Đánh Giá Độ Tin Cậy, Hội Tụ Và Giá Trị Phân Biệt Của Thang Đo


Kiểm định sự tác động của biến điều tiết độ tuổi tới mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cấu trúc, tác giả sử dụng biến giả trong mô hình hồi quy với quy ước như sau: 1 tương ứng nhóm có độ tuổi >30 tuổi, 0 tương ứng nhóm có độ tuổi ≤30 tuổi. Các biến giả và gán mã biến giả lần lượt như sau: Tuổi- Hiệu quả kỳ vọng (Tuoi_HQ), Tuổi- Nỗ lực kỳ vọng (Tuoi_NL), Tuổi- Điều kiện thuận lợi (Tuoi_DK), Tuổi- Ảnh hưởng xã hội (Tuoi_XH) , Tuổi- An toàn/bảo mật (Tuoi_BM).

Giới tính

Giới tính được chia thành nam/nữ, thông tin giới tính (nam/nữ) được sử dụng để thống kê mẫu khảo sát và để kiểm định mối quan hệ giữa giới tính tới ý định/mức độ sử dụng Internet Banking và sự điều tiết của giới tính tới mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cấu trúc nghiên cứu.

Để kiểm định sự ảnh hưởng của biến điều tiết giới tính tới mối quan hệ giữa các nhân tố mô hình cấu trúc, tác giả sử dụng biến giả với quy ước như sau: 1 tương ứng với Nam giới, 0 tương ứng với Nữ giới. Các biến giả lần lượt được xác định tương ứng là: Giới tính- Hiệu quả kỳ vọng (GiT_HQ), Giới tính- Nỗ lực kỳ vọng (GiT_NL), Giới tính- Ảnh hưởng xã hội (GiT_XH), Giới tính- An toàn/bảo mật (GiT_BM)

Thu nhập

Qua quá trình tổng quan kết hợp với kết quả phỏng vấn sâu, cùng với thực tế thu nhập của Việt Nam, nội dung mục thu nhập bình quân tháng được chia thành 5 mức: từ dưới 2 triệu đồng cho đến trên 10 triệu đồng. Thông tin này được sử dụng để thống kê mẫu khảo sát và kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng có thu nhập cao, thu nhập thấp ở Việt Nam. Để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking theo thu nhập, thì mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm gồm khách hàng có thu nhập thấp (≤5 triệu/tháng) được mã là 1 và khách hàng có thu nhập cao (> 5 triệu/tháng) được mã là 2.

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng tác động tới sự chấp nhận sử dụng Internet Banking của khách hàng. Dựa trên nghiên cứu Kholoud (2009), Sara (2007) và điều kiện ở Việt Nam cùng với phỏng vấn sâu, yếu tố trình độ học vấn được đo bằng 5 mức: từ phổ thông cơ sở cho đến mức trên đại học. Thông tin này được sử dụng để thống kê mẫu khảo sát và kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking của khách hàng có trình độ học vấn cao, học vấn thấp ở Việt Nam. Để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu kiểm định sự khác biệt về


ý định/mức độ sử dụng Internet Banking theo trình độ học vấn, thì mẫu nghiên cứu được chia thành hai nhóm khách hàng có học vấn thấp (dưới đại học) và khách hàng có học vấn cao (> đại học) và được mã lần lượt là 1, 2.

Nơi ở

Như kết quả phỏng vấn ở mục 5.1.4, nơi ở của khách hàng là yếu tố có sự khác biệt ảnh hưởng tới ý định sử dụng Internet Banking của người chưa sử dụng và ảnh hưởng tới mức độ sử dụng Internet Banking của người đang sử dụng. Nơi ở được chia thành: nông thôn, thành thị. Mục đích của thông tin này dùng để thống kê mẫu khảo sát và kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking giữa khách hàng ở nông thôn, thành thị. Để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking giữa hai khu vực nông thôn, thành thị thì biến kiểm soát “Nơi ở” được gán mã: 1 tương ứng với nông thôn, 2 tương ứng với thành thị.

Kinh nghiệm Internet

Kinh nghiệm Internet là yếu tố thuộc về đặc điểm nhân khẩu, thông tin về kinh nghiệm Internet của người được hỏi được chia thành 4 mục (hiểu biết máy tính, hiểu biết Internet, thời gian sử dụng Internet, thời gian truy cập Internet mỗi ngày). Mục đích của thông tin này là giúp cho việc thống kê mô tả và kiểm định giả thuyết về sự điều tiết của kinh nghiệm Internet tới mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cấu trúc, sự khác biệt về ý định sử dụng/mức độ sử dụng Internet Banking của nhóm ít kinh nghiệm và nhiều kinh nghiệm Internet. Để phục vụ cho việc phân tích dữ liệu, mẫu khảo sát dựa theo thông tin về thời gian đã sử dụng truy cập Internet chia thành hai nhóm: nhóm có nhiều kinh nghiệm Internet và nhóm ít kinh nghiệm Internet. Tác giả sử dụng biến giả để phân tích sự tác động của biến điều tiết (kinh nghiệm Internet) tới mối quan hệ của mô hình cấu trúc, với quy ước: 1 tương ứng với nhóm có nhiều kinh nghiệm Internet, 0 tương ứng với nhóm ít kinh nghiệm Internet. Các biến giả và gán mã biến giả lần lượt như sau: Kinh nghiệm Internet- Điều kiện thuận lợi (KN_DK), Kinh nghiệm Internet - Ảnh hưởng xã hội (KN_XH), Kinh nghiệm Internet- Nỗ lực kỳ vọng (KN_NL).

5.2.2. Thử nghiệm bảng hỏi và thảo luận nhóm

Trên cơ sở bảng hỏi đã được hiệu chỉnh sau khi nghiên cứu phỏng vấn, để đảm bảo các câu hỏi rõ ràng không còn mập mờ, người được hỏi sẵn sàng trả lời các câu hỏi nhạy cảm và không có sự thiên vị trong các câu hỏi, tác giả tiến hành thử nghiệm, thảo luận nhóm.


Đầu tiên tác giả tiến hành thử nghiệm đối với một nhóm khoảng 10 sinh viên lớp tại chức (Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà nội), tác giả cho các sinh viên đó thử trả lời bảng hỏi và thảo luận nhóm với nhau về các nội dung trong bảng hỏi và ghi nhận lại các nội dung từ cuộc thảo luận đó. Tiếp đến, tác giả tiến hành thử hỏi với một số người quen khác (khoảng 30 người là các giáo viên khoa Ngân hàng trường Đại học kinh doanh và công nghệ Hà nội và nhân viên Công ty cổ phần FSI) và cũng ghi nhận lại các phản hồi từ họ.

Kết quả thử nghiệm thảo luận nhóm cho thấy: một số câu hỏi chưa rõ ràng, người được hỏi không hiểu ý để trả lời như những câu hỏi về ý định sử dụng, nhận thức về Internet Banking: Hiệu quả kỳ vọng, Nỗ lực kỳ vọng, Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội.

Dựa trên kết quả thảo luận giữa các nhóm, tác giả cân nhắc và điều chỉnh, diễn giải lại nội dung của một vài câu hỏi chưa rõ ràng. Riêng đối với câu hỏi về “Ý định sử dụng”, sau khi xem xét lại và dựa vào tổng quan nghiên cứu thì nhân tố “Ý định sử dụng” được đo lường bởi 3 biến quan sát theo nghiên cứu của Cheng và cộng sự (2006) gồm có: sẽ sử dụng Internet Banking khi có nhu cầu giao dịch, sử dụng Internet Banking để xử lý các giao dịch, sử dụng Internet Banking thực hiện được hầu hết các nhu cầu giao dịch.

Như vậy sau khi tiến hành thử nghiệm bảng hỏi, thảo luận nhóm, tác giả hoàn chỉnh bảng hỏi khảo sát (Phụ lục 3). Bảng hỏi khảo sát sau khi được thiết lập với những câu hỏi được rõ ràng, dễ hiểu phù hợp với nội dung nghiên cứu, bao quát hết toàn bộ vấn đề nghiên cứu và người được hỏi dễ dàng hoàn thành bảng hỏi.

5.3. Đánh giá sơ bộ thang đo

5.3.1. Mẫu điều tra

Để kiểm tra độ hội tụ và tính tin cậy của thang đo, tác giả tiến hành khảo sát sơ bộ với mẫu là 150 người, trong đó gồm hai nhóm là: những người đã sử dụng và người chưa sử dụng dịch vụ Internet Banking. Kết quả khảo sát: số phiếu phát đi 150, số phiếu thu về hợp lệ 132 (đạt tỷ lệ 88%), trong đó 82 phiếu là những người chưa sử dụng và 50 phiếu là những người đang sử dụng.

Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi điều tra Thời gian thực hiện điều tra: 10/3- 20/3/2015

5.3.2. Đánh giá độ tin cậy, hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo

Dữ liệu từ các phiếu khảo sát này được tiến hành các bước phân tích, đánh giá về độ tin cậy và tính hội tụ của các thang đo thông qua việc sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu của phần mềm SPSS 20.0. Phân tích, đánh giá độ tin cậy thang đo thông


qua hệ số tin cậy Cronbach-alpha. Phân tích tính hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo thông qua phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA.

Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha:

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo được trình bày ở Bảng 5.1, 5.2 (Kết quả chạy sơ bộ chi tiết xem ở Phụ lục 06)

Bảng 5.1: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhóm chưa sử dụng Internet Banking



Tên nhân tố


Biến quan sát bị loại bỏ

Tương quan biến tổng của biến loại

bỏ


Hệ số Cronbach- alpha nếu loại biến


Hệ số Cronbach- alpha chưa loại biến


Hệ số Cronbach- alpha đã loại biến

Hiệu quả kỳ vọng

HQ1

0.488

0.919

0.903

0.919

Nỗ lực kỳ vọng

NL1

0.405

0.887

0.870

0.887

Ảnh hưởng xã hội

XH5

0.311

0.719

0.717

0.899

XH6

-0.086

0.836

Điều kiện thuận lợi

DK5

0.422

0.919

0.883

0.919

An toàn/bảo mật

BM5

0.429

0.793

0.790

0.875

BM6

0.401

0.805

Tiện lợi

Không



0.926

0.926

Ý định sử dụng

Không



0.923

0.923

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking của khách hàng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích từ dữ liệu sơ cấp

(Chú thích: HQ1, NL1, XH5, XH6, BM5, BM6 xem chi tiết ở bảng hỏi sơ bộ Phụ lục 3, phần bôi vàng là các biến quan sát bị loại)

Theo Nunnally and Bernstein (1994) cho rằng một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70-0.80]. Nếu Cronbach Alpha α ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về măt độ tin cậy và các biến quan sát có hệ số tương quan biến

– tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3. Như kết quả phân tích ở Phụ lục 06 và tổng hợp ở Bảng

5.1 các thang đo có hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.60 cho thấy thang đo có độ tin cậy, nhưng để tăng độ tin cậy của thang đo thì có thể loại các biến quan sát có hệ số Cronbach Alpha tính cho từng biến quan sát ≤ Cronbach Alpha tính cho các quan sát của nhân tố.


Thang đo “Hiệu quả kỳ vọng” có hệ số Cronbach Alpha tính cho 6 biến quan sát là 0.903. Hệ số Cronbach’s Alpha tính được gần bằng 1, vì vậy, có thể nói rằng thang đo được sử dụng là tốt. Các giá trị Cronbach’s Alpha tính cho từng biến quan sát đều nhỏ hơn 0.903 trừ biến quan sát HQ1. Điều đó có nghĩa rằng có thể loại bỏ biến quan sát HQ1 khỏi thang đo để tăng hơn độ tin cậy của thang đo. Tương tự như vậy theo kết quả phân tích các biến quan sát bị loại bỏ theo Bảng 5.1 bao gồm NL1, XH5, XH6, DK5, BM5, BM6, với lý do làm tăng độ tin cậy của thang đo khi hệ số Cronbach-alpha nếu loại biến của các biến quan sát này là lớn hơn giá trị hệ số Cronbach-alpha của thang đo khi chưa loại biến. Các thang đo có độ tin cậy cao sau khi đã loại bỏ các biến quan sát trên, thể hiện ở việc hệ số Cronbach-alpha đều đạt mức trên 0.8. Điều này cho thấy thang đo khảo sát đối với nhóm khách hàng chưa sử dụng sau khi đã loại các biến là đảm bảo được độ tin cậy.

Bảng 5.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo nhóm đang sử dụng Internet Banking



Tên nhân tố


Biến quan sát bị loại bỏ

Tương quan biến tổng của biến

loại bỏ

Hệ số Cronbach- alpha nếu loại biến

Hệ số Cronbach- alpha chưa loại biến

Hệ số Cronbach- alpha đã loại biến

Hiệu quả kỳ vọng

HQ1

0.51

0.918

0.905

0.918

Nỗ lực kỳ vọng

NL1

0.487

0.900

0.886

0.900

Ảnh hưởng xã hội

XH5

0.338

0.794

0.771

0.907

XH6

0.167

0.820

Điều kiện thuận lợi

DK5

0.508

0.881

0.866

0.881

An toàn/bảo mật

BM5

0.568

0.716

0.776

0.847

BM6

0.148

0.847

Tiện lợi

Không



0.895

0.895

Mức độ sử dụng

Không



0.898

0.898

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích từ dữ liệu sơ cấp

(Chú thích: HQ1, NL1, XH5,XH6, BM5, BM6 xem chi tiết ở bảng hỏi Phụ lục 3, phần bôi vàng là các biến quan sát bị loại)

Kết quả ở Bảng 5.2 cho thấy, có bốn biến quan sát loại bỏ gồm HQ1, NL1, XH5, XH6, DK5, BM5, BM6 để tăng hơn độ tin cậy của thang đo. Điều này cho thấy khách hàng đang sử dụng và chưa sử dụng đều có những nhận định đối với khái niệm


các thang đo là khá tương đồng. Các thang đo sau khi đã loại bỏ đi các biến quan sát cho thấy kết quả đạt được độ tin cậy cao, hệ số Cronbach-Alpha đều đạt trên mức 0.8. Hệ số tương quan biến-tổng của các biến quan sát với tổng thể thang đo đều đạt mức trên 0.3, do đó các biến quan sát đã đảm bảo được tính tương quan với tổng thể thang đo. Hệ số Cronbach-alpha khi loại biến của từng biến quan sát đều nhỏ hơn hệ số hiện tại của thang đo, do đó không cần loại bỏ biến quan sát nào.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

*Khách hàng chưa sử dụng Internet Banking: phân tích cho kết quả hệ số KMO= 0.745>0.6, Sig=0.000<0.05, tổng phương sai trích bằng 79.136%>50%, hệ số Eigenvalues(6)=1.548>1. Do đó việc phân tích nhân tố đối với các biến độc lập trong mô hình là đảm bảo độ tin cậy và tính hội tụ. Biến phụ thuộc về ý định sử dụng, kết quả kiểm định phân tích nhân tố cho thấy, hệ số KMO= 0.761>0.6, Sig=0.000<0.05, tổng phương sai trích bằng 88.299%>50%, hệ số Eigenvalues(1)=2.649>1. Do đó biến phụ thuộc cũng đảm bảo được sự hội tụ cần thiết.

Các nhân tố được đưa ra cùng với hệ số tải nhân tố của các biến quan sát được tổng hợp theo bảng dưới đây:

Bảng 5.3. Hệ số tải nhân tố nhóm chưa sử dụng Internet Banking



Biến quan sát

Nhóm nhân tố (thuộc biến độc lập)

Nhóm nhân tố (thuộc biến

phụ thuộc)


1


2


3


4


5


6

HQ4

0.870







HQ3

0.846







HQ5

0.826







HQ6

0.809







HQ2

0.667







XH2


0.886






XH5


0.870






XH3


0.822






XH1


0.819






XH4


0.729






NL3



0.856





NL2



0.846






NL4



0.834





NL5



0.761





NL6



0.734





DK4




0.879




DK1




0.861




DK3




0.858




DK2




0.820




TL3





0.878



TL4





0.819



TL2





0.799



TL1





0.757



BM3






0.838


BM1






0.820


BM4






0.786


BM2






0.719


YD2







0.958

YD1







0.942

YD3







0.940

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Từ kết quả phân tích trên, có thể thấy, các biến quan sát biểu diễn mỗi thang đo đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5, có 06 nhân tố được đưa ra khi phân tích các biến độc lập, bao gồm Hiệu quả kỳ vọng, Xã hội, Nỗ lực kỳ vọng, Điều kiện, Tiện lợi, An toàn, bảo mật, và 01 nhân tố được đưa ra từ phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc là Ý định sử dụng, các nhân tố được biểu diễn bởi các biến quan sát được đưa ra từ lý thuyết và sau khi đã loại bỏ các biến không phù hợp khi phân tích Cronbach-alpha.

* Khách hàng đang sử dụng Internet Banking: kết quả kiểm định cho thấy, hệ số KMO=0.684>0.6, Sig=0.000<0.05, tổng phương sai trích bằng 79.030%>50%, hệ số Eigenvalues(6)=1.172>1. Biến phục thuộc về mức độ sử dụng, kết quả kiểm định phân tích nhân tố cho thấy, hệ số KMO= 0.762>0.6, Sig=0.000<0.05, tổng phương sai trích bằng 76.606%>50%, hệ số Eigenvalues(1)=3.064>1. Do đó biến phụ thuộc cũng đảm bảo được sự hội tụ cần thiết.

Các nhân tố được đưa ra cùng với hệ số tải nhân tố của các biến quan sát được tổng hợp theo bảng dưới đây.


Bảng 5.4. Hệ số tải nhân tố nhóm chưa sử dụng Internet Banking


Biến quan

sát

Nhóm nhân tố (thuộc biến độc lập)

Nhóm nhân tố (thuộc biến phụ

thuộc)


1

2

3

4

5

6

HQ2

0.846







HQ4

0.835







HQ3

0.828







HQ5

0.798







HQ6

0.748







XH2


0.876






XH5


0.841






XH4


0.815






XH3


0.748






XH1


0.739






NL5



0.903





NL2



0.889





NL6



0.737





NL3



0.723





NL4



0.712





TL4




0.888




TL1




0.887




TL3




0.872




TL2




0.823




BM3





0.885



BM4





0.871



BM1





0.860



BM2





0.804



DK2






0.836


DK4






0.770


DK3






0.689


DK1






0.548


MD3







0.910

MD4







0.887

MD1







0.852

MD2







0.851

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Bảng ma trận xoay của các nhân tố cho thấy, hệ số tải của các biến quan sát đều lớn hơn mức 0.5, các nhân tố đều được biểu diễn bởi các biến quan sát trong mô hình nghiên cứu lý thuyết.

Như vậy, với kết quả nghiên cứu sơ bộ, thì các thang đo khảo sát đảm bảo được tính tin cậy, và sự hội tụ, giá trị phân biệt của các biến quan sát đối với thang đo mà các biến biểu diễn. Thành phần thang đo các nhân tố trong nghiên cứu chính thức được

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí