Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 12

đưa Nguyệt Nga cầu hòa. Ứng xử của hệ thống nhân vật chính tà hoàn toàn khác nhau. Với Lục Vân Tiên, trung là trung với nước, với vua khi nước nhà lâm nguy. Còn Thái sư thì mượn việc nước để trả thù nhà. Nguyễn Đình Chiểu mượn điển tích, điển cố về Lữ Bố, có một cái nhìn nhất quán trong việc thể hiện cái trung của mình. Đó là hành động biểu chưng cho những kẻ tiểu nhân, cần được lên án.

Tóm lại, ở Nguyễn Đình Chiểu, nội dung ái quốc mang tính tuyệt đối, trung quân chỉ mang tính chất tương đối, ông đòi hỏi những nhân vật nam giới của mình làm đúng theo bổn phận và nghĩa vụ với đạo đức, duy lý hơn duy tình. Những nhân vật nam trong truyện Lục Vân Tiên đều xuất phát từ những người nông dân, họ là những anh hùng vô danh nhưng lại tiêu biểu cho sức mạnh, lòng dũng cảm và sự hy sinh cao cả, đại diện cho toàn bộ sức mạnh tinh thần dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu nhìn nhận các nhân vật nam giới của mình dưới góc nhìn của một nhà nho, họ là những người nông dân sống theo mẫu tính cách, nghĩa vụ mà không phải là sống theo khát vọng, sở thích, tài năng. Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng xét cho cùng đây là đặc điểm về cách nhìn nhận con người thời bấy giờ.

Bên cạnh mối quan hệ vua – tôi, nho giáo đặc biệt chú trọng đến ứng xử trong mối quan hệ cha con. Nho giáo quan niệm con người nói chung, sinh ra, lớn lên, chết đi đều biết thực hành chữ hiếu. Chữ hiếu thường được ghép với chữ đễ. Hiếu là đối với cha mẹ, đễ là đối với anh, chị em trong nhà. Rộng ra, đễ còn để khu xử những mối quan hệ xã hội, với người lớn tuổi hơn, với người mình tôn trọng. Đó là đễ. Còn hiếu thì thực hành đối với cha, mẹ, ông bà, tổ tiên, dòng tộc. Đó là hiếu. Hiếu đễ là giá trị để đánh giá nhân cách con người.

Song, nói hiếu đễ thì dễ, thực hành mới khó. Khổng Tử, ông tổ của nho giáo, có rất nhiều bài kệ dạy con người thực hành hiếu một cách cụ thể. Phận làm con phải biết tuổi cha mẹ để mừng, để kính; không nên đi chơi xa để cha mẹ nhớ mong; nếu bắt buộc đi thì phải báo cho cha mẹ biết…Từ đó, quan niệm cách thực

hành hiếu khắt khe được đẩy lên cao hơn: “Phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”.

Chữ hiếu về cơ bản cũng xuất phát từ tinh thần của nho giáo. Câu Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình cho thấy quan niệm trung hiếu được sử dụng nhiều hơn hiếu đễ. Trung ở đây là trung với nước. Trung với nước được coi là đại hiếu.

Nguyên tắc mà Khổng Tử nói ở đây, ông cho rằng làm cha thì phải xứng đáng làm cha, làm con phải có bổn phận làm con. Nguyên tắc xử lý mối quan hệ với họ là làm cho cha mẹ yêu thương con cái và làm cho con cái phải hiếu thuận với cha mẹ. Con cái đối đãi với bố mẹ phải chân tình, xuất phát từ sự chân thành, nếu không thì chỉ là sự tôn kính phụng dưỡng cha mẹ trên hình thức thì chẳng phải hiếu thảo thực sự. Nho giáo cổ đại đề xướng bề tôi phải trung với vua, con phải hiếu thảo với cha mẹ, xã hội cổ đại đặc biệt tôn trọng người có hiếu, điều đó được thể hiện ngay khi cha mẹ còn sống, người con không có quyền quyết định nhưng có thể bộc lộ chí hướng của mình khi cha mẹ mất. Nếu người con không giữ vững được mà dám thay đổi những quy tắc, quy phạm của xã hội đương thời thì đó là người không có hiếu …Khi cha mẹ mất, phải để tang ba năm mới gọi là có hiếu.

Nội dung trong hiếu là thuận, Khổng Tử cho rằng “không làm trái”. Chớ nên trái ngược, tức là không làm trái ý của cha mẹ, tuy nhiên không làm trái không phải là thuận lòng vô nguyên tắc mà là thờ cha bằng lễ. Hiếu là gốc của nhân. Tử Hữu học trò của Khổng Tử đã từng nói: “Một người có hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em, mà ưa trái nghịch bề trên, ưa gây ra những cuộc phản loạn, người như vậy là chưa từng có cho nên người quân tử cần nắm cái gốc. Cái gốc được vững chắc, tự nhiên đạo lý đó bắt đầu mà sinh ra. Vậy làm người biết giữa gìn hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em tức là biết nắm lấy cái gốc của điều nhân”. Có lòng yêu thương cha mẹ và người thân trong nhà thì mới biết yêu những người ngoài.

Hiếu là linh hồn, là trọng tâm của đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam từ xa xưa, và được nho giáo khẳng định thêm sâu sắc và dần được cơ chế hóa, làm nền tảng luân thường đạo lý cá nhân cũng như xã hội và toàn thể quốc gia. Tại Trung Quốc, vào thế kỷ II – I trước Công Nguyên, sách Hiếu Kinh được trích từ Tứ thư ngũ kinh nâng đạo hiếu lên mức thiên đạo: “Đạo hiếu là kinh sách của Trời, nghĩa lý của đất, là hành động của muôn dân”. Hay “Làm cho cha mẹ được tôn trọng là bậc hiếu cao nhất, không làm nhục cha mẹ là bậc hiếu thứ hai, nuôi được cha mẹ là bậc hiếu thứ ba. Nhưng nuôi mà không kính trọng thương yêu chưa đủ, vì chó ngựa cũng được nuôi. Nuôi mà không kính ái thì chẳng khác gì nuôi súc vật” (Luận Ngữ).Nhưng sống hiếu thảo không có nghĩa là cha mẹ làm gì con cũng phải làm theo. Khi cha mẹ sai lầm, con phải hết lòng can ngăn để cha mẹ tránh lỗi lầm. Điều cần là lấy lời ôn tồn trình bày phải trái với cha mẹ (Luận Ngữ).

Sách Nhị Thập Tứ Hiếu cũng gốc nho giáo được dịch ra quốc âm để nêu gương hiếu, phổ biến toàn quốc. Đồng quê cũng như đô thị, nhiều người đã biết hoặc thuộc lòng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Chữ hiếu niệm cho tròn một tiết Thì suy ra trăm nết đều nên

Chẳng xem thuở trước thánh hiền, Hiếu hăm bốn mẫu, thơm nghìn muôn thu.

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 12

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho chính thống, do vậy ông ra sức ca ngợi và bảo vệ nho giáo và tử tưởng Khổng Tử. Điều đặc biệt là ông luôn đề cao tam cương ngũ thường của nho giáo theo quan niệm của nhân dân trong mỗi nhân vật của ông. Đối với chữ hiếu, tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu cũng mang đậm tính chất nhân dân. Mọi nhân vật đều có những cách ứng xử khác nhau, tùy thuộc vào vị trí người quân tử hay kẻ tiểu nhân. Điển hình cho chữ hiếu trong tác phẩm Lục Vân Tiên ta phải kể đến đó là người con hiếu thảo Lục Vân Tiên. Chữ hiếu trong thơ của ông không quá cực đoan như trong nho giáo Khổng Tử mà hết sức thoải mái. Hành động biểu trưng cho chữ hiếu là nghe theo sự sắp đặt của

cha mẹ. Điều đó cho thấy, trong quan niệm về gia đình của nho giáo, cha mẹ là người nắm quyền hành tuyệt đối. Cho nên trong phép tắc ứng xử giữa cha con luôn đề cao chữ hiếu, con cái nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của cha mẹ, kể cả việc định đoạt hôn nhân, con cái cũng phải nghe theo sự sắp đặt của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”. Dưới chế độ phong kiến, con cái không dám chiống lại quyết định của cha mẹ vì xã hội xem các chuẩn mực đạo đức trên tương đương với giá trị pháp lý khiến con trẻ răm rắp nghe theo các quy định của cha mẹ đưa ra. Đó là các chuẩn mực về nhân, lễ, trí, dũng. Trong gia đình, chữ Lễ được đặt lên hàng đầu. Vì thế, con cái phải biết nghe lời, hi sinh mình để báo Hiếu cha mẹ, thậm chí bán mình để báo đáp cha mẹ như Thúy Kiều.

Nhắc đến hành động vì chữ hiếu đầu tiên của Vân Tiên ta phải kể đến đó là thuận theo ý cha mẹ trong chuyện hôn nhân. Lục Vân Tiên mặc dù có gặp Kiều Nguyệt Nga, trong lòng Nguyệt Nga đã nảy sinh tình cảm nhưng việc đính ước, sắp xếp hôn nhân, chàng vẫn cự tuyệt tình cảm mà tuân theo ý cha mẹ, mãi đến sau này chàng mới kết duyên cùng Kiều Nguyệt Nga.

Xưa đà định chữ lương duyên, Cùng quan hưu trí ở miền Hàn giang

Con người là Võ Thể Loan, Tuổi vừa hai bảy dung nhan mặn mà

Chàng thuận theo ý cha mẹ, kết lương duyên cùng với con gái Võ Thể Loan. Xét thấy, nếu như không có chuyện gia đình Võ Thể Loan bội ước, có lẽ sau khi đánh thắng Cốt Đột, chàng sẽ vẫn quay trở về kết duyên cùng mối lương duyên đã hẹn ước. Lục Vân Tiên đã làm theo đúng, cho trọn chữ hiếu của nho giáo.

Chúng ta liên tục thấy ở Lục Vân Tiên là con người hết lòng vì cha mẹ, vô cùng hiếu thảo. Mặc dù chọn cho mình lý tưởng tối thượng là con đường khoa cử, ước mơ nghiệp bút nghiên cứu đời, ngày thi đến gần nhưng nghe tin nhà có chuyện, chàng sẵn sàng “gác lại” mộng công danh để về quê chịu tang mẹ:

Tiên rằng: Con bắc mẹ nam

Nước non vòi vọi đã cam nỗi nghì…

Hai hàng lụy ngọc ròng ròng, Tưởng bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

Cánh buồm bao quản gió xiêu Ngàn trùng bể rộng chín chiều ruột đau.

Thương thay chín chữ cù lao,

Ba năm nhũ bộ biết bao thâm tình.

Đây là lần đầu tiên, Lục Vân Tiên – dáng dấp của người quân tử khóc, cái khóc này là vì đạo hiếu, con khóc tang mẹ. Trong văn học, nói về đàn ông khóc thì có rất nhiều, khóc vì vợ, khóc vì thân, khóc cho số phận bi thảm:

Với người thị nữ Lý Hà, người theo hầu những năm tháng gió bụi, mắc bệnh mà chết, Ngô Thì Sĩ thương xót cho phận nàng, cũng tự trách mình trong cảnh nghèo khó làm lụy tới tấm thân tôi đòi. Thật hiếm khi ta thấy được những giọt nước mắt của nho gia khóc thương cho những thân phận vốn bị coi là hèn mọn như thế này:

Tam niên bồi thị bão phong trần, Cân quắc quỳnh nhiên bộc ngự thân. Mệnh khởi hồng nhan thương nhĩ bạc,

Cảnh ư xích thổ xỉ ngô ban.

Dược thang lỗ mãng tình đa khiểm, Liệm táng thông mang lễ thiểu tuần.

Cơ kiển cánh di cơ trửu lụy,

Bồi hồi tưởng vãng lệ triêm cân.

(Khốc thị nữ Lý Hà)

(Há phải hồng nhan để ta phải thương cho nàng bạc mệnh,

Ở nơi đất đỏ vùng biên cảnh này ta lấy làm xấu hổ vì cái nghèo của mình Khi ốm đau thuốc thang đã sơ sài mà tình cảm cũng thiếu thốn,

Lúc mất rồi, việc chôn cất lại vội vã, không theo đủ được tuần cúng.

Cảnh nghèo của ta càng làm lụy đến tấm thân tôi đòi của nàng Ta bồi hồi tưởng nhớ lại mà nước mắt thấm đầy khăn.)

Nguyễn Du khóc thương cho thân phận người phụ nữ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh mới là lời chung

Về các nhân vật trong văn học trung đại, ta cũng có thể bắt gặp nỗi niềm của người nam nhi, họ rơi lệ nhưng chủ yếu là vì tình. Rõ ràng nhất phải kể đến chàng Thúc Sinh, khi bị Hoạn Thư đánh ghen, Thúc Sinh thương cảm cho Thúy Kiều nhận tất cả tội trạng về mình. Mà thật vậy, Thúy Kiều là một kẻ vô tội, trước khi Thúc Sinh gắn bó với Kiều, Kiều cũng đã bày tỏ hơn thiệt và không quên nhận mình là một cô gái lầu xanh. Thế mà khi bị đánh ghen, lương tâm cắn rứt, Thúc Sinh đã khóc thành tiếng, khóc cho giãi hết đoạn trường:

Khóc rằng: oan khốc vì ta

Có nghe lời trước, chớ đà lụy sau Cạn lòng, chẳng biết suy nghĩ sâu, Để ai trăng tủi, hoa sầu vì ai?

Ngay đến Kim Trọng, cũng từng có lần khóc than thảm thiết vì nhớ thương Thúy Kiều:

Gieo mình vật vã, khóc than:

Con người thế đấy, thác oan thế này!

Chắc rằng mai trúc lại vầy,

Ai hay vĩnh quyết là ngày đưa nhau Thương càng nghĩ, nghĩ càng đau Dễ ai rấp quạt sầu cho khuây

Ta hiếm thấy trong lịch sử văn học, người quân tử khóc, mà khóc vì chữ hiếu thì lại càng ít. Khóc vốn là đặc tính của phụ nữ. Cũng về chữ hiếu, ta chỉ mới thấy Thúy Kiều khóc cho mình. Chữ hiếu của Thúy Kiều cũng hoàn toàn khác so với Lục Vân Tiên. Khi bán mình chuộc cha, nàng có nói:

Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn Để lời thệ hải minh sơn

Làm con trước phải đền ơn sinh thành

Thúy Kiều báo hiếu như đó là bổn phận đạo đức mà người con với gia đình cho nên Kiều không hề khóc vì cha mẹ. Ngay cả trong các tác phẩm tuồng miền Nam ảnh hưởng đến sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu dù cũng có đề cập đến đạo lý người quân tử:

Lo chữ trung, trung lấy làm đầu Còn chữ hiếu, hiếu kia để dạ

Tuồng Sơn Hậu đề cao chữ trung, tuy có nhắc đến đạo hiếu nhưng là hiếu ở trong lòng, lo cho nước xong mới đến lo cho nhà. Đối với Nguyễn Đình Chiểu lại khác, ông cho rằng:

Trai thời trung hiếu làm đầu

Gái thời tiết hạnh, làm câu trau mình

Chữ hiếu luôn sánh cạnh chữ trung, có hiếu thì mới có trung được, vậy nên trước khi là một quân tử yêu nước, Lục Vân Tiên phải là một người con có hiếu trước đã. Mặc dù là nam nhi mạnh mẽ, nhưng khi đứng trước mất mát người thân thì nam nhi như Lục Vân Tiên cũng khóc. Đây không phải là hành động yếu mềm của đàn ông mà là “khóc” cao đẹp, đáng khen ngợi khi thể hiện chữ hiếu trong nho giáo. Lục Vân Tiên nhập trường thi, vừa lên đường vội vã thì được tin mẹ mất, chàng tức tốc quay về chịu tang mẹ, khóc đến mù mắt:

Thương thay chín chữ cù lao,

Ba năm nhũ bộ biết bao nhiêu tình!

Đó là một nghĩa cử cao đẹp của Vân Tiên, trong văn học trung đại đã từng có rất nhiều tấm gương về tấm lòng hiếu thảo. Vì chữ hiếu mà Thúy Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, chữ hiếu được hiểu thành tiết, sự hi sinh vì chữ hiếu nhưng cái đau khổ mà Thúy Kiều phải ngất đi có lẽ lại vì tình yêu với Kim Trọng. Nhưng chính chữ hiếu lại khiến Lục Vân Tiên ngất đi, và khóc đến mù hai mắt. Đây là một điều ít gặp ở trang nam nhi, phải chăng Lục Vân Tiên chỉ có thể rơi nước mắt vì hiếu chứ không phải vì tình. Lục Vân Tiên coi trọng chữ hiếu hơn tình, đây là biểu hiện cho tinh thần khắc kỷ phục lễ của nho giáo. Đó là tinh thần đề cao lễ, nghĩa, trí để hoàn thiện đức nhân. Nhân lễ là hạt nhân cơ bản của đức nhân. Bàn

về đức nhân, Khổng Tử từng nói “Ngày nào khắc kỷ phục lễ, ngày đó mọi người trong thiên hạ còn cảm hóa mà theo về đức nhân” (Luận Ngữ - Nhan Uyên 1). Chính vì vậy, hành động Lục Vân Tiên hi sinh và khóc vì chữ hiếu bao giờ cũng đáng ca ngợi. Và ở đây, chữ hiếu bao giờ cũng nặng hơn chữ tình:

Khai phong mới tỏ sự cơ

Mình gieo xuống đất, dật dờ hồn hoa… Hai hàng lụy ngọc dòng dòng

Tưởng bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu

Ngay cả khi, vinh quang đỗ trạng nguyên trở về, thì người chàng nghĩ đến đầu tiên lại là cha mẹ, hành động đầu tiên là đi thăm mộ mẹ. Hành động này một lần nữa lại nhấn mạnh đến vị trí chữ hiếu trong đức của người quân tử, vốn chỉ đứng sau chữ trung:

Thưa rằng: hoạn nạn xiết bao

Mẹ tôi phần mộ nơi nào viếng an…

…Suối vàng hồn mẹ có linh

Chừng cho con trẻ lòng thành ngày nay Tưởng bề nguồn gốc cội cây

Công sâu ngàn trượng, ngồi dầy chín trăng

Có thể nói, chàng luôn đặt chữ hiếu lên vị trí đầu tiên, thậm chí có lúc trước cả chữ trung. Chữ hiếu ở đây không chỉ được biểu đạt một bề mà còn là tình yêu thương của cha mẹ với con. Đó là tấm lòng của Lục ông:

Thương con phận bạc lắm thay Nguyền xưa còn đó, con rày đi đâu?

Đó là tấm lòng của Kiều Công đối với con gái Kiều Nguyệt Nga, mặc dù Kiều Công phải tiễn con gái ra đi để cầu hòa giúp nước nhưng cũng không khỏi nhỏ lệ:

Kiều Công lụy ngọc châu sa

Các quan ai nấy cũng là đều thương Chẳng qua là việc quân vương

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023