Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần nợ xấu tại một số quốc gia 6

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 28

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ 30

Bảng 2.3: Cơ cấu nợ xấu của Agribank 31

Bảng 2.4: Tỷ trọng dư nợ tín dụng và nợ xấu các NHTM Việt Nam 33

Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành 38

Bảng 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân và tỷ lệ nợ xấu 39

Bảng 2.7: Qui mô ngân hàng 42

Bảng 2.8: Phân loại nợ và xếp hạng tín dụng 43

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Bảng 2.9: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu 45

Bảng 2.10: Bảng mã hóa các nhân tố 50

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy - 2

Bảng 2.11: Kiểm định KMO và Bartlett 48

Bảng 2.12: Mô hình tổng hợp 54

Bảng 2.13: Kết quả hồi qui 56


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỀU ĐỒ

Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất 20

Hình 2.1: Quy trình tín dụng 44


Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu sau khi phân tích EFA 53


Hình 2.3: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 51


Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng từng nhóm nợ xấu/tổng dư nợ 32


Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank so với các NHTMNN 34


Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng nợ xấu của Agribank so với các NHTMNN 34


Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ tín dụng của Agribank so với các NHTMCP khác ...35 Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng nợ xấu của Agribank so với các NHTMCP khác 35

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ nợ xấu của nhóm G14 36


Biểu đồ 2.7: Mối quan hệ giữa GDP và tỷ lệ nợ xấu ngành 38


Biểu đồ 2.8: Mối quan hệ giữa CPI và tỷ lệ nợ xấu 39


Biểu đồ 2.9: Mối quan hệ giữa biến động lãi suất và tỷ lệ nợ xấu 40


Biểu đồ 2.10: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và nợ xấu 45


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Quyết định 493 và Quyết định 18 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD.

Phụ lục 2: Tỷ lệ phiếu khảo sát và thông tin người khảo sát

Phụ lục 3: Bảng thống kê phần thông tin cán bộ tín dụng Agribank tham gia phỏng vấn

sơ bộ

Phụ lục 4: Độ tin cậy của Cronbach’s alpha Phụ lục 5: Phân tích nhân tố EFA

Phụ lục 6: Kết quả phân tích hồi qui

Phụ lục 7: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Agriabank

Bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

1‌



1. Lý do chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU

Khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ 2008 đến nay đã đẩy các doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng khiến Ngân hàng cũng lâm vào tình trạng phải đối mặt với một khối lượng nợ xấu ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước đến tháng 12/2013 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3.74% so với năm 2012. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng cũng như lợi nhuận của Ngân hàng. Cũng chính vì thế mà uy tín của Ngân hàng ngày càng suy giảm gây ảnh hưởng đến lưu thông dòng vốn trong nền kinh tế, tính an toàn, hiệu quả kinh doanh của chính các Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là một trong Ngân hàng Thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam có tiềm lực tài chính khá vững mạnh và những điều kiện thuận lợi hơn hẳn các Ngân hàng thương mại khác nhưng cũng không thoát khỏi áp lực về tỷ lệ nợ xấu khá cao 6.54% năm 2013, và cũng là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Vì thế, vấn đề cấp thiết hiện nay đối với hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng hiện nay là phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến nợ xấu, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể tìm ra những giải pháp phòng ngừa và hạn chế một cách tích cực nợ xấu nhằm giữ vững chức năng trung gian tín dụng trong hệ thống ngân hàng.

Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “ Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.”

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu của Ngân hàng

thương mại.

Phân tích mức độ tác động của các nhân tố đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2


Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu về các nhân tố tác động đến nợ xấu và thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triểu Nông thôn Việt Nam đưa ra những giải pháp tối ưu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố tác động đến nợ xấu. Phạm vi nghiên cứu:

Không gian: tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Thời gian: Dữ liệu trong 5 năm 2009-2013.

Thời gian thực hiện khảo sát: 15/05/2014-15/07/2014

Đối tượng khảo sát: cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu định tính

Dựa vào cơ sở lý thuyết và thực tiễn về tình hình nợ xấu tại Ngân hàng thương mại kết hợp phương pháp thu thập, tổng hợp, so sánh, thống kê để phân tích nhằm đưa ra nhận xét, đánh giá các vấn đề về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng

- Lập bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu. Bảng câu hỏi được thực hiện thông qua phỏng vấn cấp quản lý và nhân viên đang ở vị trí liên quan đến công tác tín dụng tại hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và chạy phần mềm SPSS

để phân tích kết quả khảo sát.

- Sử dụng Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo.

- Sử dụng mô hình EFA để kiểm định giá trị thang đo.

3


- Xây dựng mô hình hồi qui tuyến tính để thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động.

5. Kết cấu của đề tài

Bài luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng

thương mại.

Chương 2: Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Chương 3: Giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thương mại

Nợ xấu là vấn đề thường trực trong ngân hàng, vì hoạt động tín dụng luôn có rủi ro. Trong quá trình hoạt động, các tổ chức tín dụng luôn phát sinh những khoản nợ xấu. Nợ xấu cao của các tổ chức tín dụng là hệ quả của những yếu kém trong quản lý, điều hành quá trình phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường; vật cản kìm hãm, làm chậm quá trình luân chuyển vốn của nền kinh tế và tác động tiêu cực đến sản xuất, lưu thông hàng hóa. Nợ xấu đang gia tăng gây mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hưởng đến các doanh nghiệp. Vấn đề hàng đầu được đặt ra cho hệ thống ngân hàng hiện nay là đưa ra giải pháp nhằm giảm bớt tỷ lệ nợ xấu và phòng tránh hiệu quả những tác động khó lường của nó đối với hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế.

1.1.1. Khái niệm nợ xấu tại Ngân hàng thương mại

Nợ xấu thường được nhắc đến thông qua thuật ngữ “non-performing loans” (NPLs), là các khoản nợ dưới chuẩn, quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của khách hàng lẫn khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng (Fofack, 2005) hoặc các khoản vay có vấn đề ( Berger & De Young, 1997). Nợ xấu là các khoản nợ không trả được mà các Ngân hàng không thể thu lợi từ nó ( Ernst & Young, 2004). Ngoài ra, các tổ chức tài chính thế giới còn đưa ra một số khái niệm nợ xấu như sau:

Theo nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc- Advisory Expert Group (AEG) : Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/ hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ. Như vậy, nợ xấu được xác định dựa trên 2 yếu tố: quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ bị nghi ngờ.

5


Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng – Basel Commitee on Banking Supervision (BCBS): Khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: Ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi Ngân hàng chưa có hành động gì để cố gắng phục hồi; người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Như vậy, tương tự như khái niệm của nhóm chuyên gia tư vấn của Liên Hiệp Quốc, nợ xấu bao gồm toàn bộ các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không trả được nợ, nhưng BSBC nhấn mạnh thêm yếu tố nợ xấu phát sinh khi Ngân hàng không có hành động gì để cố gắng phục hồi.

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế – Bank for International Settlement (BIS): Hiện nay hệ thống phân loại nợ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế gồm 5 nhóm: Không vấn đề; Chú ý đặc biệt; Dưới chuẩn; Nghi ngờ; và Mất vốn là hệ thống phân loại nợ được sử dụng rộng rãi nhất. Nợ xấu rơi vào 3 nhóm cuối trong hệ thống phân loại 5 nhóm nợ. Nợ xấu gồm các khoản cho vay mà tiền lãi và gốc bị quá hạn trên 3 tháng, hoặc các khoản vay được coi là không có khả năng thu hồi.

Theo Quyết định số 493/2005/ QĐ- NHNN và Quyết định 18/2007/ QĐ- NHNN: Quyết định số 493/2005/ QĐ- NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 ban hành “ Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” và các Quyết định bổ sung ,sửa đổi thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ), nhóm 5 (có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 và Điều

7. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, các khoản nợ được TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn.

Như vậy, có sự thống nhất tương đối cao trong khái niệm nợ xấu theo các tổ chức tài chính và một số tác giả nghiên cứu về vấn đề nợ xấu. Theo đó, nợ xấu đều được xác định theo 2 tiêu chí: định lượng đã quá hạn trên 90 ngày và định tính là khả năng trả nợ của khách hàng bị nghi ngờ. Hai tiêu chí này giúp Ngân hàng giám sát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng của mình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/03/2023