Mô Tả Đặc Điểm Nhân Khẩu Học Của Mẫu Khảo Sát


thiết lập và gán lại mã ở Phụ lục 17. Dựa trên kết quả đánh giá độ tin cậy và hội tụ, phân biệt của các thang đo bảng hỏi chính thức được thiết lập (chi tiết Phụ lục 4)

5.4. Tóm tắt chương 5

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng, tiếp cận tư duy diễn dịch nghiên cứu. Mẫu nghiên cứu đã được xác định là các khách hàng cá nhân có giao dịch với ngân hàng đang sử dụng/chưa sử dụng Internet Banking ở các NHTM Việt Nam. Bảng hỏi đã được thiết kế gồm có 2 phần, đã được thử nghiệm và sau đó chỉnh sửa cho phù hợp. Để đảm bảo độ tin cậy và hội tụ, phân biệt của các thang đo, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sơ bộ khách hàng với 132 phiếu hợp lệ, tiến hành phân tích dữ liệu thông qua hệ số tin cậy Cronbach-Alpha, phân tích sự hội tụ, giá trị phân biệt qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả phân tích mẫu khảo sát sơ bộ một bảng hỏi hoàn chỉnh được thiết lập. Để đưa kết luận về kết quả nghiên cứu, bước tiếp theo tác giả tiến hành khảo sát nghiên cứu chính thức và phân tích dữ liệu thu thập được thực hiện ở chương tiếp theo.


CHƯƠNG 6: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU


Trong chương này, tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thu thập được từ khảo sát trên hai nhóm đối tượng là khách hàng đang sử dụng dịch vụ và chưa sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong đó, đối với nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ, mục đích nghiên cứu là xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố tới mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, qua đó đưa ra nhận định về mức độ sử dụng dịch vụ của khách hàng, các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp để đẩy mạnh thêm việc sử dụng dịch vụ này. Đối với nhóm khách hàng chưa sử dụng dịch vụ, mục đích nghiên cứu là đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng trong tương lai, qua đó để gia tăng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ.

Kết quả khảo sát hai nhóm khách hàng được trình bày trong chương này bao gồm các nội dung: Phân tích đặc điểm khách hàng, phân tích độ tin cậy của dữ liệu, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhân tố khẳng định, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính, ảnh hưởng của biến điều tiết tới mối quan hệ của mô hình cấu trúc, phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng đối với ý định và mức độ sử dụng dịch vụ Internet Banking.

6.1. Đặc điểm mẫu điều tra

6.1.1. Mẫu điều tra

Lấy mẫu nghiên cứu là yếu tố quan trọng của bất kỳ cuộc điều tra nào và nó ảnh hưởng tới nhận định của nghiên cứu. Để chọn đối tượng khảo sát trong một cuộc điều tra nghiên cứu, công việc đầu tiên là phải xác định được tổng thể mẫu, tiếp theo khung mẫu. Khung mẫu là xác định các cá thể trong tổng thể mẫu, cỡ mẫu và phương pháp lấy mẫu.

Tổng thể mẫu của nghiên cứu này: khách hàng cá nhân có giao dịch ở

NHTM Việt Nam

Phương pháp chọn mẫu: Khách hàng bao gồm cả người chưa sử dụng/đang sử dụng Internet Banking có giao dịch ở ngân hàng. Số lượng khách hàng có giao dịch với các NHTM Việt Nam là rất lớn bao phủ các tỉnh thành trong cả nước, không phân biệt về địa lý, độ tuổi, giới tính. Vì vậy, nghiên cứu chọn mẫu: các


khách hàng của các NHTM Việt Nam ở cả miền Bắc, miền Trung, và miền Nam, bao gồm có Thái Bình, Lào Cai, Sơn La, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội, Hà Nam, Hải phòng, Vinh, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Mẫu khảo sát chủ yếu là ở miền Bắc, do hạn chế về chi phí nên ở miền Nam tác giả đã cố gắng nhưng không nhiều. Mẫu đảm bảo bao phủ được cả vùng có kinh tế phát triển và chưa phát triển, cả thành thị, nông thôn, miền núi.

