Nhân Vật Nam Trong Lục Vân Tiên Từ Góc Nhìn Văn Hóa Ứng Xử Với Phụ Nữ

Cho nên phụ tử hai đường xa xôi

Trái ngược với tình cha con của Lục Vân Tiên, cha con Kiều Công Nguyễn Đình Chiểu còn lên án cha con Võ Thể Loan và cha con Bùi Kiệm. Võ Thể Loan là nhạc phụ tương lai của Lục Vân Tiên nhưng lại bạc tình bạc nghĩa, khi chàng gặp nạn buông lời khinh bỉ, muốn tác hợp cho con gái với Vương Tử Trực là trái với đạo nhân:

Công rằng: Ta cũng thương thầm Tủi duyên con trẻ sắt cầm dở dang Thôi thôi khuyên chớ thở than

Đây đà tính đặng một đàng rất hay Tới đây thời lại ở đây

Cùng con gái lão xum vầy thất gia Phòng khi hôm sớm vào ra

Thấy Vương Tử Trực cũng là thấy tiên

Chính vì bất nghĩa nên bản thân Thể Loan con gái Kiều Công cũng bất nghĩa, Thể Loan thuận theo ý cha, nhưng đó là sự vong ơn bội nghĩa đáng lên án. Khổng Tử từng cho rằng hiếu không có nghĩa là phục tùng cha mẹ hoàn toàn mà thấy cha mẹ làm sai thì nên khuyên răn, đó mới là đạo hiếu.

Nhắc tới cha con Bùi Kiệm, mặc dù Bùi ông là người tốt, cứu Kiều Nguyệt Nga lúc gian khó, cưu mang nàng nhưng vì thương con, muốn tác hợp cho con mà đồng tình với Bùi Kiệm:

Bùi ông ngon ngọt trau dồi

Muốn nàng cho đặng sánh đôi con mình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

…Nhớ rằng xuân bất thái lai Ngày nay hoa nở, e mai hoa tàn Làm chi thiệt phận hồng nhan

Năm canh gối phụng màn loan lạnh lùng

Các nhân vật nam trong Lục Vân Tiên đọc theo lý thuyết giới - 13

Tóm lại, bên cạnh chữ trung thì chữ hiếu cũng được Nguyễn Đình Chiểu đề cao trong cái nhìn khe khắt đối với nghĩa vụ của nam giới. Gần như hiếu

thước đo đạo đức của các nhân vật nam chính diện và phản diện. Hành động của các nhân vật nam chính diện hết mình vì đức hiếu ở đây đều được đề cao, biểu trưng cho đạo đức của người quân tử. So với Bùi Kiệm, Trịnh Hâm và các nhân vật phản diện khác thì nhân vật chính diện như Lục Vân Tiên được đề cao hơn cả. Đôi khi các nhân vật của ông đề cao chữ hiếu như một trong những thử thách buộc phải vượt qua, làm kim chỉ nam cho mọi chương trình hành động của mình. Tiểu kết

Truyện Lục Vân Tiên được ra đời trong thời kì xu hướng tôn nho đang trở lại vùng đất phương Nam nên các nhân vật nam chính diện được khắc hoạ có đầy đủ yếu tố của trang nam nhi anh hùng: có sức mạnh thể chất, có vẻ đẹp trí tuệ, có lòng trọng nghĩa khinh tài và có vẻ đẹp lý tưởng. Bên cạnh đó, tác giả Nguyễn Đình Chiểu còn xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập nhau, được phân tuyến rạch ròi theo các chuẩn mực đạo đức nho giáo và đạo lý dân gian thông qua những biểu hiện nam tính. Nhân vật chính diện trong truyện Lục Vân Tiên là những người sống có tình, có nghĩa, có trước, có sau, hết mình vì người khác, biết quý trọng người có tài, thì nhân vật phản diện lại được nói đến ở lòng phản trắc, tâm địa hẹp hòi, đen tối, sẵn sàng làm hại người khác để đạt được mục đích của mình.

CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT NAM TRONG LỤC VÂN TIÊN TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI PHỤ NỮ


Nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, hầu hết các nhân vật văn học đều được nhìn nhận từ góc độ đạo đức. Trong giai đoạn này, tiêu chí đạo đức là tiêu chí đánh giá chung nhất, quy định nhân vật đó thuộc nhân vật chính diện hay nhân vật phản diện. Từ đó, trong văn học trung đại hình thành khái niệm “con người đạo đức” hay “con người chức năng”. Đó là mẫu hình con người lý tưởng trong văn hóa trung đại nói chung, đạt được yêu cầu đó, con người hay đặc biệt là nam giới phải tuân thủ những nguyên tắc xử sự khá khắc nghiệt về thân xác. Trong các cuốn kinh điển nho giáo đều nêu cao một đời sống tu trì khắc kỉ, chống lại bản năng thân xác, hi sinh thân mình cho lý tưởng hay là tìm cách hạn chế, kiểm soát con người bản năng, những nhu cầu ăn - mặc - ở - tình dục - sống

- chết để giương cao lá cờ đạo đức. Một trong những bản năng cần được tiết chế trong nhu cầu của con người, đó là bản năng tính dục.

Bản năng tính dục được thể hiện qua sự đam mê sắc đẹp của phụ nữ. Đã là nam giới thì không tránh khỏi được những nhu cầu dục vọng, đặc biệt là lòng ham muốn trước cái đẹp, do vậy việc ứng xử thế nào cũng là điều cần bàn đối với nam giới trong xã hội nho giáo. Biết được điều này, Khổng Tử đá từng đưa mục khắc kỉ vào phạm trù chữ nhân. Đó là nghiêm khắc với cái đẹp của phụ nữ được xem là một tính cách không thể thiếu được ở những bậc thánh nhân quân tử, anh hùng trong văn hóa phương Đông, đó là không có sự dung hòa giữa đạo nhân và sắc đẹp phụ nữ. Như đã nghiên cứu ở chương 2 trong luận văn này, ta có thể thấy trong các mối quan hệ như vua – tôi, cha – con, bằng – hữu thì ở các nhân vật nam tính, yếu tố giới tính như đam mê sắc đẹp, ước mơ hạnh phúc, hay tình yêu đôi lứa đều bị gạt bỏ. Dễ thấy, các nhân vật nam nhi, bậc quân tử hiện ra đều dồn sức mạnh tinh thần và sức lực vào việc xây dựng con người lý tưởng, với mục đích xây dựng trật tự xã hội. Tình yêu đôi lứa thì bị hạn chế nói đến mức tối đa. Những rung động, ứng xử tình yêu bị phê phán và coi là trái với đạo đức. Tình

yêu nam nữ ở đây cũng được coi là thử thách giúp cho nam nhi khẳng định được sự kiên trì trong đạo đức của chính mình.

Do vậy, trong xã hội nho giáo cũ luôn có một cái nhìn khắt khe trong mối quan hệ giữa nam và nữ. Vấn đề tình yêu được xem là vấn đề kín đáo và ít được nói đến trong văn học trung đại. Đối với người quân tử cũng vậy, họ càng là những con người trọng nghĩa khí bao nhiêu, thì họ lại càng dè dặt hơn trong “đụng chạm” với nữ giới. Đó là quan niệm khắc kỷ điều tiết những ham muốn dục vọng chính đáng của con người, nó được biểu hiện qua thái độ lạnh lùng của những anh hùng quân tử trong nho giáo đối vơi tình yêu và phụ nữ. Xuất phát từ quan niệm khắc kỉ của nho giáo, Khổng Tử đã từ lâu rất khắt khe trong quan hệ thể xác giữa nam và nữ. Cụ thể là quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, giữa nam và nữ không nên có sự qua lại nếu không được phép của cha mẹ và xã hội. Tiếp thu quan điểm của nho giáo, trong tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu luôn đề cao con người lý tưởng, những người quân tử, tiêu biểu cho trung, hiếu, tiết, hạnh.

Trong quan hệ ứng xử với phụ nữ, truyện Lục Vân Tiên đề cao sự có “giáo dục” trong ứng của của nam đối với nữ. Xét về chủ đề, truyện Lục Vân Tiên vốn đã không phải truyện tài tử giai nhân. Theo học giả Nguyễn Văn Hoài thì tiểu thuyết tài tử - giai nhân là loại tiểu thuyết chương hồi miêu tả những câu chuyện luyến ái hôn nhân của nam nữ thanh niên, được viết theo kết cấu 1. Nam nữ chung tình. 2. Tiểu nhân gây rối loạn rồi li tán. 3. Tài tử thi đậu đoàn viên. Và nhân vật chính thì tài tử phải là những thư sinh phẩm hạnh, hào hoa hơn người, nhất là tài năng thi phú, còn giai nhân thì phải là những tiểu thư hoàn hảo, “mạo, tài, tình” đều đẹp cả. Đây là mô thức chủ yếu của truyện tài tử giai nhân. Xét về thể loại này, ta có thể thấy truyện Hoa Tiên là một tác phẩm tiêu biểu. Theo đó, truyện Lục Vân Tiên chưa thể xét vào loại truyện tài tử giai nhân bởi nhân vật chính là Lục Vân Tiên tuy giỏi văn chương, võ nghệ nhưng lại không được nhấn mạnh về tài năng nghệ thuật, không khát khao yêu đương, không được nhấn mạnh về việc tìm kiếm tình yêu. Vì thế, hầu hết các ứng xử của Lục Vân Tiên

trước phụ nữ, đều là những ứng xử khiên cưỡng và phần nào mang đậm màu sắc nho giáo.

Không chỉ đẹp về tài mạo, Vân Tiên còn được tác giả đã khắc họa lên hình tượng một đấng nam nhi luôn mang trong mình một đạo đức cao đẹp, thấm nhuần chữ nhân. Nhân vật Lục Vân Tiên được sinh ra trong một gia đình thường dân ở quận Đông Thành. Sự ra đời của Lục vân Tiên là kết quả của quá trình tu nhân, tích đức:

Có người ở quận Đông Thành, Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.

Đặt tên là Lục Vân Tiên,

Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành.

Nhân vật Lục Vân Tiên được xây dựng theo mẫu quan niệm Tống Nho “Tồn thiên lý diệt nhân dục”. Hơn nữa, tác phẩm Lục Vân Tiên vốn không phải là tiểu thuyết tài tử giai nhân, do vậy nên thiếu đi rất nhiều những biểu hiện nam nữ yêu đương mà thiên về chữ nghĩa. Nguyễn Đình Chiểu lại xây dựng Vân Tiên là một anh hùng lạnh lùng với sắc đẹp của nữ giới. Lục Vân Tiên lý tưởng bởi tinh thần nghĩa hiệp, sống vì sứ mệnh xã hội lớn lao, thế nhưng với nữ giới họ thường có thái độ lạnh lùng, thậm chí là nghiêm khắc, gạt bỏ đời sống tính dục nam nữ. Ngay từ khi mới gặp Kiều Nguyệt Nga, người phụ nữ đẹp trong xã hội phong kiến, Lục Vân Tiên đã vạch rõ khoảng cách giữa nam nữ:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra Nàng là phận gái, ta là phận trai

Hai chữ “phận gái, phận trai” vạch rõ mối quan hệ nam nữ. Lục Vân Tiên đã được “giáo dục” rất kỹ trong mối quan hệ nam nữ, trong các mối tình kim cổ trong văn học trung đại thì việc “trai tài gái sắc” phải lòng nhau là chuyện đương nhiên, huống hồ hành động cứu giúp Nguyệt Nga đã được ghi điểm trong mắt nàng. Thế nhưng Lục Vân Tiên phân định nam nữ rạch ròi, chuyện nữ nhi chỉ là chuyện giúp người qua đường, không nảy sinh tình cảm. Việc giúp Kiều Nguyệt Nga đối với chàng cũng giống như là việc nghĩa phải

làm, dù là đàn ông hay đàn bà chàng cũng đều làm như vậy. Đó là hành động nghĩa hiệp, anh hùng cứu mỹ nhân, rất nam tính nhưng lại không hề đòi hỏi trả ơn. Phải chăng, khi thấy dung mạo hơn người của Kiều Nguyệt Nga, chàng là đàn ông mà không hề rung động, kể cả tò mò xem gương mặt của Nguyệt Nga. Hành động của Lục Vân Tiên khiến cho người đọc mường tượng được sự lạnh lùng của chàng. Nho giáo hết sức đề cao hành động này nhưng trên phương diện là bản năng của con người thì hành động này thật lạ lùng.

Trái ngược với trong Truyện Kiều, Thúy Kiều và Kim Trọng là một đôi trời sinh, ngay buổi đầu gặp gỡ Thúy Kiều, nhận thức được vẻ đẹp của Kiều, Kim Trọng đã: “Tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Và những hành động nào của chàng thì dường như rất “vội”, khi đến với người yêu cũng như khi trở lại vườn Thúy, khi gặp mặt cũng như chia ly. Kết quả đầu tiên của mối tình ta đã thấy:

Khách đà lên ngựa, người còn ghé theo Thầm trông, trộm nhớ, bấy lâu đã chồn Xương mai, tính đã rũ mòn,

Lần lừa, ai biết hãy còn hôm nay Tháng tròn như gởi cung mây Trần trần một phận ấp cây đã liều!

Tiện đây xin một hai điều

Đài gương soi đến dấu bèo cho chăng?

Kim Trọng đã “vội” nhưng Thúc Sinh lại càng “vội” hơn. Thúc sinh được nhìn rõ mồn một cái tòa nhà thiên nhiên cực kỳ xinh đẹp và hấp dẫn trong hai yếu tố của một hoàn cảnh rất đặc biệt. Đó là sự đắm đuối của Thúc sinh đến mức không còn giữ được bản thân mình: Lạ cho cái sóng khuynh thành/ Làm cho đổ quán xiêu đình như chơi! Còn Thúc sinh? Rõ ràng Thúc đến với Kiều chỉ vì sự hấp dẫn của thân thể Thúy Kiều, là cái đẹp của hoa hải đường đang mơn mởn cành tơ. Nói thẳng, Thúc đến với Kiều bằng đường trần tục, xác thịt.

Điều gì đã làm khiến Lục Vân Tiên thờ ơ với Nguyệt Nga? Đây không phải vì “hiếu”, vì lúc này Vân Tiên chưa biết mình được hứa hẹn với Thể Loan

con gái Võ Công. Có thể nói, Lục Vân Tiên quá lý tưởng, hoàn hảo và tôn trọng kỷ cương của Nho giáo. Ở đây, chủ nghĩa nho giáo đề cao tinh thần khắc kỷ, tiết chế dục vọng nam nữ, tính dục của mỗi cá nhân, khiến cho nhân vật được phú cho ngoại hình, tài mạo nhưng lại không thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc. Con người là con người thân dân chứ không phải là con người nhân bản. Hạnh phúc cá nhân có lẽ Lục Vân Tiên chờ ở sự mai mối của cha mẹ, đó là đạo “hiếu” của chàng. Kết cục là chàng đã tuân theo cha mẹ, cầm phong thư đính ước đến gia đình Võ Công, dù hai người chưa từng được gặp. Xã hội phong kiến, hầu hết hôn nhân vẫn do cha mẹ định đoạt, con cái không có quyền trong việc quyết định hôn nhân của mình. Như chúng ta đã biết, xã hội phong kiến vào hậu bán thế kỷ XIX, là xã hội mà triều Nguyễn khôi phục nho giáo theo Minh nho, nên tư tưởng nho giáo rất bảo thủ.

Việc hôn nhân là do cha mẹ quyết định, nói cách khác là cha mẹ đặt đâu con cái phải ngồi đó, thế nhưng Nguyệt Nga có tư tưởng thoát ra khỏi sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Mặc dầu đã được cha mẹ định hôn nhân, nhưng trên đường về nhà, gặp nạn, được Lục Vân Tiên cứu giúp, Nguyệt Nga cảm ơn cứu mạng và trao tặng trâm, Lục Vân Tiên không nhận, nàng trao thơ để bày tỏ tình cảm và từ đó coi Lục vân Tiên là người chồng mà nàng nguyện chung thủy suốt đời:

Nghĩ mình mà ngán cho mình, Nỗi ân chưa trả nỗi tình lại vương.

Nặng nề hai chữ uyên ương, Chuỗi sầu ai khéo vấn vương vào lòng.

Nguyện cùng Nguyệt lão hởi ông, Trăm năm cho vẹn chữ tùng mới an.

Hành động “trao trâm” của Nguyệt Nga như là một hành động đính ước giữa nam với nữa. Lúc này, Vân Tiên khước từ thiện ý của Nguyệt Nga, ứng xử tình yêu của Lục Vân Tiên hoàn toàn phù hợp với đạo lý nho giáo. Nho giáo quan niệm rằng: nam nữ đưa và nhận của nhau thứ gì đều không được đưa trực tiếp, ví như muốn đưa thì người này phải để vật xuống bàn, người kia lấy vật từ bàn mà

lên chứ không được tay trao tay. Nghĩa lớn hơn là giữa nam và nữ phải có khoảng cách, không được tùy ý có những cử chỉ thân thiết, gần gũi với nhau. Trong sách Lễ Kí cũng có nói rằng: Nam nữ không được phép ngồi lẫn với nhau, không được dùng chung lược, không được đón tay nhau. Chị dâu em trai của chồng không được nhìn thẳng vào mắt nhau. Phụ nữ phải nghe lời chồng, anh, không có việc lớn thì không được phép nói chen, hay vào nhà lớn. Nữ ăn nhà dưới, nam ăn chiếu trên. Nếu không phải ngày tế lễ hoặc ngày tang chế, trai gái không được đưa cho nhau những vật dụng (vì tránh chạm vào tay nhau). Nếu có trao, người nữ phải cầm một cái thúng (để nhận vật ấy); không có thúng thì hai bên (trai gái) phải quỳ xuống đặt vật (định trao) xuống đất rồi người nữ nhận lấy. Ngoài và trong không được chung đụng, (trai gái) không được tắm chung, không được ngồi chung chiếu ngủ chung giường, không được ăn chung. Trai gái không được mặc chung áo quần. Những việc trong phòng khuê không được nói ra ngoài, những việc bên ngoài không được cho lọt vào (phòng khuê). Trai vào phòng khuê không được nói cười chỉ chỏ, đang đêm đi đâu phải cầm đuốc, nếu không có đuốc thì không đi. Ði trên đường cái, trai đi bên phải, gái đi bên trái.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà nho vì thế nhân vật Lục Vân Tiên là người có “giáo dục” sẽ phải biết phép tắc ứng xử, hơn nữa lại là cách ứng xử giữa nam và nữ. Chàng trai đọc sách thánh hiền sẽ hiểu rằng lễ giáo phong kiến không cho phép người con trai và người con gái có thể đứng nói chuyện trực tiếp với nhau chính vì thế mà chàng từ chối để Kiều Nguyệt Nga ra chào.

Thậm chí, sau này khi thoát chết trở về, Vân Tiên được Lục ông kể chuyện về Nguyệt Nga đã không kể sang hèn, giúp đỡ gia đình Lục ông:

Ông rằng: có nàng Nguyệt Nga, Bạc tiền đem giúp cửa nhà mới xuê Nhờ nàng nên mới ra bề

Chẳng thì bỏ đói quê cha đi rồi

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí