Hoàn Thiện Thể Chế Kiểm Soát Nội Bộ Và Kiểm Toán Nội Bộ‌


giao dịch tự động; Pháp lý hóa, trách nhiệm hóa thông qua văn bản trong việc quản lý, cung cấp, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin quản lý ngân hàng đối với từng NHTM; Để đề phòng rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào, từng NHTM cần sớm có kho dự phòng lưu trữ và xử lý dữ liệu tập trung. Đây là yêu cầu bắt buộc mà các ngân hàng phải phấn đấu thực hiện; Phương án quản lý hệ thống tập trung có ưu điểm hơn hẳn phương án quản lý hệ thống phân tán.


3.2.1.4. Hoàn thiện thể chế kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ‌


Xác định đúng đắn mô hình tổ chức và cấu trúc hoạt động của kiểm soát nội bộ NHTM; Xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ theo hướng thống nhất từ Hội sở chính tới chi nhánh của NHTM. Đổi mới căn bản phương pháp kiểm tra nội bộ hiện hành thay kiểm toán nội bộ từ bị động sang chủ động theo kế hoạch trên cơ sở đánh giá, xếp loại rủi ro của từng nghiệp vụ, từng chi nhánh, thay từ kiểm tra chi tiết tính tuân thủ và các vi phạm xảy ra sang kiểm toán hệ thống định hướng rủi ro, dự đoán rủi ro tiềm ẩn để đề phòng, khắc phục kịp thời; Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các chương trình phần mềm hỗ trợ kiểm toán nội bộ khai thác kịp thời, cập nhật, đầy đủ, chính xác các dữ liệu thông tin cần thiết theo yêu cầu; Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân lực đáp ứng đòi hỏi, nâng cao chất lượng kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ.


3.2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng xử lý nợ xấu‌‌


3.2.2.1. Thành lập bộ phận quản lý nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.


Qua học tập kinh nghiệm của Thái Lan, các NHTM nên tham khảo và thành lập ra một bộ phận quản lý nợ (Assets Management Division - AMD) hoặc bộ phận quản lý nợ đặc biệt (Special Assets Management - SAM) để chuyên trách việc xử lý các khoản nợ xấu.

Giải pháp xử lý nợ xấu cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - 12


Trong điều kiện thực tế của Việt Nam, một số NHTM giao việc xử lý nợ xấu cho chính các bộ phận đề xuất tín dụng. Tuy nhiên do chính các bộ phận này là thường


không có trình độ chuyên sâu trong lĩnh vực xử lý nợ, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề pháp lý, đặc biệt là các vấn đề trước, trong và sau quá trình tố tụng, do vậy tiến độ và hiệu quả thu hồi nợ xấu chưa cao. Ngoài ra còn có các hạn chế trong việc đánh giá khách hàng, hoặc các vấn đề về mối quan hệ giữa bộ phận cho vay và khách hàng.


Nhiệm vụ chính của bộ phận quản lý nợ có vấn đề là theo dòi và quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ. Với việc hình thành bộ phận này, các NHTM vừa đảm bảo các chức năng độc lập của các bộ phận, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các bộ phận chức năng.


3.2.2.2. Đa dạng hóa các phương thức xử lý nợ xấu


Song song với việc đẩy mạnh công tác xử lý bán TSBĐ để thu hồi nợ vay, để nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ, các NHTM nên chủ động nghiên cứu và thực hiện đa dạng hóa các hình thức nhằm thu hồi được số nợ nhiều nhất. Cụ thể:


(i) Ngân hàng có thể đẩy mạnh việc bán các khoản nợ xấu cho DATC;


(ii) Cải tạo nâng cấp, sửa chữa để góp vốn liên doanh bằng TSBĐ (trong trường hợp TSBĐ không bán được);


(iii) Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp;


(iv) Hoặc khôi phục lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh/ bán… Chẳng hạn như đối với các khoản nợ xấu của DNNN (kể cả nợ cho vay theo chỉ định, kế hoạch Nhà nước), Ngân hàng chuyển sang DATC để tiếp tục theo dòi xử lý theo thẩm quyền. Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân khác thì Ngân hàng được phép bán nợ cho DATC, Quỹ hỗ trợ phát triển, Ngân hàng chính sách, hoặc các doanh nghiệp, cá nhân có chức năng mua bán nợ. Đối với những khoản nợ xấu của các doanh nghiệp mà Ngân hàng không chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tổ chức, cá nhân khác thì Nhà nước cần có cơ chế để Ngân


hàng có thể chủ động áp dụng các biện pháp cơ cấu lại tài chính và hoạt động của doanh nghiệp.


3.2.2.3. Đánh giá lại các khoản vay và cơ cấu lại nợ‌


Trong bối cảnh nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng, việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các khoản vay không trả nợ đúng hạn do tác động của các yếu tố kinh tế trong nước và quốc tế làm cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, chậm tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm, ứ đọng tồn kho hàng hóa. Các NHTM cần chủ động phối hợp với khách hàng vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ và tiếp cận vay vốn, nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vay từng bước phục hồi, duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng trả nợ, giảm nợ xấu, tiếp tục xem xét cho vay mới đối với các nhu cầu vốn vay có hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ.


Các NHTM cần chủ động trong việc tiếp cận với khách hàng vay gặp khó khăn, để thẩm định lại khả năng hoạt động, thu hồi vốn, khả năng sinh lợi của dự án, nếu thấy doanh nghiệp có đủ điều kiện thu hồi nợ thì xem xét cơ cấu lại nợ để doanh nghiệp có vốn hoạt động, qua đó giúp khách hàng trong việc đối đầu và vượt qua những khó khăn ngắn hạn.


Tuy nhiên việc cơ cấu lại nợ chỉ nên áp dụng áp dụng cho các doanh nghiệp có những khó khăn tạm thời, có kế hoạch sản xuất kinh doanh, có khả năng khắc phục được những khó khăn thì ngân hàng mới cơ cấu lại nợ.


3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ‌


3.3.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam


3.3.1.1. Minh bạch hóa hệ thống thông tin


Như đã phân tích ở chương II, sự kém minh bạch dẫn đến không thể đánh giá đầy đủ sự bất ổn của hệ thống ngân hàng, trong đó tỷ lệ nợ xấu là một ví dụ điển hình.


Bên cạnh đó, quy trình phân loại nợ lỏng lẻo đã dẫn đến việc trích lập dự phòng ít hơn cũng như báo cáo đẹp hơn về lợi nhuận của các ngân hàng. Chính vì vậy NHNN đã ban hành thông tư số 35/2011/TT-NHNN quy định việc công bố và cung cấp thông tin của NHNN, việc thực hiện công khai nợ xấu theo Thông tư 35 cũng sẽ là hình thức cạnh tranh giữa các ngân hàng một cách lành mạnh, có lợi cho người gửi tiền và thị trường tiền tệ.‌


Thông tư số 35/2011/TT của NHNN vừa công bố có khá nhiều đổi mới, trong đó có điểm quan trọng là sẽ công bố 5/12 chỉ số cốt lòi trong bộ chỉ số lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia theo tiêu chuẩn của IMF, gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, dư nợ của từng lĩnh vực trong tổng dư nợ, chỉ số ROA (lợi nhuận trên tài sản) và ROE (lợi nhuận trên vốn đầu tư) của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng của NHNN trong quá trình minh bạch hóa thông tin về hoạt động ngân hàng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung, tái cơ cấu ngành ngân hàng nói riêng.


NHNN cần xác định rò chất lượng tài sản, giá trị nợ xấu nợ dưới chuẩn tại các NHTM và tính toán mức dự phòng rủi ro tín dụng từ đó đánh giá mức độ đảm bảo của vốn tự có, đặc biệt là các NHTM cần phải minh bạch trong việc phân loại kịp thời nợ xấu và nợ dưới chuẩn (non-performing loan “NPL”) để có các biện pháp làm sạch danh mục tín dụng và đảm bảo có đủ nguồn vốn để bù đắp các khoản lỗ. NHNN nên chỉ đạo nghiêm ngặt các NHTM rà soát nghiêm minh chất lượng tài sản, đánh giá trung thực tình hình tài chính sau đó mới nên đưa ra chiến lược tái cơ cấu vốn và tái cơ cấu ngành.


Để thực hiện tốt việc minh bạch hóa thông tin, tránh tình trạng các ngân hàng vì muốn "làm đẹp” con số công bố để thu hút khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng gian lận, công bố thông tin không chính xác theo hướng có lợi cho mình. Để thông tin đến với công chúng thực sự chính xác, điều quan trọng nhất là cần phải có một


tổ chức độc lập, có vai trò khai thác thông tin, kiểm định, kiểm soát thông tin từ phía các NHTM.


Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính, cũng như tăng cường kỷ luật thị trường, NHNN cần triển khai và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ “Bộ chỉ số lành mạnh tài chính” (Financial Soundness Indicators: FSIs) do Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã xây dựng và phổ biến. Bộ chỉ số này bao gồm 40 chỉ số tài chính, trong đó: (i) 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức nhận tiền gửi (12 chỉ số cốt lòi và 13 chỉ số khuyến khích); (ii) 2 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức tài chính khác; (iii) 5 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực tổ chức phi tài chính; (iv) 2 chỉ số phản ánh tài chính của khu vực hộ gia đình; (v) 2 chỉ số phản ánh tình hình thanh khoản của thị trường; (vi) 4 chỉ số phản ánh tình hình của thị trường bất động sản. (Xem phụ lục)


Điều này sẽ giúp đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, có vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, nhìn nhận chính xác thực trạng hoạt động của hệ thống tài chính mỗi quốc gia cũng như toàn cầu, đồng thời có vai trò lớn trong việc dự đoán, cảnh báo sớm và hoạch định chính sách, đưa ra các biện pháp quản lý hợp lý nhằm hạn chế những bất ổn, rủi ro có thể xảy ra, góp phần ngăn chặn, giảm thiểu hậu quả của khủng hoảng tài chính.


3.3.1.2. Giám sát hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM‌


Trên thực tế, các NHTM đã xây dựng hệ thống quản lý rủi ro nhưng mới ở bước ban đầu, vừa nghiên cứu tài liệu, vừa học hỏi sách vở, kinh nghiệm của những ngân hàng nước ngoài cũng như rút kinh nghiệm về quản trị rủi ro từ những biến động trên thị trường tiền tệ những năm vừa qua (ví dụ như đã chú trọng nhiều vào việc tham gia đấu thầu trái phiếu kho bạc để có hàng hóa tham gia thị trường mở). Tuy nhiên, để có hệ thống quản lý rủi ro bài bản và chắc chắc, cần có nhiều thời gian vì để tuân thủ các nguyên tắc quản trị rủi ro của Basel 2 đòi hỏi chi phí khá cao, đội


ngũ nhân viên, cán bộ có đủ kỹ năng, năng lực quản lý các rủi ro của các ngân hàng, có hệ thống thông tin quản trị, có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ...Như vậy, để đảm bảo các nguyên tắc liên quan đến quản trị rủi ro, NHNN cần:


(i) Xây dựng các tiêu chí để đánh giá được các chính sách và quy trình quản lý rủi ro do các NHTM xây dựng phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp của từng NHTM;


(ii) Từng bước chuẩn hóa các quy trình nhằm nhận dạng, đo lường và kiểm tra, kiểm soát các loại rủi ro;


(iii) Xem xét lại một số tỷ lệ quy định như tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn, tỷ lệ khống chế dư nợ vốn cho vay, chiết khấu giấy tờ có giá để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, tiến tới việc giao cho các NHTM quản lý tỷ lệ này tùy theo đặc thù kinh doanh, quy mô, cấu trúc, kỳ hạn, tính ổn định và thanh khoản của nguồn vốn của mỗi ngân hàng. Lúc này, NHNN sẽ giám sát dựa trên việc tuân thủ quy chế tín dụng và các chỉ tiêu an toàn khác;


(iv) Ngoài những cố gắng của NHTM, NHNN cần có những quy định buộc các NHTM chú trọng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và có biện pháp chế tài buộc tuân thủ các quy định này.


3.3.1.3. Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu hệ thống NHTM‌


Theo đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thì từ năm 2011- 2012, cơ quan đầu mối thực hiện tái cơ cấu là NHNN sẽ tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD; tiến hành đánh giá và phân loại TCTD; xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại TCTD yếu kém và các TCTD khác; tập trung hỗ trợ thanh khoản để bảo đảm khả năng chi trả của các TCTD; hoàn thành căn bản phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của các NHTM Nhà nước (trừ


Agribank); triển khai sát nhập, hợp nhất và mua lại TCTD; tăng vốn điều lệ và xử lý nợ xấu của các TCTD; cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản trị.


Tuy nhiên tiến trình hiện nay sau khi xác định được danh sách các ngân hàng yếu kém thì quá trình tái cơ cấu vẫn còn diễn ra khá thận trọng, chậm chạp trong khi các ngân hàng được coi là yếu kém là các ngân hàng có quản trị kinh doanh yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Với những đối tượng này nếu có hỗ trợ vốn hay xóa nợ xấu thì cũng khó trở thành ngân hàng mạnh được vì nền tảng cơ bản là cổ đông lớn yếu kém cả về quản trị doanh nghiệp lẫn khả năng tài chính. Bên cạnh đó, nếu tiếp tục cho tồn tại những ngân hàng yếu kém sẽ là gánh nặng cho hệ thống ngân hàng, làm ảnh hưởng đến việc quản trị của cả hệ thống NHTM.


Tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong ngành ngân hàng lên 40%, đồng thời cũng cho phép nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài lên mức 25% hoặc 30%/vốn điều lệ.


- Cho phép một số ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, quản trị doanh nghiệp tốt mua lại những ngân hàng yếu kém. Đây là một trong những giải pháp rất phổ biến đối với thông lệ thế giới. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á giai đoạn 1996 – 2001, nhiều nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, In đonexia…đã sử dụng thành công giải pháp này để giúp cho hệ thống ngân hàng nhanh chóng hồi phục.


- Khuyến khích hoặc thậm chí chỉ định các ngân hàng thật sự mạnh mua lại những ngân hàng yếu kém: NHNN cần cơ chế hỗ trợ tài chính cho các ngân hàng mua lại rợ ở đây không phải cho ngân hàng mạnh mà là vì mục tiêu xử lý nợ xấu, vì mục tiêu làm cho hệ thống NHTM mạnh lên. Tuy nhiên nếu như chỉ định các ngân hàng mạnh, NHTM cổ phần có cổ phần đa số của nhà nước mua lại những ngân hàng ốm yếu mà không có sự hỗ trợ từ Ngân hàng nhà nước thì các ngân hàng mạnh sẽ không tham gia và các ngân hàng chỉ tự nguyện tham gia khi họ thấy có lợi vì họ phải có trách nhiệm với các cổ đông của họ.


3.3.2. Một số kiến nghị với Chính phủ‌


3.3.2.1. Tăng cường giám sát hoạt động của DNNN‌


Để giám sát hoạt động của DNNN, Chính phủ cần ban hành quy chế giám sát với các mục tiêu đánh giá được thực trạng tài chính cũng như xem xét những rủi ro về mặt tài chính và đưa ra những cảnh báo từ phía cơ quan quản lý nhà nước cũng như những biện pháp từ chủ sở hữu và những giải pháp mà bản thân doanh nghiệp đó để ngăn ngừa rủi ro, đảm bảo cho tài chính được lành mạnh và kinh doanh có hiệu quả.


Quá trình giám sát theo dòi việc sử dụng vốn, tài sản nhà nước và phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của DNNN cần phải được thực hiện ở cả 03 chủ thể:


i) Tại Doanh nghiệp: Đối với Hội đồng thành viên, Ban điều hành, các bộ phận về tài chính kế toán, kiểm soát nội bộ… có trách nhiệm kiểm soát một cách thường xuyên liên tục tình hình tài chính và hoạt động của doanh nghiệp. Phải có kiểm soát đột xuất theo chuyên đề khi phát hiện những dấu hiệu bất bình thường.


ii) Các chủ sở hữu, các Bộ quản lý chuyên ngành, UBND các tỉnh, thành phố, Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước cũng phải có những động thái giám sát và yêu cầu doanh nghiệp có báo cáo giám sát định kỳ cũng như đột xuất theo yêu cầu của chủ sở hữu.


iii) Các cơ quan quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực. Ví dụ về quản lý tài chính là Bộ Tài chính thực hiện giám sát cả doanh nghiệp và chủ sở hữu. Cơ quan quản lý nhà nước còn có quyền và trách nhiệm công khai các số liệu tài chính. Đồng thời thực hiện các lộ trình, theo đó các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước phải công khai số liệu tài chính tương tự như đối với các công ty đại chúng để đảm bảo cho tình hình tài chính được lành mạnh.


Để thực hiện điều này, cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đầy đủ, tin cậy, cập nhật, rò ràng và minh bạch về các DNNN, đặc biệt là các tập đoàn, Tổng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2022