Phương pháp tiến hành khảo sát: Điều tra trực tiếp, gửi phiếu ở quầy giao dịch của các ngân hàng, nhờ qua bạn bè người thân điều tra ở khu dân cư, trung tâm thương mại, các buổi tập huấn, hội nghị khách hàng.

Kích thước mẫu: Joseph và cộng sự (2003) cho rằng kích thước mẫu ảnh hưởng tới tính khái quát của kết quả nghiên cứu bởi tỷ lệ của các biến quan sát đối với các biến độc lập và nên có 5 biến quan sát cho mỗi biến độc lập trong sự khác nhau. Để đạt được mức độ mong muốn của nghiên cứu, kết quả mang tính khái quát thì phải có từ 15- 20 quan sát cho mỗi biến độc lập. Nghiên cứu này gồm có 6 biến độc lập như vậy cần có ít nhất 120 quan sát.

Số lượng phiếu của nghiên cứu phát đi 1.100 phiếu, số phiếu thu về 1.067 phiếu. Sau khi sàng lọc loại bỏ các phiếu không hợp lệ, số phiếu còn lại là 899, trong đó khách hàng chưa sử dụng Internet Banking là 554 phiếu và khách hàng đang sử dụng Internet Banking là 345 phiếu.

Thời gian khảo sát: 1/4/2015- 31/8/2015

6.1.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

Ở phần này xác định số lượng, tỷ lệ phần trăm câu trả lời đặc điểm nhân khẩu của đối tượng khảo sát. Mục đích của phần này, thứ nhất là giới thiệu về đặc điểm nhân khẩu của những người tham gia khảo sát; thứ hai là kiểm định sự điều tiết của một số đặc điểm nhân khẩu trong mối quan hệ mô hình cấu trúc và kiểm định sự khác biệt về ý định/mức độ sử dụng Internet Banking theo yếu tố nhân khẩu cho hai nhóm khảo sát khách hàng chưa sử dụng và khách hàng đang sử dụng Internet Banking.


6.1.2.1. Mô tả đặc điểm nhân khẩu học

Bảng 6.1: Mô tả đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát



Phân loại


Chưa sử dụng Internet Banking


Đang sử dụng Internet banking

Số lượng

Cơ cấu (%)

Số lượng

Cơ cấu (%)

Giới tính

Nam

206

37.2

139

40.3

Nữ

348

62.8

206

59.7

Độ tuổi

Đến 30 tuổi

353

63.7

205

59.4

Trên 30 tuổi

201

46.3

140

40.6

Thu nhập

Đến 5 triệu/tháng

367

66.2

188

54.5

Trên 5 triệu/tháng

187

33.8

157

45.5

Trình độ học vấn

Dưới Đại học

303

54.7

150

43.5

Từ Đại học trở lên

251

45.3

195

56.5

Nơi ở

Nông thôn

310

56

139

40.3

Thành thị

244

44

206

59.7

Tổng số

554

100

345

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 290 trang tài liệu này.


Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Nhóm khách hàng chưa sử dụng

Theo bảng mô tả mẫu khảo sát, với đối tượng khảo sát là khách hàng chưa sử dụng Internet Banking: giới tính có 206 nam (37,2%) và 348 nữ (62,8%) tham gia nghiên cứu; Độ tuổi ≤30 tuổi có 353 (63.7%), trên 30 tuổi có 201 (46,3%); Thu nhập

≤5 triệu đồng/tháng có 367 (66.2%) và trên 5 triệu/tháng có 187 (33.8%); Trình độ học vấn giữa nhóm dưới đại học và từ đại học trở lên lần lượt là 303 (54,7%), 251 (45,3%); Nơi ở phân bố mẫu giữa các vùng, nông thôn chiếm 56% và thành thị chiếm 44%.

Nhóm khách hàng đang sử dụng dịch vụ Internet Banking

Theo bảng mô tả khảo sát, với đối tượng là khách hàng hiện đang sử dụng Internet banking ở các ngân hàng: Giới tính có 139 nam (40,3%) và 206 nữ (59,7%)


tham gia trong nghiên cứu; Độ tuổi từ 30 trở xuống có 205 (59,4%), độ tuổi trên 30 tuổi có 140 (40,6%). Thu nhập đến 5 triệu/tháng có 188 (54.5%), thu nhập trên 5 triệu/tháng có 157 (45.5%). Trình độ học vấn, những người có trình độ học vấn dưới đại học có 150 (43,5%) và đại học, trên đại học có 195 (56,5%). Nơi ở, ở thành thị 206 (59,7%) và nông thôn 139 (40,3%).

6.1.2.2. Kinh nghiệm máy tính, Internet của mẫu điều tra

Phần này trình bày về kinh nghiệm máy tính và khả năng truy cập Internet của đối tượng khảo sát như mức độ hiểu biết về máy tính, về Internet, thời gian sử dụng Internet, thời gian truy cập Internet mỗi ngày. Mục đích của phần này là thống kê về kinh nghiệm máy tính, Internet của đối tượng khảo sát và cũng là cơ sở dữ liệu để phân tích mối tương quan với nhân tố trong mô hình cấu trúc và ý định/mức độ sử dụng Internet Banking.

Mức độ hiểu biết về máy tính, Internet

Mức độ hiểu biết về máy tính, Internet của mẫu khảo sát được miêu tả ở Bảng

6.2 dưới đây. Theo như bảng thống kê về mức độ hiểu biết về máy tính, Internet cho thấy cả với đối tượng khảo sát là người chưa sử dụng và đang sử dụng Internet Banking thì mức độ hiểu biết về máy tính, Internet ở mức bình thường chiếm tỷ trọng lớn nhất lần lượt là 65.7%, 53% và tiếp theo ở mức độ hiểu biết tốt.

Bảng 6.2: Mức độ hiểu biết về máy tính và Internet của mẫu điều tra



Đo lường


Thang đo

Chưa sử dụng IB

Đang sử dụng IB

Số lượng

Phần trăm

Số lượng

Phần trăm


Mức độ hiểu biết về máy tính

Rất kém

26

4.7

5

1.4

Kém

54

9.7

11

3.2

Bình thường

364

65.7

183

53

Tốt

88

15.9

111

32.2

Rất tốt

22

4

35

10.1


Mức độ hiểu biết về Internet

Rất kém

25

4.5

6

1.7

Kém

39

7

8

2.3

Bình thường

354

63.9

179

51.9

Tốt

109

19.7

119

34.5

Rất tốt

27

4.9

33

9.6

Tổng số


554

100

345

100

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát


Thời gian sử dụng Internet


Biểu đồ 6 1 Thời gian sử dụng Internet người chưa sử dụng IB Biểu đồ 1


Biểu đồ 6.1: Thời gian sử dụng Internet (người chưa sử dụng IB)

Biểu đồ 6.2: Thời gian sử dụng Internet (người đang sử dụng IB)

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Với mẫu khảo sát thu thập được về thời gian sử dụng Internet của đối tượng khảo sát được phản ánh ở Biểu đồ 6.1, 6.2 cho thấy các đối tượng khảo sát cả với người chưa sử dụng và đang sử dụng Internet Banking thì đều cho thấy thời gian đã sử dụng Internet phần lớn là trên 2 năm.

Thời gian truy cập Internet mỗi ngày

Nhìn Biểu đồ 6.3, 6.4 cho thấy đối tượng khảo sát là người đang sử dụng Internet Banking có thời gian truy cập Internet hàng ngày trên 4 giờ là chủ yếu còn ở nhóm chưa sử dụng Internet Banking thì thời gian truy cập ít hơn 1 giờ là chủ yếu.


Biểu đồ 6 3 Thời gian truy cập Internet người chưa sử dụng IB Biểu đồ 6 4 2


Biểu đồ 6.3: Thời gian truy cập Internet (người chưa sử dụng IB)

Biểu đồ 6.4: Thời gian truy cập Internet (người đang sử dụng IB)


Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát


6.1.2.3. Tình hình sử dụng Internet Banking

* Đối với người được hỏi là khách hàng chưa sử dụng Internet Banking

Ở phần này dựa trên mẫu khảo sát khách hàng chưa sử dụng Internet Banking, thống kê về lý do khách hàng chưa sử dụng Internet Banking và ngân hàng đáp ứng điều kiện nào thì họ sẽ sử dụng. Mục đích của việc thống kê này là có thể gợi ý cho ngân hàng nhằm gia tăng khách hàng sử dụng Internet Banking.

Lý do khách hàng chưa sử dụng Internet Banking


Biểu đồ 6 5 Lý do khách hàng chưa sử dụng Internet Banking Nguồn Tác giả 3

Biểu đồ 6.5: Lý do khách hàng chưa sử dụng Internet Banking

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Nhìn vào Biểu đồ 6.5 cho thấy có nhiều lý do khách hàng chưa sử dụng Internet Banking nhưng lý do chủ yếu khiến khách hàng chưa sử dụng Internet Banking là họ không có nhu cầu dùng, tiếp theo là họ không nghe nói về dịch vụ Internet Banking, họ không có máy tính. Lý do ít ảnh hưởng tới việc sử dụng Internet Banking là chi phí truy cập Internet.

Sự đáp ứng của ngân hàng cho khách hàng để sử dụng Internet Banking

Có nhiều lý do khiến khách hàng chưa sử dụng dịch vụ Internet Baking, liệu nếu ngân hàng đáp ứng một số yêu cầu cần thiết cho khách hàng thì khách hàng sẽ sử dụng Internet Banking như thế nào. Biểu đồ 6.6 cho thấy tình hình khách hàng sẽ sử dụng Internet Banking nếu ngân hàng đáp ứng các điều kiện cần thiết với họ.


Biểu đồ 6 6 Sự đáp ứng của ngân hàng cho khách hàng để sử dụng Internet 4


Biểu đồ 6.6: Sự đáp ứng của ngân hàng cho khách hàng để sử dụng Internet Banking

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Căn cứ dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát với 554 người trả lời chưa sử dụng Internet Banking thì phần lớn cho rằng nếu ngân hàng đào tạo kỹ năng sử dụng Internet Banking miễn phí thì họ sẽ sử dụng. Ngoài ra, một tỷ trọng khá cao cho rằng nếu được truy cập Internet miễn phí thì họ cũng sẽ sử dụng. Chi phí sử dụng Internet Banking rẻ hơn so với các hình thức giao dịch khác thì cũng là lý do khiến cho khách hàng sẽ sử dụng Internet Banking, tuy nhiên tỷ trọng này thấp hơn.

* Đối với người được hỏi là khách hàng đang sử dụng Internet Banking

Ở phần này, tác giả thống kê về các nội dung gồm: cách sử dụng Internet Banking ở đâu, khách hàng sử dụng Internet Banking ở ngân hàng nào và thường sử dụng những tiện ích nào của Internet Banking. Mục đích của phần thống kê này là để thấy được tình hình sử dụng Internet Banking ở ngân hàng Việt Nam, từ đó có những giải pháp phù hợp trong việc phát triển dịch vụ này.

Tìm hiểu cách sử dụng Internet Banking


Biểu đồ 6 7 Tìm hiểu cách sử dụng Internet Banking Nguồn Tác giả thống kê 5

Biểu đồ 6.7: Tìm hiểu cách sử dụng Internet Banking

Nguồn: Tác giả thống kê từ mẫu khảo sát

Xem tất cả 290 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí