Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán Nội Bộ Ngân Hàng Thương Mại


được tiến hành ít nhất năm năm một lần (chuẩn mực 1312). Trách nhiệm giám sát và đánh giá chất lượng kiểm toán nội bộ thuộc về giám đốc điều hành kiểm toán [33].

1.2.5. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại

Theo Đại từ điển tiếng việt (2013), thuật ngữ "bộ máy" được hiểu là toàn bộ các cơ quan cùng thực hiện nhiệm vụ chung của một tổ chức. Bộ máy kiểm toán nói chung bao gồm các kiểm toán viên và phương tiện của kiểm toán để thực hiện chức năng kiểm toán. Vậy tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ NHTM có thể được hiểu là tập hợp con người và các bộ phận cấu thành trong tổ chức kiểm toán nội bộ được tổ chức theo cơ cấu nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ/chức năng/mục tiêu chung do NHTM đề ra. Các NHTM phải thiết lập và tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ dựa trên cơ sở tổ chức công việc kiểm toán nội bộ. Nội dung tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ NHTM là đa dạng, nhưng nhìn chung bao gồm hai yếu tố chủ yếu: mô hình và cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ; và kiểm toán viên nội bộ.

1.2.5.1. Mô hình và cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ

Việc xây dựng mô hình bộ máy kiểm toán nội bộ phải căn cứ vào nhiều yếu tố như: quy mô và phạm vi hoạt động của ngân hàng, mức độ phân cấp quản lý, năng lực của các kiểm toán viên nội bộ, các lĩnh vực dịch vụ mà ngân hàng cung cấp ra thị trường. Việc thiết lập mô hình bộ máy kiểm toán nội bộ thành công hay không còn phụ thuộc vào nhận thức của nhà quản lý của ngân hàng. Trong các NHTM, bộ máy KTNB có thể được tổ chức theo mô hình tập trung, phân tán hoặc kết hợp vừa tập trung vừa phân tán.

Cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ là các bộ phận cấu thành của tổ chức kiểm toán nội bộ. Thông qua cơ cấu để phản ánh chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của tổ chức.

Theo mô hình tập trung, chức năng kiểm toán nội bộ thuộc về Trụ sở chính. Cơ cấu tổ chức kiểm toán nội bộ được thực hiện theo Quy chế tổ chức


và hoạt động của NHTM do Uỷ ban kiểm toán nội bộ ban hành và HĐQT NHTM phê duyệt. Theo đó kiểm toán nội bộ NHTM được tổ chức thành phòng, ban, hoặc nhóm, tổ công tác trực thuộc Uỷ ban kiểm toán (do HĐQT phê duyệt và thành lập). Ban Kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận/phòng kinh doanh cần kiểm toán và phải được thông báo về khả năng xung đột lợi ích. Bộ máy kiểm toán nội bộ gồm: Trưởng Ban KTNB; Phó trưởng ban, Trưởng phòng kiểm toán nội bộ (theo các nội dung/ tính chất công việc) và các kiểm toán viên nội bộ. Trưởng ban KTNB do UBKT chỉ định, và có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên UBKT về các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán. Đồng thời Trưởng phòng / Ban KTNB thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo công việc hàng ngày với BĐH. Kiểm toán viên nội bộ làm việc tại các bộ phận kinh doanh cần báo cáo lên trưởng bộ phận kiểm toán khu vực trực thuộc ban kiểm toán nội bộ tại TSC thay vì báo cáo cho cán bộ phụ trách bộ phận kinh doanh đó. Ban KTNB cần coi các bộ phận/ phòng kinh doanh là “khách hàng” để cung cấp cho họ chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Nhằm tối ưu tính độc lập, các phòng kiểm toán nội bộ cũng phải được tách biệt hoàn toàn giữa chức năng thiết lập chính sách và bảo đảm chất lượng với chức năng thực hiện nghiệp vụ. Để thực hiện công việc kiểm toán theo kế hoạch, các kiểm toán viên nội bộ sẽ phải xuống các chi nhánh và đơn vị phụ thuộc. Việc này có thể sẽ tốn thời gian, chi phí và đòi hỏi kiểm toán nội bộ tại Trụ sở chính phải có sự hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động thực tế tại chi nhánh/ bộ phận được kiểm toán. Sơ đồ 1.2 dưới đây mô tả về mô hình tổ chức của Ban kiểm toán nội bộ trong các NHTM thông thường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

Theo mô hình phân tán, chức năng kiểm toán nội bộ có thể nằm ở các chi nhánh, hoặc đơn vị phụ thuộc của NHTM. Cán bộ kiểm toán có thể thuộc biên chế của chi nhánh hoặc đơn vị phụ thuộc. Mô hình này có thể khắc phục được những hạn chế của mô hình tập trung như tiết kiệm thời gian, không gian và chi phí kiểm toán; việc hiểu biết và nhận diện rủi ro tại đơn vị có thể


sâu sắc và kịp thời, tạo thuận lợi cho quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Mặt hạn chế chủ yếu của mô hình này là sự độc lập của cán bộ kiểm toán có thể bị ảnh hưởng. Điều này vi phạm nguyên tắc đạo đức của kiểm toán nội bộ.

Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức tập trung của bộ phận kiểm toán nội bộ


Theo mô hình hỗn hợp chức năng kiểm toán nội bộ có thể tập trung tại Trụ 1

Theo mô hình hỗn hợp, chức năng kiểm toán nội bộ có thể tập trung tại Trụ sở chính (đặc trưng của mô hình tổ chức tập trung) nhằm duy trì tính độc lập của cán bộ kiểm toán. Tại các chi nhánh bộ phận kiểm toán nội bộ có thể hoạt động (mô hình phân tán), nhưng biên chế của các cán bộ này lại thuộc về Trụ sở chính để tách biệt chức năng kiểm toán nội bộ với công việc hàng ngày của chi nhánh. Điều này có thể khắc phục được hạn chế của hai mô hình trên, nhưng đòi hỏi các NHTM phải thiết lập các chính sách và quy trình kiểm tra, đánh giá hoạt động kiểm toán nội bộ phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực và hoạt động ngân hàng.

1.2.5.2. Kiểm toán viên nội bộ

Kiểm toán viên trong bộ máy kiểm toán nội bộ thường được gọi là KTV nội bộ. Họ là những người làm việc trong tổ chức kiểm toán nội bộ, thuộc biên chế của các NHTM. Các KTV nội bộ phải đảm bảo được các yêu cầu chung về kỹ năng, khả năng; đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập cần thiết.


a) Yêu cầu đối với KTV nội bộ

Theo các chuẩn mực quốc tế về thực hành nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ

[32] do IIA ban hành, các kiểm toán viên nội bộ phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Về kỹ năng, khả năng: KTV phải được đào tạo đúng chuyên ngành, có sự hiểu biết cần thiết về cả lý thuyết lẫn thực tiễn kế toán, kiểm toán… Đồng thời KTV phải có đủ năng lực để thực hiện công việc kiểm toán. Thường xuyên nâng cao trình độ hiểu biết thông qua đào tạo, tự cập nhật kiến thức, thi tuyển… trong suốt quá trình hành nghề kiểm toán.

Đạo đức nghề nghiệp: KTV phải tuân thủ điều lệ đạo đức nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán.

Tính độc lập: KTV phải giữ vững tính độc lập, luôn có thái độ vô tư, khách quan trong suốt quá trình kiểm toán. Không để bị chi phối bởi các lợi ích vật chất hoặc quan hệ tình cảm. Nếu có sự hạn chế về tính độc lập thì cần tìm cách loại bỏ, nếu không cần nêu rõ trong báo cáo kiểm toán.

Tôn trọng pháp luật; Tôn trọng bí mật;

Tuân thủ các chuẩn mực nghiệp vụ;

Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp (Chuẩn mực kiểm toán nội bộ).

b) Tiêu chuẩn đối với KTV nội bộ

Trên thế giới, dù không có những tiêu chuẩn ngành về yêu cầu trình độ nghề nghiệp, nhưng thông thường các kiểm toán viên nội bộ có bằng cử nhân tài chính, luật hay quản trị và chứng chỉ Kiểm toán viên công chứng (CPA) hay chứng chỉ Kiểm toán nội bộ (CIA). Tiêu chuẩn đối với KTV nội bộ thường có sự khác nhau tùy theo quy định hay thông lệ của từng quốc gia và yêu cầu của từng doanh nghiệp cụ thể.

c) Đạo đức nghề nghiệp của KTV nội bộ

Theo Điều lệ Đạo đức nghề nghiệp [33] được IIA ban hành, KTV nội bộ cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp sau:


Trung thực và khách quan, cần mẫn trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Đối với các kiểm toán viên nội bộ ngân hàng, tính trung thực nhằm tạo nên lòng tin và do đó đem lại sự tin cậy đối với những đánh giá của họ. Kiểm toán viên nội bộ cần thực hiện công việc một cách cẩn trọng, và có trách nhiệm; Tôn trọng và đóng góp một cách chính đáng và đạo đức nghề nghiệp ngành ngân hàng;

Trung thành trong mọi lĩnh vực đối với đơn vị. Tuy nhiên không được tham gia các hành vi phạm pháp hoặc sai trái;

Không được tham gia những hoạt động mâu thuẫn với quyền lợi của đơn vị hoặc có ảnh hưởng đến khả năng xét đoán khách quan của mình; Đối với hoạt động ngân hàng, việc tham gia này bao gồm các hoạt động và mối liên hệ có thể xung đột về lợi ích của ngân hàng;

Không được nhận những vật có giá trị của nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hoặc các doanh nghiệp khác có liên quan đến đơn vị làm tổn hại đến xét đoán nghề nghiệp của mình;

Chỉ thực hiện những công việc xét thấy có khả năng hoàn thành với đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ;

Phải tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp;

Phải bảo mật thông tin có được trong quá trình kiểm toán; Không được sử dụng thông tin với mục đích trái với pháp luật hoặc gây thiệt hại về mục tiêu chính đáng và đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng.

Phải không ngừng tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, để nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc của mình. Cụ thể: kiểm toán viên nội bộ chỉ tham gia vào công việc mà họ có đủ kiến thức, kinh nghiệm; Thực hiện công việc theo Chính sách kiểm toán nội bộ.

Tất cả các kiểm toán viên nội bộ ngân hàng phải ký vào bản cam kết tuân thủ các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Những vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp sẽ được đánh giá và quản lý theo các chính sách và quy


trình quản lý nhân sự của ngân hàng. Một hành vi cụ thể chưa được đề cập trong Quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng có thể là hành vi làm mất uy tín, và do đó, các kiểm toán viên nội bộ có thể chịu kỷ luật đối với những vi phạm của mình.

1.2.5.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ với các bộ phận khác của Ngân hàng thương mại [2], [6]

Kiểm toán nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận bên trong và bên ngoài hệ thống Ngân hàng thương mại. Cụ thể:

a) Mối quan hệ với bộ phận quản lý cấp cao của ngân hàng

- Đối với Hội đồng quản trị (Uỷ ban kiểm toán) và Ban điều hành

Uỷ ban kiểm toán do HĐQT thành lập và là một nhân tố quan trọng trong yếu tố môi trường kiểm soát của hệ thống kiểm soát nội bộ. Bộ phận này đại diện cho nhận thức, quan điểm, mong muốn và nhu cầu của nhà quản lý ngân hàng. Tại một số quốc gia, trong các đơn vị có lợi ích công chúng (gồm có các NHTMNN), việc thiết lập Uỷ ban kiểm toán là yêu cầu bắt buộc. Uỷ ban kiểm toán bao gồm một số cá nhân bên ngoài có trình độ chuyên môn về tài chính, kiểm toán có chức năng giám sát, đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý rủi ro; tuân thủ quy định pháp luật với Ngân hàng và các quy tắc hành vi của ngân hàng nếu có; tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính, để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông và các bên có quyền lợi liên quan.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Uỷ ban kiểm toán duy trì quan hệ hiệu quả với HĐQT, ban điều hành, kiểm toán viên độc lập và nội bộ. Tuy nhiên có một hạn chế là HĐQT, Ban điều hành cũng bị đánh giá do trách nhiệm của Uỷ ban được mở rộng, với các kiểm toán viên bên ngoài thì hoạt động kiểm toán không yêu cầu đi sâu vào xem xét nội bộ để đáp ứng trách nhiệm lớn hơn của Uỷ ban kiểm toán. Đối với tổ chức kiểm toán nội bộ, thì nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kế


toán và hệ thống kiểm soát nội bộ cho nên Uỷ ban kiểm toán luôn coi kết quả kiểm toán nội bộ là nguồn tin có giá trị. Cụ thể Uỷ ban quan tâm trực tiếp tới khả năng và tính độc lập, cũng như nguồn tài liệu sẵn có trong nội bộ để phối hợp trong công việc. Đồng thời kiểm toán nội bộ cũng cần nghiên cứu về bản chất, phạm vi, và mục tiêu hoạt động của Uỷ ban để có thể phục vụ hiệu quả hơn. Theo chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ số 1000 đã được sửa đổi yêu cầu rằng nên thiết lập tính chất của mối quan hệ báo cáo chức năng của giám đốc kiểm toán điều hành với hội đồng quản trị, khi đó sự độc lập của tổ chức sẽ đạt được; Kiểm toán nội bộ báo cáo chức năng cho hội đồng quản trị khi:

+ Phê duyệt Điều lệ kiểm toán nội bộ.

+ Phê duyệt kế hoạch kiểm toán nội bộ dựa trên rủi ro.

+ Nhận các thông tin từ giám đốc điều hành kết quả hoạt động kiểm toán nội bộ có liên quan đến kế hoạch của tổ chức và các vấn đề khác.

+ Phê duyệt quyết định về việc bổ nhiệm và sa thải giám đốc điều hành kiểm toán.

+ Thực hiện các yêu cầu phù hợp của quản lý Giám đốc điều hành kiểm toán để xác định xem có phạm vi hay hạn chế nguồn lực nào không phù hợp không.

Việc báo cáo chức năng cho nhà quản lý cấp cao và hội đồng quản trị phải bao gồm báo cáo về rủi ro đáng kể và các vấn đề kiểm soát, bao gồm cả rủi ro gian lận, vấn đề quản trị và các vấn đề khác cần thiết hoặc theo yêu cầu của quản lý cấp cao và hội đồng quản trị. Mối quan hệ giữa Uỷ ban kiểm toán và kiểm toán nội bộ ngân hàng được thể hiện ở các khía cạnh trách nhiệm như sau:

- Trách nhiệm đảm bảo cung cấp báo cáo tài chính đáng tin cậy

Bộ phận lãnh đạo của ngân hàng là người chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày báo cáo tài chính tuân thủ chuẩn mực kế toán và các quy định


pháp lý có liên quan và công bố các thông tin này cho các bên liên quan trong đó có các cổ đông. Đứng trước trách nhiệm này, ban điều hành giao cho Uỷ ban kiểm toán phụ trách vấn đề chuyên môn đặc biệt về các báo cáo. Trong quá trình phối hợp, Uỷ ban kiểm toán có thể sử dụng kiểm toán nội bộ như một nguồn trợ giúp. Bởi vì bộ phận này liên quan trực tiếp tới việc đánh giá các yếu tố của báo cáo tài chính có đảm bảo tính trung thực, hợp lý và hợp pháp hay không; do vậy có thể giúp Uỷ ban kiểm toán thực hiện trách nhiệm cung cấp báo cáo tài chính đáng tin cậy.

- Trách nhiệm đảm bảo xây dựng và duy trì một hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả

Trách nhiệm của ban điều hành - và theo đó là trách nhiệm của Uỷ ban kiểm toán là phải duy trì được một hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ đủ mạnh để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã định. Để làm được điều này cần có sự phối hợp quản lý từ nhiều phía, trong đó có bộ phận kiểm toán nội bộ. Công việc của kiểm toán viên nội bộ là đánh giá tính đúng đắn và hiệu quả của toàn bộ hoạt động kiểm soát nội bộ trong ngân hàng, do vậy bộ phận này giữ một vị trí thuận lợi đặc biệt hỗ trợ cho Uỷ ban kiểm toán thực hiện trách nhiệm chung.

- Trách nhiệm đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động kiểm toán

Trách nhiệm của ban giám đốc và sau đó là của Uỷ ban kiểm toán là sử dụng kiểm toán nội bộ như một công cụ có hiệu quả nhất để phục vụ cho ngân hàng. Giữa hai bên cần phải kiểm tra toàn bộ kế hoạch và chương trình kiểm toán. Uỷ ban kiểm toán cần đảm bảo không có sự hạn chế đối với hoạt động kiểm toán nội bộ, trừ khi có lý do chính đáng; kiểm tra tính hiệu quả của chức năng kiểm toán nội bộ và đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ có một vị trí xứng đáng trong ngân hàng; Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm báo cáo trực tiếp lên Uỷ ban kiểm toán về các vấn đề liên quan đến ban điều hành,


kết quả kiểm toán… Đồng thời thiết lập mối quan hệ làm việc và báo cáo công việc hàng ngày với Ban điều hành.

Tóm lại: Bộ phận lãnh đạo có thể quyết định tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, và số lượng, chức danh lao động của bộ phận kiểm toán nội bộ; phê duyệt kế hoạch, chương trình công tác, cũng như trực tiếp chỉ đạo hoạt động của kiểm toán nội bộ; trực tiếp tiếp nhận và cho ý kiến chỉ đạo, báo cáo kết quả kiểm toán. Về phía kiểm toán nội bộ là một bộ phận chức năng giúp việc cho lãnh đạo nhằm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác và các nhiệm vụ khác; tổ chức thực hiện kế hoạch công tác và các nhiệm vụ khác; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao công tác quản lý điều hành; xây dựng chính sách kiểm toán và chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán cho các bộ phận trong ngân hàng.

b) Mối quan hệ với các bộ phận chức năng của ngân hàng

Bộ phận kiểm toán nội bộ được phép yêu cầu các bộ phận chức năng khác chấp hành kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt và cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan tới cuộc kiểm toán; nhận xét, đánh giá kết quả kiểm toán và kiến nghị các biện pháp nhằm chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng được kiểm toán; phối hợp với các bộ phận chức năng khác thực hiện các nhiệm vụ được lãnh đạo giao.

Về phía các bộ phận chức năng khác có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực đơn vị quản lý có liên quan đến công tác kiểm toán; Phối hợp với bộ phận kiểm toán nội bộ trong quá trình thực hiện kiểm toán, đánh giá kết quả và thực hiện các kiến nghị của kiểm toán nội bộ.

c) Mối quan hệ với các đơn vị ngoài ngân hàng

- Đối với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng

Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng cần yêu cầu mỗi ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều phải có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả phù hợp với tính chất, độ phức tạp và rủi ro liên quan đến các hoạt động nội hoặc ngoại bảng


và phải phản ánh được những thay đổi trong môi trường và điều kiện của ngân hàng. Để tăng cường sự hiểu biết về việc quản lý chung của ngân hàng và hệ thống hoạt động, cơ quan giám sát có thể gặp gỡ Ban giám đốc ngân hàng, Ủy ban kiểm toán hoặc làm việc với kiểm toán nội bộ. Để đánh giá được chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ, các thanh tra, giám sát viên có thể đánh giá công việc của bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng thông qua soát xét các giấy tờ làm việc, gồm phương pháp xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro. Nếu thoả mãn với công việc của kiểm toán nội bộ, các giám sát viên có thể sử dụng các báo cáo của kiểm toán nội bộ để xác định các vấn đề kiểm soát trong ngân hàng, hoặc các vùng chứa đựng rủi ro tiềm ẩn mà các kiểm toán viên gần đây chưa rà soát.

- Đối với tổ chức kiểm toán bên ngoài

Kiểm toán nội bộ có mối quan hệ chặt chẽ với bộ phận kiểm toán bên ngoài. Mặc dù giữa hai loại hình kiểm toán có sự khác biệt về địa vị pháp lý, tính chất, chuẩn mực và giá trị kiểm toán nhưng họ lại có một mục tiêu chung chủ yếu là đảm bảo cung cấp và đưa ra ý kiến đánh giá về độ tin cậy của các thông tin tài chính của ngân hàng. Những yếu tố sau đây có thể giúp hai nhóm phối hợp hiệu quả trong cuộc kiểm toán.

+ Trao đổi tài liệu, hỗ trợ công việc kiểm toán: Hai nhóm kiể m toán thường trao đổi tài liệu về hồ sơ và báo cáo kiểm toán. Đây là phương tiện quan trọng để làm cho thông tin trở nên sẵn có phục vụ cho cuộc kiểm toán. Đồng thời các kiểm toán viên nội bộ có thể được bố trí sắp xếp làm việc với kiểm toán bên ngoài nhằm giảm thời gian, và giá phí của cuộc kiểm toán bên ngoài.

+ Chia sẻ thông tin trực tiếp: Trong cuộc kiểm toán, nhóm kiểm toán nội bộ thường đi sâu vào những vấn đề về hoạt động điều hành của ngân hàng, và điều này là hữu ích đối với kiểm toán bên ngoài. Cũng như vậy kiểm toán bên ngoài phụ thuộc nhiều vào dòng thông tin hữu ích và việc trao đổi thông tin


toàn diện với kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nội bộ có thể sử dụng những thông tin đã được kiểm toán bên ngoài trao đổi, phỏng vấn với bộ phận lãnh đạo ngân hàng khi thu thập bằng chứng.

+ Sử dụng phương pháp luận phổ biến: Mặc dù mục tiêu của kiểm toán nội bộ rộng hơn so với mục tiêu kiểm toán bên ngoài, và do vậy có sự tiếp cận nhiệm vụ kiểm toán là khác nhau; nhưng kiểm toán nội bộ hoàn toàn có thể sử dụng những kỹ thuật và thủ tục kiểm toán, và sự sắp xếp hồ sơ kiểm toán một cách hợp lý được kiểm toán bên ngoài áp dụng. Nhờ đó mà kiểm toán bên ngoài có thể dễ dàng xem xét và sử dụng công việc của kiểm toán nội bộ.

+ Lập kế hoạch chung và phân chia công việc kiểm toán: Hai nhóm kiểm toán có thể cùng nhau hợp tác để xây dựng kế hoạch kiểm toán năm trước khi bắt tay vào công việc kiểm toán thực tế thông qua Uỷ ban kiểm toán. Điều này có thể giúp cho kiểm toán nội bộ quyết định nên làm những gì trong công việc kiểm toán và thực hiện như thế nào để đạt được mục tiêu.

+ Tổng hợp các báo cáo kiểm toán và lập báo cáo chung lên các cấp cao hơn: Việc tổng hợp ý kiến nhận xét, và lập báo cáo kiểm toán lên các cấp cao hơn trong tổ chức cho thấy sự kết hợp toàn diện từ khâu lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Việc phân chia công việc giữa hai nhóm sẽ cho phép các bên sử dụng tài liệu của nhau. Trong một chừng mực nhất định, kiểm toán nội bộ ngân hàng có thể phải thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn và do vậy kiểm toán bên ngoài có thể thu hẹp phạm vi kiểm toán của mình.

+ Đánh giá chéo: Việc đánh giá chéo có tính xây dựng giữa hai nhóm kiểm toán thực sự là một lợi ích đối với cả kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài. Về phía kiểm toán nội bộ, những đánh giá về mặt chuyên môn từ kiểm toán bên ngoài sẽ giúp nâng cao vị thế và tiềm lực tốt hơn trong tổ chức.

Sự phối hợp giữa kiểm toán nội bộ với các bộ phận liên quan trong và ngoài ngân hàng chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng hướng tới việc đạt


được mục tiêu kiểm soát chung của nhà quản lý. Điều này phải diễn ra thường xuyên, liên tục và có lợi cho các bên cùng hợp tác. Trong mối quan hệ này, kiểm toán nội bộ phải tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và nghề nghiệp, tạo cơ sở cần thiết cho sự phối hợp hiệu quả.

1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM [41]

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước về kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm tổ chức kiểm toán nội bộ Ngân hàng thương mại ở Đức

Xây dựng và tổ chức thực hiện kiểm toán nội bộ là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống ngân hàng của Đức. Theo đó cơ sở hoạt động của kiểm toán nội bộ ngân hàng được quy định rõ bởi Cục giám sát liên bang ngành tín dụng Đức và các cơ quan giám sát của các bang. Mỗi một tổ chức tín dụng phải có một đơn vị kiểm toán nội bộ đủ khả năng hoạt động và được xem là một phần của cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ trong ngân hàng.

- Về chức năng của bộ phận kiểm toán nội bộ: Thông qua kiểm toán toàn diện mọi bộ phận và lĩnh vực chức năng của ngân hàng, kiểm toán nội bộ sẽ hỗ trợ lãnh đạo ngân hàng hoàn thành chức năng quản lý, điều hành và báo cáo kết quả kiểm toán, tư vấn cho các bộ phận chức năng chuyên môn.

- Về vị thế của kiểm toán nội bộ: với tư cách là công cụ quản lý hỗ trợ cho lãnh đạo ngân hàng, kiểm toán nội bộ không thực hiện những nhiệm vụ tác nghiệp và cần trực thuộc trực tiếp ban lãnh đạo ngân hàng. Kiểm toán nội bộ là một bộ phận cấu thành của Hệ thống cơ chế kiểm tra giám sát nội bộ ngân hàng, và không thay thế công tác kiểm tra thuộc trách nhiệm của các phòng ban chức năng khác. Về thứ bậc, lãnh đạo kiểm toán nội bộ thuộc cấp lãnh đạo trực tiếp đặt dưới lãnh đạo ngân hàng nhằm tăng tính độc lập cần thiết. Điều này thể hiện bộ phận kiểm toán được thiết lập và hoạt động mà

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 21/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí