Kinh Nghiệm Quốc Tế Về Việc Thiết Lập Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Ngân Hàng Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế Coso - Bài Học Cho Nhno&ptnt Việt Nam


Sau COSO, thì các tác giả như Millichamp (2002), Amudo và Inanga (2009), Ofori (2011), Dougles (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và Fernando (2014) cũng nhận định rằng một HTKSNB là hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu: Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng; BCTC đạt được độ tin cậy; Pháp luật và các quy định được tuân thủ. Theo tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), trong luận án của mình đã chứng minh bảy nhân tố có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam. Trong đó, ngoài năm nhân tố kế thừa tiêu chuẩn COSO thì tác giả đưa ra thêm hai nhân tố mang tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đó là thể chế chính trị và lợi ích nhóm. Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Joseph (2012) về tính hữu hiệu của HTKSNB của các ngân hàng Ghana, đó là nhân tố môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát tác động lớn nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB. Như vậy, một HTKSNB hoàn thiện đòi hỏi cần phải đáp ứng được tính hữu hiệu” của hệ thống trong việc giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu kiểm soát.

1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC CHO NHNo&PTNT VIỆT NAM

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

Hiện các khuôn mẫu về KSNB được sử dụng phố biến ở các quốc gia là: COSO, CoCo và Turnbull. Trong đó, các khuôn mẫu CoCo và Turnbull có nội dung về định nghĩa và các bộ phận cấu thành KSNB tương tự như khuôn mẫu COSO. Các quốc gia đang sử dụng khuôn mẫu COSO đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Úc; một số quốc gia sử dụng khuôn mẫu COSO cùng các khuôn mẫu khác (CoCo, Turnbull) như Mỹ, Canada, Hồng Kông; một số quốc gia xây dựng và sử dụng khuôn mẫu riêng những vẫn theo khuôn mẫu COSO như Đức (Tiêu chuẩn IDW), Nhật (J- SOX), Pháp (AMF)...


Bảng 1.2 Khuôn mẫu KSNB được các quốc gia sử dụng


STT

Quốc gia

Khuôn mẫu KSNB

Ghi chú

01

Mỹ

COSO, CoCo, Turnbull, khuôn mẫu khác


Brown, Pott và Wompener (2014)

02

Canada

COSO, CoCo, Turnbull

03

Liên minh Châu Âu

COSO, Turnbull

04

Đức

Tiêu chuẩn IDW (theo khuôn mẫu COSO)

05

Nhật

J-SOX (theo khuôn mẫu COSO)

06

Hồng Kông

COSO, Turnbull

07

Trung Quốc

COSO

08

Úc

COSO

O’Leary, Iselin và

Sharma (2006)

09

Anh

Turnbull

Carey (2001)

10

Pháp

AMF (theo khuôn mẫu COSO)

AMF (2008)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO - 10

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả

1.4.1.1 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ tại của ngân hàng tại Mỹ theo tiêu chuẩn COSO

Các ngân hàng tại Mỹ thiết lập HTKSNB theo khuôn mẫu COSO. Theo đó, KSNB được hiểu là một quy trình được thiết kế để đảm bảo hợp lý rằng tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu: hoạt động hiệu quả và hiệu lực, bao gồm bảo vệ tài sản; báo cáo tài chính đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành. KSNB được quy định bao gồm năm thành phần - là một phần của quy trình quản lý: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và hoạt động giám sát. Hoạt động hiệu quả của các thành phần kể trên của HTKSNB là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu KSNB tại các ngân hàng. Khi thiết lập HTKSNB với năm thành phần, các ngân hàng được quy định đảm bảo 17 nguyên tắc gắn với năm thành phần của hệ thống này theo khuôn mẫu COSO (Tham khảo Phụ lục 1. Các nguyên tắc đối với KSNB theo COSO và Basel).

1.4.1.2 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ của các ngân hàng tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn COSO

Trung Quốc là một trong các quốc gia vận dụng hoàn toàn khuôn mẫu COSO để thiết lập HTKNB trong các ngân hàng nói riêng hay các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nói chung. Theo đó, hướng dẫn về KSNB cho các NHTM đã được ban hành


dựa trên Luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Quy định và Giám sát đối với Ngành Ngân hàng, Luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về NHTM và các Luật và quy định khác. Theo đó, KSNB đề cập đến các quy trình và cơ chế động được thiết kế để đạt được các mục tiêu thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy tắc, quy trình và phương pháp có hệ thống. Mục tiêu KSNB của NHTM được xác định bao gồm: (a) Đảm bảo thực hiện các luật và quy định liên quan (b) Đảm bảo đạt được các chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của các NHTM (c) Đảm bảo hiệu quả quản lý rủi ro của các NHTM (d) Đảm bảo tính xác thực, chính xác, toàn vẹn và kịp thời của báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán, BCTC và thông tin quản lý khác của các NHTM. HTKSNB được thiết lập trong NHTM theo đó bao gồm các thành phần: Môi trường kiểm soát nội bộ, Nhận diện và đánh giá rủi ro, Biện pháp kiểm soát nội bộ, Trao đổi thông tin và phản hồi; Giám sát và khắc phục. Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của KSNB của NHTM bao gồm: (1) Bảo đảm đầy đủ: KSNB phải bao gồm toàn bộ quá trình ra quyết định, thực thi và giám sát, tất cả các quy trình kinh doanh và quản lý và tất cả các bộ phận và nhân viên (2) Kiểm tra và cân đối: KSNB của các NHTM cần hình thành cơ chế kiểm tra và cân đối giữa cơ cấu quản trị, tổ chức và phân chia quyền hạn và trách nhiệm, quy trình kinh doanh

(3) Hoạt động thận trọng: Triết lý của hoạt động thận trọng dựa trên rủi ro nên được tuân thủ và KSNB nên được ưu tiên trong việc thiết lập các tổ chức hoặc mở rộng kinh doanh (4) Khả năng phù hợp: KSNB của các NHTM phải phù hợp với mô hình quản lý, quy mô kinh doanh, mức độ phức tạp của các sản phẩm và tình trạng rủi ro và các điều chỉnh nên được đưa ra khi có sự thay đổi một cách kịp thời. Các ngân hàng Trung Quốc thiết lập ba tuyến phòng thủ cho KSNB. Tất cả các cấp của tổ chức, các bộ phận quản lý kinh doanh và nhân viên đều phải chịu trách nhiệm KSNB. Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên nhằm mục đích nhận thức việc tự kiểm soát, tự kiểm tra. Phòng Tuân thủ pháp luật và Phòng Kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm thiết lập toàn bộ HTKSNB để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá tuyến phòng thủ đầu tiên. Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận KTNB sẽ kiểm tra và đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro, KSNB


và quản trị doanh nghiệp của toàn ngân hàng một cách có hệ thống và chuẩn hoá.

1.4.1.3 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ của các ngân hàng tại Ấn Độ theo tiêu chuẩn COSO

Ấn Độ là quốc gia rất phát triển các nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến kế toán - kiểm soát - kiểm toán. Cấu trúc KSNB của các ngân hàng tại Ấn Độ được hướng dẫn theo ICAI (Viện Kế toán Chartered của Ấn Độ) ở các Chuẩn mực Bảo hiểm và Kiểm toán (AAS) và cũng đã dựa vào khuôn mẫu COSO cũng như Báo cáo Basel về KSNB. Theo đó, cấu trúc KSNB của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp, danh mục rủi ro; các ngân hàng nhỏ hơn thì có HTKSNB đơn giản hơn so với các ngân hàng lớn hơn và có thể có sự khác nhau trong các quy trình. Tuy nhiên, mục đích cơ bản của bất kỳ quy trình KSNB đều là nó phải hiệu quả và hiệu lực giúp cho ngân hàng đạt được các mục tiêu về hoạt động, thông tin và sự tuân thủ. Tại Ấn Độ thì các thành phần cơ bản của một HTKSNB trong ngân hàng được quy định bao gồm:

Thứ nhất là môi trường kiểm soát - nền tảng cơ bản cho sự thành công của tất cả các thành phần khác của HTKSNB. Theo Chuẩn mực Bảo hiểm và Kiểm toán số 6 (AAS6) được ban hành bởi ICAI thì môi trường kiểm soát là thái độ, nhận thức và hành động của giám đốc và quản lý đối với HTKSNB và tầm quan trọng của nó trong tổ chức. Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến hiệu quả của các quy trình kiểm soát cụ thể và cung cấp nền tảng cho các kiểm soát khác được hoạt động. Một môi trường kiểm soát vững mạnh có thể bổ sung đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể song tự nó cũng không đảm bảo tính hữu hiệu cho một HTKSNB. Các yếu tố tạo nên môi trường kiểm soát bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức và sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm; (2) Chức năng của HĐQT và các Uỷ ban của nó; (3) Triết lý quản lý và phòng cách điều hành; (4) Hệ thống kiểm soát quản lý gồm chức năng KSNB và các chính sách sách nhân sự.

Thứ hai là nhận diện và đánh giá rủi ro. Một HTKSNB hữu hiệu đòi hỏi tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của ngân hàng đều phải được nhận diện và đánh giá liên tục ở mọi cấp độ. Quy trình đánh giá rủi ro giúp nhà quản lý nhận thức được các rủi ro mà ngân hàng đối mặt và xác định các


hoạt động kiểm soát cần thiết để quản lý các rủi ro. Rủi ro không phải là hiện tượng tĩnh mà lại thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh vì vậy để đảm bảo HTKSNB giải quyết các rủi ro là hữu hiệu thì cần phải đánh giá danh mục rủi ro một cách liên tục.

Thứ ba là hoạt động kiểm soát. Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục đảm bảo rằng nhân viên của ngân hàng đang tuân theo các chỉ thị của nhà quản lý để đạt được các mục tiêu của ngân hàng. Các thủ tục kiểm soát cụ thể bao gồm:

(1) Báo cáo và xem x t đối chiếu; (2) Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo; (3) Kiểm soát các ứng dụng và môi trường của các hệ thống môi trường thông tin máy tính; (4) Duy trì và xem xét các tài khoản và sổ cái liên quan; (5) Phê duyệt và kiểm soát tài liệu; (6) So sánh dữ liệu nội bộ với các nguồn thông tin bên ngoài; (7) So sánh kết quả đối chiếu giữa thực tế tiền mặt, tài sản cố định, các khoản đầu tư và hàng tồn kho giữa thực tế với số liệu của kế toán tương ứng; (8) Hạn chế tiếp cận trực tiếp vào các tài sản, hồ sơ và thông tin; (9) So sánh và phân tích các kết quả tài chính với số liệu lập kế hoạch. Thủ tục KSNB cụ thể được tuân thủ bởi một ngân hàng phụ thuộc vào đặc thù và mức độ phức tạp trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư là phân chia và luân chuyển nhiệm vụ. Đây là hoạt động kiểm soát chính để đảm bảo cho các gian lận và sai sót được ngăn chặn hoặc được phát hiện một cách kịp thời. Việc phân chia nhiệm vụ nên nằm ở các chức năng sau: (1) Uỷ quyền giao dịch; (2) Thực hiện giao dịch; (3) Bảo quản tài sản; (4) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu…

Thứ năm là uỷ quyền giao dịch. Các ngân hàng thường tuân thủ theo một hệ thống phê duyệt và uỷ quyền để thực hiện các loại giao dịch được chỉ định theo các điều kiện quy định. Việc uỷ quyền có thể chung và áp dụng cho tất cả các giao dịch hoặc được chỉ định cho một giao dịch. Do đó, cần phải đảm bảo rằng việc uỷ quyền được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của người được uỷ quyền. Ví dụ, một nguyên tắc đưa ra là tất cả các giao dịch tín dụng vượt quá hạn mức thì phải được thông qua và quyết định bởi người có thẩm quyền cao hơn.

Thứ sáu là trách nhiệm và bảo vệ tài sản. Trách nhiệm và bảo vệ tài sản có thể được đảm bảo bằng việc lưu trữ đầy đủ hồ sơ và hạn chế quyền tiếp cận tài sản.


Thứ bảy là hệ thống kế toán, thông tin và truyền thông. Một HTKSNB hữu hiệu đòi hỏi phải có dữ liệu tài chính, hoạt động và tuân thủ đầy đủ và toàn diện cũng như thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định. Thông tin phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận và được cung cấp với định dạng nhất quán. Các kiểm soát kế toán cần đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận một cách chính xác ở các kỳ kế toán tương ứng và được phân loại phù hợp. Hệ thống thông tin và truyền thông cho phép tất cả các nhân viên hiểu được vai trò của họ trong HTKSNB. Hệ thống thông tin tạo ra các báo cáo về hoạt động, tài chính và tuân thủ cho HĐQT và BĐH của ngân hàng. Hệ thống truyền thông truyền đạt thông tin trong toàn ngân hàng và các bên liên quan như cơ quan quản lý, kiểm toán, cổ đông, khách hàng…

Thứ tám là hoạt động giám sát. Sự hữu hiệu tổng thể của các HTKSNB của ngân hàng cần được giám sát liên tục để đảm bảo rằng HTKSNB đang hoạt động tốt và phù hợp với hoàn cảnh hoạt động thay đổi. Việc đánh giá này cần được thực hiện liên tục để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời. Giám sát có thể được thực hiện cả bên trong và bên ngoài. Giám sát nội bộ hoặc tự đánh giá được thực hiện bằng cách uỷ nhiệm chức năng đánh giá cho nhân viên ở các cấp khác nhau. Tần suất giám sát phụ thuộc vào các rủi ro liên quan và sự thay đổi trong môi trường hoạt động. Tuy nhiên, ngân hàng không nên chỉ phục thuộc vào việc tự đánh giá để đánh giá KSNB. Kiểm tra độc lập đối với HTKSNB của ngân hàng nên là bắt buộc để đánh giá công bằng đối với hệ thống này thông qua bộ phận KTNB - là một bộ phận độc lập trong ngân hàng hoặc bởi các công ty kế toán hoặc kiểm toán được thuê ngoài.

1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về các khuôn mẫu KSNB được các quốc gia lựa chọn và việc thiết lập KSNB trong ngân hàng của tại một số quốc gia (Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ... ) theo khuôn mẫu KSNB COSO, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) trong việc triển khai thiết lập và hoàn thiện HTKSNB của ngân hàng theo khuôn mẫu KSNB COSO:


Một là, các nước đã ban hành quy định hướng dẫn về KSNB cho các NHTM hoặc các ngân hàng tự ban hành hướng dẫn về KSNB dựa trên khuôn mẫu COSO về khung KSNB và đều đặt ra mục tiêu KSNB cũng theo khuôn mẫu này. Mặc dù có sự khác biệt nhất định trong cách thức trình bày các thành phần cơ bản của HTKSNB nhưng về cơ bản hệ thống này thường bao gồm: môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, hệ thống quản lý rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hệ thống giám sát. Như vậy, về cơ bản cấu trúc HTKSNB của các ngân hàng ở các nước là theo khuôn mẫu KSNB COSO nên Agribank cũng nên rà soát lại HTKSNB theo năm thành phần cấu thành để đánh giá về thực trạng hoàn thiện hệ thống này tại ngân hàng.

Hai là, mục tiêu của KSNB là giúp các NTHM giảm thiểu rủi ro nên đánh giá rủi ro phải được coi là cơ sở quan trọng để thiết lập HTKSNB trong ngân hàng. Vì vậy, khi thiết lập và hoàn thiện HTKSNB, Agribank cần xác định việc nhận diện, phân tích và đánh giá rủi ro trong mối quan hệ mật thiết với việc đạt được các mục tiêu của ngân hàng. Hay nói cách khác, để đảm bảo tính sự hiện hữu, hiệu lực và hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank thì cần phải dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro.

Ba là, cần đảm bảo chất lượng của HTKSNB tại các NHTM qua thời gian thông qua việc thiết lập hoạt động giám sát đối với hệ thống này. KTNB, KSNB và các phòng nghiệp vụ tại Agribank cần chia sẻ trách nhiệm giám sát đối với KSNB và thiết lập một hệ thống giám sát bao gồm tất cả các bộ phận, sản phẩm và quy trình hoạt động. Sau khi giám sát, các điểm yếu về KSNB tại Agribank cần được báo cáo kịp thời cho HĐTV, BGĐ và các bộ phận liên quan. Bên cạnh đó, Agribank cũng cần có một cơ chế khắc phục những điểm yếu của KSNB để xác định trách nhiệm, chuẩn hoá các quy trình và đảm bảo thực hiện các biện pháp khắc phục được đưa ra.

Bốn là, để có một HTKSNB hoàn thiện thì yếu tố con người đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy, Agribank cần có chính sách nhân sự linh hoạt nhằm tạo động lực để họ phấn đấu hết mình cho


sự tồn tại và phát triển của ngân hàng... Tuy nhiên, khi áp dụng cũng cần phải sửa đổi lại cho phù hợp với điều kiện phát triển của ngân hàng trong từng thời kỳ. Do đặc thù hoạt động, Agribank cũng cần phải trẻ hóa đội ngũ nhân sự có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và đặc biệt là có đạo đức; đồng thời cũng cần mạnh dạn đào thải những nhân viên không đủ năng lực. Khi có những thay đổi về chính sách pháp luật, đối thủ cạnh tranh, cập nhật hay chuyển đổi phần mềm ứng dụng..., ngân hàng cần nhanh chóng nắm bắt và thực hiện đào tạo lại nhân sự, khuyến khích phát huy tối đa năng lực sáng tạo của nhân viên, luôn thúc đẩy nhân viên phấn đấu để đạt kết quả cao trong vị trí của mình.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận án đã hệ thống hoá toàn bộ cơ sở lý thuyết về KSNB, HTKSNB theo khuôn mẫu KSNB COSO. Luận án đã tập hợp các cơ sở để thiết lập và vận hành HTKSNB theo thông lệ và đưa ra lý do lựa chọn khuôn mẫu COSO trong nghiên cứu của mình. Trên cơ sở các đặc thù hoạt động của NHTM và dựa vào khuôn mẫu KSNB COSO, luận án đã xây dựng khung HTKSNB cho NHTM với năm thành phần đặc thù của HTKSNB theo khuôn mẫu COSO, nhận định các điều kiện cần thiết để các NHTM thiết lập HTKSNB theo khuôn mẫu KSNB COSO. Tiếp theo, luận án đưa ra quan điểm về sự hoàn thiện của HTKSNB tại NHTM và các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của hệ thống này. Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm thiết lập HTKSNB tại các ngân hàng theo khuôn mẫu COSO ở một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank. Đây có thể coi là cơ sở lý luận cần thiết và đầy đủ để có căn cứ tìm hiểu và đánh giá về thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank theo tiêu chuẩn quốc tế COSO ở chương 2.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022