(factor loading) ≥ 0.5 để tạo giá trị hội tụ (Hair và cộng sự, 2017), hệ số tải nhân tố >
0.3 được xem là đạt mức tối thiểu thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350, hệ số tải nhân tố > 0.4 được xem là quan trọng và ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố > 0.55; nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì chọn hệ số tải nhân tố > 0.75; (3) Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích
≥ 0,5; (4) Hệ số eigenvalue > 1 (Hair và cộng sự, 2017), số lượng nhân tố được xác định dựa trên chỉ số đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố; (5) Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải ≥ 0.3 để tạo giá trị phân biệt giữa các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003).
Trước tiên kiểm tra điều kiện (1) của phân tích nhân tố, sau đó xác định số lượng nhân tố thông qua điều kiện (3) và (4), tiếp đến kiểm tra giá trị hội tụ theo điều kiện (2) và giá trị phân biệt theo điều kiện (5) của các thang đo nhằm điều chỉnh để phục vụ cho việc chạy hồi quy mô hình tiếp theo. Kết quả phân tích EFA cuối cùng sẽ đáp ứng giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Các nhân số của các nhân tố dùng để tính toán chỉ được hình thành sau khi kiểm tra EFA và Cronbach’s alpha. Nhân số bằng trung bình cộng (Mean) của các biến số (hoặc items) của từng nhân tố (factors) (Nguyễn Đình Thọ, 2013).
- Từ kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả tiếp tục phân tích nhân tố khẳng định CFA nhằm đánh giá mức độ phù hợp của thang đo và dữ liệu thu thập. Trong CFA, để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin ta có các chỉ số cơ bản có thể xem xét đánh giá như sau: (1) Chi – square / df ≤ 3 (Carmines và McIver, 1981); (2) TLI, CFI ≥ 0,9 (Bentler và Bonett, 1980); RMSEA ≤ 0,08 (Steiger, 1990). Ngoài ra khi phân tích CFA còn thực hiện các đánh giá khác như đánh giá độ tin cậy thang đo, tính đơn nguyên, đơn hướng, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của thang đo.
3.4.4.3. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính
Kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM: để tìm ra mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng HTTTKT và tác động của chất lượng HTTTKT đến HQHĐ của DN. Phương pháp này có ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đo lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng với mô hình lý thuyết cùng một lúc (Hair và cộng sự, 2017).
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Có thể bạn quan tâm!
- Ứng Dụng Lý Thuyết Dự Phòng Trong Nghiên Cứu Về Kiểm Toán Nội Bộ
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hiệu Lực Của Ktnb
- Phân Tích Vị Trí Việc Làm Đối Tượng Khảo Sát
- Mô Hình Quản Lý Ngân Hàng Tmcp Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank)
- Kết Quả Thống Kê Mô Tả Các Hoạt Động Của Ktnb
- Kết Quả Cronbach’S Alpha Nhân Tố Các Hoạt Động Của Ktnb
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Chương 3 tập trung vào xây dựng giả thuyết khoa học và phương pháp ngiên cứu. Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu, mô hình nghiên cứu được đề xuất với sau biến độc lập: (i) NLNL: Nhân tố nguồn lực của KTNB; (ii) TDL: Nhân tố tính độc lập của KTNB; (iii) CHD: Nhân tố các hoạt động của KTNB; (iv) HNQL: Nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB; (v) SDDP: Nhân tố sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (vi) QHND: Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập. Từ việc tiếp cận các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước và đánh giá các kết quả thu được trên nhiều giác độ khác nhau, các giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng và tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ được đề xuất.
Dữ liệu thu thập là dữ liệu sơ cấp, thu được từ ý kiến chuyên gia, từ bảng hỏi các nhà quản lý và các kiểm toán viên nội bộ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian tháng 3- tháng 7/2021. Trong Luận án, tác giả áp dụng phương pháp phân tích mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Model – SEM), trong đó sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và phần mềm AMOS 22, bao gồm 4 bước: Phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA); Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis
– CFA), Phân tích mô hình phương trình cấu trúc (Structural Equation Model – SEM).
Tóm lại, chương 3 mô tả chi tiết cụ thể việc xây dựng mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu và cách thức tiến hành phương pháp nghiên cứu để xử lý dữ liệu theo trình tự khoa học nhằm thu được kết quả đáng tin cậy cho nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. THỰC TRẠNG VỀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TÍNH HIỆU LỰC CỦA KTNB TẠI CÁC NHTMVN
4.1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển kiểm toán nội bộ tại Việt Nam
Quy chế KTNB trong các DNNN được ban hành tại Quyết định số 832 - TC/QĐ-CĐKT của Bộ Tài chính ngày 28/10/1997 là văn bản pháp lý đầu tiên đề cập đến các quy định về mục đích, chức năng, nguyên tắc, phạm vi, nhiệm vụ, nội dung cũng như các vấn đề về tổ chức và nhân sự của KTNB ở các DNNN. Tiếp đó, có thêm 3 văn bản pháp lý liên quan đến KTNB do Bộ Tài chính ban hành, đó là: Thông tư số 52/1998-TT/BTC ngày 16/4/1998 hướng dẫn tổ chức bộ máy KTNB tại DNNN; Công văn số 287-TC/TCDN ngày 3/8/1998 về việc bổ nhiệm kiểm toán viên nội bộ và Thông tư 171/1998-TT/BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện KTNB tại DNNN. Theo đó, KTNB bao gồm các hoạt động: Kiểm toán, đánh giá, đánh giá, quản lý và giám sát cho tất cả các cơ quan và tổ chức công để đảm bảo hiệu quả hoạt động, quản trị của đơn vị. Như vậy, kiểm toán nội bộ được hình thành từ năm 1997, với đối tượng hướng tới đầu tiên là các doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp sau doanh nghiệp nhà nước, năm 2010-2011, kiểm toán nội bộ tại các tổ chức tín dụng được đề cập đến trong Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư kèm theo. Những năm tiếp theo, KTNB được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, Luật Kế toán sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, lần đầu tiên quy định về KTNB. Trước đó tại Điều 39 của Luật Kế toán (2005), KTNB được nhắc đến là việc kiểm tra, đánh giá và giám sát tính đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của kiểm soát nội bộ. KTVNB có nhiệm vụ: Kiểm tra tính phù hợp, hiệu quả và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; Kiểm tra và chứng nhận chất lượng và độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản lý trước khi trình duyệt; Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý, tuân thủ pháp luật, chính sách tài chính, kế toán, quyết định, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán; Phát hiện sơ hở, điểm yếu và gian lận trong việc quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; Đề xuất các giải pháp cải tiến và hoàn thiện hệ thống quản lý vận hành của các đơn vị kế toán. Tuy nhiên, tại giai đoạn này, kiểm toán nội bộ chỉ dừng ở việc mô tả chức năng, nhiệm vụ chung chung, vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc tổ chức thực hiện.
Kiểm toán nội bộ có sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2017-2021, không chỉ trong các đối tượng đặc thù như doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, mà còn
mở rộng ra cho toàn bộ các loại hình doanh nghiệp khác, thể hiện bằng sự ra đời của các thông tư, nghị định đi sâu chi tiết về mảng này, như:
- Nghị định 05/2019/NĐ-CP: Nghị định do Chính phủ ban hành ngày 22/01/2019 về Kiểm toán nội bộ, quy định tổng quan tất cả các vấn đề liên quan đến tổ chức và thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp.
- Thông tư 66/2020/TT-BTC: Thông tư do Bộ tài chính ban hành ngày 10/07/2020, đưa ra quy chế mẫu về Kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp để doanh nghiệp tham khảo khi xây dựng Quy chế kiểm toán nội bộ của đơn vị.
- Thông tư 08/2021/TT-BTC: Thông tư được ban hành vào ngày 25/01/2021 với nội dung về Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ.
4.1.2. Cơ sở pháp lý của hoạt động kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam
Hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán nội bộ tại các NHTM được xây dựng dựa trên Luật các tổ chức tín dụng, do Ngân hàng Nhà nước ban hành, cụ thể:
- Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 17/2017/QH14;
- Luật số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2018.
- Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 11 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2018/TT-NHNN
- Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhanh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 40/2018/TT-NHNN
- Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 12 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18 tháng 5 năm 2018 cua Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại, chi nhanh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 02 năm 2019.
Bên cạnh các văn bản được ban hành trực tiếp bởi Ngân hàng nhà nước, ngày 25/01/2021, Bộ Tài chính ra Thông tư số 08/2021/TT/BTC ban hành chuẩn mực kế toán nội bộ (KTNB) Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB được áp dụng với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, và đơn vị sự nghiệp công lập. Tuy không thuộc các đơn vị trên, nhưng Ngân hàng thương mại và các đối tượng khác được khuyến khích thực hiện chuẩn mực KTNB Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp KTNB ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, có thể thấy, theo các mốc thời gian, để quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, tháng 12/2011 NHNN đã ban hành Thông tư số 44/2011/TT-NHNN để từng bước giúp các ngân hàng xây dựng và thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ. Nhưng Thông tư 44 còn mang tính khái quát và chưa thật sự đầy đủ, chưa đáp ứng được vai trò thật sự của một hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động ngân hàng. Thông tư 13 được NHNN ban hành ngày 15/08/2018 đã góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn trong thực tế xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cho hoạt động ngân hàng trong thời gian qua. Các quy định trongThông tư 13 rất cụ thể và rõ ràng, đặc biệt là đã thật sự tiệm cận với các thông lệ quốc tế về việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.
Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ được quy định nổi bật theo ba tuyến bảo vệ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng như sau:
Tuyến bảo vệ thứ nhất có chức năng nhận dạng, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận nghiệp vụ có liên quan thực hiện; Tuyến bảo vệ thứ hai có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản lý rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật; và Tuyến bảo vệ thứ ba có chức năng kiểm toán nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện.
Thông tư 13 cũng quy định hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện 5 chức năng là: giám sát của quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đầy đủ vốn và kiểm toán nội bộ.
Nhìn chung, bộ phận kiểm toán nội bộ vẫn thực hiện theo các nguyên tắc độc lập, nguyên tắc khách quan và nguyên tắc chuyên nghiệp căn cứ theo các quy định về cơ chế phối hợp, tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội bộ.
Về nguyên tắc chuyên nghiệp, Thông tư 44 và Thông tư 13 đều có một yêu cầu cụ thể là bộ phận kiểm toán nội bộ phải có ít nhất một kiểm toán viên nội bộ để thực
hiện kiểm toán công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ. Theo các quy định mới trong Thông tư 13 về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ cũng có những thay đổi về nội dung nhằm thực hiện chức năng là tuyến bảo vệ thứ ba của mình.
Theo đó, công việc kiểm toán nội bộ sẽ bao gồm việc kiểm tra, đánh giá độc lập về việc tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng theo quy định của Thông tư 13 bao gồm: giám sát quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro và đánh giá nội bộ mức đủ vốn nhằm xác định tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
Ngoài ra, kiểm toán nội bộ còn thực hiện rà soát, đánh giá độc lập tính thích hợp, tuân thủ quy định của pháp luật của cơ chế, chính sách, quy định nội bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ.
Tóm lại, vai trò của kiểm toán nội bộ phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng tăng của Ban Lãnh đạo và Ban kiểm soát ngân hàng nhằm giúp ngân hàng đối phó rủi ro và nắm bắt cơ hội trong việc tuân thủ các quy định của luật pháp cũng như giúp cung cấp đầy đủ thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định của Ban Lãnh đạo.
4.1.3. Đặc điểm của Kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng thương mại Việt Nam
4.1.3.1. Các đặc trưng của NHTM chi phối đến hoạt động KTNB trong NHTM
(i) Sự khác biệt đối với các đơn vị có lợi ích công chúng/tổ chức niêm yết
Đối với các đơn vị có lợi ích công chúng/tổ chức niêm yết, ngoài chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước cùng các quy định pháp lý tại mục 4.1.2, các tổ chức này còn bị quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch chứng khoán nơi tổ chức niêm yết (HOSE, HNX, UPCoM) với một số văn bản pháp luật khác như:
- Luật chứng khoán số 54/2019/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 26/11/2019
- Nghị định số 155/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 31/12/2020, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
- Thông tư số 116/2020/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 31/12/2020, Hướng dẫn một số điều về Quản trị công ty áp dụng đối với Công ty đại chúng tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ, Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán
- Nghị định số 05/2019/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 22/01/2019 về Kiểm toán nội bộ
- Thông tư số 8/2021/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 25/01/2021, Ban hành chuẩn mực Kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp Kiểm toán nội bộ
- Thông tư số 96/2020/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 16/11/2020,
Hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
(ii) Những rủi ro đặc trưng của NHTM
Rủi ro tín dụng: Rủi ro tín dụng bao gồm: (i) Rủi ro tín dụng hệ thống: là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng; và (ii) Rủi ro tín dụng đối tác: là rủi ro do đối tác không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trước hoặc khi đến hạn của các giao dịch tự doanh; giao dịch repo và giao dịch reverse repo; giao dịch sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro; giao dịch mua bán ngoại tệ, tài sản tài chính để phục vụ nhu cầu của khách hàng, đối tác và các giao dịch để đối ứng với các giao dịch này.
Rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là rủi ro do các quy trình nội bộ quy định không đầy đủ hoặc có sai sót, do yếu tố con người, do các lỗi, sự cố của hệ thống hoặc do các yếu tố bên ngoài làm tổn thất về tài chính, tác động tiêu cực phi tài chính (bao gồm cả rủi ro pháp lý) đối với Ngân hàng. Rủi ro hoạt động không bao gồm rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược.
Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất, tỷ giá, giá vàng, giá chứng khoán và giá hàng hoá trên thị trường đối với giá trị danh mục tài sản tài chính của ngân hàng. Rủi ro thị trường bao gồm: Rủi ro lãi suất và rủi ro giá cổ phiếu trên Sổ kinh doanh; Rủi ro ngoại hối, Rủi ro giá hàng hóa trên Sổ kinh doanh và Sổ ngân hàng.
Rủi ro thanh khoản: Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh do: (i) Ngân hàng không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn; hoặc (ii) Ngân hàng có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn nhưng phải trả chi phí cao hơn mức chi phí bình quân của thị trường theo quy định nội bộ của Ngân hàng.
Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng: Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng là rủi ro do biến động bất lợi của lãi suất đối với thu nhập, giá trị tài sản, giá trị nợ phải trả và giá trị cam kết ngoại bảng của ngân hàng phát sinh do: (i) Chênh lệch thời điểm ấn định mức lãi suất mới hoặc kỳ xác định lại lãi suất; (ii) Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất của các công cụ tài chính khác nhau nhưng có cùng thời điểm đáo hạn; (iii)
Thay đổi mối quan hệ giữa các mức lãi suất ở các kỳ hạn khác nhau; (iv) Tác động từ các sản phẩm quyền chọn lãi suất, các sản phẩm có yếu tố quyền chọn lãi suất.
Rủi ro luật pháp: Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình với mục tiêu trở thành một trong những trung tâm tài chính hàng đầu trong khu vực, cạnh tranh với các trung tâm tài chính khác trên thế giới như Singapore, Hong Kong,… Do đó, hệ thống pháp luật của Việt Nam không ngừng được xây dựng nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của Việt Nam hướng tới mục tiêu hoàn thiện một khung pháp lý mới chặt chẽ hơn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) tại Việt Nam, trong đó có các NHTM cổ phần làm cơ sở, tiền đề cho sự phát triển bền vững. Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế đã được xây dựng tương đối đồng bộ, cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Những năm gần đây, Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều luật quan trọng nhằm hoàn thiện khung pháp lý cho môi trường kinh doanh và hoạt động của các TCTD tại Việt Nam, gồm: Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14; Luật Chứng khoán số 54/2019/ QH14; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14; Luật Quản lý thuế số 38/2019/ QH14; Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/ QH13; Luật số 17/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng 2010; Luật số 55/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kiểm toán nhà nước. Các quy định mới được ban hành được đánh giá là phù hợp so với thực tiễn biến đổi của môi trường kinh doanh hiện tại và đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và nhóm NHTM nói riêng.
Rủi ro hệ thống công nghệ thông tin: Hệ thống CNTT có thể tiềm ẩn một số rủi ro nhất định đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các rủi ro có thể đến từ việc các NHTM phải sử dụng các phần mềm, dịch vụ hỗ trợ công nghệ, đường truyền, hệ thống cung cấp từ nhiều đơn vị cung cấp khác nhau; từ việc vận hành sai, không tuân thủ chặt chẽ quy trình theo dõi, kiểm soát, bảo mật an ninh, an toàn hệ thống hay từ các rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn; rủi ro từ việc tấn công mạng (hacker),...
Rủi ro tập trung: Rủi ro tập trung là rủi ro do ngân hàng có hoạt động kinh doanh tập trung vào một khách hàng (bao gồm người có liên quan), đối tác, sản phẩm, giao dịch, ngành, lĩnh vực kinh tế, loại tiền tệ ở mức độ có tác động đáng kể đến thu nhập, trạng thái rủi ro theo quy định nội bộ của ngân hàng. Rủi ro tập trung bao gồm rủi ro tập trung đối với hoạt động cấp tín dụng và rủi ro tập trung đối với hoạt động giao dịch tự doanh.