Sự Cần Thiết Nghiên Cứu Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân

6


1.1.2. Thành phần nợ xấu

Việc phân loại nợ không có tiêu chuẩn kế toán thống nhất và thành phần nợ xấu không giống nhau ở các quốc gia. Việc thường xuyên xem xét và phân loại nợ giúp các ngân hàng có thể kiểm soát chất lượng danh mục cho vay và có biện pháp ứng phó kịp thời với những vấn đề phát sinh trong chất lượng tín dụng.

Theo hệ thống phân loại nợ của Mỹ và Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) thì nợ xấu bao gồm 3 nhóm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn.

Theo nghiên cứu của nhóm Ngân hàng Châu Âu về nợ xấu ở Trung, Đông và Đông Nam Châu Âu năm 2012 thì thành phần nợ xấu của các quốc gia không hoàn toàn giống nhau. Các quốc gia có cách phân chia các thành phần nợ xấu có chút khác biệt như Bulgaria, Kosovo gồm 2 thành phần là nợ không thể hoàn trả và nợ mất vốn, còn đa số các quốc gia khác như Bosnia, Mongtenegro bao gồm 3 thành phần là nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn. Hai quốc gia Estonia, Hungari không có phân loại nợ rõ ràng chỉ xác định thành phần nợ xấu là các khoản nợ không thể hoàn trả vượt quá 90 ngày. Tuy nhiên, nếu xét theo định lượng thì có sự tương đồng giữa các quốc gia – nợ xấu là các khoản nợ vượt quá 90 ngày.


Bảng 1.1: Thành phần nợ xấu tại một số quốc gia


Quốc gia/ Tổ chức tài

chính


Phân loại nợ


Thành phần Nợ xấu


Ngân hàng thanh toán quốc tê

5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn


nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ

và nợ mất vốn


Mỹ

5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn

nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ

và nợ mất vốn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy - 3

7



Bosnia


5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn

Các khoản nợ không thể thu hồi quá 90 ngày sau kỳ hạn đáo hạn gốc ban đầu bao gồm: nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ, và nợ mất

vốn


Bulgaria

4 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý,

nợ không thể hoàn trả và nợ mất

vốn

Nợ xấu bao gồm nợ không thể

hoàn trả và nợ mất vốn.

Estonia, Hungari

không xác định rõ

các khoản nợ đã vượt quá 90

ngày


Kosovo

4 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý,

nợ nghi ngờ và nợ mất vốn


nợ nghi ngờ và nợ mất vốn


Montenegro

5 nhóm: nợ tiêu chuẩn, nợ chú ý đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ

nghi ngờ và nợ mất vốn

nợ dưới chuẩn, nợ nghi ngờ

và nợ mất vốn


Việt Nam

5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý,nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ,nợ có khả năng mất

vốn.

3 nhóm cuối: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn.

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ Ngân hàng Châu Âu và NHNN)

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NNN ngày 22/04/2005 và quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước và hiện nay là thông tư 02/2013/TT-NHNN, nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4,5 và được phân loại theo 2 phương pháp: phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

Theo phương pháp định lượng

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày

- Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ): Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

- Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): Nợ quá hạn trên 360 ngày.

Theo phương pháp định tính

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh

Ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi

8


đến hạn. Các khoản nợ này được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh

giá là có khả năng tổn thất.

Các cam kết ngoại bảng được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh

giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh Ngân hàng

nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.

Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): các khoản nợ được TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.

Như vậy, nhìn chung việc xác định thành phần nợ xấu không hoàn toàn giống nhau giữa các quốc gia và việc phân chia thành phần nợ xấu tùy thuộc vào chính sách, đặc điểm, tình hình kinh tế của các quốc gia.

Tiêu chí định lượng dựa vào tình trạng của khoản nợ, tức là lịch sử thanh toán gốc và lãi của khách hàng nên phương pháp này được dùng để phân loại khi các khoản vay đã được giải ngân.

Tiêu chí định tính là tiêu chí được sử dụng ngay từ khi phê duyệt hồ sơ dùng để phân tích, đánh giá tiềm lực và khả năng thanh toán nợ của khách hàng một cách chính xác và đầy đủ. Song, việc phân loại này tại Việt Nam và một số quốc gia khác trên thế giới vẫn mang một số đặc điểm chung là thành phần của nợ xấu bao gồm nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn; hay khoản nợ quá hạn trên 90 ngày.

Nguyên tắc Basel về quản trị rủi ro nợ xấu

Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

- Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): Hội đồng quản trị

phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín

9


dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Ban tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện các định hướng mà Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản lý rủi ro tín dụng trong mọi sản phẩm của mình.

- Thực cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): Các ngân hàng phải hoạt động trong phạm vi các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh được xác định rõ ràng. Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình rủi ro khác nhau nhưng vẫn có thể theo dõi được trên sổ sách kế toán kinh doanh, nội bảng và ngoại bảng. Ngân hàng cần có quy trình rõ ràng trong việc phê duyệt các khoản tín dụng mới cũng như sửa đổi, gia hạn, tái cơ cấu, tái tài trợ cho các khoản tín dụng hiện tại. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên.

- Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm mức độ đầy đủ của dự phòng và dự trữ. Khuyến khích ngân hàng phát triển và sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần có hệ thống thông tin và các kỹ thuật phân tích để đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội và ngoại bảng; phải có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng; cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách rủi ro tín dụng của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

1.1.3. Nguyên nhân nợ xấu Ngân hàng

- Ngân hàng không có đủ thông tin chính xác để phân tích và đánh giá

khách hàng, dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án xin vay hoặc xác

10


định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

- Đạo đức nghề nghiệp không tốt cùng năng lực chuyên môn của một số cán bộ ngân hàng chưa theo kịp yêu cầu; tiêu cực trong khâu lập phương án, thẩm định, xét duyệt và theo dõi khoản vay

- Sự lơi lỏng trong công tác thanh, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay làm cho ngân hàng không phát hiện kịp thời vốn vay đã sử dụng sai mục đích

- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng gay gắt dẫn đến chạy theo qui mô, bỏ qua các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, thiếu quan tâm đến chất lượng khoản vay

- Chạy theo thành tích số lượng, chỉ tiêu kế hoạch mà xem nhẹ chất

lượng tín dụng, quá tin vào phương án kinh doanh của khách hàng.

- Chất lượng tín dụng của NHTM chính là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sự tồn tại phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trừu tượng. Tính cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá chất lượng có thể lượng hoá được (nợ quá hạn, nợ xấu, tốc độ tăng trưởng tín dụng…). Tính trừu tượng thể hiện qua khả năng lôi cuốn, hấp dẫn khách hàng, uy tín của ngân hàng và mức độ tác động đối với nền kinh tế. Việc coi nhẹ chất lượng tín dụng là một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra nợ xấu cho NHTM.

Khách hàng

- Năng lực quản lý kinh doanh hạn chế; nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nhiều lĩnh vực vượt quá khả năng quản lý; qui mô kinh doanh lớn hơn so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến phá sản của các phương án kinh doanh khả thi lẽ ra nó phải thành công trong thực tế.

- Tình hình tài chính của doanh nghiệp không minh bạch, yếu kém. Qui mô vốn chủ sở hữu nhỏ bé, cơ cấu tài chính thiếu cân đối; công tác quản lý tài chính - kế toán tùy tiện, mang tính đối phó dẫn đến thông tin ngân hàng có được khi lập các bảng phân tích tài chính, đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp

11


không chính xác, chỉ hình thức, không thực tế, sai lệch quá nhiều và rủi ro xảy

ra là đương nhiên.

Khách quan

- Những bất cập trong cơ chế quản lý nhà nước, để tăng trưởng kinh tế đạt mục tiêu kế hoạch hằng năm, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được ưu ái khi vay vốn, có những dự án lớn chỉnh phủ đứng ra bảo lãnh để vay vốn đầu tư, khi hoạt động bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả nợ vay ngân hàng.

- Những nguyên nhân bất khả kháng khác như khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh.

1.1.4. Các tác động của nợ xấu


Nợ xấu tăng đe dọa an toàn hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Nếu nợ xấu không được xử lý kịp thời, có thể gây ra sự đổ vỡ của một số Ngân hàng yếu kém, khi đó nó sẽ có thể gây ra tác động lan truyền đến cả hệ thống Ngân hàng, gây mất niềm tin của người dân, của nhà đầu tư, của doanh nghiệp, của các tổ chức quốc tế. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống tài chính quốc gia.

1.1.4.1. Đối với Ngân hàng thương mại

Thông thường, nợ xấu sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất của nền kinh tế thông qua hai các chế sau: (1) Tăng lãi suất nhằm thu hút vốn huy động và (2) tăng lãi suất cho vay tránh một sự sụt giảm lợi nhuận cho cổ đông ngân hàng do tăng trích lập dự phòng. Mặt bằng lãi suất huy động tăng sẽ làm tăng mặt bằng lãi suất cấp tín dụng tại các NHTM. Mặt khác, khi nợ xấu tăng, các ngân hàng buộc phải đẩy mạnh công tác trích lập dự phòng rủi ro theo các quy định pháp luật và điều này sẽ làm tăng chi phí hoạt động đồng thời làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng.

Nợ xấu ảnh hưởng đến thanh khoản và kế hoạch phát triển kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của NHTM là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay sẽ gặp rất nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi đã cho vay. Trong khi đó, ngân hàng vẫn phải thanh toán đúng hạn và đầy đủ đối với các khoản

12


tiền gửi. Vì vậy, việc phát sinh nợ xấu làm thiếu hụt dòng tiền. Sự mất cân đối trên ảnh hưởng mạnh tới tính thanh khoản và kế hoạch kinh doanh của ngân hàng.

Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng. Nếu tỷ lệ nợ xấu quá cao, vượt quá giới hạn an toàn theo thông lệ quốc tế thì uy tín của NHTM trong nước và quốc tế bị sụt giảm nghiêm trọng.

1.1.4.2. Đối với khách hàng

Nợ xấu tạo áp lực trả nợ cho doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp vì mục tiêu trả nợ của mình mà có những quyết định kinh doanh sai lầm.

Khi doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ, thì giảm mức tín nhiệm của Ngân hàng đối với doanh nghiệp đó, ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn vay cho những lần tiếp theo. Các đối tác của doanh nghiệp đó cũng hạn chế đầu tư, hợp tác, làm giảm lòng tin lẫn nhau.

Nguy cơ về thanh lý tài sản đảm bảo là không tránh khỏi, gia tăng gánh

nặng về chi phí mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh.

1.1.4.3. Đối với nền kinh tế

Nợ xấu có thể cản trở quá trình hội nhập của các NHTM. Nợ xấu tác động trực tiếp tới khả năng tài chính của NHTM khi phân tích đánh giá tình hình tài chính, hoạt động ngân hàng, và là yếu tố bất lợi trong cạnh tranh, trong quá trình hội nhập và phát triển. Nợ xấu là một trong những nguyên nhân làm giảm định mức tín nhiệm quốc gia, làm giảm lòng tin của nhà đầu tư nước ngoài và tác động tiêu cực đến việc thu hút dòng vốn nước ngoài.

Tóm lại, nợ xấu gia tăng sẽ tác động đến khả năng thanh khoản của ngân hàng, cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản làm mặt bằng lãi suất gia tăng. Khi đó, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn do lãi suất quá cao, sản xuất đình trệ, hoạt động kinh doanh thua lỗ, không đủ khả năng chi trả nợ Ngân hàng. Nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể trong nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại là hết sức cần thiết góp phần giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

13


1.1.5. Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân

hàng thương mại

Hạn chế nợ xấu nhằm tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng tín dụng với lãi suất hợp lý, góp phần tháo dỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện thanh khoản và nâng cao sự an toàn, lành mạnh, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ.

Nợ xấu có khả năng gây thất thoát vốn của TCTD, việc giải quyết nợ xấu chậm đồng nghĩa với việc TCTD phải giảm mức tăng trưởng tín dụng, không thể cho doanh nghiệp vay vốn thêm; các doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài trong điều kiện kinh tế bất ổn, hàng tồn kho lớn sẽ làm đình trệ hoạt động sản xuất, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian tiếp theo.

Khi không giải quyết kịp thời nợ xấu thì chi phí hữu hình và vô hình để xử lý nợ xấu ngày càng lớn theo thời gian. Về hữu hình, tài sản bảo đảm cho các khoản nợ tại TCTD sẽ bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất dần. Về vô hình, việc chậm xử lý nợ xấu dẫn tới giảm vốn đầu tư, giảm tăng trưởng của nền kinh tế, giảm hệ số tín nhiệm và sự hấp dẫn môi trường đầu tư của Việt Nam.

Nợ xấu làm giảm năng lực tài chính của các TCTD, giảm hiệu quả điều hành trong chính sách tiền tệ, ảnh hưởng rất lớn đến điều tiết vĩ mô cần thiết của nhà nước đối với nền kinh tế.

1.2. Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

Có rất nhiều nghiên cứu về nguyên nhân tác động đến nợ xấu của các NHTM, điển hình là nghiên cứu của (Gonza’les- Hermosillo và cs, 1997; Salas và cs, 2002; Rinaldi và cs., 2006; Louzis. D.P và ctg., 2012). Nợ xấu ngân hàng gia tăng có thể do các yếu tố vĩ mô tác động (Gonza’les- Hermosillo và cs, 1997; Salas và cs, 2002; Rinaldi và cs., 2006; Louzis. D.P và ctg., 2010) hay các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng (Berge và cs., 1997) và cũng có nghiên cứu cho rằng một phần nợ xấu là do tác động của nhân tố khách hàng theo

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí