Kiến Nghị Nâng Cao Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ.

Thứ hai, nhân tố Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng mạnh thứ hai (hệ chuẩn hóa = 0.314) đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM. Điều này phù hợp với thực tế tại nhà trường vì môi trường kiểm soát được quyết định bởi triết lý nhà quản lý, phong cách lãnh đạo tạo ra bầu không khí tốt và quan tâm đến vấn đề kiểm soát của đơn vị cũng như có những quy định về đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực giáo dục; quy định về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cũng như công tác luân chuyển cán bộ khi cần, tất cả những điều này sẽ làm cho hoạt động KSNB của nhà trường sẽ được phát huy tốt trong từng bộ phận, phòng ban, Khoa, Viện, Trung Tâm. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp rất nhiều với các nghiên cứu trước như: Sterck và cộng sự (2005); Ssuuna Pius Mawanda (2008); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Rahahleh, M. (2011); Babatunde & Shakirat Adepeju (2013); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Hồ Thị Thanh Ngọc (2010); Nguyễn Thị Hoàng Anh (2012); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013); Nguyễn Thị Thu Hậu (2014); Lê Nguyễn Trường An (2017).

Thứ ba, nhân tố Đánh giá rủi ro có ảnh hưởng thuận chiều và có tác động mạnh thứ ba đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM (có hệ số chuẩn hóa = 0.289). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế, bởi lẽ ngày nay các trường đại học hoạt động theo cơ chế tự chủ nên đã dần hoàn thiện việc nhận diện các rủi ro và đánh giá các rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động thường xuyên của nhà trường nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của đơn vị. Đối với các trường đào tạo đa ngành, đa nghề hoạt động với quy mô lớn như trường ĐH TDM thì các hoạt động ngày càng đa dạng và khối lượng công việc ngày càng lớn theo nhu cầu phát triển của nhà trường, nên việc đánh giá rủi ro cũng cần phải được quan tâm để duy trì tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của một số tác giả như: Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013).

Thứ tư, nhân tố Hoạt động giám sát là nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều và mạnh thứ 4 trong 5 nhân tố tác động đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM (có hệ số chuẩn hóa = 0.258). Điều này phản ánh được dùng với thực tế trong hoạt động của nhà trường bởi vì đối với trường đại học có hoạt động mang tính chất đặc thù rất cao là đào tạo nâng cao trình độ con người, sản phẩm tạo ra là lực lượng lao động tri

thức có trình độ chuyên môn cao cung ứng cho thị trường lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó việc giám sát các hoạt động này là một nhu cầu cần thiết để đảm bảo hoạt động giáo dục đào tạo tuân thủ quy định của pháp luật và cũng như đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan. Tuy nhiên do các quy định và quy trình giám sát các hoạt động này ngày càng được nhà trường quan tâm và càng đi vào nề nếp nên vấn đề giám sát không còn là vấn đề phải quá quan tâm khi nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB nhà trường. Mặt khác, về mặt khoa học, kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả như: Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno L. Inanga (2009); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013); Phạm Thị Hoàng (2013); Lê Nguyễn Trường An (2017).

Cuối cùng, nhân tố Thông tin và truyền thông là nhân tố ảnh hưởng cùng chiều và có tác động yếu nhất đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM, điều này phù hợp với thực tế hiện nay bởi vì trong thực tế việc kiểm soát bằng các quy định quy trình và thủ tục kiểm soát từ UBND tỉnh đến nhà trường; các bộ phận trong trường đều phải thể hiện bằng các văn bản theo quy định của pháp luật và được truyền thông đến các đối tượng có liên quan để thực hiện, do vậy khi công tác thông tin và truyền thông tốt thì hoạt động kiểm soát sẽ phát huy được sự hữu hiệu. Kết quả này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của các tác giả như: Sterck và cộng sự (2005); Angella Amudo & Eno

L. Inanga (2009); Rahahleh, M. (2011); Shakirat Adepeju Babatunde & Kabiru Isa Dandago (2014); Hồ Thị Thanh Ngọc (2010); Đinh Thế Hùng và cộng sự (2013)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4


Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện trong chương 4, tác giả đã chỉ ra rằng mô hình và các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu là có ý nghĩa. Kết quả của nghiên cứu nêu rõ: có 5 nhân tố ảnh hưởng đến Tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. Mỗi một nhân tố có mức độ tác động đến Tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại nhà trường là khác nhau và được mức độ tác động được sắp xếp theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: Hoạt động kiểm soát; Môi trường kiểm soát; Đánh giá rủi ro; Hoạt động giám sát; Thông tin truyền thông.

Căn cứ vào kết quả kiểm định này tác giả đã đưa ra các bàn luận quan trọng nhằm khẳng định sự phù hợp của vấn đề nghiên cứu với thực trạng hoạt động KSNB hiện nay của trường ĐH TDM, đồng thời cũng khẳng định sự tương đồng kết quả nghiên cứu của tác giả so với các nghiên cứu trước liên quan mà đề tài đã tìm hiểu. Mặt khác, kết quả nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để tác giả để xuất các kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM trong thời gian tới.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Thông qua việc tìm hiểu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, tác giả xác định việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM là cần thiết cả về khía cạnh khoa học và thực tiễn. Để thực hiện việc nghiên cứu tác giả đã xác định khung lý thuyết bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, các quan điểm về KSNB, đặc biệt là dựa vào báo cáo INTOSAI 2013 áp dụng cho các đơn vị thuộc khu vực công. Đồng thời tham khảo các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống KSNB từ các đề tài nghiên cứu khác. Tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tư duy, phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả, thống kê phân tích (sử dụng mô hình EFA) để nghiên cứu luận văn.

Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA được dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu n = 165, tác giả đã xây dựng được 35 biến quan sát cho 5 thang đo biến độc lập. Các thang đo này được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu định lượng chính thức. Kết quả có tất cả 25 biến quan sát được gom vào 5 nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM, đó là:

1. Môi trường kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.314)

2. Đánh giá rủi ro (β chuẩn hóa = 0.289)

3. Hoạt động kiểm soát (β chuẩn hóa = 0.381)

4. Thông tin và truyền thông (β chuẩn hóa = 0.185)

5. Hoạt động giám sát (β chuẩn hóa = 0.258)

Bảng 5.1 - Tổng hợp kết quả nghiên cứu


STT

Tên nhân tố

Số tuyệt đối

(β)

Số tương

đối (%)

Vị trí tác

động

1

Hoạt động kiểm soát

0.381

23.31%

1

2

Môi trường kiểm soát

0.314

23.02%

2

3

Đánh giá rủi ro

0.289

21.18%

3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại trường đại học Thủ Dầu Một - 12

Hoạt động giám sát

0.258

18.91%

4

5

Thông tin và truyền thông

0.185

13.58%

5


Tổng

1.364

100%


4


Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố mà tác giả đã đề xuất gồm: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát đều ảnh hưởng cùng chiều đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM.

5.2. Kiến nghị nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Các kiến nghị được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM. Tác giả chỉ nghiên cứu đề xuất các kiến nghị liên quan đến các nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường nhằm nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM. Theo đó, để góp phần nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB, ĐH TDM cần nâng cao chất lượng hoạt động của các nhân tố và theo mức độ ưu tiên như sau:

5.2.1. Hoàn thiện nhân tố Hoạt động kiểm soát

Nhân tố Hoạt động kiểm soát có ảnh hưởng mạnh nhất đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM. Do vậy, việc cải thiện hoạt động kiểm soát có tính chất quyết định đến việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại trường ĐH TDM. Hiện tại hệ thống kiểm soát tại trường ở một số hoạt động đang diễn ra khá tốt cần được duy trì và phát huy. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát cần phải khắc phục để hoàn thiện hơn hệ thống KSNB của nhà trường. Cụ thể:

Nhà trường cần thiết kế và xây dựng hoàn chỉnh các chính sách, thủ tục kiểm soát phạm vi toàn đơn vị cũng như cụ thể cho từng bộ phận, từng hoạt động trong từng bộ phận trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, nhà trường cũng cần phải có biện pháp quản lý và sử dụng tài sản của được hiệu quả hơn, một số biện pháp đưa ra như: kiểm tra chéo, tăng cường thủ tục kiểm soát. Hoạt động chính của nhà trường là giáo dục và đào tạo nên cần quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát chất lượng đào tạo, từ khâu tuyển sinh đầu vào; đến công tác quản lý, đào tạo, giảng dạy (chương trình đào tạo, hoạt động dạy và học; phương pháp đánh giá môn học; tổ chức ra đề và thi hết môn,

…) và khâu đầu ra về công tác tốt nghiệp của người học. Theo đó, nhà trường cần đánh giá lại các quy trình, chính sách, thủ tục kiểm soát hiện hành có hữu hiệu hay không,

định kỳ ban lãnh đạo nhà trường cần tiến hành xem xét, lấy ý kiến phản hồi từ chính các nhân viên, các phòng ban, Khoa, Viện, Trung Tâm, từ đó có những điều chỉnh hợp lý hơn với tình hình thực tế tại nhà trường nhằm đảm bảo không những việc duy trì mà còn ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nhà trường.

Bảng 5.2: Kiến nghị cải thiện hoạt động kiểm soát của Nhà trường


STT

Nội dung kiến nghị

1

Nhà trường sử dụng phần mềm quản lý cho việc tuyển sinh và đào tạo

2

Nhà trường sử dụng phần mềm quản lý tài chính chung của Nhà trường

cũng như việc thanh toán thù lao cho CB-GV-NV

3

Nhà trường xây dựng bằng văn bản quy trình mua sắm vật tư, xây dựng

trang bị cơ sở vật chất

4

Định kỳ nhà trường thực hiện kiểm kê tài sản

5

Nhà trường nên tăng cường sử dụng các quy trình nghiệp vụ ISO để kiểm

soát, theo dõi, quản lý các công việc của nhà trường

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

5.2.2. Hoàn thiện nhân tố Môi trường kiểm soát

Với kết quả khảo sát cũng cho thấy Môi trường kiểm soát có tác động mạnh thứ hai đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM, do vậy cải tiến môi trường kiểm soát có tính chất quan trọng để nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của nhà trường. Theo đó, nhà trường cần cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn mà hiệu quả. Có chính sách tuyển dụng nhằm thu hút nhân tài; trọng dụng đối với các CB- GV-NV có năng lực và điều chuyển hoặc loại bỏ các cá nhân làm việc ở bộ phận không hiệu quả. Đây là điều quan trọng trong một đơn vị với thời gian thành lập và hoạt động với khoảng thời gian chỉ hơn 10 năm. Với các chính sách đãi ngộ nhân viên, thực hiện trên nguyên tắc chi trả dựa theo năng lực và hiệu quả công tác và tôn chỉ tính chính trực và giá trị đạo đức trong môi trường giáo dục để khuyến khích, tạo động lực cho CB-GV- NV, đồng thời tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, đoàn kết trong nội bộ.

Bên cạnh đó, cần xây dựng phong cách người lãnh đạo nhà trường luôn giữ được đạo đức cá nhân lịch sự hòa nhã, tôn trọng nhân viên nhất là đội ngũ giảng viên và nhân viên ở các lĩnh vực giỏi chuyên môn. Cần phân công đúng người, đúng năng lực, đánh giá năng lực của nhân viên cần dựa trên bảng mô tả công việc đã xây dựng sao cho phù hợp, giao đúng việc sẽ giúp cho nhân viên phát huy được năng lực của mình làm việc

86

có năng suất, hệ thống cũng như không ngừng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn điều này tạo ra động lực cũng như sự hứng thú trong công việc.

Bảng 5.3: Kiến nghị cải thiện môi trường kiểm soát của Nhà trường


STT

Nội dung kiến nghị

1

Nhà trường đặt ra yêu cầu về việc thực thi tính chính trực và giá trị đạo

đức đối với CB-GV-NV

2

Nhà trường xây dựng các quy chế về đào tạo, tài chính, bổ nhiệm, chính

sách kỷ luật, khen thưởng, phúc lợi đối với CB-GV-NV

3

Nhà trường xây dựng các chính sách và thủ tục về tuyển dụng, thu hút

nhân tài, khuyến khích hỗ trợ nâng cao trình độ của CB-GV-NV


4

Nhà trường luôn tuân thủ các quy định của pháp luật, cũng như cơ quan

quản lý, thực hiện đầy đủ các chính sách về lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ thanh toán vượt giờ


5

Cơ cấu tổ chức đang áp dụng tại trường phù hợp với đặc điểm hoạt động, xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn đối với từng CB-GV-NV, đội ngũ

CB-GV-NV đáp ứng được nhu cầu đào tạo

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

5.2.3. Hoàn thiện nhân tố Đánh giá rủi ro

Nhân tố Đánh giá rủi ro có tác động trực tiếp và mạnh thứ ba đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại ĐH TDM và cũng khẳng định đây là vấn đề chi phối đáng kể đến việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại nhà trường. Hiện nay, nhà trường hoạt động theo cơ chế tự chủ trong môi trường đào tạo đại học ngày càng có tính cạnh tranh cao ở Việt Nam, việc nhà trường đối mặt với các rủi ro trong hoạt động là điều không tránh khỏi. Theo đó, rủi ro trong việc đảm bảo, nâng cao chất lượng quản lý và đào tạo được xem là rủi ro lớn nhất mà nhà trường gặp phải, từ khâu tuyển sinh, đến hoạt động tổ chức đào tạo là một chuỗi các hoạt động đều có thể tiềm ẩn những rủi ro như tuyển sinh không đảm bảo chất lượng; quản lý đào tạo lỏng lẻo; chất lượng chương trình đào tạo chưa tốt; chất lượng giảng viên không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy; tổ chức ra đề thi và kiểm tra không tốt, …Do vậy, theo tác giả nhà trường cần thiết lập một cơ cấu tổ chức và văn hóa quản lý các rủi ro hiệu quả với các mục tiêu được xác định; nhận dạng các rủi ro có thể tác động tới nhà trường; phân tích các rủi ro; đánh giá các rủi ro và quản trị rủi ro, đồng thời thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục hoặc hạn chế

87

các rủi ro đó. Theo đó, nhà trường cần tăng cường trách nhiệm của Ban kiểm soát cũng như cán bộ phụ trách chất lượng của từng bộ phận trong đơn vị. Đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh, biện pháp ứng phó với rủi ro; dự báo rủi ro cần thực hiện các công tác: Rà soát những yếu tố tác động từ bên ngoài, bao gồm nhiều yếu tố chính trị, xã hội, kinh tế, giáo dục, chính sách pháp luật của Nhà nước. Mặt khác, cũng phải rà soát lại các yếu tố môi trường bên trong liên quan tới cơ cấu tổ chức, cơ chế, chính sách, công tác quản lý, điều hành của từng khoa phòng nhằm đưa ra cảnh báo về các rủi ro đối với nhà trường cũng như đối với CB-GV-NV và các bên có liên quan. Khi các rủi ro đã nhận diện xong, công việc còn lại là xem xét, đánh giá và đưa ra các phản ứng phù hợp.

Bảng 5.4: Kiến nghị cải thiện công tác đánh giá rủi ro của Nhà trường


STT

Nội dung kiến nghị

1

Nhà trường thường xuyên xây dựng phương án nhận diện, phân tích

và xác định rủi ro trước khi thực hiện mục tiêu

2

Nhà trường xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ rủi ro

3

Nhà trường xây dựng phương án kiểm soát rủi ro

4

Nhà trường có phương án nhằm khắc phục hoặc giảm thiểu rủi ro

5

Nhà trường thường xuyên lấy ý kiến của các đơn vị để hoàn thiện quy

trình, công tác đánh giá rủi ro

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

5.2.4. Hoàn thiện nhân tố Hoạt động giám sát

Hoạt động giám sát có tác động đến kết đến việc nâng cao tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của ĐH TDM. Hiện tại, công việc giám sát tại nhà trường vẫn đang được đánh giá tốt với đầy đủ các quy định, cơ chế giám sát từ việc giám sát của UBND tỉnh Bình Dương đối với toàn bộ hoạt động của nhà trường đến việc nhà trường giám sát hoạt động của các đơn vị trong trường như phòng ban, Khoa, Viện, Trung Tâm. Tuy nhiên, để hoạt động kiểm soát ngày càng hiệu quả và đảm bảo tính hiệu lực trong vận hành hệ thống KSNB thì nhà trường nên hình thành bộ phận giám sát riêng với cơ chế chính sách rõ ràng; đồng thời tăng cường quá trình giám sát hơn nữa với việc lấy ý kiến của CB-GV-NV để đánh giá lại quy trình, thủ tục, tiêu chí giám sát nhằm quy trình, hệ thống giám sát ở tất cả các mảnh hoạt động, đặc biệt là công tác tuyển sinh; đào tạo và tài chính của nhà trường.

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí