Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tính Hiệu Lực Của Ktnb


Nguồn lực

KTNB

Nhân tố

vĩ mô

Cơ cấu

tổ chức

Nhân tố vi mô

Quy trình

KTNB

Áp lực

cạnh tranh

Quy định

pháp lý

Các mối quan hệ

của KTNB

Áp lực các bên

liên quan

Các nhân tố

khác


Hình 3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB

Nguồn: A synthesis of the empirical internal audit effectiveness literature and new research opportunities, Rainer Lenz & Ulrich Hahn, 2015

Trong đó, nhóm các nhân tố vĩ mô gồm có:

(i) Áp lực từ các quy định bắt buộc do các cơ quan nhà nước/tổ chức phi chính phủ ban hành (Coercive forces)

(ii) Áp lực từ các bên liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty (Nhà cung cấp, khách hàng, công đoàn, tổ chức xã hội…) (Normative forces)

(iii) Áp lực cạnh tranh (Mimetic forces)

(iv) Các nhân tố vĩ mô khác

Nhóm các nhân tố vi mô là:

(i) Các yếu tố về cơ cấu tổ chức (Organization)

(ii) Nguồn lực của kiểm toán nội bộ (IA resources)

(iii) Quy trình kiểm toán nội bộ (IA processes)

(iv) Các mối quan hệ của kiểm toán nội bộ (IA relationships)


Từ phân nhóm các nghiên cứu trên Luận án sử dụng nhóm nhân tố vi mô sau để đo lường hiệu lực của KTNB tại NHTMVN, gồm có:

(i) Nhân tố nguồn lực của KTNB

(ii) Nhân tố tính độc lập của KTNB

(iii) Nhân tố các hoạt động của KTNB

(iv) Nhân tố sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB

(v) Nhân tố sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

(vi) Nhân tố mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập

Mô hình nghiên cứu được đề xuất nhằm giải quyết hai mục tiêu cơ bản: các nhân tố nào ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB và nếu có ảnh hưởng, thì mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố là bao nhiêu. Mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau:

Dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả Pilot test, nghiên cứu sinh xác định được mô hình lý thuyết như hình 3.1. Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện để ước tính mức độ ảnh hưởng của sáu nhân tố được xác định ở trên (các biến độc lập) trên IAE (biến phụ thuộc).

IAE: Tính hiệu lực của KTNB NLNL: Nguồn lực của KTNB TDL: Tính độc lập của KTNB CHD: Các hoạt động của KTNB

HNQL: Sự hỗ trợ của các nhà quản lý đến KTNB

SDDP: Sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

QHND: Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập


TDL

CHD

IAE

HNQL

SDDP


NLNL

QHND

Hình 3.2. Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các NHTM Việt Nam

3.3. Phương pháp nghiên cứu định tính

3.3.1. Phương pháp suy diễn

Luận án tổng hợp những nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ, từ đó đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của KTNB tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam (tổng hợp các nhân tố được trình bày tại Phụ lục 1). Sau khi đề xuất các nhân tố, nghiên cứu sinh thực hiện khảo sát bằng cách sử dụng bảng câu hỏi và các công cụ thống kê. Mục đích của việc khảo sát là thu thập dữ liệu để kiểm chứng các nhân tố đã đề xuất có phù hợp với điều kiện thực tế của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hay không và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào.

3.3.2. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia

Trước khi đưa ra bảng hỏi chính thức để thu thập thông tin của các cán bộ quản lý và kiểm toán viên nội bộ tại các NHTM, nghiên cứu tiến hành thực hiện phỏng vấn thử và phân tích thử nghiệm trên 53 đối tượng được hỏi. Trong số đó, có phỏng vấn sâu cán bộ quản lý và trưởng kiểm toán nội bộ trong các ngân hàng thương mại Việt


Nam. Sau khi thực hiện phỏng vấn sâu, các tiêu chí đo lường cho từng nhân tố được đưa ra như sau:

Bảng 3.1. Nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực KTNB


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn tham khảo


IAE

Biến phụ thuộc – Tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ

Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010)


IAE 1

Chất lượng kiểm toán nội bộ đạt kỳ vọng của Ban lãnh đạo cấp cao


IAE 2

KTNB đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ chính trong cuộc kiểm toán


IAE 3

KTNB tạo được giá trị gia tăng cho ngân hàng (trên các phương diện: tăng uy tín ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro, tiết kiệm chi phí…)


IAE 4

KTNB đạt được kết quả mong muốn trong việc đưa ra những ý kiến tư vấn xác đáng nhằm cải thiện hoạt động quản lý rủi ro, gia tăng giá trị và cải thiện các hoạt động của tổ chức.

NLNL

Nguồn lực của KTNB

Abdulaziz Alzeban (2014), Hella Dellai và Mohamed Ali Brahim Omri (2016)


NLNL1

Chuyên viên Kiểm toán nội bộ có trình độ chuyên môn phù hợp (chuyên ngành được đào tạo phù hợp với nhiệm vụ được giao)


NLNL2

Chuyên viên Kiểm toán nội bộ có kiến thức chuyên môn sâu về các hoạt động của từng bộ phận trong ngân hàng


NLNL3

Chuyên viên Kiểm toán nội bộ có kinh nghiệm và kỹ năng phù hợp để lập kế hoạch và xác định rủi ro trong kiểm toán.


NLNL4

Chuyên viên kiểm toán nội bộ được đào tạo và cập nhật về kiến thức và kỹ năng định kỳ


NLNL5

Trưởng kiểm toán nội bộ đủ năng lực xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro nhằm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của kiểm toán nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 10


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn tham khảo


xác định các hoạt động ưu tiên của bộ phận kiểm toán nội bộ, nhất quán với các mục tiêu của tổ chức



NLNL6

Bộ phận KTNB có đủ năng lực kiểm toán toàn bộ quy trình, hoạt động quan trọng của ngân hàng


NLNL7

Bộ phận KTNB xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt với đơn vị được kiểm toán.

TDL

Tính độc lập của kiểm toán nội bộ

Abdulaziz Alzeban(2014), Adhista Cahya Mustika (2015), Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010)


TDL1

KTNB không chịu sự can thiệp của đơn vị, bộ phận

được kiểm toán trong quá trình thực thi nhiệm vụ.


TDL2

Chuyên viên KTNB không có mối quan hệ thân nhân mật thiết với đơn vị, bộ phận được kiểm toán (các mối quan hệ thân nhân mật thiết như: bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu).


TDL3

Chuyên viên KTNB không có những xung đột về quyền và lợi ích kinh tế với đơn vị, bộ phận được kiểm toán


TDL4

Bộ phận KTNB luôn có sự phê duyệt của Ban Kiểm soát/Uỷ ban Kiểm toán về nhân sự và kế hoạch kiểm toán hàng năm


TDL5

KTNB được phân quyền phù hợp để truy cập vào thông tin, dữ liệu, sổ sách, mạng lưới của tổ chức nhằm phục vụ mục đích kiểm toán


TDL6

Định kỳ luân phiên các vị trí trong bộ phận KTNB để đảm bảo chuyên viên KTNB có thể thực hiện đa dạng các nhiệm vụ.


TDL7

Khi nhận được yêu cầu từ lãnh đạo cấp cao (Ban giám đốc, Hội đồng quản trị của Ngân hàng), KTNB có thể thực hiện cả các hoạt động khác ngoài phạm vi công việc, trách nhiệm trực tiếp của mình.


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn tham khảo


TDL8

KTNB có quyền tiếp cận không giới hạn đến tất cả các phòng ban và nhân viên trong quá trình thực hiện kiểm toán.


CHD

Các hoạt động của KTNB

Tadiwos Misganaw (2016), Marika Arena and Giovanni Azzone (2009)


CHD1

Bộ phận KTNB chuẩn bị kế hoạch và chương trình phù hợp để kiểm toán cho từng bộ phận chức năng (VD: Tín dụng, Ngoại hối, Đầu tư…).


CHD2

Bộ phận KTNB thực hiện kiểm toán phù hợp với các quy định pháp luật và chuẩn mực được công nhận (VD: Thông tư 13/2018/TT-NHNN – Quy định về Hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh NH nước ngoài do NHNN Việt Nam ban hành; Nghị định 05/2019/NĐ-CP về Kiểm toán nội bộ; IIA – The Institute of Internal Auditors…).


CHD3

KTNB chủ động lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và chịu trách nhiệm về chuyên môn trực tiếp với UBKT, độc lập với Ban điều hành và các cấp quản lý vận hành.


CHD4

KTNB luân phiên thực hiện kiểm toán toàn bộ các bộ phận chức năng của Ngân hàng.


CHD5

KTNB thực hiện kiểm toán toàn bộ các vấn đề trọng yếu của Ngân hàng


CHD6

KTNB định kỳ/thường xuyên theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán của đơn vị, bộ phận được kiểm toán.


CHD7

KTNB thường xuyên áp dụng các kỹ thuật tự đánh giá các loại rủi ro hoạt động trong ngân hàng (Rủi ro do Qui chế, Qui trình nghiệp vụ; Rủi ro do cán bộ ngân hàng; Rủi ro do tác động từ bên ngoài; Rủi ro từ hệ thống công nghệ thông tin).


CHD8

Kiểm toán nội bộ phối hợp hiệu quả với kiểm toán

độc lập


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn tham khảo


CHD9

Đề xuất/ kiến nghị từ KTNB mang tính khả thi đối với các đơn vị, bộ phận được kiểm toán



CHD10

Báo cáo kiểm toán nội bộ đảm bảo kịp thời, rõ ràng và phù hợp.

HNQL

Sự hỗ trợ của các nhà quản lý với KTNB

Abdulaziz Alzeban(2014), George Tackie và cộng sự (2016), Firehiwet Weldu Kahsay (2017)


HNQL1

HĐQT – ban lãnh đạo cao nhất có các hành động hỗ trợ phù hợp để KTNB hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình.


HNQL2

Ban TGĐ ghi nhận và có những phản hồi tới báo cáo của kiểm toán nội bộ.


HNQL3

Ban TGĐ cung cấp các nguồn lực cần thiết cho KTNB


HNQL4

Bộ phận KTNB được cấp ngân sách phù hợp với số lượng công việc kiểm toán đã lên kế hoạch.


HNQL5

Quản lý cấp cao đề cao và cung cấp hỗ trợ cần thiết

để phát triển đội ngũ KTNB.


HNQL6

Quản lý cấp cao luôn khuyến khích đào tạo nhằm phát triển đội ngũ KTNB.


HNQL7

Quản lý cấp cao nhận thức rõ về vai trò và giá trị của kiểm toán nội bộ.


SDDP

Sử dụng KTNB trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Aaron Cohen & Gabriel Sayag (2010), Firehiwet Weldu Kahsay (2017)


SDDP1

Ngân hàng luân chuyển các nhân sự qua bộ phận KTNB nhằm phát triển và đào tạo nhân sự theo mục tiêu của tổ chức.


SDDP2

Các nhân sự của ngân hàng trong quá trình đề xuất thăng tiến thường được luân chuyển qua bộ phận KTNB.


SDDP3

Các nhân sự của ngân hàng trong quá trình phát triển sự nghiệp thường được luân chuyển qua bộ


Ký hiệu

Nội dung

Nguồn tham khảo


phận KTNB.



QHND

Mối quan hệ giữa KTNB với kiểm toán độc lập

Abdulaziz Alzeban(2014), Adhista Cahya Mustika (2015)


QHND1

KTNB có thái độ chuyên nghiệp và hợp tác đối với kiểm toán viên độc lập


QHND2

KTNB phối hợp và thảo luận với KTĐL về các rủi ro kiểm toán báo cáo tài chính (ví dụ về lợi ích của các bên liên quan, về độ tin cậy của kiểm soát nội bộ).


QHND3

KTNB phối hợp và thảo luận với KTĐL về kế hoạch kiểm toán BCTC hàng năm.


QHND4

Kiểm toán độc lập sử dụng kết quả công việc của kiểm toán nội bộ


QHND5

KTNB chia sẻ những tài liệu làm việc với kiểm toán độc lập khi cần thiết hoặc được yêu cầu hỗ trợ

QHND6

Tần suất các cuộc họp giữa KTNB và KTĐL hợp lý,

đảm bảo chất lượng công việc.

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ tổng quan nghiên cứu và phỏng vấn chuyên gia

Các thang đo được rút ra từ tổng quan nghiên cứu nhưng có sự điều chỉnh từ các ý kiến chuyên gia thu thập được để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu để đảm bảo tính thực tế.

Từ ý kiến chuyên gia, sau khi đưa ra được các tiêu chí đo lường như trên, nghiên cứu sinh tiếp tục thực hiện pilot test. Kết quả Pilot test nhằm giúp loại bỏ những hiểu lầm trong cách sử dụng từ ngữ, sửa các câu hỏi khó hiểu đối với người trả lời và loại những biến quan sát không hợp lý trước khi thực hiện nghiên cứu chính thức.

Để phân tích Pilot test tác giả tiến hành kết hợp với phương pháp định lượng: kiểm tra độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Chi tiết về hệ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/03/2023