Định Hướng Tổ Chức Bộ Máy Kiểm Toán Nội Bộ Của Agribank


đóng lại, toàn bộ các giao dịch nội bộ nhận vốn, gửi vốn giữa chi nhánh và hội sở chính tại phân hệ Treasury sẽ được tất toán với lãi suất giữ nguyên như đang thực hiện trên số ngày thực tế. Đồng thời thay thế bằng tài khoản mới là tài khoản “Điều chuyển vốn nội bộ” (không tính lãi đối với số dư tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ). Vào ngày hiệu lực, ngân hàng (hội sở chính) thực hiện tất toán toàn bộ các giao dịch chuyển vốn nội bộ hiện đang theo dõi tại phân hệ Treasury, chuyển số dư về tài khoản Điều chuyển vốn nội bộ; Chi nhánh có trách nhiệm đối chiếu kiểm tra việc tất toán các giao dịch nội bộ, lãi phát sinh của các giao dịch đến ngày tất toán và thực hiện hạch toán theo hướng dẫn của hội sở chính.

Chi nhánh phải đóng các tài khoản không cần thiết tại các TCTD khác trên địa bàn hoặc tính toán hạn chế tối thiểu số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của chi nhánh tại địa bàn để giảm chi phí mua vốn duy trì số dư cho tài khoản này.

Bắt đầu t ngày hiệu lực chuyển đổi, chương trình định giá chuyển vốn nội bộ FTP chính thức vận hành. Chương trình FTP ghi nhận thu nhập và chi phí của chi nhánh qua hệ thống báo cáo mà không có sự dịch chuyển dòng tiền cũng như không phát sinh bút toán hạch toán. Định kì hàng tháng, hội sở chính gửi thông báo cho chi nhánh về chênh lệch thu nhập của chi nhánh qua hệ thống FTP để chi nhánh thực hiện hạch toán vào thu nhập (hoặc chi phí) của chi nhánh.

Bước 5: Tổ chức thực hiện


Mọi giao dịch phát sinh kể t thời điểm ứng dụng cơ chế đều ảnh hưởng đến thu nhập/chi phí của chi nhánh (làm phát sinh lãi/lỗ), vì thế, các nhà quản trị ngân hàng phải chuẩn bị chu đáo công tác đào tạo trình độ nghiệp vụ của nhân viên, hạn chế thấp nhất thiệt hại gây ra cho chi nhánh. Trong thời gian đầu triển khai cơ chế mới, các chi nhánh phải báo cáo lên hội sở chính mọi vướng mắc phát sinh để phối hợp giải quyết, định kì báo cáo tổng kết đánh giá kết quả triển khai ứng dụng cơ chế mới.

Thông thường, bộ phận kinh doanh hoặc bộ phận kế hoạch và nguồn vốn của chi nhánh sẽ đảm nhiệm vai trò thực hiện mua bán vốn với trung tâm và tổng kết các báo cáo kết quả kinh doanh.


a2. Xây dựng hệ thống ALM và quản trị hiệu quả, chi phí dựa trên nền tảng FTP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

* Hệ thống ALM


Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản nợ, tài sản có tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Việt Nam - 17

Hệ thống ALM là giai đoạn phát triển tất yếu sau khi ngân hàng hoàn thành triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP nhằm quản trị toàn bộ các khoản mục trên bảng cân đối có chứa đựng yếu tố rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản... Do đó, việc ALM bao gồm quản trị thanh khoản của ngân hàng, quản trị kinh doanh tài chính, quản trị kế hoạch sử dụng vốn chủ sở hữu và quản trị chiến lược cấu trúc bảng cân đối tài sản nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống và cuối cùng là đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận, tăng trưởng và mức độ rủi ro.

* Mô hình quản trị hiệu quả - chi phí dựa trên FTP


Mô hình tổ chức của nhiều NHTM hiện nay đã có nhiều thay đổi tiến bộ so với trước đây. Sự thay đổi này chủ yếu theo cách hướng vào trọng tâm phục vụ khách hàng; theo đó, các phòng chức năng tại Trụ sở chính và Chi nhánh được lập theo t ng phân đoạn thị trường nhất định để kinh doanh. Ví dụ: Bộ phận khách hàng doanh nghiệp, bộ phận khách hàng cá nhân... nhằm hướng tới những mục tiêu như: Giao dịch một cửa, one-stop service (chỉ cần đến một nơi khách hàng được phục vụ tất cả nhu cầu)...

Tuy nhiên, mô hình tổ chức này dẫn đến một khiếm khuyết trong quản trị kinh doanh khiến cho hầu hết các ngân hàng sai lầm trong sử dụng và phân bổ nguồn lực của mình. Đó là mô hình này triệt tiêu động lực để các ngân hàng thực hiện phân tích hiệu quả theo bộ phận kinh doanh, t đó cũng không đạt được mục tiêu là phục vụ khách hàng theo phân đoạn.

Với hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP, việc định giá TSN và định giá TSC trở nên tách bạch. Có nghĩa là, việc đo lường khả năng sinh lời đã trở nên hữu ích hơn và chính xác hơn khi ngân hàng không còn cố liên kết những TSC riêng lẻ trong bảng cân đối với một TSN nữa. Thay vào đó, một bộ phận quản trị vốn tập trung được thành lập để hoạt động như một nơi thực hiện bù tr trong định


giá vốn nội bộ. Nói cách khác, mục đích của FTP là đánh giá một cách chính xác việc cung cấp (hay còn gọi là huy động vốn) và sử dụng vốn theo t ng bộ phận, t ng sản phẩm, t ng đơn vị trong ngân hàng và theo khách hàng…, đây là những chủ thể cần phải đo lường khả năng sinh lời.

Do vậy, việc triển khai hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là cơ sở để phát triển hệ thống quản trị hiệu quả chi phí đến t ng sản phẩm, t ng bộ phận kinh doanh, t ng chi nhánh và thậm chí là t ng lĩnh vực hoạt động của ngân hàng.

b. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với ALM

Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và đối với ALM nói riêng cần được hoàn thiện dựa trên các nhân tố đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của nó. Nằm trong các nỗ lực không ng ng nhằm giải quyết các vấn đề giám sát ngân hàng và thúc đẩy giám sát qua các chỉ dẫn khuyến khích việc hoàn thiện quản trị rủi ro, COSO (là một Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kì về việc chống gian lận về báo cáo tài chính - Nationnal Commission on Financial Reporting, hay còn được gọi là Treadway Commission) đưa ra mô hình chung này để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các NHTM trong đó bao gồm 12 nguyên tắc cơ bản được nhóm vào 5 nhóm nhân tố của một hệ thống kiểm soát nội bộ hoàn hảo có quan hệ mật thiết với nhau:

1. Sự giám sát quản trị và văn hóa kiểm soát;


2. Nhận diện và đánh giá rủi ro;


3. Các hoạt động kiểm soát và phân tách chức năng;


4. Thông tin và liên lạc;


5. Các hoạt động giám sát và khắc phục các khiếm khuyết.


Do vậy, để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong quá trình ALM, Agribank cần tập trung vào cải thiện các yếu tố cơ bản này. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý rằng, một thành phần quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ của NH đối với quá trình ALM là việc đánh giá và xem xét thường xuyên. Công việc này bao


gồm việc đảm bảo là các cán bộ làm theo đúng các chính sách, các qui trình đã đưa ra cũng như là các qui trình đưa ra thực sự hướng tới các mục tiêu đã định. Việc xem xét và đánh giá như vậy cũng cần đề cập tới những thay đổi đáng kể có thể tác động tới tính hiệu quả của việc kiểm soát. Các cán bộ quản trị cần đảm bảo là việc xem xét và đánh giá được thực hiện thường xuyên bởi những cán bộ độc lập với bộ phận được đánh giá. Khi đã có những thay đổi hoặc cải tiến đối với hệ thống kiểm soát nội bộ thì cũng cần có cơ chế để đảm bảo là những thay đổi hoặc cải tiến này được thực hiện kịp thời.

Bộ phận kiểm toán nội bộ chính là người xem xét định kì qui trình LM để xác định những vấn đề hoặc những điểm yếu của qui trình này. Sau đó, những vấn đề được phát hiện cần được xem xét bởi cán bộ quản trị một cách kịp thời và hiệu quả.

Chức năng kiểm toán nội bộ là một phần quan trọng trong giám sát liên tục hệ thống kiểm soát nội bộ do hoạt động này cung cấp sự đánh giá độc lập tính đầy đủ và tuân thủ các chính sách và thủ tục đã được xây dựng. Điều quan trọng là chức năng kiểm toán nội bộ độc lập với các chức năng hàng ngày của ngân hàng và có thể tiếp cận với tất cả các hoạt động ngân hàng thực hiện, bao gồm cả hoạt động ở chi nhánh và công ty con.

Thông qua việc báo cáo trực tiếp tới HĐQT hoặc Ủy ban kiểm toán, và tới Ban Tổng giám đốc, các kiểm toán viên nội bộ đưa ra thông tin khách quan về các hoạt động. Do tầm quan trọng của chức năng này, kiểm toán nội bộ phải được giao cho các nhân viên có trình độ, được đào tạo bài bản, hiểu rõ trách nhiệm và vai trò của họ.

Và để đảm bảo tính độc lập của kiểm toán nội bộ thì phòng kiểm toán nội bộ không trực thuộc Ban Tổng giám đốc mà trực thuộc HĐQT qua Ủy ban Kiểm soát. Mô hình về cơ cấu tổ chức của bộ phận Kiểm toán nội bộ được thiết kế lại như sau:



Héi ®ång qu¶n trÞ

đy ban KTNB

Tæng Gi¸m ®èc

C¸c ®¬n vÞ

kinh doanh

Phßng KTNB

theo nghiÖp vô

Phßng ph¸t triÓn

kiÓm to¸n

Phßng KTNB

theo khu vùc

Ban KTNB


Mèi quan hÖ chØ ®¹o, ®iÒu hµnh, qu¶n lý trùc tiÕp Mèi quan hÖ chØ ®¹o, b¸o c¸o

Thùc hiÖn kiÓm to¸n, göi b¸o c¸o vµ t• vÊn

Hình 3.5. Định hướng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ của Agribank


Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đòi hỏi hoạt động kiểm toán nội bộ phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác lập kế hoạch kiểm toán, phương pháp kiểm toán và chất lượng kiểm toán. Muốn vậy, nhân sự của bộ phận kiểm toán nên được tuyển chọn t những người có chuyên môn giỏi t các phòng nghiệp vụ, có khả năng phân tích, tổng hợp và phán đoán tốt, có khả năng làm việc độc lập và phải có trình độ vi tính nhất định vì ngày nay các thông tin đều được xử lí trên máy tính.

3.3. KIẾN NGHỊ


3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ


3.3.1.1. Hoàn thiện và phát triển thị trường tài chính theo chiều sâu

Khi các NH thực hiện quá trình ALM của mình, đòi hỏi phải điều tiết, cơ cấu


lại nguồn vốn và tài sản của mình một cách linh hoạt và kịp thời thông qua các giao dịch trên thị trường tài chính. Bởi vậy, để tạo môi trường, điều kiện cho các TCTD thực hiện quản trị tốt thì Chính phủ cần phối hợp với các bộ ngành thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các thị trường tài chính, bao gồm:

- Thị trường tiền tệ: Thị trường tiền tệ phát triển tạo điều kiện khai thông cho dòng vốn dư th a tạm thời của các TCTD. Vì vậy, khi có nhu cầu thanh khoản đột xuất, NH có thể tiếp cận nhanh chóng dòng vốn này với chi phí hợp lí. Để thị trường tiền tệ phát triển, cần xử lí những vấn đề sau:

Một à, mở rộng phương thức giao dịch: Ngoài hai phương thức giao dịch tiền gửi và cho vay như hiện nay, cần đưa thêm những loại hình giao dịch hiện đại nhằm tăng tính lỏng cho khoản vay, tăng khả năng giao dịch của các chủ thể trên thị trường như giao dịch trao tay qua các hợp đồng tiền gửi, giao dịch trao tay trên cơ sở có bảo lãnh hoặc kí quỹ bằng thực hiện hợp đồng repos…,

Hai à, đa d ng hoá hàng hoá giao dịch: Hiện nay trên thị trường tiền tệ ở Việt Nam mới sử dụng các công cụ: Tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, còn thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, hợp đồng mua lại và các công cụ khác chưa xuất hiện trên thị trường. Vì vậy cần có các giải pháp khác để đưa thêm các công cụ giao dịch trên thị trường, hoặc khi chưa thể đưa thêm các công cụ khác, Kho bạc và NHNN nên đa dạng hoá về các kì hạn của giấy tờ có giá đó.

Ba à, ứng dụng và kết hợp sử dụng kĩ thuật th ng tin hiện đ i: Ngoài việc sử dụng các phương tiện thông tin có sẵn như điện thoại, Fax, các NH cần áp dụng thông tin trên mạng Reuter, lắp đặt các phần mềm có đặc tính sử dụng cao, khi các thông tin được cung cấp trên mạng sẽ giúp cho các NH khai thác mạng biết được thành viên nào thiếu vốn, thành viên nào th a để hoàn toàn chủ động trong giao dịch, không phải mất công tìm kiếm, điện thoại lần.

- Thị trường chứng khoán. Chính phủ cần phối hợp với U ban Chứng khoán tìm ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động của thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán được coi là một kênh dẫn vốn đầu tư dài hạn trực tiếp và hiệu quả của nền kinh tế. Sự phát triển của thị trường chứng khoán v a là một nhân tố cạnh tranh


với hoạt động huy động vốn của NHTM, v a tạo cho NHTM phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phục vụ cho hoạt động của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, v a đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của NH, đa dạng hoá danh mục đầu tư, tạo thị trường cho các chứng khoán mà NH nắm giữ có thể chuyển nhanh thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong trường hợp cần thiết. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được gần 10 năm, nhưng t năm 2008 tới nay, thị trường hoạt động hết sức trầm lắng, không thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Do vậy, cần tập trung vào xử lí một số vấn đề sau:

Một à, tăng cầu TTCK, thu hút thêm nguồn vốn vào thị trường bằng cách đa dạng hóa NĐT. Giải pháp này một mặt giúp nâng cao hiệu quả đầu tư, mặt khác đảm bảo sự vận hành thông suốt và đồng bộ các thị trường.

Hai là, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển nhằm cân bằng cấu trúc thị trường trái phiếu, đồng thời nghiên cứu cho phép các tổ chức tài chính quốc tế mà Việt Nam là thành viên phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ Việt Nam. Ba là, tăng cường thêm nguồn cung sản phẩm chất lượng trên thị trường thông qua việc nâng cao qui định về phát hành, niêm yết và quá trình cổ phần hóa,

thoái vốn nhà nước tại các DN.

Bốn à, phát triển các công cụ tài chính mới như sản phẩm phái sinh, các sản phẩm trái phiếu liên kết, giảm thiểu rủi ro; hoặc đa dạng hóa loại hình quỹ đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của NĐT. Tuy nhiên, quá trình xây dựng TTCK phái sinh cũng cần phải có những biện pháp thận trọng vì thị trường công cụ phái sinh cung cấp những sản phẩm phòng vệ rủi ro, nhưng chính bản thân thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, như rủi ro về giá, rủi ro vỡ nợ, rủi ro pháp luật hay rủi ro hệ thống…

- Thị trường mua bán nợ

Đối với các NHTM VN hiện nay, cho vay vẫn là một tài sản chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản, và hiện tại nợ xấu vẫn đang còn là vấn đề cần xử lí của các NH nhằm làm tăng tính thanh khoản cũng như tăng cường năng lực tài chính cho các NH. Để xử lí nợ xấu của hệ thống ngân hàng, NHNN đã thành lập VAMC theo


QĐ số 1459/QĐ-NHNN ngày 27/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Qui chế hoạt động của V MC thì không mua nợ xấu bằng tiền thật mà trả bằng trái phiếu đặc biệt. Các NHTM bán nợ xấu thì có thể cầm trái phiếu đến NHNN để vay tới mức 70 giá trị các trái phiếu để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Các NHTM bán nợ xấu có trách nhiệm trích lập dự vòng 20 mỗi năm, trong 5 năm. Sau 5 năm họ có thể phải lấy lại các nợ xấu, chứ không phải V MC bắt buộc phải tìm giải pháp thanh lí nợ xấu. Việc mua bán không phải là đứt đoạn mà là V MC tạm thời giữ nợ xấu đó, cố gắng thanh lí có thể được. Nếu không được thì sau 5 năm, các NHTM có nợ xấu phải lãnh nợ xấu trở về. Như vậy thực chất V MC chỉ là kho giữ nợ xấu cho các NH mà thôi, bởi mục tiêu ban đầu thành lập cũng chỉ để hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM. Với cơ chế đó thì thực chất nợ xấu không được xử lí triệt để, do vậy cần thiết thành lập thị trường mua bán nợ thứ cấp với sự tham gia của các NĐT trong và ngoài nước, nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lí nợ xấu đã mua cũng như tạo lối ra cho thị trường nợ sơ cấp với V MC. Giải pháp này v a giúp giải quyết những khó khăn trên thị trường tiền tệ - tín dụng, v a tạo tính liên thông giữa thị trường này với thị trường bất động sản và TTCK.

Để hình thành thị trường mua bán nợ xấu theo đúng nghĩa, và để thu hút đông đảo các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm tới khoản nợ xấu của các TCTD thì điều quan trọng nhất là giá, và khung pháp lí đảm bảo tính minh bạch thuận lợi trong giao dịch. Nếu các điều kiện này được đảm bảo, việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường sẽ tự khắc hình thành.

- Thị trường phái sinh:

Trong việc thực hiện ALM thì ngoài việc sử dụng các nghiệp vụ nội bảng để cân đối giữa TSN và TSC thì các NH còn có thể sử dụng các nghiệp vụ phái sinh nhằm phòng ng a rủi ro. Tuy nhiên, để thực hiện được các giao dịch này thì đòi hỏi cũng cần phải có thị trường phái sinh phát triển.

Phái sinh là một công cụ tài chính mà giá trị của nó bắt nguồn t giá trị của các hàng hóa cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý… là hàng hóa cơ sở tạo lập nên các phái sinh này;


hoặc phái sinh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... là những hàng hóa cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỉ giá, lãi suất, ngoại hối… là hàng hóa cơ sở.

Sự phát triển của thị trường tài chính đến một qui mô nhất định tất yếu phải phát triển thị trường phái sinh. Điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với Việt Nam, khi quá trình hội nhập với thị trường tài chính thế giới đang diễn ra sâu rộng. Bởi vậy, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan xây dựng hệ thống pháp lí đồng bộ cho sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh. Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực then chốt.

Thứ nh t, định hướng phát triển TTCK phái sinh đã được đề cập tại Quyết định 252/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Theo đó, tập trung xây dựng và phát triển TTCK phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển với các công cụ t đơn giản đến phức tạp; về dài hạn cần thống nhất hoạt động thị trường phái sinh có công cụ gốc là chứng khoán, hàng hóa, tiền tệ…

Thứ hai, NHNN sẽ chủ trì xây dựng khuôn khổ pháp lí cho triển khai các sản phẩm phái sinh dựa trên cơ sở là thị trường tiền tệ.

Thứ ba, Bộ Công thương chịu trách nhiệm chính trong hoạch định cơ chế pháp lí cho phát triển các sản phẩm phái sinh dựa trên thị trường hàng hóa, nhằm giúp thị trường tài chính phát triển hiện đại, có thêm công cụ phòng ng a rủi ro, đáp ứng nhu cầu của các định chế tài chính lẫn giới đầu tư.

3.3.1.2. Các kiến nghị khác với Chính phủ

- Có chính sách hỗ trợ tăng vốn điều lệ cho các NHTM Việt Nam để tăng cường năng lực tài chính;

- Có chính sách về cơ chế tiền lương phù hợp để đảm bảo thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao làm việc tại các NHTM Việt Nam;


- Có chính sách cải cách khu vực Ngân hàng, bao gồm cả NHNN và NHTM, thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước nhằm tăng cường năng lực tài chính, tăng cường quản trị, điều hành của các NHTM Nhà nước hiện nay;

- Khuyến khích hoạt động của Công ty Kiểm toán độc lập, nhằm tạo lập môi trường công khai minh bạch về tài chính của tất cả doanh nghiệp;

- Cần có sự rà soát thường xuyên các văn bản pháp luật, các qui định, hướng dẫn có liên quan đến hoạt động của NHTM để nắm bắt các khó khăn vướng mắc khi áp dụng, t đó có sự chỉnh sửa kịp thời và tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn trong QTRR góp phần làm cho nền kinh tế phát triển vững chắc

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước


3.3.2.1. Tạo hành lang pháp lí đồng bộ cho hoạt động NH.

Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động NH trong lộ trình hội nhập kinh tế là một trong những nhiệm vụ quan trọng của NHNN, tạo ra môi trường thông thoáng cho các NHTM phát triển hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm, đồng thời để các NHTM Việt Nam làm quen dần với môi trường cạnh tranh quốc tế. Một số công việc quan trọng cần thực hiện nhằm hoàn thiện môi trường pháp lí là rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến hoạt động NH. Các văn bản này cần bao quát và điều chỉnh được cả xu hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ NH trong điều kiện mới cũng như định hướng phát triển các dịch vụ NH của hệ thống NHTM Việt Nam.

Đồng thời, ban hành các qui định cụ thể hướng dẫn ALM tại các NHTM. Hiện nay về lĩnh vực LM của các NHTM thì NHNN mới đưa ra qui định về quản trị thanh khoản, tuy nhiên vẫn còn một số điểm cần hoàn thiện theo thông lệ quốc tế. Cụ thể, theo mục 3, thông tư số 13/2010/TT - NHNN ngày 20/05/2010 thì hoàn toàn mới chỉ đề cập tới việc quản trị thanh khoản ngắn hạn của NH. Cần có hướng dẫn về việc cân đối giữa dự trữ cấp 1 và dự trữ cấp 2, giữa lợi ích và chi phí trong ngắn hạn và trong tương lai. Vì vậy, cần thay đổi kết cấu đó để việc quản trị khả năng chi trả được chuyển thành quản trị khả năng thanh khoản. NHNN cần yêu cầu


các NHTM phải xây dựng kế hoạch dự báo thanh khoản dài hạn hơn, có thể là 1 tháng, 3, 9 tháng và thậm chí là trên 12 tháng trên cơ sở đa dạng hoá các loại TSC phục vụ cho mục đích thanh khoản. Ngoài ra, bố sung hệ thống các chỉ tiêu đo lường thanh khoản của NHTM cũng như các chuẩn mực cho hệ thống chỉ tiêu này và yêu cầu thực hiện phân tích kịch bản mô phỏng rủi ro thanh khoản bắt buộc tại các NHTM. Ngân hàng Nhà nước nên có yêu cầu bắt buộc và hướng dẫn các NHTM phải thực hiện chế độ báo định kì về các phân tích đánh giá mô phỏng các tình huống rủi ro thanh khoản trong nhiều thời điểm khác nhau của tương lai. (ví dụ trong 1 ngày hoặc trong 7 ngày làm việc tiếp theo,....).

Do vậy, NHNN cần đưa ra những qui định theo thông lệ quốc tế tốt nhất về

LM một cách đầy đủ nhất, làm cơ sở pháp lí cho các NHTM thực hiện trong thời gian tới.

3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách lãi suất

Trong bối cảnh hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, quản trị rủi ro lãi suất dường như chưa phải là mối quan tâm lớn của các ngân hàng khi mà diễn biến lãi suất được điều hành sát sao bởi NHNN. Hiện nay, NHNN đang có các qui định hiện hành cho việc thiết lập lãi suất lên các sản phẩm ngân hàng, ví dụ như lãi suất trần và lãi suất sàn cho các khoản tiền vay và tiền gửi. Do đó, các NHTM nói chung và Agribank nói riêng cũng phần nào bị giới hạn trong việc lựa chọn cách quản trị rủi ro lãi suất thông qua việc thay đổi lãi suất của các sản phẩm ngân hàng. Chính vì thế, giải pháp hoàn thiện cơ chế lãi suất hiện nay của NHNN và trong thời gian tới là tập trung nâng cấp phát triển thị trường tiền tệ, sớm khắc phục những vấn đề như NHNN vẫn qui định lãi suất trần tiền gửi của các NHTM và việc tham gia có giới hạn của tổ chức này vào thị trường, làm cho thị trường chưa phát triển, lãi suất chưa phản ảnh đúng quan hệ cung cầu.

Tăng cường hiệu quả của chế độ tự do hóa lãi suất, mặc dù hiện nay lãi suất cơ bản là lãi suất tham chiếu của các NHTM, trong một số giai đoạn vẫn có trần lãi suất, điều này đã ảnh hưởng đến hiệu quả của cơ chế lãi suất và sự cạnh tranh giữa các NHTM. NHNN cũng nên tránh sự điều chỉnh vào lãi suất bằng những


mệnh lệnh hành chính. NHNN nên để thị trường hoạt động theo cung cầu và lãi suất phản ánh chính xác cung cầu trên thị trường tiền tệ.

Kết luận chương 3


Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng ALM và chất lượng ALM tại Agribank, chương 3 của luận án đã nêu lên thách thức và định hướng về hoạt động quản trị rủi ro của Agribank đến năm 2020 trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam có nhiều biến động phức tạp; t đó, luận án đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng ALM để đạt tới mục tiêu đã được nêu lên. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề như xây dựng và hoàn thiện các yếu tố cơ bản của quá trình ALM theo thông lệ quốc tế về khung ALM của NHTM và các giải pháp bổ sung nhằm hoàn thiện các điều kiện để thực hiện ALM một cách tốt nhất tại Agribank. Trong đó, có chỉ rõ những giải pháp trước mắt và lâu dài. Chương 3 của luận án cũng đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để các giải pháp trên mang tính khả thi hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2022