻ em gái.

3.2.4. Quy định lại độ tuổi trẻ em là nạn nhân của tội phạm

Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói riêng đã dần dần hoàn thiện. Nhà nước và xã hội đã quan tâm nhiều hơn tới công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Công tác chăm sóc sức khỏe và giáo dục trẻ em ngày càng được cải thiện và có nhiều chuyển hướng tiếp cận dựa trên nhu cầu và đáp ứng các quyền cơ bản của các em. Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đáng kể trong việc tạo ra một khuôn khổ pháp lý thực hiện các quyền trẻ em tương đối tương thích với chuẩn mực quốc tế thì xét từ nhiều góc độ, hệ thống pháp luật của nước ta chưa hoàn toàn phù hợp với các quy định của Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trong đó có vấn đề quy định về độ tuổi trẻ em.

Trong pháp luật quốc tế, độ tuổi trẻ em được sử dụng tương đối thống nhất và áp dụng độ tuổi của trẻ em là dưới 18. Tuy nhiên, trong các Công ước quốc tế như Tuyên bố của Hội quốc liên về quyền trẻ em (năm 1924), Tuyên bố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1959), Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (năm 1968), Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc (năm 1976), Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (năm 1989)… đã khẳng định việc áp dụng độ tuổi trẻ em của mỗi quốc gia có thể khác nhau, tùy thuộc vào nội luật của mỗi nước quy định độ tuổi thành niên sớm hơn. Song, các tổ chức của Liên hợp quốc và quốc tế như UNICEF, UNFPA, ILO, UNESSCO… đều xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi. Khái niệm "trẻ em" được quốc tế sử dụng thống nhất và đề cập trong nhiều văn bản.

Riêng ở Việt Nam, pháp luật quy định về độ tuổi của trẻ em chính thức được đề cập trong một văn bản pháp quy sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 14 tháng 11 năm 1979, trong đó quy định "Trẻ em nói trong Pháp lệnh này gồm các em từ mới sinh đến 15 tuổi" [52, Điều 1]. Đến năm 1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ban hành đã nâng độ tuổi trẻ em lên đến dưới 16 tuổi (Điều 1): "Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi". Độ tuổi này tiếp tục được khẳng định tại Điều 1 của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ban hành năm 2004. Như vậy trong pháp luật chuyên ngành, Việt Nam thừa nhận độ tuổi trẻ em được pháp luật bảo vệ và chăm sóc là những công dân dưới 16 tuổi. Mặc dù quy định độ tuổi thấp hơn so với Công ước quốc tế, nhưng quy định của Việt Nam vẫn được coi là phù hợp bởi quy định mở của Công ước.

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 10

Bên cạnh văn bản luật chuyên ngành, trong hệ thống pháp luật Việt Nam còn có nhiều ngành luật khác cũng đề cập tới vấn đề trẻ em như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Thanh niên, Luật Quốc tịch, Luật Giáo dục, Luật Phổ cập giáo dục tiểu học… Tuy nhiên trong mỗi ngành luật đều tiếp cận khái niệm trẻ em ở một khía cạnh khác nhau. Đặc biệt, một số văn bản luật đã có các chế định cụ thể quy định quyền tự định đoạt của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên đối với các vấn đề liên

quan trực tiếp tới mình như: có tài sản riêng; nhận nuôi con nuôi; thay đổi họ, tên của con nuôi (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trẻ em từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Trẻ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được lấy ý kiến bằng văn bản khi thay đổi quốc tịch (Luật Quốc tịch năm 1998)…

Độ tuổi của trẻ em quy định trong Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em chưa hội nhập với quốc tế (Việt Nam dưới 16 tuổi, Công ước quốc tế dưới 18 tuổi) và còn thiếu sự đồng nhất về độ tuổi so với với các quy định về độ tuổi trong các luật khác (Bộ Luật Lao động, Luật Thanh niên, Bộ luật Hình sự). Như vậy, để phù hợp với Công ước quốc tế, thống nhất với pháp luật trong nước, theo tác giả nên cân nhắc quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi và loại trừ yếu tố quốc tịch, vì định nghĩa "trẻ em" nói chung không có nội hàm quốc tịch trong đó. Việc nâng quy định độ tuổi trẻ em dưới 18 tuổi sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc đầy đủ, toàn diện, trở thành người có ích cho xã hội.

3.2.5. Cần bổ sung tội "quấy rối tình dục" trong Bộ luật Hình sự

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã có quy định pháp luật về tội quấy rối tình dục như Hoa Kỳ, Philipin, Malaysia… Ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có thống kê nào về số vụ quấy rối tình dục nhưng điều đó không có nghĩa là không tồn tại hiện tượng quấy rối tình dục trong xã hội. Thực tế qua các phương tiện thông tin đại chúng ta thấy rằng quấy rối tình dục đã xảy ra trong xã hội hay ngay trong cuộc sống chính ta cũng bắt gặp những hành vi quấy rồi tình dục. Quấy rối tình dục xảy ra ở mọi nơi như công sở, nhà trường, trên các tuyến xe bus công cộng, ngoài đường thậm chí ngay chính trong gia đình của nạn nhân. Đối tượng của những kẻ quấy rối tình dục thường là phụ nữ và đương nhiên có cả trẻ em, thậm chí là cả nam giới. Thực tế có quan điểm cho rằng quấy rối tình dục không phải là tội xâm phạm tình dục. Để khép một kẻ nào đó vào tội xâm hại tình dục cần phải có hai yếu tố là hành vi phạm tội của

kẻ đó hoặc phải đi đến sự "giao cấu" hoặc cấu thành "hình thức" hướng đến việc giao cấu. Kẻ nào có hành động như vậy mới bị khép vào tội xâm hại tình dục. Còn quấy rối tình dục là hành động không hướng tới hoặc rõ ràng không hướng tới hành vi giao cấu. Tác giả nghĩ rằng ta không nên nghĩ phải có hoặc hướng tới hành vi giao cấu mới là tội xâm hại tình dục, hành vi quấy rối tình dục người khác cũng là một hành vi nhằm thỏa mãn một phần nhục dục của kẻ thực hiện hành vi này, làm nhục về tình dục của nạn nhân. Theo tác giả đây cũng là một hành vi nguy hiểm cho xã hội nên ta cần có quy định riêng về tệ nạn này, đây không còn là một vấn đề mang nặng tính đạo đức nữa mà nó còn cần phải bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, mới chỉ có Bộ luật Lao động sửa đổi (có hiệu lực từ 5-2013) đưa hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc vào luật. Quy định này được coi là hợp thức hóa những chuyện trước đây luôn bị coi là khó nói và hết sức nhạy cảm. Tuy nhiên xung quanh việc đưa hành vi quấy rối tình dục vào luật như thế nào để việc áp dụng pháp luật được hiệu quả cũng đang là vấn đề pháp lý cần phải được giải quyết kịp thời. Nếu chỉ quy định như vậy thì chưa hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật hình sự và các quy định về tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng vì trẻ em cũng có thể là đối tượng của loại tội này. Tác giả kiến nghị Bộ luật Hình sự Việt Nam nên quan tâm đến vấn đề này và có quy định thêm tội quấy rối tình dục, trong đó có các quy định đối với hành vi quấy rối tình dục trẻ em.

3.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỘT SỐ THUẬT NGỮ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM

Mặc dù trong những năm qua hệ thống văn bản pháp luật có liên quan

đến người bị hại là trẻ em đã từng bước được bổ sung, sửa đổi góp phần tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người bị hại là trẻ em. Tuy nhiên, trên cơ sở đi sâu phân tích các khái niệm liên quan đến người bị hại là trẻ em và nguyên nhân của những thiếu sót

tồn tại làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động điều tra truy tố, xét xử các vụ án có tội danh xâm hại trẻ em cho thấy hệ thống pháp luật của chúng ta cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Đó là:

Thứ nhất, cần có sự giải thích và thống nhất khi sử dụng các thuật ngữ liên quan đến trẻ em trong hệ thống pháp luật.

Trong thực tế, việc mô tả đối tượng "con người đang tồn tại" có thể sử dụng rất nhiều thuật ngữ khác nhau, nếu mô tả một cách chung nhất có thể sử dụng thuật ngữ "người". Liên quan đến giới tính có thể sử dụng các thuật ngữ " đàn bà", "đàn ông", "phụ nữ", "nam giới". Nếu liên quan đến độ tuổi có thể sử dụng các thuật ngữ "con mới đẻ", "trẻ em", "người chưa thành niên", "người thành niên", "người già".... Xuất phát từ các đặc điểm về sự phát triển của con người là liên tục và có sự giao thoa giữa các giai đoạn, tùy theo từng lĩnh vực và hoàn cảnh, vì vậy trong một số quy phạm pháp luật có liên quan đến tuổi của con người cũng không hoàn toàn có sự phân định một cách rõ ràng về độ tuổi theo đúng với các thuật ngữ, thậm chí nhiều trường hợp còn có sự đan xen giữa các độ tuổi giữa trẻ em với người chưa thành niên. Mặc dù có thể hiểu việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau ở các văn bản pháp luật trên đây chỉ đơn thuần nhằm mục đích nhấn mạnh ý nghĩa việc mô tả tính chất của hành vi và cá thể hóa trách nhiệm trong từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, việc sử dụng các thuật ngữ mang tính pháp lý thể hiện trong các văn bản pháp luật lại đòi hỏi phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc khi xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là việc đưa vào sử dụng các thuật ngữ pháp lý phải phù hợp với khái niệm, sát nghĩa, đảm bảo tính thống nhất, chính xác, cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với thực tế nhằm hạn chế việc giải thích, hướng dẫn thi hành pháp luật và đặc biệt là loại bỏ đi những thiếu sót không cần thiết trong nhận thức pháp luật, chấp hành pháp luật, thực thi pháp luật và áp dụng pháp luật.

Trước hết, pháp luật cần làm cho mọi người có sự nhận thức một cách đúng đắn về các khái niệm cũng như các thuật ngữ, đồng thời cần có sự giải thích và thống nhất việc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến trẻ em "người chưa thành niên", "người thành niên" trong xây dựng và ban hành pháp luật, trong tổ chức, thực hiện và áp dụng pháp luật. Để việc sử dụng các thuật ngữ "con mới đẻ", "trẻ em", "người chưa thành niên", "người thành niên" một cách chính xác trong mọi văn bản pháp luật, đòi các thuật ngữ trên đều phải dựa trên cơ sở các khái niệm và các chế định pháp luật có liên quan. Muốn vậy, cần có sự thống nhất trong toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật quy định về độ tuổi và từng thời điểm phân định về độ tuổi trong quá trình phát triển của một con người cụ thể, làm cơ sở để phân định ranh giới giữa các thuật ngữ nói trên.

Theo quan điểm của chúng tôi, để mô tả về sự tham gia quan hệ pháp luật của một cá nhân đang tồn tại trong tất cả các văn bản pháp luật nên thống nhất chỉ sử dụng một thuật ngữ chung " người" là chính xác, cụ thể, dễ hiểu, gần gũi với thực tế và không trái với các khái niệm. Thuật ngữ "người" quy định trong các văn bản pháp luật ở đây nhằm để mô tả về một con người là một chỉnh thể đang tồn tại một cách độc lập, trong đó không có sự phân biệt về giới tính (nam, nữ); dân tộc (Kinh, Tày, HMông...); tôn giáo (Phật giáo, Thiên chúa giáo...); thành phần (nông dân, công nhân, trí thức, học sinh...); trình độ (văn hóa, chuyên môn); địa bàn sinh sống (thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo).

Bên cạnh việc nghiên cứu các đặc điểm về sinh học (sự tăng trưởng, hệ thần kinh, vận động - cảm giác), tâm lý(tư duy, tình cảm), xã hội (hành động, quan hệ với người khác) của con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, cơ sở pháp lý quan trọng nhất để xác định một người được coi là trẻ em, người chưa thành niên, người thành niên đều phải căn cứ vào độ tuổi của họ. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam qui định:

"Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên". Như vậy, trong pháp luật Việt Nam khái niệm "trẻ em" không đồng nhất với khái niệm "người chưa thành niên", trẻ em là người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên có thể không phải là trẻ em.

Tuổi của một người được xác định bởi đại lượng thời gian (giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm) và được tính kể từ khi đứa trẻ thoát ra khỏi bào thai, không còn mối liên hệ trực tiếp với cơ thể người mẹ, tồn tại với tư cách là một chỉnh thể độc lập cho đến khi kết thúc sự tồn tại. Liên quan đến các thuật ngữ "con mới đẻ", "trẻ em", "người chưa thành niên", "người thành niên"cần có quy định thống nhất về độ tuổi và từng thời điểm phân định về độ tuổi trong quá trình phát triển của một con người cụ thể. Nếu tính theo thời gian kể từ khi một người được sinh ra, thời điểm phân định ranh giới giữa "người chưa thành niên" với "người thành niên" là 18 tuổi; thời điểm phân định ranh giới giữa " trẻ em" với "người chưa thành niên" là 16 tuổi; thời điểm phân định ranh giới giữa " con mới đẻ" với "trẻ em" là 7 ngày tuổi. Cơ sở pháp lý để xác định "người thành niên" là "người" có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên; "người chưa thành niên" là "người" có độ tuổi dưới 18 tuổi; "trẻ em" là người có độ tuổi dưới 16 tuổi; "con mới đẻ" là "người" có độ tuổi chưa đủ 7 ngày tuổi.

Bộ luật Tố tụng hình sự chưa có điều luật nào quy định về năng lực tố tụng hình sự của người bị hại liên quan đến độ tuổi, trong đó có người bị hại là trẻ em. Trong thực tiễn giải quyết vụ án hình sự, lời nói của người bị hại là trẻ em chưa đủ sáu tuổi được người tiến hành tố tụng ghi lại trong biên bản ghi lời khai người bị hại, có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật xác nhận tại thời điểm lập biên bản được coi là nguồn chứng cứ pháp lý. Việc người đại diện theo pháp luật cùng tham gia tố tụng chỉ có ý nghĩa pháp lý về mặt hình thức nhằm xác định hành vi của người tiến hành tố tụng là có thật và mang tính khách quan khi tiến hành các biện pháp tố tụng đối với người bị hại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/11/2023