Vấn Đề Về Chủ Thể Của Các Tội Xâm Phạm Tình Dục Trẻ Em

do tội phạm gây ra làm ảnh hưởng đến kết luận giám định là căn cứ để quyết định khởi tố vụ án hay không khởi tố vụ án đúng pháp luật. Để chứng minh hành vi giao cấu hay không phải là giao cấu tương đối khó khăn, thông thường Điều tra viên và giám định viên thường thu giữ các dấu vết sinh học gồm

- Dịch âm đạo;

- Nước bọt;

- Dấu vết tinh dịch ở âm đạo, âm hộ, khoang miệng…. Ở trên nạn nhân và đối tượng nghi vấn;

- Dấu vết nghi ngờ là tình dịch ở hiện trường;

- Lông tóc dính, rụng thu ở hiện trường.

Các chứng cứ này cần được thu thập càng sớm càng tốt vì thời gian tồn tại của chúng rất ngắn ví dụ: thời gian tồn tại của tinh trùng sau khi giao cấu từ 26 giờ đến tối đa 3 ngày, một số trường hợp không có hành vi giao cấu hoặc giao cấu chưa kết thúc về mặt sinh lý càng khó để thu thập được chứng cứ vì hầu như không thu được các dấu vết phạm tội. Trên thực tế các dấu vết này ít khi phát hiện để thu thập bởi lẽ thông thường nạn nhân bị xâm hại thưởng không đến cơ quan Công an tố giác ngay mà thường một thời gian sau khi người nhà phát hiện mới đến trình báo.

Khi xem xét các bản án, học viên thấy rằng hầu hết các trường hợp nạn nhân và người phạm tội có quan hệ tình cảm, hành vi quan hệ tình dục thưởng diễn ra trong khoảng thời gian dài, nhưng nếu nạn nhân có tình che giấu cho người phạm tội như không đồng ý cho giám định dấu vết, không thừa nhận có hành vi giao cấu hoặc lúc đầu thừa nhận sau đó thay đổi lời khai thì rất khó để truy cứu trách nhiệm hình sự, ngay cả nếu nạn nhân cho khám thì hầu hết cũng không thu được dấu vết, trường hợp này hầu hết cơ quan tố tụng chỉ còn căn cứ vào lời khai của nạn nhân, người phạm tội hoặc người tố cáo và thông thường không có lời khai của nhân chứng. Trong những trường hợp như vậy nếu nạn nhân có tình che cho đối tượng bằng cách

không thừa nhận hoặc không cho giám định thì cơ quan điều tra không đủ căn cứ để khởi tố.

Xuất phát từ đặc điểm vụ án hình sự có tội danh xâm hại trẻ em, nhất là những vụ án xâm hại tình dục trẻ em, nguồn chứng cứ và những thông tin phản ánh về hành vi phạm tội cũng như người thực hiện tội phạm rất hạn chế. Sự việc phạm tội thường xảy ra trong khoảng không gian và thời gian hẹp, có rất ít người trực tiếp chứng kiến mà chủ yếu chỉ có người bị hại và người thực hiện hành vi phạm tội là biết rõ sự việc. Vì vậy, việc xác minh thu thập tài liệu chứng cứ là rất khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Khi sự việc xâm hại trẻ em mới xảy ra, gia đình người bị hại thường rất phẫn nộ với hành động của người thực hiện hành vi phạm tội, họ tích cực trong việc làm đơn tố cáo và tố giác tội phạm với chính quyền sở tại. Nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, người bị hại cũng như gia đình của họ lại có tâm lý ngại hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng do sợ bị dư luận biết sự việc sẽ ảnh hưởng tới tương lai hạnh phúc đứa trẻ (nhất là những vụ án xâm hại tình dục); do tác động của họ hàng, thân thích (đối với những trường hợp người phạm tội có quan hệ họ hàng, thân thích với người bị hại); do nhận thức hạn chế về pháp luật và tâm lý ngại phiền phức khi tham gia tố tụng hình sự.

2.2.2. Về việc xác định tuổi của nạn nhân

Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Xác định tuổi của nạn nhân trong tội xâm hại tình dục với trẻ em là một vấn đề hết sức quan trọng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, thông thường để chức minh tuổi của nạn nhân cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập và xem xét các tài liệu sau:

- Giấy khai sinh hoặc không có giấy khai sinh thì phái có các tài liệu chứng minh là người đó củ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi.

- Trường hợp không có giấy khai sinh thì phải trưng cầu giám định.

Thực tiễn điều tra, xét xử cho thấy, có rất nhiều trường hợp việc xác định tuổi của nạn nhân gặp rất nhiều khó khăn, các cơ quan tố tụng phải áp

dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không xác định được tuổi của nạn nhân. Đặc biệt ở những vùng nông thôn lạc hậu hoặc những nơi có người dân tộc thiểu số sinh sống nhiều, việc làm đăng ký khai sinh ở giai đoạn trước đây không đầy đủ, cho nên có nhiều trường hợp không đăng ký khai sinh hoặc khai sinh muộn nên ngày tháng sinh trong giấy khai sinh không chính xác, ngay cả bố mẹ, người thân cũng không nhớ chính xác nạn nhân sinh vào ngày tháng nào chí nhớ áng vào mùa xuân, hay mùa hạ.

Hiện nay, việc xác định tuổi của bị hại được hướng dẫn tại Thông tư số

01/2011/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 12 tháng 7

năm 2011 hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Theo đó, Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác ngày, tháng, năm sinh của bị can, bị cáo thì tuổi của họ được xác định như sau:

+ Trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày thì trong tháng đó lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý đó thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm đó thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xác định được ngày tháng sinh của bị can, bị cáo thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

+ Trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ [53].

Ngược lại, khi tính tuổi của nạn nhân, nếu không biết ngày sinh thì lấy ngày đầu của tháng đó, nếu không biết tháng sinh thì lấy tháng đầu của năm. Tính như vậy sẽ có lợi cho người phạm tội vì nếu nạn nhân là 15 tuổi 11 tháng 29 ngày thì vẫn phạm tội nhưng nếu nạn nhân chỉ cần thêm 01 ngày thì sẽ đủ 16 tuổi thì không thuộc nhóm tội xâm phạm tình dục trẻ em nữa.

Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến cho rằng, không nên tính tuổi theo hướng có lợi cho bị cáo vì người cần bảo vệ ở đây là nạn nhân. Do vậy, vấn đề xác định tuổi của nạn nhân trong các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong các trường hợp không rõ ngày tháng năm sinh cần phải có văn bản hướng dẫn.

Ngoài ra, nếu không thể xác định được chính xác năm sinh của bị cáo cũng như nạn nhân thì cơ quan tố tụng có thể chứng cầu giám định tuổi. Hiện nay giám định tuổi của nạn nhân theo sách Y pháp học do Bộ y tế thẩm định và được ban hành thì có các phương pháp giám định sau:

- Phương pháp giám định răng: theo đó cơ quan giám định căn cứ vào sự mọc của răng để xác định tuổi, trong đó có đặc điểm là đối với sự mọc của răng vĩnh viễn thì thời gian mọc răng hàm số hai tương ứng với độ tuổi khoảng 12 tuổi; thời gian mọc răng hàm số ba tương ứng với độ tuổi khoảng 18 đến 24 tuổi.

- Phương pháp giám định sự canxi hóa của xương: Cơ quan pháp y căn cứ vào sự vôi hóa của vùng khớp vai, khớp khuỷu, xương cổ tay, xương ức, xương chậu, vùng đầu gối, vùng cổ chân để tìm ra độ tuổi của nạn nhân. Ví dụ như, kiểm tra vùng xương chậu nếu phát hiện trung tâm của ụ ngồi chưa cốt hóa thì có thể xác định nạn nhân dưới 16 tuổi; ba nhánh sụn chưa cốt hóa thì có thể xác định nạn nhân dưới 15 tuổi…

- Phương pháp giám định những đặc trưng giới tính thứ phát: đây là phương pháp giám định thông qua các biểu hiện giới tính của nạn nhân. Ví dụ

nam giới sự xuất hiện lông tơ ở vùng mu khi 14 tuổi, tuy nhiên, dưới góc độ y pháp, nhưng đặc trưng giới tính thứ phát không chứng minh chính xác về độ tuổi nhất là trẻ em ngày nay được ăn uống đầy đủ nên dậy thì khá sớm.

Các phương pháp giám định trên đều có sai số tối đa là hai năm, nhưng đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em mà sai số giám định như vậy là quá lớn. Trong hoạt động xét xử, yêu cầu bắt buộc là Hội đồng xét xử phải điều tra, xác minh làm rõ ngay tại phiên tòa ngày, tháng, năm sinh của bị hại là trẻ em. Việc xác định không chính xác tuổi của bị hại là trẻ em sẽ dẫn đến thiếu sót trong việc xác định đúng tội danh và điều luật áp dụng, cũng như việc đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và hậu quả của nó khi quyết định hình phạt.

Thực tiễn cho thấy, để xác định chính xác tuổi của bị hại là một vấn đề rất khó khăn đối cơ quan tiến hành tố tụng. Có trường hợp một bị hại có đến 2 hoặc 3 giấy khai sinh gốc nhưng lại khác ngày, tháng, sinh, hoặc có 1 giấy khai sinh nhưng chỉ ghi năm sinh. Cũng có trường hợp lời khai của bố, mẹ bị hại và giấy tờ, lý lịch trong hồ sơ về ngày, tháng, năm sinh là giống nhau nhưng cơ quan tiến hành tố tụng lại thu được những chứng cứ chứng minh khác với tài liệu kể trên. Hoặc trường hợp không xác định được năm sinh của bị hại thì phải tiến hành giám định tuổi của họ. Nhưng kết quả giám định lại mâu thuẫn với tài liệu điều tra khác nên ít nhiều gặp khó khăn trong việc đánh giá, sử dụng tài liệu chứng cứ. Vì vậy, khi có mâu thuẫn về tuổi của bị hại cần phải điều tra, xác minh để xác định tuổi của bị hại một cách có căn cứ và chính xác ngày, tháng, năm sinh.

2.2.3. Vấn đề về chủ thể của các tội xâm phạm tình dục trẻ em

Thực tiễn xét xử ở Việt Nam từ trước đến nay thừa nhận tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em có chủ thể đặc biệt. Chủ thể không chỉ thỏa mãn điều kiện có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự mà còn phải là nam giới. Mặc dù có sự thống nhất trong quá trình xét xử

nhưng khoa học hình sự Việt Nam hiện nay còn tồn tại ba quan điểm khác nhau về chủ thể của loại tội này

Quan điểm thứ nhất: cho rằng chỉ có nam giới mới có thể trở thành chủ thể của loại tội này vì xuất phát từ đặc điểm sinh học, chỉ có nam giới mới có thể thực hiện được hành vi giao cấu trái ý muốn với nữ giới. Còn trong trường hợp nam giới không mong muốn, nữ giới không bao giờ thực hiện được hành vi này. Do đó, tội hiếp dâm có chủ thể đặc biệt là nam giới. Quan điểm này hiện đang được áp dụng trong thực tiễn xét xử.

Quan điểm thứ hai: cho rằng việc giao cấu là việc giữa nam và nữ trong đó vai trò chủ động và chi phối là nam giới và chỉ có nam giới với cấu tạo sinh học mới có thể thự hiện được hành vi giao cấu với nữ giới mà không cần sự tự nguyện của nữ giới là định kiến. Nữ giới vẫn có thể thực hiện được hành vi giao cấu trái ý muốn của nam giới trong trường hợp nữ giới lợi dụng nam giới có nhược điểm về tinh thần để dụ dỗ và giao cấu hoặc nam giới đang trong tình trạng không có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn (như chịu tác động ở mức độ cao của thuốc kích dục) để giao cấu, tuy nhiên, thực tiễn cho thấy đây là những trường hợp cá biệt ít xảy ra nên chưa cần hình sự hóa.

Quan điểm thứ ba: cho rằng bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự cũng có thể trở thành chủ thể của tội hiếp dâm. Bởi vì, về lý thuyết, nữ giới cũng có thể phạm tội hiếp dâm thông qua hành vi giao cấu trái ý muốn hoặc không có ý muốn của nam giới bằng thủ đoạn tạo ra tình trạng không thể tự vệ hoặc không thể biểu lộ được ý chí của nạn nhân như cho uống thuốc mê, thuốc kích thích, hơn nữa luật hình sự cũng quy định chủ thể của các tội này là "người nào..." tức là tính cả nam và nữ.

Hiện nay có một số chất có tác dụng kích thích và cũng được coi là thuốc kích dục, đó có thể là các chất ma túy gây ảo giác... Các chất này tác động trực tiếp lên vỏ não làm kích thích giải phóng một lượng lớn dopamin, làm tăng dục tính, tăng sự thỏa mãn về tình dục và tăng các hành vi về tính dục một cách mạnh mẽ, đồng thời gây ảo giác (tạo cảm giác không thực), dẫn tới không

kiểm soát được hành vi. Nồng độ dopamin càng tăng thì khả năng kiểm soát càng giảm, các chất ma túy này gồm: các ma túy tổng hợp Methamphetamine, cocain, amphetamin… chất ma túy ức chế (cần sa), các chất ma túy gây ảo giác mạnh như ecstasy. Các chất này có tác dụng ngày từ lần đầu tiên nếu sử dụng liều lượng cao. Nếu nữ giới cho nam giới sử dụng các chất này thì có thể thực hiện hành vi giao cấu mà không cần "ham muốn thực sự" của nam giới bởi thực tế nạn nhân là nam giới đã không còn có khả năng bộc lộ ý chí đúng đắn của mình. Do vậy cần thiết phải quy định nữ giới là chủ thể của nhóm tội này.

Một vấn đề nữa cần được đặt ra cần nghiên cứu là hành vi tình dục giữa những người cùng giới tính và giữa người chuyển đổi giới tính. Một số nước đã quy định hành vi tình dục đồng giới trái ý muốn là phạm tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm. Ở Việt Nam, trường hợp này chỉ có thể định tội là làm nhục người khác đối vì chế tài hiện đang còn thiếu khuyết. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác không phù hợp với tính chất của hành vi và hình phạt cũng quá nhẹ không tương xứng với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Bởi xét cho cùng hành vi tình dục đồng tính cũng là một dạng tình dục và hoàn toàn mang bản chất tình dục chỉ khác biệt về mặt sinh lý do vậy cần xem xét và mở rộng khái niệm "giao cấu", vấn đề này học viên sẽ đề cập ở chương 3. Đối với trường hợp chuyển đổi giới tính ví dụ nam giới chuyển đổi thành nữ giới (B), khi chưa làm thủ tục để xác định lại giới tính thì bị nam giới khác (A) quan hệ tình dục trái ý muốn có phạm tội hiếp dâm, hay cưỡng dâm hay không?. Vấn đề chuyển đổi giới tính hiện nay không phải là trường hợp hiếm nữa trong những trường hợp này thực tiễn việc truy cứu trách nhiệm hình sự và các biện pháp tư pháp đi kèm gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy nhiên ngày 05/08/2008 Chính phủ ban hành nghị định số 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính có thể hiểu: "Xác định lại giới tính là những thủ tục dùng để chỉnh lại giới tính của một người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác", còn "chuyển đổi giới tính là quá trình can thiệp làm thay đổi giới tính của một cá nhân khi

giới tính đó đã được xác định rõ" [16]. Pháp luật nước ta hiện chỉ dừng lại ở việc cho phép cá nhân được quyền xác định lại giới tính mà chưa thừa nhận quyền chuyển đổi giới tính. Cụ thể là, Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005 và nghị định số 88/2008/NC-CP quy định cá nhân có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính. Việc xác định lại giới tính phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Các trường hợp không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính đã được định hình rõ ràng mà vẫn cố tình nhờ sự can thiệp của y học để chuyển đổi giới tính nhằm thỏa mãn ý thích cá nhân hoặc nhằm mục đích trục lợi hoặc để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật thì bị cấm. Trong tình huống trên, nếu B không thuộc trường hợp được xác định lại giới tính hoặc thuộc trường hợp được xác định lại giới tính nhưng chưa hoàn tất thủ tục để xác định lại giới tính thì B sẽ không được pháp luật công nhận là nữ giới.

Hiện này, còn nhiều quan điểm khác nhau xung quanh về việc định tội danh cho hai hành vi trên. Trong khi đó, hàng năm, ở nước ta số lượng người xác định lại giới tính ngày càng nhiều. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, cần có hướng dẫn cụ thể về đường lối xử lý đối với các trường hợp trên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Hà Nội - Thủ đô của Việt Nam, với những đặc điểm riêng và chịu sự tác động từ đặc điểm chung của cả nước, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại những mặt trái, mặt tiêu cực. Nhưng đặc điểm này tác động trực tiếp đến nguyên nhân, điều kiện phát sinh các tội phạm nói chung và tội xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng.

Thứ nhất: về cơ bản các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Hà Nội có chiều hướng tăng giảm không ổn định nhưng tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng nghiêm trọng, các vụ phạm tội ngày càng khó bị phát hiện do thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, nạn nhân nhỏ tuổi nên

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 05/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí