Nghiên Cứu Thơ Nguyễn Khoa Điềm Từ Góc Độ Văn Hoá Và Văn Hoá Huế


Trong chiến tranh gian khổ và khốc liệt, con người vẫn không đánh mất trái tim yêu thương. Ngọn lửa trở thành biểu tượng của tình yêu đôi lứa, yêu con người đối lập với lòng thù hận quân thù:

Lửa đã cháy hồng hào mặt đất

Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù.

Ở một tầm cao hơn, ngọn lửa là biểu tượng của cả một dân tộc anh

dũng:


Đất nước đầu mũi tên

Đất nước đầu tiếng chiêng Đất nước là ngọn lửa.

Hình tượng lửa còn biểu trưng cho lí tưởng cách mạng rực cháy trong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

tâm hồn tuôit trẻ, tâm hồn những người lính, làm họ sống gắn bó trong tình đồng chí, đồng đội, khơi nguồn động lực để vượt qua bao gian khổ hy sinh trong chiến đấu:

Mình nhớ bếp lửa rừng ngày gặp lại Ta nói nhiều về đất nước, nhân dân.

Đặc sắc thơ Nguyễn Khoa Điềm - 6

(Chúng ta vẫn sẵn sàng cho bài giảng đầu tiên).

Bếp lửa quây quần suốt mấy anh em Không ai nhìn ai chúng tôi nhìn lửa Ở đó cháy cùng ý nghĩ.

…Chúng tôi ngồi xoè bàn tay trên lửa nóng Máu bàn tay mang hơi ấm vào tim.

(Bếp lửa rừng).

Hình tượng lửa còn biểu hiện sức sống bất diệt của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Sức sống ấy được truyền giữ qua bao thế hệ, tiềm tàng và bùng lên mạnh mẽ:


Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi...

…Hãy đứng dậy và giơ cao ngọn đuốc Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đời.

(Mặt đường khát vọng)


Hãy đốt sáng bừng bừng ngọn lửa Thứ ánh sáng của chúng ta

... Đây chính là thứ ánh sáng Việt Nam Ngọn đèn dầu mẹ ta thức dậy khuya sớm Ngọn đuốc cha cày sâu cuốc bẫm

Ngọn sáp hồng soi máu lệ tổ tông

Những ngọn lửa thắm lên trang sử anh hùng.

(Đêm không ngủ)

Những ngọn lửa thắp sáng tâm hồn nhà thơ trong chiến tranh: lửa lí tưởng, lửa sự sống, lửa niềm tin, lửa khát vọng... vẫn tiếp tục toả hơi ấm trong thơ viết trong những ngày im tiếng súng nhưng còn bao vất vả. Ngọn lửa có lúc là ngọn lửa tâm hồn, ấm áp tình thương yêu rộng lớn với nhân dân: Thương khó với nhân dân – Tâm hồn thành ngọn lửa. Và sâu thẳm là khát vọng hoà bình được trở về với tình yêu và mái ấm gia đình:

Em mãi mãi dịu dàng có thật

Như một căn nhà ngày ngày ấm lửa

... Một ngôi nhà có câu thơ làm chiếc then cài cửa.

(Ngôi nhà có ngọn lửa ấm)

ngọn lửa là tấm lòng, trái tim ngập tràn tình yêu của người cha dành cho đứa con bé bỏng:

Đã mùa thu

Đêm cha quạt cho con chút lửa.

(Ngôi nhà có ngọn lửa ấm)


Ngọn lửa thắp sáng những kỉ niệm, những dấu ấn không bao giờ phai nhạt:

Những câu thơ chắp nối trí nhớ Như lửa sáng

Những năm yêu thương, ngày đợi chờ.

(Không đề)

Con đường ngọn lửa là những biểu trưng đặc sắc, gắn liền với những năm tháng đấu tranh chống Mỹ ác liệt và không thể nào quên của tuổi trẻ Huế trên mảnh đất cố đô ; đó cũng là ngọn lửa ấm áp tình yêu thương, niềm tin, khát vọng. Có thể nói, cảm hứng công dân về Đất nước và Nhân dân đã được mã hóa vào hình tượng con đường ngọn lửa đã trở thành những yếu tố hội tụ và lan toả chất sử thi của tuổi trẻ khát vọng và hành động trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm.


Chương 2

MỘT HỒN THƠ THẤM ĐƯỢM TRẦM TÍCH HUẾ


Huế là chiếc nôi sinh thành và trưởng thành của nhiều thế hệ thi nhân Việt Nam. Cảm thức thơ Nguyễn Khoa Điềm có mạch nguồn từ văn hoá Huế. Chính các không gian cổ điển lâu đời, thuần khiết ấy là môi trường lý tưởng để thi nhân cảm nhận về Đất nước, về thế sự, về nhân sinh và cả về những riêng tư thầm kín không dễ nói.

Trong chương này, luận văn nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ văn hoá – văn học để góp phần nhận ra nét thẩm mĩ đặc sắc của tác giả trong sáng tạo.

2.1. Nghiên cứu thơ Nguyễn Khoa Điềm từ góc độ văn hoá và văn hoá Huế

Theo từ điển tiếng Việt, văn hoá là: “ tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”. Theo Unesco:

“Văn hoá hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội, văn hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng. Văn hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho chúng ta trở thành những sự vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”[38, tr.24]


Chính từ đặc trưng văn hoá, các thuộc tính của văn hoá, văn học, có thể xem xét mối quan hệ giữa chúng ảnh hưởng và tác động qua lại với nhau như thế nào. Văn học là một bộ phận của văn hoá, nằm trong văn hoá, vì thế chịu sự chi phối của văn hoá. Những nhân tố như: ngôn ngữ, hoạt động kinh tế, lao động sản xuất, ăn, mặc, ở, đi lại, sự phát triển của khoa học kỹ thuật... đều là điều kiện quan trọng trong môi trường nảy sinh, hình thành những tác phẩm văn học.

Văn học với tư cách là một bộ phận của tổng thể văn hoá, một yếu tố của hệ thống văn hoá thì không thể tiếp xúc hoặc tác động trực tiếp đến hệ thống xã hội, mà phải gián tiếp qua hệ thống văn hoá như là những hệ thống đồng đẳng với nhau. Điều này đúng như M.Bakhtin nhận định:

“Cần phải nghiên cứu văn học và tác phẩm văn học như những hệ thống chỉnh thể ở hai cấp liên đới. Hệ thống chỉnh thể của tác phẩm gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn học; hệ thống chỉnh thể của văn học, đến lượt nó, lại gia nhập hệ thống chỉnh thể của văn hoá; và chỉ có hệ thống văn hoá mới quan hệ trực tiếp với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Không thể tách rời hệ thống văn học ra khỏi hệ thống văn hoá và “vượt mặt văn hoá” liên hệ trực tiếp với các nhân tố chính trị - kinh tế - xã hội. Những nhân tố ấy tác động trực tiếp đến văn hoá trong chỉnh thể của nó và chỉ thông qua nó mà ảnh hưởng đến văn học”.

Thực ra, bất kỳ một công trình nghiên cứu văn học nào cũng đều ít nhiều, xa gần viện dẫn tri thức văn hoá hoặc đề cập đến những vấn đề văn hoá trong việc bình luận, giải thích tác phẩm. Ở Việt Nam, nghiên cứu, phê bình văn học từ văn hoá cũng đã xuất hiện từ lâu, thậm chí từ thời trung đại khi Phạm Quý Thích bình luận Kiều là Nhất phiến tài tình thiên cổ luỵ, Tân thanh đáo để vị thuỳ thương. Rồi sau đó Truyện Kiều được Trần Trọng Kim nghiên cứu từ quan điểm Phật giáo, Thơ Mới được Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam phần Một


thời đại thi ca khảo sát từ luồng gió mới của văn hoá phương Tây... Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu trên chỉ vận dụng một số kiến thức văn hoá mà họ cho là cần thiết để đọc văn học chứ chưa có ý thức xây dựng một hệ thống vấn đề mang tính chất lý thuyết cho việc đọc tác phẩm văn học bằng văn hoá.

Gần đây, nhờ Unesco phát động những thập kỷ phát triển văn hoá, người ta bắt đầu nhận thức được văn hoá là động lực phát triển, thì nghiên cứu, phê bình văn học từ văn hoá càng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, khi bộ môn văn hoá học và nhân học văn hoá xuất hiện ở Việt Nam thì văn hoá bắt đầu được coi như một nhân tố chi phối văn học. Năm 1995, Trần Đình Hượu trong Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại nghiên cứu văn học Việt Nam từ Nho giáo và đã chỉ ra được đặc điểm của giai đoạn văn học kể từ đầu Lê đến cuối Nguyễn. Ông cũng nêu ra những hình mẫu nhà Nho (hành đạo, ẩn dật, tài tử) – tác giả của thứ văn học Nho giáo này, như là một giả thuyết làm việc. Điều này, về sau, được Trần Ngọc Vương trong Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam cụ thể hoá bằng một cái nhìn loại hình học. Đỗ Lai Thuý trong Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực đã lí giải những biểu tượng lấp lửng hai mặt trong thơ bà bằng tín ngưỡng phồn thực, còn Trần Nho Thìn trong Văn học trung đại Việt Nam dưới cái nhìn văn hoá thì cho rằng nghiên cứu văn học trung đại từ những phạm trù cơ bản của văn hoá trung đại để tránh hiện đại hoá văn học dân tộc. Nhưng, có lẽ, Phan Ngọc là người có ý thức trong hướng nghiên cứu này hơn cả. Là một nhà văn hoá học, ông đã sớm lấy yếu tố văn hoá xã hội để Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, rồi lại thử giải thích văn học bằng ngôn ngữ. Và khi một số công trình của M.Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đôxtoiephi (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, 2003); Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu, Nxb Hội nhà văn, 2003) được dịch và giới thiệu ở Việt Nam thì hướng đi này càng thuyết phục, được các nhà nghiên cứu quan tâm và sử dụng, đồng thời đối tượng nghiên cứu cũng phong phú thêm lên.


Như vậy, đọc một tác phẩm văn học theo quan điểm văn hoá học là vận dụng những tri thức về văn hoá để nhận diện và giải mã các yếu tố thi pháp của tác phẩm. Một cách tổng quát, phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học từ góc nhìn văn hoá ưu tiên cho việc phục nguyên không gian văn hoá trong đó tác phẩm văn học ra đời, xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con người cũng như sự chi phối của các phươngg diện khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội sống động hiện thực... từng tồn tại trong một không gian văn hoá xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, môtip, hình tượng, cảm xúc, ngôn ngữ... Phương pháp này tuy có tính chất tổng hợp, trung gian giữa những phương pháp đọc văn bản khác nhau nhưng vẫn có đặc trưng riêng. Nó thiên về nhiệm vụ giải mã các hiện tượng nghệ thuật tìm ra nền tảng văn hoá lịch sử của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, đến tính chất mở của chúng trong không gian và thời gian.

Điểm khác biệt của các tiếp cận văn hoá học so với thi pháp học là ở chỗ, tiếp cận văn hoá học không chủ trương miêu tả thế giới nghệ thuật của tác phẩm như một vũ trụ khép kín, có giá trị tự thân mà đặt ra nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, truy nguyên các quan niệm văn hoá của thời đại nơi tác phẩm được sản sinh để tìm ra nguồn gốc các dạng thức quan niệm về con người - thời gian – không gian trong tác phẩm. Tiếp cận văn hoá học thực chất là tiếp cận liên nghành.

Trong đời sống văn học những năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều những công trình nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hoá. Điều này, phần nào mang yếu tố tự nhiên, vì suy cho cùng, văn học chính là một bộ phận chủ yếu của văn hoá. Văn học của bất kì một dân tộc nào cũng mang hồn vía của dân tộc ấy. Tuy nhiên, làm cho “tư liệu văn hoá”trong thơ sáng bừng lên giá trị thẩm mĩ mang tính lay động cao không phải nhà thơ nào cũng


thành công, chưa kể đến việc những vốn liếng văn hoá ấy phải được đan quyện vào và chung sống cùng hiện thực thời đại. Trong thơ ca Việt nam có không ít tác giả đã sử dụng vốn văn hoá làm nền tảng sáng tạo nhằm làm mới vốn cổ mà ai cũng biết rằng rất quý. Nhưng sử dụng vốn văn hoá cổ đặt trong trường liên tưởng mạnh mẽ của hiện thực cuộc sống để tạo nên gương mặt thơ riêng không phải ai cũng đạt được thành công như Nguyễn Khoa Điềm.

Lịch sử hình thành văn hoá Huế đi song song với lịch sử “ chín Chúa mười ba Vua” kéo dài từ năm 1558 đến năm 1945 của triều Nguyễn. Suốt 387 năm để hình thành một nền văn hoá cung đình triều Nguyễn, kết hợp với văn hoá dân gian mà tạo thành văn hoá Huế. Bản sắc của nền văn hoá Huế mang đậm nét văn hoá cung đình và văn hoá đại chúng bình dân Việt Nam.

Tiền thân của Huế là Thuận Hoá – Phú Xuân. “Huế” là cách đọc trại ra từ chữ “Hoá”. Tuy thành Phú Xuân được xây dựng từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát vừa mới lên nối ngôi năm 1738, nhưng hơn một nửa thế kỉ loạn lạc, thay ngôi đổi chủ liên miên, văn hoá chưa có điều kiện định hình. Năm 1802, Nguyễn Ánh chiến thắng Tây Sơn lên làm vua lấy hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Giai đoạn này chính là thời kì Huế được xây dựng thành một kinh đô bề thế với nhiều công trình kiến trúc tráng lệ, mang tính dân tộc và nghệ thuật cao. Gần 150 năm trị vì với 13 đời vua của triều Nguyễn, Huế trở thành đất “ thần kinh văn vật” trong khung cảnh thiên nhiên sông núi hữu tình.

Là một vùng văn hoá mang đậm sắc thái truyền thống của Việt Nam, Huế ẩn chứa trong lòng mình những giá trị văn hoá độc đáo, thể hiện sinh động một thời phát triển của vùng đất kinh kì, nơi hội tụ tinh hoa văn hoá của cả nước. Văn hoá Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mĩ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn - mặc - ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống...

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/08/2022