Bảng 5.5: Kiến nghị cải thiện hoạt động giám sát của Nhà trường
Nội dung kiến nghị | |
1 | Nhà trường xây dựng các tiêu chí để đánh giá, giám sát các hoạt động động của CB-GV-NV |
2 | Định kỳ hàng năm nhà trường có đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CB-GV-NV |
3 | Nhà trường thường xuyên lấy ý kiến của các đơn vị để hoàn thiện quy trình, hệ thống giám sát |
4 | Nhà trường có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động của CB-GV-NV |
5 | Định kỳ cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát các hoạt động của nhà trường trong lĩnh vực như tuyển sinh, đào tạo, tài chính |
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Trình Độ Học Vấn Của Đối Tượng Được Khảo Sát
- Phân Tích Khám Phá Efa Cho Biến Phụ Thuộc “Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ”
- Kiến Nghị Nâng Cao Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.
- Theo Chuyên Gia Các Nhân Tố Nào Dưới Đây Ảnh Hưởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Đại Học Thủ Dầu Một?
- Danh Sách Cb-Gv-Nv Được Khảo Sát
- Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 16
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
5.2.5 . Hoàn thiện nhân tố Thông tin và truyền thông
Hoạt động thông tin và truyền thông là cần thiết và không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức nào. Hệ thống thông tin và truyền thông của ĐH TDM hiện tại được đánh giá là tương đối tốt. Tuy nhiên, để có thể vận hành hiệu quả hơn thì nhà trường cần xây dựng các bảng thông tin nội bộ, để phổ biến các qui định, qui chế từ các cấp lãnh đạo đến CB- GV-NV một cách thường xuyên. Ngoài ra, nên lập hòm thư góp ý để nhận thông tin phản hồi từ chính các CB-GV-NV trong trường và từ sinh viên, các bên có liên quan một cách khách quan hơn.
Nhà trường cần đầu tư trang thiết bị cho hoạt động thông tin và truyền thông của nhà trường theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin thông qua sử dụng các công cụ web, email, … nhằm xây dựng một quy trình nhận và giải quyết thông tin từ lãnh đạo đến CB-GV-NV, sinh viên và các bên có liên quan có thể dễ dàng trao đổi thông tin liên lạc với nhau một cách đơn giản, nhanh nhất và hiệu quả nhất trên tinh thần bảo mật cao và an toàn dữ liệu.
Bảng 5.6: Kiến nghị cải thiện hoạt động thông tin và truyền thông của Nhà trường
Nội dung kiến nghị | |
1 | Nhà trường thiết lập kênh thông tin truyền thông để tiếp thu và trao đổi thông tin với bên ngoài |
2 | Nhà trường thiết lập kênh truyền thông nội bộ để tiếp thu và trao đổi thông tin của CB-GV-NV |
3 | Nhà trường thiết lập kênh truyền thông để tiếp thu và trao đổi thông tin của sinh viên |
4 | Nhà trường quan tâm đến sự phát triển của hệ thống thông tin của nhà trường (trang web, mail, bảng tin nội bộ …) |
5 | Thông tin cá nhân của CB-GV-NV, sinh viên trong Nhà trường luôn được bảo mật |
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Mục tiêu của của luận văn là xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM, từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường. Trong nội dung kết quả nghiên cứu tác giả đánh giá còn mang tính chất bao quan chưa đi vào phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết các hạn chế, bất cập của hệ thống KSNB tại nhà trường.
Nghiên cứu này chỉ thực hiện ở một nhóm mẫu nên hạn chế tính tổng quát cao của đề tài, chưa đại diện hết cho các CB-GV-NV ở tất cả các bộ phận trong trường. Do trình độ còn hạn chế nên có thể việc lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng còn chưa đầy đủ và đây cũng là hướng mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
KẾT LUẬN CHUNG
Để thực hiện nghiên cứu, trước hết tác giả trình bày hệ thống các nghiên cứu trước trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu về hệ thống KSNB. Qua quá trình trình bày các nghiên cứu, tác giả rút ra một số các nhận xét liên quan đến tình hình nghiên cứu về hệ thống KSNB, từ đó xác định khe hổng nghiên cứu của đề tài. Chương này là căn cứ quan trọng để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM.
Nghiên cứu cũng góp phần trình bày một số nội dung về cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống KSNB trong khu vực công theo hướng dẫn của INTOSAI 2013 cũng như lý thuyết nền nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của các đơn vị trong khu vực công.
Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả xây dựng được mô hình nghiên cứu chính thức các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM và xây dựng thang đo nghiên cứu chính thức cho các biến trong mô hình, xây dựng bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lượng. Tiếp đó, bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA và kiểm định mô hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, có 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM và đều có tác động cùng chiều. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến sự hiệu quả khác nhau và được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau:
1. Hoạt động kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.381)
2. Môi trường kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.314)
3. Đánh giá rủi ro (β chuẩn hóa = 0.289)
4. Hoạt động giám sát (β chuẩn hóa = 0.258)
5. Thông tin và truyền thông (β chuẩn hóa = 0.185)
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các kiến nghị tập trung vào 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại nhà trường theo mức độ tác động từ cao đến thấp của các nhân tố. Cuối cùng, nhằm đẩy mạnh việc nghiên cứu cho đề tài về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM, tác giả cũng chỉ ra những hạn chế
trong đề tài và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG ANH
Abdulkadir, H. S. (2014), Challenges of implementing internal control systems in Non-Governmental Organizations (NGO) in Kenya: A case of Faith-Based Organizations (FBO) in Coast Region, IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM), 16(3), 57-62.
Angella Amudo, Eno L. Inanga, 2009. Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance and Economics, 27:125-144.
Babatunde, Shakirat Adepeju (20130, Stakeholders perception on the effectiveness of internal control system on financial accountability in the Nigerian public sector, International Journal of Business and Management Invention ISSN (Online): 2319 – 8028, ISSN (Print): 2319 – 801X www.ijbmi.org Volume 2 Issue 1, January. 2013, PP.16-33
Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (2004), Enterprise Risk Management – Integrated framework – Framework, Including Executive Summary
Committee of Sponsoring Organisations of the Treadway Commission (COSO) (1992), Internal control – Integrated Framework – Framework, Including Executive Summary.
COSO (1992), Internal Control Report.
INTOSAI (2004), “Guidelines for Internal Control Standards for the Public Sector”, International Organisation of Supreme Audit Institutions.
Hair, J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. & Black, W.C. (1998). Multivariate Data Analysis, Prentical – Hall International, Inc.
Mohamed, M. M. (2018), Internal control system and financial management in selected local Non-Government Organizations in Mogadishu, Somalia. Doctoral dissertation, Kampala International University, College Of Economics And Management.
Morim, A. C. V. P., Inácio, H., & Vieira, E. (2018), Internal Control in a Public Hospital: The Case of Financial Services Expenditure Department. In Handbook of
Research on Modernization and Accountability in Public Sector Management (pp. 77- 102). IGI Global.
Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014) với đề tài “Internal Control System Deficiency and Capital Project Mis management in the Nigerian Public Sector”
Sterck, M., B. Scheers and G. Bouckaert (2005), The modernization of the Public Control pyramid: International trends, Report from the research group financial management, performance measurement and performance management, Leuven (Policy Research Centre – Governmental Organization in Flanders)
Ssuuna Pius Mawanda (2008), Effects of internal control systems on financial performance in an institution of higher learning in Uganda: A case of uganda marytrs university (m102-20074).
Rahahleh, M. (2011). The Impact of Multiple Authorities that Conduct Internal Control on Public Fund in the Control Process in Jordan. European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 28, 44-60.
The Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commission (2013), “Internal Control – Integrated Framework Executive Summary”, www.coso.org.
The Committee of Sponsoring Organization of the Treadway Commission (1985
– 2006), “Internal Control – Integrated Framework”, www.coso.org
Vijayakumar, A. and Nagaraja, N. (2012) Internal Control Systems: Effectiveness of Internal Audit in Risk Management at Public Sector Enterprises. BVIMR Management Edge, 1, 1-8.
TIẾNG VIỆT
Quốc Hội (2015). Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015. Hà Nội.
Bộ Tài Chính, (2001). Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400
Bộ Tài Chính, (2012). Thông tư số 214/2012/TT–BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012, chuẩn mực kiểm toán số 315
Chuẩn mực kế toán VSA 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.
Đinh Thế Hùng, Nguyễn Thị Hồng Thúy, Hàn Thị Lan Thư, 2013. Hệ thống kiểm soát nội bộ trong các trường đại học công lập Việt Nam hiện nay. Tạp chí Kinh tế & phát triển, (số 194, tr.82-91).
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Tp. HCM: Nhà xuất bản Hồng Đức.
Hồ Thị Thanh Ngọc, 2010. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại trường Cao đẳng Xây dựng số 2. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Lê Đoàn Minh Đức, Hà Hữu Phước, Nguyễn Cao Ngọc Thảo (2016) “ Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ tại các cơ quan hành chính”, Tạp chí tài chính kỳ I, số tháng 8/2016.
Lê Nguyễn Trường An (2017) với đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
Nguyễn Đình Thọ (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh.
Nhà xuất bản Lao động-Xã hội 593 (2011).
Nguyễn Thị Hoàng Anh, 2012. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Nguyễn Thị Thu Hậu, 2014. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường Đại học Bạc Liêu. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Phạm Thị Hoàng, 2013. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Tp.HCM. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 01 - DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 02 - BÀI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA
PHỤ LỤC 03 - BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 04 - DANH SÁCH CB-GV-NV ĐƯỢC KHẢO SÁT PHỤ LỤC 05 - KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 01 - DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN
HỌ TÊN | ĐƠN VỊ CÔNG TÁC | CHỨC VỤ | |
1 | PGS.TS. Mai Thị Hoàng Minh | ĐH Kinh tế TP. HCM | Giảng viên Khoa Kế toán |
2 | TS. Lê Đức Thắng | ĐH Công nghệ TP. HCM | Trưởng Ngành kế toán- Khoa Tài chính – Thương mại |
3 | TS. Ngô Hồng Điệp | ĐH Thủ Dầu Một | Phó hiệu trưởng |
4 | ThS. Phạm Công Luận | ĐH Thủ Dầu Một | Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch, Kế toán Trưởng |
5 | ThS. Nguyễn Văn Xị | ĐH Thủ Dầu Một | Phó phòng Tài chính – Kế hoạch |
6 | ThS. Huỳnh Công Danh | ĐH Thủ Dầu Một | Chánh Văn phòng trường |
7 | TS. Nguyễn Thanh Bình | ĐH Thủ Dầu Một | Trưởng Khoa Khoa khoa học tự nhiên |
8 | TS. Nguyễn Hồng Thu | ĐH Thủ Dầu Một | Trưởng phòng đào tạo Sau đại học |
9 | TS. Trần Tấn Hùng | ĐH Thủ Dầu Một | Trưởng Khoa Kinh tế |