Thực Trạng Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam

22


1.3.2. Kinh nghiệm của NHTM Mỹ

Thực tế hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại ở Mỹ cho

thấy, để việc kiểm soát rủi ro tín dụng hiệu quả các ngân hàng thương mại đã:

Nuôi dưỡng một mối quan hệ lâu dài và tổng hợp với bên đi vay và phục vụ mọi nhu cầu về tài chính của họ. Kết quả là những người cho vay sẽ hiểu nhiều hơn về tình hình tài chính của khách hàng và có được lợi nhuận khi bán các sản phẩm tài chính đa dạng, trong khi đó bên vay sẽ có được một nguồn hỗ trợ lâu dài cùng với dịch vụ tín dụng.

Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Việc cắt giảm hoặc làm tắt trong quá trình thẩm định sẽ dẫn đến khoản nợ xấu. Thêm vào đó, cho vay các khoản nợ có rủi ro sẽ không đáng nếu tính đến khối lượng công việc phải thực hiện để khoản vay không bị quá hạn. Hơn nữa, cần đánh giá đúng tình trạng của từng bên vay hơn là quá lệ thuộc vào các phương pháp và công thức tự động.

Yêu cầu bên vay phải chứng tỏ được kinh nghiệm của mình trong kinh doanh, yêu cầu bên vay cung cấp thế chấp cả tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp cho dù là tài sản đảm bảo có cần thiết hay không để tạo ra động lực về tâm lý cho bên vay đối với khoản vay.

Tập trung quyết định cho vay để bảo đảm tính thống nhất và kiểm soát. Mặc dù các bên cho vay nhỏ hoặc lớn có thể khác nhau về phương pháp xem xét khoản vay, cả 2 đều yêu cầu có ít nhất một cán bộ, không phải là cán bộ thẩm định khoản vay, để xem xét lại khoản vay và đưa ra quyết định phê duyệt cuối cùng. Kết cấu này loại bỏ việc ra quyết định phê duyệt cuối cùng từ nhiều cán bộ rải rác mà tập trung việc phê duyệt vào một cán bộ hoặc một nhóm để đảm bảo tính thống nhất, kiểm soát và hiệu quả trong thẩm định khoản vay.

Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay. Quyết định tín dụng chỉ tốt khi thông tin trình bày, việc phân tích phải đầy đủ, đa số các đơn vị cho vay đều tin vào trách nhiệm của cán bộ cho vay.

Áp dụng hệ số tín nhiệm cho các khoản vay mới và thẩm định lại hệ số này theo định kỳ trong suốt thời hạn của khoản vay. Ngân hàng cần có một hệ thống chấm hệ số tín nhiệm hoặc có kế hoạch để tạo ra một chương trình chấm

23


điểm. Trong một chương trình điển hình, một khoản vay mới sẽ được áp dụng một giá trị bằng số thể hiện mức rủi ro vào thời điểm thẩm định khoản vay. Trong suốt thời gian vay vốn, con số này có thể được duyệt lại căn cứ vào lịch sử trả nợ của bên vay và các yếu tố khác. Khi có trục trặc được tìm ra, cần có cách để nhận ra và theo dõi các khoản nợ xấu. Hệ thống này khác với chấm điểm tín dụng, được sử dụng trước đó để ra quyết định vay vốn.

Xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ rất mạnh mẽ; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn.

Tuy nhiên, thực tế ngân hàng Mỹ cho thấy, việc đề xuất đúng lối ra cho các khoản nợ xấu là quan trọng hơn việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản.

1.3.3. Kinh nghiệm của NHTMCP Công thương Việt Nam

Hiện nợ xấu của VietinBank tính đến tháng 06/ 2014 chiếm 2,53% tổng dư nợ tín dụng. Ngân hàng đang phấn đấu để cuối năm nay, nợ xấu chỉ còn 1,5%.Để hạn chế tình trạng nợ xấu, VietinBank đã thẩm định kỹ các dự án vay vốn. Các cán bộ tín dụng của ngân hàng thường xuyên và chủ động phối hợp với khách hàng vay để rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời gian trả nợ nhằm hỗ trợ khách hàng. Trong một số trường hợp cụ thể, khách hàng có thể được xem xét để vay thêm kèm theo đó là các khoản hỗ trợ để khách hàng có thể trả được nợ mới và nợ cũ. Có trường hợp ngân hàng hỗ trợ để khách hàng miễn phải trả lãi suất (chỉ phải trả phần vay gốc). Cũng có trường hợp phải tiến hành bán nợ với tỷ trọng khoảng từ 50 đến 60% khoản nợ gốc …

Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng

hiệu quả của Vietinbank đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Chất lượng của XHTD phụ thuộc lớn vào mô hình tổ chức và đội ngũ

nhân sự của chính Ngân hàng. Ngân hàng đã hoàn thiện mô hình tổ chức theo

24


hướng tuân thủ các nguyên lý về quản trị doanh nghiệp, đảm bảo phân tách rõ trách nhiệm giữa các bộ phận liên quan trong việc quản lý rủi ro và tránh xung đột lợi ích. Mô hình tổ chức đặc biệt lưu ý việc phân quyền chức năng (độc lập và kiểm soát chéo) và tách biệt giữa các vòng kiểm soát (vòng 1: đơn vị kinh doanh; vòng 2: bộ phận kiểm soát rủi ro và vòng 3: bộ phận kiểm toán nội bộ) đảm bảo tính độc lập, khách quan của công tác XHTD. Bên cạnh đó, để đáp ứng các yêu cầu mới, hướng tới chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng theo Basel 2, các cán bộ thực hiện chuyên sâu nghiệp vụ và am hiểu toán kinh tế để ứng dụng các mô hình kinh tế lượng trong phân tích, quản lý rủi ro.

Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu đồng bộ. Ngân hàng hướng đến việc xây dựng hệ thống thông tin khách hàng đồng bộ, có khả năng lưu trữ dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Ngoài việc tăng cường quản lý nhà nước về minh bạch thông tin doanh nghiệp, công tác nhập dữ liệu của các bộ phận liên quan phải được cập nhật và lưu trữ đầy đủ, chuẩn xác.

1.3.4. Kinh nghiệm của NHTMCP Quân đội

Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội và Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam là hai trong số các tổ chức tín dụng đã xử lý khá thành công các khoản nợ xấu và hiện nợ xấu của hai ngân hàng này đang ở mức rất thấp.

Đối với MB, việc xây dựng và vận hành hiệu quả của Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Quân đội đã giúp giải quyết những tồn tại về mặt tài chính trong hệ thống của ngân hàng này. MBAMC hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng TMCP Quân đội là chủ sở hữu. Sau gần 10 năm hình thành và phát triển, MBAMC đã vươn lên dẫn đầu trong nhóm các công ty mua bán, xử lý nợ của hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Công ty này đặc trách xử lý nợ khó đòi tồn đọng, bằng cách mua, quản lý, tài trợ, nhằm tối đa hóa giá trị của khoản nợ hoặc tài sản để bán nhằm thu hồi vốn, giải quyết các khoản nợ hiệu quả hơn, và linh hoạt hơn trong quá trình xử lý nợ. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các khoản nợ xấu của MB giảm và bảo đảm an toàn cho toàn bộ hệ thống của MB.

25


Tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận và tuân thủ các khâu trong quá trình giải quyết các khoản vay. Còn quy trình cho vay của NH như sau: tiếp xúc khách hàng- phân tích tín dụng- thẩm định tín dụng- đánh giá rủi ro- quyết định cho vay- thủ tục giấy tờ hợp đồng- đánh giá chất lượng, xem xét khoản vay.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng. Rất nhiều ngân hàng trước đây chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp, không quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay. Vì thế, hậu quả tín dụng là nợ xấu tăng cao. Sở dĩ có có điều này là do các ngân hàng không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc tín dụng trong quá trình cho vay. Tuy nhiên hiện nay ngân hàng Quân đội không chỉ quan tâm đến nguyên tắc tín dụng mà còn quan tâm đến thông tin khách hàng như hiệu quả kinh doanh, mục đích vay vốn, năng lực quản trị, thực trạng về tài chính… để có thể đối phó kịp thời với rủi ro tín dụng xuất hiện trong tương lai.

Tiến hành chấm điểm khách hàng và xếp hạng tín dụng để quyết định cho vay, đồng thời, giám sát khoản vay. Sau khi cho vay, ngân hàng rất coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

1.3.5. Bài học kinh nghiệm hạn chế nợ xấu

Qua những kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và hạn chế nợ xấu của các NHTM, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho hệ thống NHTM Việt Nam như sau:

Xây dựng một qui trình tín dụng chặt chẽ, tách bạch, phân công rõ chức năng của các bộ phận, các khâu trong và quá trình giải quyết các khoản vay. Để hạn chế rủi ro đạo đức và nâng cao chất lượng phân tích đánh giá các khoản vay, các NHTM Việt Nam nên tổ chức bộ phận tín dụng theo hướng độc lập phòng tiếp nhận hồ sơ vay vốn và bộ phận thẩm định riêng để đảm bảo sự độc lập trong quyết định cấp tín dụng, kiểm soát toàn bộ quy trình cấp tín dụng từ giai đoạn bắt đầu nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, phê duyệt cho đến khi hoàn trả hết. Thành lập một bộ phận độc lập trong từng NHTM, chuyên sâu

26


nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của thành phần kinh tế, ngành hàng, khách hàng. Từ những phân tích có thể đưa ra những chính sách tín dụng hợp lý phù hợp với từng điều kiện cụ thể.

Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng và chấm điểm khách hàng nhằm

đánh giá năng lực trả nợ khách hàng.

Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có nguyên tắc trong tín dụng. Không chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp mà còn quan tâm đến dòng tiền của khách hàng vay, các yếu tố như: năng lực tài chính, uy tìn, hiệu quả kinh doanh.

Tạo mối quan hệ với khách hàng vay vốn để hiểu rõ thông tin và giám sát chặt chẽ các khoản vay. Một khoản cho vay phải được theo dõi chặt chẽ từ khi giải ngân cho đến khi kết thúc hợp đồng.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích tín dụng cho cán bộ thẩm định tín dụng, cán bộ chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản trị rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã khái quát về nợ xấu, nguyên nhân phát sinh nợ xấu, tác động của nợ xấu đến ngân hàng, doanh nghiệp và nền kinh tế. Dựa trên cơ sở lý thuyết về nợ xấu, các yếu tố tác động đến nợ xấu cùng với những bài học kinh nghiệm từ các NHTM trên thế giới, từ đó có cái nhìn tổng quan và chi tiết tình hình nợ xấu tại NHTM Việt Nam. Đây làm cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

27


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, là Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 31/12/2013, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện với mạng lưới hoạt động gần 2,300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc, Chi nhánh Campuchia và lực lượng nhân sự gần 40,000 cán bộ, nhân viên (Nguồn: báo cáo thường niên của Agribank).

Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an toàn và chính xác cao đến mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp. Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1,026 ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Agribank là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất nước có tổng tài sản khá lớn trong hệ thống ngân hàng và tăng liên tục qua các năm, cao nhất là năm 2012 sang năm 2013 tăng thêm 87,506 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn cũng tăng liên tục từ 2009-2013 với khối lượng 192,059 tỷ đồng. Vốn điều lệ được bổ sung hàng năm, vượt bậc là năm 2010 tăng lên hơn 10,000

28


tỷ so với năm 2009. Đặc biệt, giai đoạn cuối 2010 đầu 2011, có sự biến động mạnh mẽ trong hoạt động tín dụng, dư nợ tín dụng đạt 443,476 tỷ đồng, tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tài sản và tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn lần lượt là 77.76% và 87.68% cao nhất trong giai đoạn 2009-2013.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu


2009


2010


2011


2012


2013

Qúy

1/2014


Vốn điều lệ


11,224


21,511


26,078


27,628


29,605


28,721


Tổng tài sản


470,000


524,000


560,000


617,859


705,365


729,563


Tổng nguồn vốn


434,331


474,941


505,792


557,028


626,390


704,518


Tổng dư nợ


354,112


414,755


443,476


480,453


530,600


514,149


Tổng dư nợ/Tổng tài sản


75.34%


79.15%


79.19%


77.76%


75.22%


70.47%


Tổng dư nợ/Tổng nguồn vốn


81.53%


87.33%


87.68%


86.25%


84.71%


73%


Tổng thu nhập


17,128


16,554


20,011


25,392


28,632


32,670


Tổng chi phí


15,299


13,986


17,732


22,913


26,278


31,110


Lợi nhuận sau thuế


1,829


2,568


2,279


2,479


2,354


1,560

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Hồ Nguyễn Phương Thúy - 5

(Nguồn: tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính Agribank)

Cũng trong bảng 2.1,có thể thấy lợi nhuận sau thuế năm 2010 của Agribank tăng 40.39% so với năm 2009. Nguyên nhân là do Agribank có nhiều thuận lợi trong huy động vốn, cấp tín dụng cùng với việc triển khai nhiều sản phẩm dịch vụ mới làm cho Agribank vươn lên dẫn đầu về các sản phẩm thanh toán đặc biệt là các sản phẩm trong nước. Bước sang năm 2011, 2012, 2013 lợi nhuận sau thuế của Agribank có xu hướng giảm mặc dù thu nhập luôn tăng qua các năm nhưng chi phí cũng tăng theo chủ yếu là chi phí rủi ro tín dụng và chi phí hoạt động. Do tình hình kinh tế khó khăn trong năm 2011-2013, các doanh nghiệp vốn gặp khó khăn trong năm 2012 nay lại tiếp tục trải qua nhiều khó khăn trong năm 2013, còn những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trong 2012 thì phải đối mặt với những thử thách trong năm 2013. Đặc biệt, bước sang quý 1/2014 , mặc dù các chỉ tiêu về tổng tài sản, tổng dư nợ, tổng thu nhập gia

29


tăng nhưng do hoạt động tín dụng không hiệu quả, Ngân hàng rất dè dặt trong hoạt động tín dụng, trích lập dự phòng nhiều hơn do chất lượng danh mục khoản vay suy giảm làm giảm một phần lợi nhuận từ hoạt động tín dụng.

2.2. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Giai đoạn 2009-2013 nợ xấu đã và đang tác động tiêu cực đến việc lưu thông dòng vốn của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói riêng làm hạn chế tính an toàn, hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích thực trạng nợ xấu và thực trạng các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam góp phần hiểu rõ các nhân tố tác động đến nợ xấu và tìm ra giải pháp hạn chế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

2.2.1. Tình hình chung về hoạt động cấp tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Thị phần cấp tín dụng

Agribank là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất nước có dư nợ tín dụng khá cao trong hệ thống ngân hàng và tăng liên tục qua các năm cao nhất là năm 2009 sang năm 2010 tăng 60,643 tỷ đồng tăng 17.13%, giai đoạn 2012- 2013 tổng dư nợ cho vay tăng 10.44% với việc tăng 50,147 tỷ đồng năm 2013 so với năm 2012 (bảng 2.2). Nguyên nhân là do giai đoạn này nền kinh tế không ổn định, tín dụng tăng trưởng quá mức kéo theo mức độ tăng trưởng tín dụng của Agribank cũng tăng theo nhanh chóng.

Thị phần cấp tín dụng của Agribank chiếm khá cao trong toàn hệ thống ngân hàng cao nhất vào năm 2009, và tiến đến ổn định trong các năm tiếp theo. Điều này cũng nói lên được Agribank có một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của Agribank so với toàn ngành cũng tương đối cao, bằng 50% vào năm 2009, và vượt tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành vào năm 2013 đạt mức 10.44%.

Cơ cấu dư nợ theo thời hạn, loại tiền, theo thành phần kinh tế

Agribank luôn đa dạng trong các hình thức cấp tín dụng: cấp tín dụng theo thời hạn (ngắn hạn, trung- dài hạn), cấp tín dụng theo loại tiền ( đồng Việt

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 08/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí