Quán Triệt Và Thực Hiện Đầy Đủ, Đúng Đắn Quan Điểm Của Đảng, Nhà Nước Về Công Tác Đấu Tranh Phòng Chống Các Tội Phạm Xâm Hại Tình Dục

Chương 3

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẦM BẢO ĐẢM ĐỊNH TỘI DANH ĐÚNG ĐỐI VỚI TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI

3.1. Giải pháp

3.1.1. Quán triệt và thực hiện đầy đủ, đúng đắn quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

Công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng qua từng giai đoạn cách mạng. Chính vì vậy trong công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trong đó có Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải quán triệt và nắm vững quan điểm, đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển trẻ em, về công tác đấu tranh phòng chống và xử lý loại tội phạm này được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng qua các kỳ đại hội, các Nghị quyết của Quốc hội nhất là Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/06/2020 về tiếp tục tăng cường hiệu quả việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em; các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ như Chỉ thị số 23/CT-Ttg ngày 26/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em...

Việc quán triệt và nắm vững quan điểm, chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về bảo vệ và phát triển trẻ em cũng như chính sách phòng chống các tội xâm hại tình dục trẻ em trong đó có Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nhằm bảo đảm cho công tác điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này đi đúng hướng, tiến hành các hoạt động điều tra được nhanh chóng kịp thời; việc xác định tội danh và áp dụng hình phạt đúng pháp luật nghiêm minh và đúng với tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, đặc biệt là các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi có hành vi giết người hoặc giết người cướp tài sản với tính chất đặc biệt nghiêm trọng có nhiều tình tiết phức tạp được dư luận xã hội quan tâm và gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trình tự, trật tự trị an, an toàn xã hội thì CQĐT, VKSND của Ban nội chính và Cấp ủy địa phương nhằm bảo đảm cho việc xử lý vụ án không chỉ phục vụ nhiệm vụ chính trị chung mà còn bảo đảm phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý con người, quản lý trật tự trị an của địa phương. Đối với những vụ án có tính chất nghiêm trọng phức tạp còn có những quan điểm khác nhau về định tội danh, về đường lối xử lý thì lãnh đạo mỗi cơ quan cần làm văn bản thỉnh thị xin ý kiến của cơ quan cấp trên trực tiếp.

3.1.2. Nâng cao nhận thức, áp dụng pháp luật và đề cao trách nhiệm của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán trong việc định tội danh đúng Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Bước vào thời kỳ đổi mới, tiến hành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Đánh giá chất lượng công tác tư pháp và chất lượng cán bộ tư pháp, Nghị quyết số 49/NQ- TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rò: "Chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân; còn nhiều trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội, vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và các cơ quan tư pháp"

Như vậy, con người là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động định tội danh các vụ án hình sự nói chung và các vụ án về Tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Công tác tổ chức cán bộ đóng vai trò rất quan trọng, thậm chí có thể xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. Do đó, giải pháp trước tiên là cần phải đào tạo đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đủ về số lượng và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sạch, vững niềm tin đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Vì vậy, để thực hiện tốt giải pháp về công tác tổ chức cán bộ, theo chúng tôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Thứ nhất, tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp. Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và đối với Tội hiếp dâm người 16 tuổi nói riêng việc nâng cao nhận thức tư tưởng chính trị, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải thường xuyên tiếp xúc, đối diện với những mặt trái của xã hội, tiếp xúc với đủ loại vi phạm và tội phạm. Trâu dồi, rèn luyện về đạo đức và bản lĩnh nghề nghiệp cho cán bộ làm công tác thực tiễn giúp họ vượt qua những mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường cám dỗ. Thường xuyên tổ chức các khoá học tập, quán triệt chủ trương, Nghị quyết của Đảng trong từng lĩnh vực, đề cao tính gương mẫu, đi đầu của Thủ trưởng. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu và yêu cầu đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo CQĐT, VKSND, TAND các cấp cần phải cử đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có đủ tiêu chuẩn tham gia các khóa đào tạo chương trình lý luận chính trị trung cấp, cao cấp nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị, nắm vững các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và đường lối chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước về xử lý đối với các tội xâm phạm tình dục trẻ em trong đó có Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.

Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, năng lực công tác, cũng như kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong việc định tội danh. Chương trình đào tạo bồi dưỡng đặc biệt chú trọng nâng cao kiến thức về Luật Hình sự và kiến thức về lý luận định tội danh nhằm giúp họ nắm vững các dấu hiệu cấu thành tội phạm, các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nắm vững các cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và phương pháp định tội danh, để thực hiện hoạt động định tội danh đảm bảo chặt chẽ, khoa học, chính xác và theo đúng quy định pháp luật.

Định tội danh tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn tỉnh Bình Dương - 9

Ngoài ra Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao cần tổ chức các cuộc tập huấn, các buổi hội thảo các chuyên đề khoa học về công tác điều tra, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, công tác xét xử các vụ án về xâm hại tình dục trẻ em nói chung đặc biệt là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng do định tội danh sai phải đình chỉ hoặc do tòa án cấp trên hủy bỏ hoặc cải sửa bản án để tổng kết, rút kinh nghiệm trong việc định tội danh đối với các vụ án xâm hại tình dục nói chung cũng như các tội xâm hại tình dục trẻ em nói riêng.

Thứ ba, CQĐT, VKSND, TAND các cấp cần bổ sung đủ số lượng và nghiên cứu xây dựng đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán chuyên trách để giải quyết tình trạng quá tải trong công việc và nâng cao hơn nữa chất lượng điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em nói chung và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nói riêng. Để đáp ứng được nhu cầu về số lượng, nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác của đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán cần chú trọng công tác tuyển chọn cán bộ, đặc biệt là cần quan tâm, chủ động hơn tới chất lượng nguồn nhân lực đầu vào vì trên thực tế chỉ có lực lượng Điều tra viên trong ngành

Công an nhân dân được đào tạo có hệ thống mang tính liên tục, kế thừa tại các trường trong ngành công an nhân dân dó đó chủ động được nguồn nhân lực. Riêng đối với lực lượng Kiểm sát viên và Thẩm phán chủ yếu được tuyển chọn từ sinh viên tốt nghiệp cơ sở đào tạo luật trong cả nước, sau đó đưa đi đào tạo nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ xét xử ngắn hạn. Trong khi đó chế độ đãi ngộ và thu nhập trong các ngành KSND và TAND chưa đủ sức hút nhân tài vào công tác trong ngành và do áp lực công việc, do đó nhiều người sau một thời gian công tác lại xin chuyển sang làm công việc khác vì thu nhập không đủ đảm bảo cuộc sống, trong khi đó chế độ trách nhiệm công việc nặng nề nên việc tuyển chọn cán bộ cho ngành Kiểm sát và ngành Toà án hiện nay là một vấn đề hết sức khó khăn, đặc biệt là đối với các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Do đó đề nghị Nhà nước có chính sách đãi ngộ đối với công chức làm trong những ngành này để có sức thu hút nhân tài tạo nguồn nhân lực có chất lượng.

Mặc dù hoạt động tư pháp là hoạt động đặc thù, nhưng xu thế trên cần có sự điều chỉnh trong công tác tuyển dụng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh tư pháp cho phù hợp. Vì vậy, cần tổ chức thi tuyển để lựa chọn được những người có tố chất phù hợp trở thành Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Thông qua thi tuyển ta mới có cơ hội thẩm định năng lực thật sự của họ. Điều kiện cần cho những người tham gia thi tuyển cũng phải bám sát những điều kiện bổ nhiệm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán được quy định trong các văn bản tương ứng, nhưng để trở thành cán bộ có chức danh tư pháp nêu trên cần vượt qua sát hạch nghiêm ngặt, có như vây muốn trở thành Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì trong thời gian công tác ban đầu, bên cạnh hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, bản thân từng người phải có kế hoạch học tập, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị và nghề ngiệp, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có được những Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay.

Căn cứ vào nhiệm kỳ của các chức danh tư pháp Bộ Công an, VKSND tối cao, TAND tối cao cần xây dựng tiêu chí nghiêm ngặt, cụ thể để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh những quy định đang áp dụng hiện nay, các ngành cần xây dựng thêm tiêu chí nếu trong một năm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán để xảy ra oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, người phạm tội thì xem năm đó không hoàn thành nhiệm vụ, trong nhiệm kỳ có hai năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì không xem xét tái bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và nếu được áp dụng nghiêm túc thì tình trạng định tội danh sai và bỏ lọt tội phạm trong hoạt động áp dụng pháp luật hình sự sẽ từng bước được giảm dần.

3.1.3. Tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo điều hành của Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân các cấp đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi

Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND các cấp trong công tác, điều tra, truy tố xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với việc tiến hành các hoạt động điều tra nhanh chóng kịp thời nhằm phát hiện thu thập đầy đủ tài liệu chứng cứ giúp cho hoạt động định tội danh Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội mà còn bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy định khác của BLHS và BLTTHS về áp dụng các biện pháp tạm giam, thời hạn điều tra, thời hạn truy tố, thời hạn xét xử. Chính vì vậy, BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Thủ trưởng CQĐT (Khoản 1 Điều 36); nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng VKSND (Khoản 1 Điều 41); nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chánh án TAND (Khoản 1 Điều 44) và trong một số điều luật khác có liên quan. Theo đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các vụ án hiếp

dâm người dưới 16 tuổi đòi hỏi Thủ trưởng CQĐT, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND phải tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành bằng các biện pháp sau đây:

- Đối với Thủ trưởng CQĐT. Sau khi tiếp nhận tố giác hành vi phạm tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, của người bị hại, gia đình, thân nhân, bạn bè của người bị hại, tin báo của tổ chức, cá nhân, kiến nghị khởi tố của cơ quan, tổ chức gửi đến thì Thủ trưởng CQĐT trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết nguồn tin; phân công Điều tra viên có năng lực, kinh nghiệm, trực tiếp kiểm tra xác minh để phát hiện, thu thập, kiểm tra, thông tin, tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc định tội danh đúng Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm và người thực hiện tội phạm thì phải kịp thời ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình điều tra, khi kết thúc mỗi một hoạt động điều tra như bắt, giữ người, khám xét, thu giữ đồ vật, tài liệu, khám nghiệm hiện trường, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, hỏi cung bị can... thì Thủ trưởng CQĐT phải trực tiếp nghe Điều tra viên được phân công báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo đối với các hoạt động điều tra tiếp theo.

`Đối với các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi còn có hành vi giết người, cướp tài sản hoặc các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp nhưng chưa xác định được đối tượng phạm tội thì Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra phải ra quyết định thành lập chuyên án để huy động và tập trung lực lượng Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Trinh sát để nhanh chóng kịp thời tiến hành khám nghiệm hiện trường, kiểm tra xác minh thu thập các thông tin, tài liệu vật chứng theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26/05/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an ngày 03/04/2019 yêu cầu Công an các đơn vị, tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý các tội

xâm hại tình dục trẻ em. Trong quá trình điều tra vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, nếu phát hiện Điều tra viên có vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng CQĐT phải kịp thời thay đổi Điều tra viên và có hình thức xử lý nghiêm minh.

Đối với Viện trưởng VKSND. Sau khi nhận được thông báo việc tiếp nhận, thụ lý tố giác tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố về Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi của CQĐT, Viện trưởng VKSND phải kịp thời phân công Kiểm sát viên có năng lực, kinh nghiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án tiến hành thụ lý đồng thời thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận và giải quyết nguồn tin của Điều tra viên.

Trong quá trình thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi, sau khi kết thúc mỗi một hoạt động điều tra, Viện trưởng VKSND phải trực tiếp nghe Kiểm sát viên báo cáo kết quả công tác để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc và cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết những khó khăn vướng mắc đó; kịp thời phê chuẩn các quyết định tố tụng của Thủ trưởng CQĐT theo đúng quy định pháp luật. Thay đổi Kiểm sát viên trực tiếp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử khi có vi phạm pháp luật.

Mặt khác hàng năm, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND tối cao cần thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát đối với các VKSND cấp dưới về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án xâm hại tình dục trẻ em đặc biệt là Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi phải đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án do bị can không phạm tội và những vụ án định tội danh sai phải chuyển sang tội danh khác hoặc khung hình phạt khác.

- Đối với Chánh án TAND. Khi nhận được hồ sơ vụ án và quyết định truy tố người phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi do VKSND cùng cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022