Tình Hình Khách Hàng Sử Dụng Internet Banking Ở Nhtm Việt Nam


Nhìn vào Biểu đồ 6.7 cho thấy khách hàng sử dụng Internet Banking chủ yếu là do khách hàng biết được dịch vụ Internet Banking qua tờ rơi/quảng cáo của ngân hàng, tiếp theo là qua sự chia sẻ trên facebook, sự giới thiệu trực tiếp của nhân viên ngân hàng, ti vi/đài và kênh kém hiệu quả nhất là báo/tạp chí.

Tình hình khách hàng sử dụng Internet Banking ở NHTM Việt Nam


Biểu đồ 6 8 Tình hình khách hàng sử dụng Internet Banking ở NHTM Việt Nam 1

Biểu đồ 6.8: Tình hình khách hàng sử dụng Internet Banking ở NHTM Việt Nam

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Với mẫu khảo sát thu thập được về tình hình sử dụng Internet Banking của khách hàng đang sử dụng tại các NHTM Việt Nam cho thấy khách hàng chủ yếu sử dụng Internet Banking ở ngân hàng Vietinbank, tiếp theo là Agribank, Vietcombank, Teckcombank. Ngoài ra khách hàng còn sử dụng ở một số ngân hàng khác nhưng tỷ lệ không nhiều như SHB, Sacombank, Eximbank...

Các tiện ích Internet Banking khách hàng sử dụng hiện nay


Biểu đồ 6 9 Tiện ích Internet Banking khách hàng sử dụng hiện nay Nguồn Tác 2

Biểu đồ 6.9: Tiện ích Internet Banking khách hàng sử dụng hiện nay

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát


Nhìn Biểu đồ 6.9, cho thấy khách hàng hiện nay chủ yếu sử dụng Internet Banking để truy vấn thông tin, tiếp theo là sử dụng để thanh toán và chuyển khoản, Rất ít khách hàng sử dụng Internet Banking để gửi tiết kiệm, in sao kê.

6.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha

Hệ số Cronbach Alpha thường được các nhà nghiên cứu sử dụng để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo đưa ra khảo sát. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008): “Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ gần 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được” Cũng có nhà nghiên cứu cho rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995).

Nghiên cứu về dịch vụ Internet banking là tương đối mới trong bối cảnh ở Việt Nam, vì vậy tác giả đã sử dụng kết quả nghiên cứu của Nunnally and Bernstein (1994), như sau: một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach Alpha biến thiên trong khoảng [0.70-0.80]. Nếu Cronbach Alpha α ≥ 0.60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy và các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn hoặc bằng 0.3 (Dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

6.2.1. Đối với thang đo nhận thức của khách hàng chưa sử dụng Internet Banking về dịch vụ Internet Banking

Dữ liệu thu thập từ khảo sát sơ bộ, tiến hành phân tích đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức của khách hàng chưa sử dụng Internet Banking được tổng hợp ở Bảng 6.3. Kết quả phân tích chi tiết xem ở Phụ lục 7


Bảng 6.3: Tổng hợp kiểm định thang đo nhận thức của khách hàng chưa sử dụng Internet Banking về dịch vụ Internet Banking


Thang

đo


Mã thành phần thang đo

Tương quan biến tổng

Cronbach

-alpha nếu loại

biến


Cronbach- alpha


Hiệu quả kỳ vọng

HQ1- Thực hiện giao dịch ngân hàng nhanh hơn

0.728

0.876


0.896

HQ2- Sử dụng IB sẽ làm tăng các cơ hội của tôi

0.706

0.881

HQ3- tăng đáng kể chất lượng các giao dịch của tôi

0.79

0.862

HQ4-tiết kiệm chi phí giao dịch ngân hàng

0.738

0.874

HQ5- tăng hiệu quả công việc của tôi lên gấp nhiều lần

0.754

0.870


Nỗ lực kỳ vọng

NL1- dễ dàng có được kỹ năng sử dụng IB

0.759

0.864


0.893

NL2- IB dễ để sử dụng

0.739

0.869

NL3- Học để thao tác với IB là dễ

0.746

0.867

NL4- IB linh hoạt để tương tác

0.726

0.872

NL5- dễ dàng đăng nhập và thực hiện các bước tiếp theo

0.716

0.874


Ảnh hưởng xã hội

XH1- Những người có ảnh hưởng tới hành vi của tôi

0.774

0.899


0.916

XH2- Những người quan trọng đối với tôi

0.788

0.897

XH3- Những người trên mạng xã hội (facebook) chia sẻ

0.768

0.901

XH4- Những người quản lý cấp cao của ngân hàng

0.757

0.903

XH5- Nhìn chung, Ngân hàng đã hỗ trợ việc sử dụng IB

0.841

0.886

Điều kiện thuận

lợi

DK1- Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng IB

0.767

0.847


0.886

DK2- Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng IB

0.781

0.843

DK3- IB tương thích với các hệ thống khác

0.744

0.856

DK4- ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ về IB

0.716

0.868

An toàn/bả o mật

BM1- tin tưởng vào công nghệ IB

0.752

0.837


0.878

BM2- Các thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo vệ

0.758

0.835

BM3- tin tưởng các giao dịch qua IB

0.704

0.855

BM4- Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật

0.730

0.846


Tiện lợi

TL1- thực hiện giao dịch IB bất kể thời gian nào 24/7

0.769

0.864


0.895

TL2- thực hiện giao dịch IB ở bất kể nơi nào

0.777

0.861

TL3- Chỉ cần có thiết bị có kết nối Internet

0.724

0.881

TL4- kiểm tra chi tiết giao dịch và in sao kê khi cần

0.801

0.852

Ý định sử

dụng

YD1- sẽ sử dụng IB khi có nhu cầu giao dịch ngân hàng.

0.710

0.784


0.844

YD2- sẽ sử dụng IB để xử lý các giao dịch ngân hàng

0.703

0.791

YD3- IB thực hiện hầu hết các nhu cầu giao dịch

0.719

0.775

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Kết quả kiểm định cho thấy, hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát với các thang đo là cao, toàn bộ trên 0.7, điều này cho thấy các biến quan sát có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo. Hệ số Cronbach-alpha của các thang đo đều có giá trị trên mức 0.7, do đó các thang đo cho khảo sát chính thức là đảm bảo độ tin cậy. Không có biến quan sát nào bị loại bỏ và thang đo phù hợp sử dụng cho phân tích EFA tiếp theo.


6.2.2. Đối với thang đo về nhận thức của khách hàng đang sử dụng Internet Banking về dịch vụ Internet Banking

Hệ số Cronbach anpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo nhận thức của khách hàng về dịch vụ Internet Banking của khách hàng đang sử dụng. Kết quả kiểm định được được tổng hợp ở Bảng 6.4. Kết quả phân tích chi tiết xem ở Phụ lục 7

Bảng 6.4: Tổng hợp kiểm định thang đo nhận thức của khách hàng đang sử dụng Internet Banking về dịch vụ Internet Banking



Thang

đo


Mã thành phần thang đo

Tương quan biến

tổng

Cronbach alpha nếu loại biến


Cronbach

-alpha


Hiệu quả kỳ vọng

HQ1- Thực hiện giao dịch ngân hàng nhanh hơn

0.645

0.863


0.876

HQ2- Sử dụng IB sẽ làm tăng các cơ hội của tôi

0.691

0.852

HQ3- tăng đáng kể chất lượng các giao dịch của tôi

0.772

0.833

HQ4-tiết kiệm chi phí giao dịch ngân hàng

0.686

0.854

HQ5- tăng hiệu quả công việc của tôi lên gấp nhiều lần

0.733

0.842


Nỗ lực kỳ vọng

NL1- dễ dàng có được kỹ năng sử dụng IB

0.735

0.896


0.909

NL2- IB dễ để sử dụng

0.789

0.885

NL3- Học để thao tác với IB là dễ

0.799

0.882

NL4- IB linh hoạt để tương tác

0.761

0.890

NL5- dễ dàng đăng nhập và thực hiện các bước tiếp theo

0.764

0.890


Ảnh hưởng xã hội

XH1- Những người có ảnh hưởng tới hành vi của tôi

0.763

0.889


0.908

XH2- Những người quan trọng đối với tôi

0.797

0.881

XH3- Những người trên mạng xã hội (facebook) chia sẻ

0.778

0.886

XH4- Những người quản lý cấp cao của ngân hàng

0.711

0.899

XH5- Nhìn chung, Ngân hàng đã hỗ trợ việc sử dụng IB

0.792

0.882

Điều kiện thuận

lợi

DK1- Tôi có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng IB

0.700

0.821


0.858

DK2- Tôi có kiến thức cần thiết để sử dụng IB

0.724

0.811

DK3- IB tương thích với các hệ thống khác

0.740

0.805

DK4- ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ về IB

0.652

0.842

An toàn/ bảo

mật

BM1- tin tưởng vào công nghệ IB

0.763

0.852


0.888

BM2- Các thông tin cá nhân của tôi sẽ được bảo vệ

0.785

0.843

BM3- tin tưởng các giao dịch qua IB

0.739

0.861

BM4- Các thông tin tài chính của tôi được bảo mật

0.728

0.865


Tiện lợi

TL1- thực hiện giao dịch IB bất kể thời gian nào 24/7

0.735

0.841


0.876

TL2- thực hiện giao dịch IB ở bất kể nơi nào

0.715

0.850

TL3- Chỉ cần có thiết bị có kết nối Internet

0.765

0.830

TL4- kiểm tra chi tiết giao dịch và in sao kê khi cần

0.722

0.846

Mức độ sử dụng

MD1- sử dụng IB thường xuyên

0.785

0.842


0.886

MD2- thường xuyên như nguồn cung cấp thông tin

0.710

0.870

MD3- thường xuyên không chỉ ở một ngân hàng

0.746

0.857

MD4- thường xuyên dịch vụ ngân hàng điện tử khác

0.769

0.848

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp


Đối với các thang đo nhận thức dịch vụ Internet Banking của nhóm đã sử dụng dịch vụ này, kết quả kiểm định các thang đo đều có hệ số tương quan biến- tổng của các biến quan sát với các thang đo là cao, toàn bộ trên 0.6 lớn hơn mức 0.5, điều này cho thấy các biến quan sát có sự tương quan tốt với tổng thể thang đo. Hệ số Cronbach-alpha của các thang đo đều có giá trị trên mức 0.8, do đó các thang đo cho khảo sát chính thức đảm bảo độ tin cậy. Không có biến quan sát nào bị loại bỏ để làm tăng độ tin cậy của thang đo.

Như vậy, các thang đo khảo sát đối với cả hai nhóm khách hàng đều đạt độ tin cậy cao, đây là điều kiện cần để tiến hành các phân tích tiếp theo.

6.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha thì bước tiếp theo phải đánh giá giá trị của nó. Hai giá trị quan trọng của thang đo là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Để đánh giá hai giá trị này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k các biến quan sát thành một tập F (F

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét ma trận tương quan có phải là ma trận đơn vị I, là ma trận có các thành phần bằng 0 và đường chéo bằng 1. Nếu phép kiểm định Bartlett có p < 5% chúng ta từ chối giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị), nghĩa là các biến có quan hệ với nhau. (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Kiểm định KMO là chỉ số dùng để so sánh độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan riêng phần của chúng. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn .50 (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Để chọn số lượng nhân tố, ba phương pháp thường được sử dụng là tiêu chí Eigenvalue, tiêu chí điểm uốn, xác định trước số lượng nhân tố. Trong nghiên cứu này tác giả chọn tiêu chí eigenvalue. Với tiêu chí này, số lượng nhân tố được xác định ở nhân tố có eigenvalue tối thiểu bằng 1 (>=1) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Đánh giá giá trị thang bằng EFA ta chú trọng số nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng

.50 (≥ .50) và chênh lệch trọng số bé hơn hoặc bằng .30 (≥ .30) (Nguyễn Đình Thọ, 2011).


Cuối cùng là khi đánh giá ta cần xem xét tổng phương sai trích TVE. Tổng này thể hiện các nhân tố trích được bao nhiêu phần trăm của các biến đo lường. Tổng này phải đạt từ 50% trở lên, nghĩa là phần chung phải lớn hơn phần riêng và sai số (từ 60% trở lên là tốt). (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

6.3.1. Nhóm khách hàng chưa sử dụng Internet Banking

6.3.1.1. Phân tích nhóm biến độc lập

Bảng 6.5: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến độc lập


Biến quan sát

Nhóm nhân tố

1

2

3

4

5

6

XH5- Ngân hàng hỗ trợ việc sử dụng IB

0.897






XH2- Những người quan trọng đối với tôi

0.831






XH1-người có ảnh hưởng tới hành vi của tôi

0.814






XH3- người trên mạng xã hội (facebook) chia sẻ

0.806






XH4- người quản lý cấp cao của ngân hàng

0.799






NL1- dễ dàng có được kỹ năng sử dụng IB


0.818





NL3- Học để thao tác với IB là dễ


0.803





NL2- IB dễ để sử dụng


0.798





NL4- IB linh hoạt để tương tác


0.776





NL5- dễ dàng đăng nhập và thực hiện


0.763





HQ3- tăng đáng kể chất lượng các giao dịch



0.849




HQ5- tăng hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần



0.808




HQ4- tiết kiệm chi phí giao dịch ngân hàng



0.787




HQ1- Thực hiện giao dịch ngân hàng nhanh hơn



0.787




HQ2- Sử dụng IB sẽ làm tăng các cơ hội của tôi



0.751




TL4- kiểm tra chi tiết và in sao kê khi cần




0.866



TL2- thực hiện giao dịch IB ở bất kể nơi nào




0.843



TL1- thực hiện giao dịch IB bất kể thời gian nào




0.823



TL3- Chỉ cần có thiết bị có kết nối Internet




0.774



DK2- có kiến thức cần thiết để sử dụng IB





0.855


DK1- có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng IB





0.840


DK3- IB tương thích với các hệ thống khác





0.802


DK4- ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ về IB





0.762


BM2- Các thông tin cá nhân được bảo vệ






0.831

BM1- tin tưởng vào công nghệ IB






0.821

BM4- Các thông tin tài chính được bảo mật






0.792

BM3- tin tưởng các giao dịch qua IB






0.765

Eigenvalues

9.51

2.9

2.119

1.99

1.878

1.505

Phương sai trích

33.987

43.472

50.137

56.252

61.95

66.315

KMO=0.917

Sig= 0.000

Nguồn:Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Kết quả phân tích nhân tố khám phá với các biến quan sát khảo sát khách hàng chưa sử dụng cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.917, Sig= 0.000, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố thứ sáu và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này, lần lượt là


66.315%>50%, 1.505>1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 06 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được 66.3% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu (Chi tiết xem Phụ lục 7)

6.3.1.2. Phân tích biến phụ thuộc

Bảng 6.6: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến ý định sử dụng


Biến quan sát

Hệ số tải

YD3- IB thực hiện hầu hết các nhu cầu giao dịch

0.816

YD1- sẽ sử dụng IB khi có nhu cầu giao dịch ngân hàng

0.802

YD2- sẽ sử dụng IB để xử lý các giao dịch ngân hàng

0.790

Eigenvalues

2.288

Phương sai trích

64.427

KMO

0.729

Sig

0.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Đối với biến phụ thuộc, kết quả phân tích nhân tố đối với 03 biến quan sát đã hội tụ về 01 nhân tố, với hệ số các kiểm định KMO= 0.729, Sig= 0.000, phương sai trích đạt 64.427%, cho thấy khả năng hội tụ và biểu diễn tốt của các biến quan sát trong thang đo.

6.3.2. Nhóm khách hàng đang sử dụng Internet Banking

6.3.2.1. Phân tích biến độc lập

Kết quả phân tích nhân tố khám phá được trình bày ở Bảng 6.7, cho thấy với các biến quan sát khảo sát khách hàng đang sử dụng cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO = 0.943, Sig= 0.000, đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao. Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố thứ sáu và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này, lần lượt là 65.3%>50%, 1.010>1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 06 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được 65.3% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát. Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu. (Chi tiết xem Phụ lục 7)


Bảng 6.7: Tổng hợp hệ số phân tích nhân tố EFA biến độc lập


Biến quan sát

Nhóm nhân tố

1

2

3

4

5

6

XH3- Những người trên mạng xã hội chia sẻ

0.857






XH2- Những người quan trọng đối với tôi

0.853






XH5- Ngân hàng đã hỗ trợ việc sử dụng IB

0.820






XH1- người có ảnh hưởng tới hành vi của tôi

0.803






XH4- người quản lý cấp cao của ngân hàng

0.709






NL3- Học để thao tác với IB là dễ


0.885





NL2- IB dễ để sử dụng


0.839





NL5- dễ dàng đăng nhập và thực hiện


0.763





NL4- IB linh hoạt để tương tác


0.740





NL1- dễ dàng có được kỹ năng sử dụng IB


0.740





HQ3- tăng đáng kể chất lượng các giao dịch



0.845




HQ2- Sử dụng IB sẽ làm tăng các cơ hội



0.787




HQ5- tăng hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần



0.715




HQ4- tiết kiệm chi phí giao dịch ngân hàng



0.687




HQ1- Thực hiện giao dịch ngân hàng nhanh hơn



0.615




BM2- Các thông tin cá nhân sẽ được bảo vệ




0.869



BM4- Các thông tin tài chính được bảo mật




0.788



BM1- tin tưởng vào công nghệ IB




0.782



BM3- tin tưởng các giao dịch qua IB




0.710



TL3- Chỉ cần có thiết bị có kết nối Internet





0.890


TL1- thực hiện giao dịch IB bất kể thời gian nào





0.745


TL4- kiểm tra chi tiết và in sao kê khi cần





0.698


TL2- thực hiện giao dịch IB ở bất kể nơi nào





0.684


DK2- có kiến thức cần thiết để sử dụng IB






0.830

DK1- có nguồn lực cần thiết cho việc sử dụng IB






0.771

DK3- IB tương thích với các hệ thống khác






0.709

DK4- ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ về IB






0.542

Eigenvalues

11.8

2.394

2.079

1.238

1.163

1.01

Phương sai trích

42.42

50.08

56.51

59.79

62.79

65.3

KMO= 0.943

Sig= 0.000

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phân tích dữ liệu sơ cấp

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí