Ứng Dụng Lý Thuyết Dự Phòng Trong Nghiên Cứu Về Kiểm Toán Nội Bộ


trong các nghiên cứu, và rất phù hợp để phát triển khuôn khổ khái niệm cho nghiên cứu này (Chọn biến: Nguồn lực KTNB, Tính độc lập, Sự hỗ trợ của Nhà quản lý).

2.3.4. Lý thuyết dự phòng

2.3.4.1. Nội dung lý thuyết dự phòng

Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức của nó và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall 2007). Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh được gọi chung là lý thuyết dự phòng.

Các nhà lý thuyết quản lý cổ điển như Frederick Taylor (1911) và Henri Fayol (1949) cho rằng, các nguyên tắc quản lý chung sẽ làm cho các công ty thành công hơn. Tuy nhiên, Taylor cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn hình thức quản lý phù hợp nhất với một trường hợp cụ thể. Trong nghiên cứu của Henri Fayol cho thấy, không thể cứng nhắc hay tuyệt đối trong công việc quản lý.

Với các dự án nghiên cứu được phát triển và thực hiện từ những năm 1950, các học giả đã phản ứng gay gắt các nghiên cứu trước đó (Üsdiken, 2008). Nghiên cứu trong thời kỳ này nhấn mạnh sự khác biệt về cấu trúc giữa các tổ chức. Các nghiên cứu này nêu lý do tại sao cấu trúc tổ chức lại khác nhau và chỉ ra 3 vấn đề: Không có cách tổ chức chung tốt nhất cho mọi tổ chức; Cung cấp một khái niệm chính xác hơn để mô tả quản lý tổ chức và đề xuất các yếu tố môi trường cho những cách tổ chức khác nhau (Van de Ven và cộng sự, 2013). Đây là nền móng ban đầu cho sự ra đời của lý thuyết dự phòng, lý thuyết mô tả sự đa dạng của các cấu trúc và hành vi tổ chức. Lý thuyết này coi các tổ chức là hệ thống mở và thích ứng. Lý thuyết dự phòng được củng cố sau kết quả của một loạt các nghiên cứu trong những năm 1960 và 1970; khẳng định sự phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các yếu tố dự phòng ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức ở các cấp độ.

Đặc biệt, đến giữa những năm 1970, đã có một khung lý thuyết tạm thời xoay quanh lý thuyết dự phòng (Üsdiken, 2008). Các nghiên cứu nổi bật nhất và được trích dẫn thường xuyên nhất trong lý thuyết dự phòng đến từ Anh (Woodward (1958, 1965); Burns và Stalker (1961); Pugh (1973); Pugh và cộng sự (1968), (1969); Emery và Trist (1965); Child (1972) và Hoa Kỳ (Chandler (1962), Hage và Aieken (1967); Lawrence

và Lorsch (1967); Perrow (1967); Thompson (1967); Blau (1970).

Cơ cấu tổ chức được mô tả như một công cụ chức năng có thể biết được, quan sát được, đo lường được và có chức năng trong khuôn khổ lý thuyết dự phòng. Dự


phòng đại diện cho các biến xác định ảnh hưởng của các yếu tố thiết kế tổ chức đến hoạt động của tổ chức (Donaldson, 2001). Quy mô tổ chức, sử dụng công nghệ, chiến lược cạnh tranh và tính đa dạng trong hoạt động, mức độ không chắc chắn hoặc thay đổi của môi trường được xác định là các yếu tố dự phòng của thiết kế cơ cấu tổ chức. Dự phòng đã được tích hợp về mặt khái niệm từ những năm 1990.

Như vậy, thực tế không có một cơ cấu nào là tốt nhất cho một tổ chức. Hiệu suất của một tổ chức phụ thuộc vào sự phù hợp với cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh như môi trường, chiến lược, công nghệ, quy mô, văn hóa (Chenhall 2007). Điều này có nghĩa là cơ cấu tổ chức được điều chỉnh khi có sự thay đổi của các yếu tố dự phòng. Các lý thuyết phù hợp giữa cơ cấu tổ chức và các biến theo ngữ cảnh gọi chung là lý thuyết dự phòng.

2.3.4.2. Ứng dụng lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu về kiểm toán nội bộ

Lý thuyết dự phòng gần đây đã trở thành lý thuyết nổi trội và nhận được sự tập trung đông đảo hơn của các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán (Abushaiba & Zainuddin, 2012; Badara, 2015; Badara & Saidin, 2014; Ninlaphay & Ngamtampong, 2013; Reid & Smith, 2000; Sudsomboon & Ussahawanitchakit, 2009; Valanciene & Gimzauskiene, 2009).

Lý thuyết dự phòng thường được sử dụng khi đánh giá tính hiệu lực. Rất nhiều nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết dự phòng để nghiên cứu tính hiệu lực trong phạm vi một tổ chức ((Haldma & Laats, 2002; Kim & Umanath, 1993; Kepes, Delery & Gupta, 2009; Morton & Hu, 2008; Nicolaou, 2000). Chẳng hạn như, Nicolaou (2000) sử dụng lý thuyết dự phòng để xác định tính hiệu lực của hệ thống công nghệ thông tin kế toán. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra ba biến số dự phòng có ảnh hưởng đến tính hiệu lực, gồm có: cơ cấu tổ chức của công ty, sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt thông tin giữa các bộ phận trong công ty và sự phụ thuộc của thông tin được chia sẻ bởi các tổ chức khác. Tương tự, tính hiệu lực của thiết kế hệ thống kế toán phụ thuộc vào khả năng thích ứng với các yếu tố bên trong và bên ngoài của tổ chức (Haldma & Laats, 2002). Kim và Umanath (1993) nhận thấy tính hiệu lực phụ thuộc vào các yếu tố dự phòng như cơ cấu kiểm soát và cấu trúc phân cấp ra quyết định của công ty. Các nghiên cứu trên đã chỉ ra mối liên hệ giữa lý thuyết dự phòng với tính hiệu quả.

Phát hiện của Krishnamoorthy (2008) cho thấy tác động ngẫu nhiên của ủy ban kiểm toán đối với mối quan hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập. Sudsomboon và Ussahawanitchakit (2009) đã sử dụng lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu sự thành công của cuộc kiểm toán, cuối cùng kết luận rằng, sự thành công


đó phụ thuộc vào các biến số: áp lực từ các bên liên quan, quy tắc hành nghề, uy tín kiểm toán, chất lượng kiểm toán và tính cạnh tranh nghề nghiệp. Điều này cho thấy tầm quan trọng của lý thuyết dự phòng trong quan điểm kiểm toán. Ngoài ra, nghiên cứu của Endaya và Hanefah (2013) cho thấy mối quan hệ giữa đặc điểm của kiểm toán viên nội bộ và hiệu quả hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ đối với hiệu quả kiểm toán nội bộ phụ thuộc vào sự ủng hộ của các thành viên tổ chức. Badara (2015) đã chỉ ra ảnh hưởng của lý thuyết dự phòng đối với bằng chứng thực nghiệm của việc đo lường hiệu quả của các hoạt động kiểm toán đối với tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ.

Do đó, xem xét các thảo luận ở trên, lý thuyết dự phòng có thể là lý thuyết rất phù hợp trong việc giải thích nghiên cứu tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, đặc biệt với các biến: các hoạt động kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán nội bộ và sự hỗ trợ của các nhà quản lý đối với kiểm toán nội bộ

2.3.5. Phối hợp các lý thuyết trong nghiên cứu kiểm toán nội bộ

Nghiên cứu về kiểm toán theo truyền thống được thực hiện theo khuôn khổ lý thuyết đại diện (Pilcher và cộng sự, 2011). Tuy nhiên, Mihret và cộng sự (2010) lập luận rằng các lý thuyết kinh tế tân cổ điển bao gồm lý thuyết đại diện là lý do chính cho việc hạn chế các nghiên cứu trong kiểm toán nội bộ. Các tác giả chỉ trích giả định rằng các hiện tượng tổ chức chỉ được thúc đẩy bằng cách tối đa hóa lợi ích của cá nhân, và khẳng định hành vi của các cá nhân không thể tách ra khỏi các thiết lập xã hội. Vì vậy, họ đề xuất lý thuyết thể chế.

Việc sử dụng nhiều hơn lý thuyết kết hợp cho phép xem xét các khía cạnh xã hội, hành vi và các khía cạnh kinh tế. Một số nghiên cứu trước đây đã áp dụng cả lý thuyết đại diện và lý thuyết thể chế (Yamak & Suer, 2005; Christopher và cộng sự, 2009; Yaqi và cộng sự, 2012).

Trong nghiên cứu này, trong khi lý thuyết đại diện chủ yếu được sử dụng để hiểu động cơ kinh tế làm cho các kiểm toán viên nội bộ tìm kiếm lợi ích cá nhân của họ ngay cả khi đi ngược lại lợi ích của thành viên HĐQT hoặc lợi ích tổ chức, lý thuyết đại diện giải thích sự xuất hiện của một số biến trong mô hình nghiên cứu, như: tính độc lập của kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ, mức độ tương tác giữa kiểm toán viên nội bộ và ủy ban kiểm toán và tính khách quan của kiểm toán nội bộ. Nếu kiểm toán nội bộ không đủ tính độc lập và khách quan, rất có thể họ sẽ làm việc vì lợi ích của bản thân, hoặc theo lợi ích của một nhóm liên quan, giúp che giấu sai phạm của các nhà quản lý, hoặc thông đồng cùng các nhà quản lý


trục lợi, như vậy, lợi ích của toàn công ty không còn là mục tiêu hướng tới. Tương tự, sự tương tác thường xuyên, giám sát chặt chẽ, ủy ban kiểm toán hoàn toàn có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời nếu kiểm toán nội bộ có dấu hiệu hoạt động vì mục đích riêng lẻ, xảy ra vấn đề đại diện.

Tiếp theo, lý thuyết dựa trên nguồn lực nhận định các nhân tố bên trong tổ chức là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả và lợi thế cạnh tranh của tổ chức đó. Đối với kiểm toán nội bộ, các yếu tố bên trong của lý thuyết này được thể hiện qua các biến: (i) nguồn lực của kiểm toán nội bộ: kiểm toán viên nội bộ có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm không; (ii) sự hỗ trợ từ các nhà quản lý: kiểm toán nội bộ có được cung cấp đầy đủ các tài nguyên cần thiết để kiểm toán không, có được tạo điều kiện, môi trường thích hợp để thực hiện các đề xuất, kiến nghị đưa ra hay không; (iii) tính độc lập của kiểm toán nội bộ: mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các đơn vị được kiểm toán;

(iv) các hoạt động kiểm toán nội bộ: kế hoạch kiểm toán được lập như thế nào, tần suất thực hiện, chất lượng kiểm toán ra sao và (v) sự nghiệp, khả năng thăng tiến.

Ngoài ra, lý thuyết thể chế thông báo về mức độ tuân thủ các quy định liên quan và tác động của nó đối với sự hỗ trợ của công ty đối với kiểm toán nội bộ. Cụ thể, lý thuyết thể chế được thể hiện thông qua biến: (i) nguồn lực của kiểm toán nội bộ - kiểm toán viên nội bộ có đạt đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm, có thường xuyên tham gia đào tạo theo quy định hay không; (ii) các hoạt động của kiểm toán nội bộ - kiểm toán nội bộ có thực hiện đầy đủ và đúng theo các chuẩn mực, quy định pháp luật và quy chế công ty hay không; (iii) lĩnh vực hoạt động của tổ chức, (iv) ngành nghề kinh doanh và

(v) tình trạng niêm yết – mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có thể có các quy định riêng biệt cho đặc thù ngành, cũng như các văn bản pháp luật chặt chẽ hơn đối với các công ty đã niêm yết, do đó cần xem xét kiểm toán nội bộ đã tuân thủ và xem xét mức độ tuân thủ của tổ chức với những quy định riêng biệt, đặc thù này hay chưa.

Cuối cùng, lý thuyết dự phòng khẳng định một cái gì đó chỉ đúng trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó, và không có một cơ cấu tổ chức nào là tối ưu, tổ chức cần thay đổi để thích ứng với các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty. Lý thuyết này được thể hiện thông qua các biến: (i) tính độc lập của kiểm toán nội bộ: kiểm toán nội bộ trực thuộc và báo cáo cho ai, chịu sự kiểm soát của bộ phận nào; (ii) các hoạt động của kiểm toán nội bộ: kế hoạch kiểm toán đã phù hợp với điều kiện môi trường kinh doanh, hoạt động cụ thể của doanh nghiệp, của từng phòng ban hay chưa và (iii) sự hỗ trợ của nhà quản lý đối với kiểm toán nội bộ: liên quan đến khả năng đảm bảo tính độc lập và quyền hạn, phạm vi được phép thực hiện kiểm toán nội bộ.


Bảng 2.1. Tổng hợp ứng dụng các lý thuyết nền tảng để chọn biến trong nghiên cứu tính hiệu lực của KTNB



Lý thuyết


Giải thích

Nhân tố ảnh hưởng trong các công trình nghiên cứu


Lý thuyết

đại diện

Được sử dụng để hiểu động cơ kinh tế làm cho các kiểm toán viên nội bộ tìm kiếm lợi ích cá nhân của họ ngay cả khi đi ngược lại lợi ích của thành viên

HĐQT hoặc lợi ích tổ chức.

(i) Tính độc lập của kiểm toán nội bộ;

(ii) Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ;

(iii) Mức độ tương tác giữa kiểm toán viên nội bộ và ủy ban kiểm toán


Lý thuyết dựa trên nguồn lực


Các nhân tố bên trong tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

(i) Nguồn lực của kiểm toán nội bộ

(ii) Các hoạt động của kiểm toán nội bộ

(iii) Sự hỗ trợ của nhà quản lý đối với kiểm toán nội bộ

(iv) Tính độc lập của kiểm toán nội bộ

(v) Sự nghiệp và khả năng thăng tiến



(i) Nguồn lực của kiểm toán nội bộ



(trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm phải



theo quy định);


Yêu cầu về mức độ tuân thủ

(ii) Các hoạt động của kiểm toán nội bộ


Lý thuyết thể chế

các quy định liên quan và tác động của nó đối với sự hỗ trợ của công ty đối với kiểm toán

- (thực hiện đầy đủ và đúng theo các chuẩn mực, quy định pháp luật và quy chế công ty);


nội bộ.

(iii) Lĩnh vực hoạt động của tổ chức,



(iv) Ngành nghề kinh doanh và



(v) Tình trạng niêm yết (có các quy



định riêng biệt cho đặc thù ngành)


Không có cơ cấu tổ chức tối

(i) Tính độc lập của kiểm toán nội bộ

Lý thuyết

ưu, tổ chức cần thích ứng với

(ii) Các hoạt động kiểm toán nội bộ

dự phòng

các thay đổi của các yếu tố bên

(iii) Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến


trong và bên ngoài DN

kiểm toán nội bộ;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

Nguồn: tổng hợp của tác giả


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về tính hiệu lực của Kiểm toán nội bộ. Về cơ sở lý thuyết, chương 2 xem xét lịch sử hình thành, khái niệm, chức năng, đặc điểm, phạm vi, vai trò của kiểm toán nội bộ. Sau đó, chương 2 đưa ra khái niệm và cách tiếp cận đo lường tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ. Tiếp theo, các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu về kiểm toán nội bộ được đề, bao gồm: Lý thuyết đại diện, lý thuyết dựa trên nguồn lực, lý thuyết thể chế, lý thuyết dự phòng và sự phối hợp các lý thuyết đó trong nghiên cứu kiểm toán nội bộ.

Sau khi trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản liên quan đế chủ đề nghiên cứu, chương 2 tổng quan các nghiên cứu về tính hiệu lực và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB của một số tác giả tiêu biểu nhằm đưa ra nhận định về khoảng trống nghiên cứu cho đề tài. Phần lớn các tác giả sử dụng phương trình hồi quy để biểu diễn sự phụ thuộc của tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ vào một số biến độc lập, điển hình như: nguồn lực của kiểm toán nội bộ, tính độc lập của kiểm toán viên nội bộ, các hoạt động kiểm toán nội bộ, sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến kiểm toán nội bộ… Với mỗi biến độc lập, các phương pháp thu thập dữ liệu, thang đo cũng được nêu ra để xem xét tính phù hợp khi áp dụng vào đề tài nghiên cứu này. Tại phụ lục 1, Luận án đã tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ theo tên biến, tác giả, quốc gia, dữ liệu, kết quả nghiên cứu, thang đo; đây là nền tảng cho việc chọn biến, xây dựng giả thuyết và mô hình nghiên cứu trong chương 3 của luận án.

Như vậy, chương 2 đã cung cấp những nội dung cơ bản về chủ đề tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, từ lịch sử, khái niệm, đặc điểm, chức năng, cách thức đo lường, cho đến mô hình và các nhân tố ảnh hưởng. Từ đó, tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu – nội dung sẽ được đào sâu thực hiện tại đề tài này.


CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu được sử dụng để giải quyết câu hỏi nghiên cứu theo từng bước như sau:

Bước một, phương pháp định tính: Sử dụng giai đoạn đầu để khám phá nhân tố (biến độc lập) và xác định thang đo cho các biến. Luận án sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp suy diễn và phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia. Phương pháp suy diễn bắt đầu với những ghi nhận về các biến quan sát được trình bày từ những nghiên cứu đã qua, tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB.

Từ đó đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đối tượng phỏng vấn sâu chuyên gia bao gồm: các nhà quản lý, trưởng bộ phận KTNB, Kiểm toán viên nội bộ lâu năm trong ngân hàng và các nhà nghiên cứu về lĩnh vực kiểm toán…với nhiều kinh nghiệm, tri thức về Kiểm toán nội bộ và ngân hàng. Trên cơ sở góp ý của các chuyên gia, nghiên cứu sinh sắp xếp vào từng khái niệm nghiên cứu có liên quan, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB, xây dựng, hoàn thiện thang đo tính hiệu lực của KTNB và các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB. Trên cơ sở đó hoàn thiện bảng hỏi cho giai đoạn khảo sát điều tra diện rộng.

Bước hai, thực hiện phương pháp định lượng:

- Giai đoạn Pilot test: Trước khi đưa ra bảng hỏi chính thức, nghiên cứu sinh dùng bảng hỏi để thu thập thông tin tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong số đó, tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ tại các Ngân hàng thương mại. Kết quả Pilot test nhằm giúp loại bỏ những hiểu lầm trong cách sử dụng từ ngữ và loại những biến quan sát không hợp lý trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức. Do vậy, để phân tích Pilot test tác giả tiến hành kiểm tra độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.

- Giai đoạn nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại và gửi bảng câu hỏi khảo sát qua thư điện tử nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết thông qua khảo sát thực tế gồm 4 Ngân hàng Thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và 31 NHTM cổ phần.


Tác giả sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ, với điểm 1 là hoàn toàn không đồng ý và điểm 5 là hoàn toàn đồng ý. Thang đo sẽ được đánh giá sơ bộ sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích nhân tố khẳng định CFA, Phân tích mô hình SEM để kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết. Phân tích dữ liệu dựa trên việc sử dụng phần mềm thống kê SPSS 22.0 và AMOS 22. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:


Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu

lực của kiểm toán nội bộ

Khoảng trống nghiên cứu của đề tài nghiên cứu

Xây dựng giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Các mô hình kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Thu thập dữ liệu từ thực tiễn để kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Thảo luận kết quả nghiên cứu, các khuyến nghị và kết luận

Như vậy, sau khi xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, luận án được thiết kế bắt đầu từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và tổng quan các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Trên cơ sở đó tác giả tìm ra khoảng trống nghiên cứu, đồng thời xây dựng giả thuyết và lựa chọn mô hình nghiên cứu phù hợp. Tiếp theo, các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định và mô hình cấu trúc SEM được đưa ra dựa trên dữ liệu thu thập được từ thực tiễn các NHTM của Việt Nam. Dựa vào đó, luận án thảo luận về các kết quả nghiên cứu, và đưa ra khuyến nghị phù hợp với tình hình cụ thể của các NHTM Việt Nam.

3.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu, luận án nhận thấy các nhóm nhân tố có thể phân loại vào 2 nhóm các nhân tố vi mô và nhân tố vĩ mô dưới đây, được đề cập trong nghiên cứu của Rainer Lenz & Ulrich Hahn, 2015:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023