Đánh Giá Hệ Số Tin Cậy Cronbach’S Alpha Của Biến Độc Lập


Tình trạng hôn nhân: Tỷ lệ những người tham gia gửi tiết kiệm khi đã kết hôn và có con cao hơn rất nhiều so với đối tượng độc thân và đối tượng khác, bởi nhu cầu tích lũy để lo cho con cái sau này, còn đối tượng độc thân chỉ chiếm 20%, các đối tượng khác chiếm 4,2%.

4.3.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Độ tin cậy là mức độ mà phép đo có thể tránh được các sai số ngẫu nhiên, liên quan đến tính chính xác, nhất quán của kết quả, Phương pháp kiểm tra độ tin cậy nhằm thực hiện đánh giá lại độ tin cậy của thang đo trong từng nhân tố, hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng làm tiêu chuẩn để loại bỏ các biến rác. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (corrected item-total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại cùng với điều kiện hệ số Cronbach’s alpha phải lớn hơn 0,6 (Trọng & Ngọc, 2008).

4.3.2.1. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến độc lập


Thang đo Lợi ích tài chính

Bảng 4.2a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 1


Cronbach’s Alpha = 0,653

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

TAICHINH1

0,645

0,506

TAICHINH2

0,509

0,564

TAICHINH3

0,659

0,499

TAICHINH4

0,349

0,663

TAICHINH5

0,084

0,741

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn ngân hàng để gửi tiền tiết kiệm của khách hàng tại các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Đà Lạt - 7

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thang đo Lợi ích tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,653 phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu, tuy nhiên hệ số tương quan với biến tổng của biến TAICHINH5 dưới 0,3 và nếu loại biến TAICHINH5 thì hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,741 nên tác giả tiến hành loại biến TAICHINH5 để phân tích độ tin cậy lần 2 kết quả như sau:


Bảng 4.2b.Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Lợi ích tài chính lần 2 Cronbach’s Alpha = 0,741

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

TAICHINH1

0,708

0,602

TAICHINH2

0,566

0,673

TAICHINH3

0,703

0,604

TAICHINH4

0,345

0,866

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích lần 2 đối với thang đo Lợi ích tài chính có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,741 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, Đặc biệt nếu loại biến TAICHINH4 thì hệ số Cronbach’s Alpha = 0,866 nhưng tác giả thấy hệ số Cronbach’s Alpha = 0,741 là tốt nên tác giả giữ lại và sử

dụng 4 biến quan sát của thang đo Lợi ích tài chính vào phân tích tiếp theo. Thang đo Thuận tiện

Bảng 4.3a. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 1


Cronbach’s Alpha = 0,607

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

THUANTIEN1

0,446

0,513

THUANTIEN2

0,591

0,447

THUANTIEN3

0,344

0,568

THUANTIEN4

0,451

0,531

THUANTIEN5

0,218

0,726

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thang đo Thuận tiện có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,607 phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu, tuy nhiên hệ số tương quan với biến tổng của biến THUANTIEN5 dưới 0,3 và nếu loại biến THUANTIEN5 thì hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên 0,726 nên tác giả tiến hành loại biến THUANTIEN5 để phân tích độ tin cậy lần 2 kết quả như sau:


Bảng 4.3b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Thuận tiện lần 2


Cronbach’s Alpha = 0,726

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

THUANTIEN1

0,546

0,649

THUANTIEN2

0,580

0,625

THUANTIEN3

0,434

0,709

THUANTIEN4

0,517

0,668

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích lần 2 đối với thang đo Thuận tiện có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,726 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, tác giả sử dụng 4 biến quan sát còn lại của thang đo Thuận tiện vào phân tích tiếp.

Thang đo Danh tiếng ngân hàng

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Danh tiếng ngân hàng


Cronbach’s Alpha = 0,866

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

DANHTIENG1

0,661

0,845

DANHTIENG2

0,642

0,850

DANHTIENG3

0,786

0,813

DANHTIENG4

0,650

0,848

DANHTIENG5

0,708

0,833

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với thang đo Danh tiếng ngân hàng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,866 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, tác giả sử dụng 5 biến quan sát của thang đo Danh tiếng ngân hàng vào

phân tích tiếp.


Thang đo Hình ảnh

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Hình ảnh


Cronbach’s Alpha = 0,775

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

HINHANH1

0,392

0,934

HINHANH2

0,733

0,557

HINHANH3

0,754

0,540

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Kết quả phân tích độ tin cậy đối với thang đo Hình ảnh có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,775 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, tác giả sử dụng 3 biến quan sát của thang đo Hình ảnh vào phân tích tiếp.

Thang đo Nhân viên ngân hàng

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Nhân viên ngân hàng


Cronbach’s Alpha = 0,819

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

NHANVIEN1

0,512

0,811

NHANVIEN2

0,600

0,786

NHANVIEN3

0,585

0,790

NHANVIEN4

0,623

0,780

NHANVIEN5

0,740

0,743

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với thang đo Nhân viên ngân hàng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,819 và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3, tác giả sử dụng 5 biến quan sát của thang đo nhân viên ngân hàng vào

phân tích tiếp theo.

Thang đo Ảnh hưởng người thân quen


Bảng 4.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Ảnh hưởng người thân


Cronbach’s Alpha = 0,678

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

ANHHUONG1

0,403

0,689

ANHHUONG2

0,548

0,511

ANHHUONG3

0,533

0,528

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả)

Thang đo Ảnh hưởng người thân quen có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,678 phù hợp với tiêu chuẩn nghiên cứu, hệ số tương quan với biến tổng của các biến > 0,3 nên tác giả sử dụng 3 biến quan sát của thang đo Ảnh hưởng người thân quen vào phân tích tiếp theo.

4.3.2.2. Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của biến phụ thuộc

Bảng 4.8a.Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo lựa chọn lần 1


Cronbach’s Alpha = 0,811

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

QDLC1

0,542

0,787

QDLC2

0,546

0,786

QDLC3

0,714

0,747

QDLC4

0,600

0,774

QDLC5

0,781

0,733

QDLC6

0,268

0,840

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với thang đo Quyết định lựa chọn có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,811 là tốt, tuy nhiên hệ số tương quan với biến tổng của biến quan sát QDLC6 =0,268<0,3 nên tác giả loại biến QDLC6 ra khỏi mô hình nghiên

cứu và phân tích độ tin cậy lần 2, kết quả như sau:


Bảng 4.8b. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo lựa chọn lần 2


Cronbach’s Alpha = 0,840

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Alpha nếu bị loại bỏ biến

QDLC1

0,582

0,824

QDLC2

0,529

0,839

QDLC3

0,703

0,792

QDLC4

0,628

0,814

QDLC5

0,795

0,767

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy đối với thang đo Quyết định lựa chọn có hệ số Cronbach’s Alpha = 0,840 là tốt và các biến quan sát đều có hệ số tương quan với biến tổng > 0,3 nên tác giả giữ sử dụng 5 biến quan sát của thang đo Quyết định lựa

chọn vào phân tích tiếp theo.

Kết luận: Sau khi kiểm tra độ tin cậy thang đo của các biến, tác giả loại 3 biến quan sát không phù hợp và sử dụng 29 thang đo (24 thang đo của biến độc lập và 5 thang đo của biến phụ thuộc) vào phân tích nhân tố.

4.3.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố EFA

Sau khi kiểm tra độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện để kiểm định độ giá trị (giá trị phân biệt và hội tụ, tính đơn hướng của các biến).

4.3.3.1.Đánh giá thang đo của các biến độc lập bằng phân tích nhân tố EFA

Kết quả phân tích nhân tố lần 1 với 24 biến quan sát

Hệ số KMO = 0,805 > 0,5: Kết luận: Dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá,

Kiểm định Bartlett:

+ Giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có mối tương quan với nhau trong tổng thể,

+ Kết quả kiểm định: Sig = 0,000 < 0,05, Kết luận: Bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể,

Tiêu chuẩn chọn số lượng nhân tố: Sáu nhân tố được trích ra đều có giá trị eigenvalue lớn hơn 1 (đạt tiêu chuẩn) và phương sai trích > 0,5 bằng 63,634% (đạt


tiêu chuẩn), điều này có nghĩa là năm nhân tố được rút ra có thể giải thích được 63,634% sự biến thiên của tập dữ liệu.

Bảng 4.9a: Liệt kê hệ số tải nhân tố lần 1


Nhân tố


1

2

3

4

5

6

DANHTIENG3

0,834






DANHTIENG5

0,805






DANHTIENG4

0,803






DANHTIENG2

0,737






DANHTIENG1

0,733






NHANVIEN5


0,889





NHANVIEN4


0,823





NHANVIEN3


0,630





NHANVIEN2


0,624





NHANVIEN1


0,541





TAICHINH1



0,920




TAICHINH3



0,907




TAICHINH2



0,750




TAICHINH4







THUANTIEN3




0,762



THUANTIEN1




0,696



THUANTIEN2




0,695



THUANTIEN4




0,590



HINHANH3





0,933


HINHANH2





0,926


HINHANH1





0,626


ANHHUONG1






0,734

ANHHUONG3






0,626

ANHHUONG2






0,621

(Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) Kết quả phân tích nhân tố khám phá lần 1 hình thành 6 nhóm như mô hình nghiên cứu ban đầu, tuy nhiên thang đo TAICHINH4 không phù hợp nên tác giả


loại ra khỏi mô hình nghiên cứu và tiến hàng phân tích nhân tố khám phá lần 2 với 23 biến quan sát.

Kết quả phân tích nhân tố lần 2 với 23 biến quan sát

Hệ số KMO = 0,799> 0,5: Kết luận: Dữ liệu phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá,

Kiểm định Bartlett:

+ Giả thuyết Ho: Các biến quan sát không có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

+ Kết quả kiểm định: Sig = 0,000 < 0,05, Kết luận: Bác bỏ giả thuyết Ho, nghĩa là các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.

Tiêu chuẩn chọn số lượng nhân tố: Sáu nhân tố được trích ra đều có giá trị eigenvalue lớn hơn 1 (đạt tiêu chuẩn) và phương sai trích > 0,5 bằng 66,354% (đạt tiêu chuẩn), điều này có nghĩa là sáu nhân tố được rút ra có thể giải thích được 66,354% sự biến thiên của tập dữ liệu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2024