Phân Tích Vị Trí Việc Làm Đối Tượng Khảo Sát


số cronbach’s alpha được trình bày trong phần tiếp theo. Kết quả nghiên cứu Pilot test là căn cứ để hiệu chỉnh lại mô hình và bảng hỏi để tiến hành khảo sát chính thức.

Từ tổng quan nghiên cứu, kết quả phỏng vấn sâu và pilot test, nghiên cứu sinh

đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và kỳ vọng kêt quả của các giả thuyết như sau:

Các giả thuyết

Giả thuyết với nhân tố nguồn lực của KTNB

H11: Nguồn lực của KTNB tác động đến tính hiệu lực của KTNB

Giả thuyết với nhân tố tính độc lập của KTNB

H12: Tính độc lập của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Giả thuyết với nhân tố các hoạt động của KTNB

H13: Các hoạt động của KTNB tác động đến tính hiệu lực của KTNB

Giả thuyết với nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB

H14: Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB tác động đến tính hiệu lực KTNB

Giả thuyết nhân tố sử dụng KTNB trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

H15: Sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Giả thuyết với nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập

H16: Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập tác động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Kỳ vọng của của các giả thuyết:


TT

Giả thuyết

Kỳ vọng

1

Nguồn lực của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm

toán nội bộ

+

2

Tính độc lập của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm

toán nội bộ

+

3

Các hoạt động của KTNB tác động đến tính hiệu lực của kiểm

toán nội bộ

+

4

Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB tác động đến tính

hiệu lực của kiểm toán nội bộ

+

5

Sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tác

+

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 11



động đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ


6

Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập tác động đến

tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

+

3.4. Phương pháp nghiên cứu định lượng

3.4.1. Thiết kế bảng hỏi

Phiếu khảo sát gồm 2 phần chính:

Phần một: phần này xác định các nhân tố thông tin đặc điểm của người trả lời, với đơn vị lấy mẫu là: Quản lý cấp cao (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị), quản lý cấp trung (Phó, trưởng phòng chức năng, Ban giám đốc chi nhánh), trưởng kiểm toán nội bộ, chuyên viên kiểm toán nội bộ, kế toán viên và các chuyên viên bộ phận chức năng khác trong các NHTM Việt Nam. Các thông tin thu thập gồm có vị trí việc làm, khu vực làm việc, trình độ đào tạo, chuyên ngành được đào tạo, chứng chỉ hành nghề, số giờ, tần suất được đào tạo hàng năm và số năm kinh nghiệm làm việc tại ngân hàng

Phần hai: phần này khảo sát các biến được đưa vào nghiên cứu, gồm biến phụ thuộc và 06 biến độc lập.

Khảo sát sử dụng thang đo Likert 5 điểm với các biến quan sát để giải thích cho 07 nhân tố.

Đối tượng phân tích là cá nhân, nhằm đánh giá nhận thức và hành vi của kiểm toán nội bộ, cũng như tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ dưới sự kỳ vọng của các bên liên quan, các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ.

Quy trình thiết kế phiếu khảo sát chi tiết như sau:


Xác định thông tin cần thu thập

Xác định phương pháp thu thập dữ liệu

Xác định các nhân tố đưa vào nội dung từng câu hỏi

Xác định từ ngữ và dạng câu hỏi phù hợp

Sắp xếp câu hỏi, chia phần phù hợp

Xác định cách trình bày bảng hỏi

Khảo sát thử (Pilot test)

Điều chỉnh, hoàn thiện phiếu khảo sát


3.4.2. Phương pháp lựa chọn mẫu

3.4.2.1. Xác định dung lượng mẫu

Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện, một trong các hình thức chọn mẫu phi xác suất. Theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, đối tượng được chọn những phần tử (đối tượng nghiên cứu) có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Đối tượng khảo sát của nghiên cứu này là các nhà quản lý, kiểm toán viên nội bộ, trưởng kiểm toán nội bộ, nhân viên các phòng chức năng tại ngân hàng thương mại Việt Nam.

Theo Hair và các cộng sự (1998), để thực hiện được phân tích nhân tố EFA thì kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu phải tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Bài nghiên cứu có 45 biến quan sát, như vậy số mẫu tối thiểu là 45*5 = 225; Đối với phân tích hồi quy đa biến: cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức là 50 + 8*m (m: số biến độc lập) (Tabachnick và Fidell, 1996). Nghiên cứu có 6 biến độc lập, do vậy kích thước mẫu tối thiểu là: 50+8*6 = 98 quan sát.

Như vậy, để xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại NHTM Việt Nam, nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu và khảo sát bằng phiếu hỏi cấu trúc đối với các lãnh đạo quản lý và kiểm toán viên nội bộ tại 35 NHTM Việt Nam bao gồm gồm 4 ngân hàng thương mại TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu và 31 ngân hàng thương mại cổ phần. Phiếu khảo sát được thiết kế trên GG Form và gửi đường link khảo sát online. Số phiếu thu về lần 1 là 177,


số phiếu thu về lần 2 là 278, như vậy tổng đợt khảo sát thu về 455 phiếu, gồm các đối tượng (i) Quản lý cấp cao (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của Ngân hàng); (ii) Quản lý cấp trung (Phó, trưởng phòng chức năng; Ban Giám đốc chi nhánh); (iii) Trưởng kiểm toán nội bộ; (iv) Chuyên viên kiểm toán nội bộ; (v) Kế toán viên; (vi) Chuyên viên bộ phận chức năng (Tín dụng, tiền gửi, thẻ, …)

3.4.2.2. Kỹ thuật lấy mẫu

Các phiếu hỏi được xây dưới dạng link khảo sát, sẽ được gửi tới tất cả các NHTMVN thông qua các đồng nghiệp, người quen và bạn bè đang làm ở đó. Đối tượng được hỏi sẽ nhắm đến 6 đối tượng trên, với tỷ lệ lấy từ nhà quản lý và các kiểm toán viên nội bộ, trưởng kiểm toán nội bộ sẽ nhiều hơn để đảm bảo thu được phiếu khảo sát chất lượng.

3.4.3. Quá trình thu thập dữ liệu

Quá trình nghiên cứu cụ thể được tiến hành thông qua hình thức gửi bảng câu hỏi qua Google Docs. Luận án sử dụng phương pháp thu thập mẫu thuận tiện phi xác suất và phương pháp phát triển mầm (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Phương pháp chọn mẫu này hiện nay khá phổ biến vì điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.

Đối tượng khảo sát của nghiên cứu: Quản lý cấp cao (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của Ngân hàng), Quản lý cấp trung (Phó, trưởng phòng chức năng; Ban Giám đốc chi nhánh), Trưởng kiểm toán nội bộ, Chuyên viên Kiểm toán nội bộ,Chuyên viên bộ phận chức năng (Tín dụng, tiền gửi, thẻ, …), và các nhân viên khác trong Ngân hàng.

Kết quả quá trình khảo sát thu về 455 phiếu đến từ 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (100% tổng số NHTM Nhà nước hiện hành) và 31 ngân hàng thương mại cổ phần (100% số NHTMCP), cụ thể:

(1) Vị trí việc làm



2,6%

35.4% là Quản lý cấp trung (Phó, trưởng phòng chức năng; Ban Giám đốc chi nhánh)

14,7%

16,5%

11,0%

13,4%

35,4%

6,4%

16.5% là Quản lý cấp cao (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của Ngân hàng)

14.7% là Chuyên viên bộ phận chức năng (Tín dụng, tiền gửi, thẻ, …)

13.4% là Chuyên viên Kiểm toán nội bộ 6.4% là Trưởng kiểm toán nội bộ

2.6% là Nhân viên khác


Hình 3.3. Phân tích vị trí việc làm đối tượng khảo sát

Nguồn: Dữ liệu khảo sát


(2) Danh sách ngân hàng khảo sát

Kết quả khảo sát đã thu được ý kiến đến từ 455 cán bộ nhân viên làm việc tại 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (100% tổng số NHTM Nhà nước hiện hành), 31 ngân hàng thương mại cổ phần (100% số NHTMCP) (chi tiết tại Phụ lục 3).

(3) Khu vực khảo sát (phân theo miền)


17,4%

0,7%

82,0%


A. Miền Bắc B. Miền Trung C. Miền Nam


Hình 3.4. Khu vực khảo sát

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát


Trong các ngân hàng khảo sát, có 82% kết quả đến từ các chi nhánh, phòng giao dịch tại miền Bắc, 17.4% đến từ chi nhánh, phòng giao dịch miền Nam và 0.7% đến từ chi nhánh, phòng giao dịch miền Trung.

(4) Trình độ đào tạo

62.4% phiếu khảo sát đến từ các cán bộ/nhân viên có trình độ Đại học, 33.4% có trình độ cao học. Trong đó, 59.1% số lượng khảo sát tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, 29.5% tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán, còn lại tốt nghiệp các chuyên ngành Kinh tế khác như: Kiểm toán, Quản lý kinh tế, Quản trị kinh doanh,…

Về chứng chỉ hành nghề, trong số 455 cán bộ/nhân viên thực hiện khảo sát, chỉ có 9 người sở hữu 2 chứng chỉ hành nghề, 128 người (28.1%) sở hữu 1 chứng chỉ hành nghề, còn lại không có chứng chỉ hành nghề nào. Trong các chứng chỉ hành nghề được đưa ra, Chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề cấp bởi Bộ Tài chính (CPA Việt Nam) cấp là chứng chỉ phổ biến nhất (5.3% tập đối tượng có chứng chỉ hành nghề sở hữu chứng chỉ này).

Về kinh nghiệm làm việc, 58.5% cán bộ/nhân viên thực hiện khảo sát có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực Ngân hàng, 28.8% đã làm việc từ 5-10 năm, chỉ có 12.7% sở hữu kinh nghiệm dưới 5 năm.

(iv) Quy mô chuyên viên KTNB trong ngân hàng

Xem xét số lượng chuyên viên kiểm toán nội bộ trong ngân hàng, kết quả cho thấy, nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần thường có trên 30 chuyên viên, trong khi đó, nhóm NHTM nhà nước và NHTMCP do nhà nước nắm giữ trên 50% thường có quy mô nhỏ hơn, dưới 30 người, cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Quy mô KTNB trong ngân hàng khảo sát



Số lượng chuyên viên KTNB


NHTM Nhà nước (Nhóm A)

NHTMCP NN

nắm trên 50% (Nhóm B1)


NHTMCP khác (Nhóm B2)

Số lượng NH


Tỷ lệ

Số lượng NH


Tỷ lệ

Số lượng NH


Tỷ lệ

A. Dưới 10 người

1

25%

2

66.7%

3

10.7%


B. 10-30 người

3

75%

1

33.3%

14

50.0%

C. Trên 30 người





11

39.3%

Tổng cộng

4

100%

3

100%

24

100%

Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu khảo sát

(v) Thời gian và tần suất tổ chức đào tạo hàng năm

73.8% ngân hàng được khảo sát đào tạo từ 40h trở lên/năm và 26.2% có số giờ đào tạo dưới 40h. Phần lớn các ngân hàng tổ chức đào tạo với tần suất 1-2 lần/năm (35.2%) hoặc theo Quý.

3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

3.4.4.1. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM được lựa chọn trong phần mục tiêu nghiên cứu và kiểm định giả thuyết từ H1-H7. SEM được sử dụng để đánh giá một loạt các mối quan hệ phụ thuộc liên quan cùng lúc giữa các biến tiền ẩn. Biến tiềm ẩn còn được gọi là biến nhân tố, biến nội sinh, biến liên tục hay không quan sát được đo gián tiếp bằng cách kiểm tra tính nhất quán giữa nhiều biến quan sát được. Các biến quan sát còn được gọi là các chỉ số, biến ngoại sinh, biến độc lập hoặc các biến đo lường được thu thập thông qua các phương pháp thu thập dữ liệu khác nhau như phương pháp khảo sát, thử nghiệm hoặc quan sát (Hair và cộng sự, 2017).

SEM sử dụng hai phương pháp hai bước được áp dụng để phân tích dữ liệu. Bước đầu tiên các mô hình đo lường được kiểm định bằng cách thực hiện phân tích nhân tố khẳng định (CFA). Mỗi biến tiềm ẩn được xây dựng từ các chỉ số quan sát được kiểm định để cung cấp đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. SEM được dùng để kiểm định giả thuyết nghiên cứu. Hai mô hình đo lường và mô hình cấu trúc đánh giá bằng sử dụng phần SPSS22, AMOS22.

Theo Hair và cộng sự (2017), SEM có nhiều lợi thế hơn các phân tích khác như sau: Kiểm định các giả thuyết về các quan hệ nhân quả có phù hợp (FIT) với dữ liệu thực nghiệm hay không; Kiểm định khẳng định (Confirmating) các quan hệ giữa các biến; Kiểm định các quan hệ giữa các biến quan sát và không quan sát (biến tiềm ẩn); Là phương pháp tổ hợp phương pháp hồi quy, phương pháp phân tích nhân tố, phân tích phương sai; Ước lượng độ giá trị khái niệm (cấu trúc nhân tố) của các độ đo trước khi phân tích sơ đồ đường (path analysis); Cho phép thực hiện đồng thời nhiều biến


phụ thuộc (nội sinh); Cung cấp các chỉ số độ phù hợp cho các mô hình kiểm định; Cho phép cải thiện các mô hình kém phù hợp bằng cách sử dụng linh hoạt các hệ số điều chỉnh MI (Modification Indices); SEM cung cấp các công cụ có giá trị về thống kê, khi dùng thông tin đo lường để hiệu chuẩn các quan hệ giả thuyết giữa các biến tiềm ẩn; SEM giúp giả thuyết các mô hình, kiểm định thống kê chúng (vì EFA và hồi quy có thể không bền vững nhất quán về mặt thống kê); SEM thường là một phức hợp giữa một số lượng lớn các biến quan sát và tiềm ẩn, các phần dư và sai số; SEM giả định có một cấu trúc nhân quả giữa các biến tiềm ẩn có thể là các tổ hợp tuyến tính của các biến quan sát, hoặc là các biến tham gia trong một chuỗi nhân quả;

Chính vì các lý do trên tác giả đã lựa chọn SEM bởi so với các phân tích truyền thống như hồi quy đa biến, kết quả của SEM mang tính thông tin hơn cho các nhà nghiên cứu về kiểm toán nội bộ. SEM cung cấp cho các nhà nghiên cứu cơ hội để áp dụng một mô hình xây dựng toàn diện hơn. Hơn nữa, sự khác biệt giữa SEM và các phân tích truyền thống là khả năng tính toán các ảnh hưởng của sai số ước tính của các biến tiềm ẩn. Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra tác động của các nhân tố khảo sát đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ trong các NHTM Việt Nam, cụ thể các nhân tố: Nguồn lực của KTNB, tính độc lập của KTNB, các hoạt động KTNB, sự hỗ trợ của các nhà quản lý đối với KTNB, mối quan hệ giữa KTNB và kiểm toán độc lập và việc sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Do đó, SEM là phương pháp tốt nhất để phân tích giả thuyết được xây dựng từ khung lý thuyết trong nghiên cứu này.

3.4.4.2. Trình tự kỹ thuật phân phối và ước lượng dữ liệu

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: Đánh giá thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhằm loại biến quan sát không phù hợp, qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại nếu hệ số tương quan tổng biến nhỏ (< 0.3) và thang đo sẽ được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0.6 (Nunnally và Burnstein, 1994). Một thang đo có độ tin cậy tốt khi Cronbach’s Alpha ≥ 0.8. Tuy nhiên Cronbach’s Alpha > 0.95 thì thang đo không có sự khác biệt gì nhau, hiện tượng trùng lắp trong đo lường. Khi nó biến thiên trong khoảng 0.7 – 0.8 có thể sử dụng được.

- Phân tích nhân tố khám phá EFA nhằm xác định nhân tố (thang đo) chuẩn, được sử dụng để kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Phương pháp phân tích Principal components với phép xoay varimax sẽ được thực hiện và phải thỏa mãn các điều kiện sau: (1) Hệ số KMO ≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlet ≤ 0.05 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008); (2) Hệ số tải nhân tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023