Nghiên Cứu Về Tiếp Cận Tín Dụng Phi Chính Thức Và Tín Dụng Đen


Nghiên cứu Beck và cộng sự (2009) cho rằng các chính sách của chính phủ không phải lúc nào cũng hiệu quả thậm chí một số chính sách còn phản tác dụng. Ngay cả hệ thống tài chính được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng thông tin và hợp đồng “vững mạnh” cũng vẫn có thể gặp vấn đề. Không phải người vay nào cũng đáng tin và nhiều phúc lợi quốc gia đã bị ảnh hưởng bởi các chính sách tín dụng nới lỏng. Một ví dụ điển hình về ảnh hưởng tiêu cực của các chính sách này chính là cuộc khủng hoảng nợ dưới tiêu chuẩn của Mỹ xuất phát từ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp các khoản vay mà họ không thể trả nợ được. Ngoài ra, đối với những nước có hệ thống tài chính phát triển thì việc thực thi quyền chủ nợ là quan trọng hơn và chính phủ thường đưa ra những chính sách nhằm cải thiện điều đó nhưng điều này thường rất khó thực hiện. Nghiên cứu Haselmann và cộng sự (2010) phát hiện ra rằng việc xây dựng các cơ quan đăng ký tín dụng và cải cách các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp có khả năng dễ dàng hơn là cải thiện lâu dài trong việc thực thi quyền của chủ nợ. Chính vì vậy, chính phủ cần cân nhắc trong việc đưa ra các chính sách phù hợp nhằm cải thiện việc tiếp cận tín dụng của khách hàng.

Nghiên cứu Kumar (2004) cho rằng nhiều chính sách truyền thống được ban hành ở Brazil để mở rộng tiếp cận dịch vụ tín dụng với mục đích phân bổ lượng tín dụng với lãi suất thấp, các nguồn tài chính hỗ trợ dành cho người vay và được quản lý thông qua các ngân hàng thương mại Brazil với chi phí cao. Ước tính việc tài trợ cho việc mở rộng quyền tiếp cận tín dụng lên đến hàng tỷ Reals. Tuy nhiên, thông qua phân tích kết quả của các chương trình tài chính nông thôn, thì nhiều chương trình không đến tay được nhiều người nông dân nghèo mà bị “chi phối” bởi một bộ phận người khá giả gây ra bất lợi cho việc mở rộng tiếp cận diện rộng. Theo thống kê thì trong số những người tham gia chương trình vay thì những người được vay nhiều nhất (thường là các hộ khá giả) chiếm 2% trên tổng số người tham gia chương trình nhưng lại nhận được 57% tổng tín dụng cung cấp của các tổ chức chính thức. Trong khi những người vay nhỏ chiếm đến 75% trên tổng số người vay nhưng chỉ nhận được chưa đầy 6% tổng tín dụng cung cấp của các tổ chức chính thức. Bên cạnh đó, việc đưa ra các chính sách về các khoản vay với lãi suất thấp để mở rộng việc tiếp cận các khách hàng đặc biệt là các đối tượng tổn thương thường gây ra tốn kém được đánh giá bằng khối lượng tín dụng cung cấp và hậu quả mà xã hội phải gánh chịu. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thị trường tài chính là một phần quan trọng của nhóm thị trường nhân tố rộng lớn, bao gồm thị trường đất đai và lao động, là những tổ chức cơ bản làm cơ sở cho hoạt động hiệu quả của nền kinh tế và sản xuất và cung ứng hóa. Việc thiếu tiếp cận tín dụng sẽ làm giảm phúc lợi tiềm năng của các cá nhân và năng suất của các doanh nghiệp trong


một nền kinh tế. Do đó, việc tiếp cận các đối tượng dễ bị tổn thương vào thị trường tài chính có tầm quan trọng chiến lược đối với sự phát triển kinh tế và xã hội và hòa nhập xã hội. Thất bại ở những thị trường này có tác động đặc biệt bất lợi đến năng suất kinh tế và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, việc sử dụng các chính sách tạo ra sự hỗ trợ cho thị trường này chưa chắc tạo ra kết quả tốt, thậm chí còn phản tác dụng. Do đó, những thị trường này thường được quy định chặt chẽ. Tuy nhiên những quy định này, đến lượt nó, tạo ra nguy cơ thất bại trong quá trình thực hiện và nhiều quy định có thể cản trở việc tiếp cận người nghèo.

Diagne và Zeller (2001) chỉ ra rằng ở Malaysia, thông qua các chương trình tín dụng ưu đãi, các tổ chức cung cấp tín dụng cho những hộ nông dân nghèo giúp họ mở rộng sản xuất và tăng thu nhập. Tuy nhiên, khi so sánh thu nhập ròng giữa các hộ nông dân tham gia chương trình tín dụng và các hộ nông dân không tham gia thì kết quả lại không như mong đợi. Các hộ nông dân tham gia chương trình tín dụng ưu đãi thường kết thúc với thu nhập nhỏ hơn so với những hộ không tham gia chương trình. Nghiên cứu đã phản ánh rõ ràng việc cung cấp tín dụng cho các người nghèo cần phải tính đến những cơ hội và hạn chế thực tế mà nông dân nghèo phải đối mặt để tín dụng hoạt động một cách hiệu quả. Ví dụ, tín dụng thường bị hạn chế cho những người nông dân ít tiếp cận với đường xá, thị trường, chăm sóc sức khỏe và thường chịu những đợt hạn hán có thể xóa bỏ mùa màng của họ như Malawi. Chính vì vậy, các chính sách đưa ra nhằm hỗ trợ với người nghèo cần tính toán đến những rủi ro nhất định.

Việc thi hành những chính sách của chính phủ không đúng cách tạo ra một rào cản lớn ảnh hưởng đến việc sử dụng các dịch vụ tài chính và tiếp cận nguồn vốn chính thức của người dân, đặc biệt là những đối tượng dễ bị tổn thương cần sự trợ giúp của chính phủ khi họ khó có thể đáp ứng được điều kiện vay vốn từ phía ngân hàng trong khi nhu cầu tín dụng cao.

1.1.4. Nghiên cứu về tiếp cận tín dụng phi chính thức và tín dụng đen

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tiếp cận tín dụng phi chính thức, tín dụng đen và ảnh hưởng của nó, tuy nhiên lại có rất ít tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi ảnh hưởng đến việc vay tín dụng đen. Nhìn một cách tổng thể, các cuộc nghiên cứu thường nói đến những ảnh hưởng của tín dụng đen, so sánh tín dụng đen với các loại hình cho vay khác, sự ra đời và phát triển của tín dụng đen, tương lai của tín dụng đen… Các nghiên cứu về tín dụng phi chính thức có thể chia thành 2 nhóm chính:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Nhóm thứ nhất tiếp cận từ góc độ các nhân tố dẫn đến hành vi tín dụng phi chính thức và tín dụng đen

Theo Fishbein và Bunce (2000) thì những khoản tín dụng đen thường xuất hiện ở trong thị trường thế chấp dưới chuẩn nơi những người đi vay thế chấp tài sản của họ nhằm những mục đích tiêu dùng cá nhân hoặc trả các khoản nợ. Hầu hết những người đi vay đều bị hạn chế khả năng tiếp cận với nguồn tín dụng chính thức do một số lý do như tài sản đảm bảo không đảm bảo điều kiện. Tương tự, Carr và Kolluri (2001a) cũng cho rằng tín dụng đen là việc cho vay với những người có lịch sử thanh toán tín dụng kém, nợ quá hạn, không thanh toán các khoản chi phí như phí phá sản, các khoản phí phạt hành chính… khiến cho họ không có khả năng tiếp cận những khoản tín dụng chính thức từ các ngân hàng và tổ chức tài chính được công nhận. Đa số những người đi vay là những người thiếu hiểu biết tài chính, có thu nhập thấp nhưng lại có một lượng lớn tài sản có giá trị có thể đem đi thế chấp hoặc bán đi để trả nợ. Ví dụ như các hộ kinh doanh mà người đứng đầu là người già, không có nhiều tiền mặt, ít hiểu biết về tài chính, không tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức nhưng lại có nhiều tài sản giá trị như đất đai hoặc tài sản đảm bảo cho khả năng trả nợ, hoặc tài sản thuộc sở hữu của con cái họ như nhà, xe…; vì vậy, có thể dùng các tài sản này để đi vay tín dụng phi chính thức.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 4

Theo McCoy (2005) những người sử dụng tín dụng phi chính thức (mà phần lớn là tín dụng đen) thường là những người đang gặp vấn đề tài chính với các khoản nợ đến hạn, không có khả năng tiếp cận các khoản tín dụng chính thức từ phía ngân hàng do chưa thanh toán các khoản nợ cũ và có khả năng mất nhà nếu không thanh toán đúng hạn. Ngoài ra, những người đi vay bị lôi kéo bởi những lời chào mời hấp dẫn về những khoản vay nhanh, lãi suất thấp khi đang có những nhu cầu cấp thiết về tiền. Những người đi vay bị những người cho vay làm “mờ mắt” về những khoản tiền lãi khổng lồ, điều khoản thiếu minh bạch và coi các khoản vay này như một khoản thanh toán có thể quản lý mỗi tháng. Hơn thế nữa, các tổ chức cung cấp tín dụng phi chính thức thường nhấn mạnh vào khoản tiền mặt tức thời mà người vay nhận được. Chính vì các lý do trên mà các hộ kinh doanh cá thể tại các nước đang phát triển sử dụng tín dụng đen ngay càng nhiều hơn, đặc biệt là những người thiếu hiểu biết, tự tin vào khả năng của mình.

Kelso (1941a) cho rằng việc sử dụng tín dụng đen thường bị ảnh hưởng bởi một số lý do sau: (1) đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của gia đình như ốm đau, bệnh tật… Các khoản vay nhỏ từ các TCTD đen càng nhiều, chứng tỏ các gia đình càng có nhiều vấn đề chi tiêu ngoài kế hoạch; (2) do mức thu nhập càng thấp, ngân sách tài chính của gia đình càng eo hẹp không đủ đáp ứng các nhu cầu chi tiêu tối thiểu, không có khả năng vay tại các TCTD chính thức khiến họ “bắt buộc” phải vay từ các TCTD đen để trang


trải cuộc sống; (3) những người có công việc không ổn định, hoặc ở mức bán thất nghiệp như công nhân các nhà máy, người làm công ăn lương ở các ngành thu nhập thấp… thường có xu hướng sử dụng tín dụng đen nhiều hơn những người có công việc tốt, thu nhập cao, ổn định; (4) ốm đau, bệnh tật mà không có bảo hiểm y tế là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho người dân phải tìm đến tín dụng đen do không còn lựa chọn nào khác.

Theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì những người vay thường là người nghèo, hoặc người có thu nhập thấp, dân trí về tài chính không cao, hoặc vay tiền chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp bách, trả nợ, xây nhà, mua nhà, sản xuất, kinh doanh, đóng học phí, chữa bệnh… Vì nhu cầu cần vốn thì hầu như ai cũng có nên đối tượng tham gia cho vay hay đi vay bao gồm đầy đủ các thành phần trong xã hội, nhưng đặc biệt phổ biến là những người dân nghèo, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Những hộ nông dân cần vốn để mua trồng cây giống, vật nuôi, tiếp tục một mùa vụ mới hay để bù lỗ của mùa vụ trước; để chi trả chi phí sản xuất, trả lương nhân viên hoặc giải quyết tình huống cấp bách... Trong khi đó, mục đích chính của bên cho vay là kiếm lời nhanh, giàu nhanh mà bỏ qua nguy cơ nợ xấu cũng như vi phạm pháp luật. Tương tự như vậy, Phạm Văn Tám (2018) cũng cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành vi sử dụng tín dụng đen do người vay tiền tham gia những hoạt động tệ nạn hay có những nhu cầu bất hợp pháp cần che giấu. Ngoài ra, chế tài xử phạt của pháp luật về xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “Tín dụng đen” còn nhiều vướng mắc chưa có sự răn đe với các Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức tạo ra lỗ hổng lớn cho việc phát triển của tín dụng đen.

Theo Nguyễn Kim Hùng (2019) thì hiện nay nguồn vốn của ngân hàng chỉ tiếp cận chủ yếu bởi các doanh nghiệp trong khi những hộ kinh doanh cá thể vẫn khó khăn trong việc tiếp cận vốn và buộc phải sử dụng tín dụng đen như nguồn vốn thay thế.

Nhóm thứ hai tiếp cận từ hành vi của người cho vay

Fishbein và Bunce (2000); Eggert (2001) đều đề cập đến tín dụng đen là những hành vi liên quan đến việc lừa dối, lừa đảo và lợi dụng người vay được thực hiện bởi các chủ nợ, nhà môi giới, các tổ chức… Eggert (2001) cũng cho rằng tín dụng đen là các khoản vay thiếu công bằng, lừa đảo, quảng bá sai sự thật, thiếu trung thực khi thực hiện hợp đồng vay và lợi dụng sử thiếu hiểu biết của người vay để chuộc lợi. Ngoài ra, những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức còn đe dọa, tạo ra áp lực, sử dụng vũ lực, đối xử không công bằng nếu như người vay không trả được nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, Eggert (2001) cũng chia tín dụng đen thành hai hoạt động chính: (1) Những


hoạt động bất hợp pháp hoặc vô lương tâm bao gồm những hoạt động như trình bày sai, biến tấu, che giấu các điều khoản bất lợi đối với người vay, giả mạo chữ ký người vay và các tài liệu thông tin cá nhân của người đi vay…; (2) Những hoạt động gây cản trở, khó khăn cho cơ quan quản lý của ngành tín dụng. Hoạt động tín dụng là hợp pháp nhưng khi bị các TCTD bất hợp pháp lợi dụng khiến cho người vay phải chịu những khoản vay với chi phí và lãi suất cao hơn thị trường gấp nhiều lần. Tương tự, Morgan (2007) cho rằng tín dụng đen là một khoản giảm phúc lợi liên quan đến những hành vi vay với lãi suất cho vay vượt mức pháp luật quy định gấp nhiều lần và lừa dối nhằm vào một số phân khúc khách hàng đang gặp khó khăn về tài chính, thiếu hiểu biết về tài chính. Những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức sử dụng những chiêu trò như phóng đại thu nhập trong tương lai của người đi vay có thể có được nếu vay vốn từ các tổ chức này để tạo tâm lý tốt cho người vay nhằm thúc đẩy quyết định vay của họ. Ngoài ra, các tổ chức này còn quảng cáo về tính hấp dẫn của khoản vay để thu hút người đi vay.

Theo Eubank (1917) thì ở Hoa Kỳ tồn tại những người cho vay nặng lãi “khai thác” triệt để những cá nhân không thể hoặc không muốn sử dụng tín dụng ở các khu vực tài chính chính thức. Bằng việc tận dụng sự cần thiết tín dụng ngay lập tức của những người này, những người cho vay nặng lãi đã đáp ứng những khoản vay đó với những điều khoản đặc biệt, chi phí lớn, lãi suất cao để có thể chiếm đoạt tài sản của người đi vay. Nhiều tổ chức cho vay nặng lãi thường ẩn thân dưới các công ty sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ tài chính… và thường không có biển hiệu nhằm che giấu những hành vi của mình. Nghiên cứu này được ủng hộ bởi nghiên cứu của Bond và cộng sự (2009).

Theo Bond và cộng sự (2009) thì những người cho vay này thường tiếp cận những chủ nhà đang phải đối mặt với việc bị tịch thu nhà nếu không trả được nợ cho ngân hàng. Những người này tái cấp vốn cho họ thông qua những khoản vay giúp họ để có thể giữ lại ngôi nhà và sử dụng ngôi nhà như một thế chấp mới cho khoản vay này. Tuy nhiên, cuối cùng mục đích của những người cho vay nặng lãi này là chiếm đoạt ngôi nhà và bất động sản thông qua những điều khoản bất lợi cho người vay. Nghiên cứu Eggert (2001) cũng cho rằng mục tiêu của người cho vay nặng lãi là ép buộc hoặc lừa chủ nhà vay tiền với lãi suất hoặc phí cao hơn so với thị trường do phải trả các loại phí khi vay, độ tín nhiệm thấp, lịch sử nợ xấu ở các ngân hàng và TCTD... Hơn thế nữa, những người cho vay nặng lãi còn khuyến khích người đi vay vay các khoản lớn hoặc khác với những gì người vay cần, muốn hoặc có thể chi trả nhằm giảm chi phí, lãi suất nhưng thực chất là muốn tối đa hóa lợi nhuận đem lại từ khoản vay, chiếm đoạt tài sản. Những người cho vay nặng lãi có thể giảm thiểu nếu như có sự cạnh tranh giữa các Tổ chức cung cấp dịch


vụ tín dụng phi chính thức, nhưng đa số những người cho vay này thường dụ dỗ người vay kí vào bản hợp đồng vay thế chấp trước khi họ có thể tìm được một nguồn vay tốt hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những người cho vay nặng lãi thường chỉ quan tâm đến những người sở hữu nhà bất động sản có giá trị cao.

Theo McCoy (2005) thì đa số những người cho vay nặng lãi thường theo dõi những báo cáo tín dụng về các vấn đề nợ nần, mua danh sách những khoản nợ quá hạn từ những người đòi nợ. Ngoài ra, họ còn kiểm tra những hồ sơ trả nợ thế chấp, giấy triệu tập ly hôn, thế chấp thuế, trường hợp thu nợ quá hạn… để có thể biết tiếp cận được những người có vấn đề về tín dụng. Những người cho vay nặng lãi tận dụng điều đó với những lời mời chào thông qua điện thoại, hay “đến tận cửa” để chào mời về những khoản vay tiền nhanh chóng với số lượng lớn, lãi suất ưu đãi có thể điều chỉnh với nhiều khuyến mại giúp những người đi vay có thể trì hoãn các khoản nợ khác, giải quyết vấn đề tài chính tức thời và che đi mối hiểm họa đằng sau. Chính điều này góp phần dẫn đến sự leo thang của tín dụng đen.

Nhóm tác giả Carr và Kolluri (2001a), Venkatesan (2004) cũng cho rằng bên cạnh các hành vi tạo ra những hợp đồng gây bất lợi dành cho người đi vay nhằm tạo ra khoản lợi nhuận lớn nhất dành cho người cho vay thì các khoản vay này cũng được “thiết kế” nhằm ngăn chặn người vay trả đủ hết số tiền nợ bằng cách khiến cho các khoản lãi được dồn vào gốc khiến những khoản tiền dư nợ gốc tăng lên, từ đó có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản.

Những nghiên cứu của Booth (1991), Chin (1995) và sau đó của Morgan (2000) về các nhóm tội phạm của Trung Quốc ở Hồng Kông và Bắc Mỹ chỉ ra: hoạt động cho vay nặng lãi còn được các tổ chức tội phạm Trung Quốc đấu giá để chọn lãnh thổ hoạt động. Điều này rất có ý nghĩa vì hoạt động tội phạm có tổ chức thường kiểm soát ngành công nghiệp cờ bạc, và việc cho vay đối với những người nghiện đánh bạc hoặc “con bạc khát nước” là một nguồn thu quan trọng của các cơ sở đánh bạc.

Theo Đặng Ngọc Đức (2020) những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thành lập công ty tài chính, tạo vỏ bọc kinh doanh có lãi, sau đó tổ chức huy động vốn với mức lãi suất cao hơn quy định về trần lãi suất của ngân hàng nhà nước nhằm đánh vào tâm lý hám lợi của người có tiền nhàn rỗi, tổ chức huy động vốn theo mô hình đa cấp... Tiền huy động được đối tượng sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc đem đầu tư, kinh doanh ngành nghề rủi ro cao từ đó mất khả năng thanh toán, trả nợ vốn vay. Quảng cáo rộng rãi về hình thức cho vay tiêu dùng với thủ tục đơn giản, không cần chứng minh tài chính để thu hút những người có nhu cầu vay vốn nhưng khi ký hết hợp đồng. Nhân


viên công ty tài chính này thường giải thích qua loa nội dung hợp đồng và yêu cầu bên vay nhanh chóng ký xác nhận vào các bản hợp đồng đã được lập sẵn với các nội dung điều khoản có lợi cho công ty và hoàn thiện giải ngân các khoản vay. Khi nhận được hợp đồng hoặc khi đáo hạn, người vay mới phát hiện ra thông tin về mức lãi suất thường cao hơn nhiều so với tư vấn ban đầu hoặc phát sinh các khoản phí khác ngoài lãi suất đi vay. Hơn thế nữa, trên bản hợp đồng vay tiền, nhận tiền mà hai bên đã cam kết với nhau, không thể hiện mức lãi suất thỏa thuận. Bên cho vay thường sử dụng các thỏa thuận bằng miệng và thu lãi ngay khi giao tiền cho bên vay. Thực chất trong hợp đồng đã bỏ qua các thông tin về lãi suất, điều kiện và điều khoản với bên vay. Sau đó khi kí kết hợp đồng xong, các đối tượng bổ sung thông tin về lãi suất, điều kiện hoàn vốn, đáo hạn vốn với lợi thế thuộc về bên cho vay. Khi người vay hoàn vốn mới biết khoản vay có lãi suất cao quá mức quy định nhưng vẫn phải chấp nhận hoàn trả. Bên cạnh đó, các tổ tín dụng đen còn sử dụng đội ngũ chân rết để tìm kiếm, mở rộng hoạt động cho vay, tập trung vào những người nghèo, có hoàn cảnh éo le, cần tiền để sản xuất chữa bệnh, phục vụ nhu cầu cuộc sống nhưng không có khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng do không có tài sản thế chấp theo quy định.

Theo Anh Phan (2020) thì những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức lợi dụng sự kém hiểu biết về quy trình, thủ tục cho vay của các ngân hàng, tâm lý và thói quen thụ động trong thực hiện các giao dịch kinh tế của một bộ phận người dân khi có nhu cầu vốn để có thể phát triển và mở rộng. Đặc biệt, các tổ chức “tín dụng đen” đã thâm nhập tới các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi nhận thức người dân còn hạn chế, đặc biệt là người dân tộc thiểu số, nông dân để tiếp thị các gói tín dụng với nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản rồi lập các hợp đồng ủy quyền để người dân ký giấy ủy quyền cho các tổ chức này đứng ra vay vốn ngân hàng nhưng thực chất đây là các ủy quyền cho Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức toàn quyền quyết định liên quan tới tài sản thế chấp. Các đối tượng tiếp tục sử dụng giấy ủy quyền để vay vốn ngân hàng, trong nhiều trường hợp, có sự tiếp tay của cán bộ ngân hàng nên khoản vay được duyệt mà không đảm bảo quy trình vay vốn. Khi Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức vỡ nợ hoặc bỏ trốn, ngân hàng tiến hành thu hồi tài sản cầm cố thì chủ nhân đích thực của mảnh đất đó cũng như ngân hàng mới biết rõ tình trạng tài sản của mình, các gia đình đối mặt với việc mất tài sản còn ngân hàng thì chịu rủi ro vì nợ quá hạn nhưng không xử lý tài sản đảm bảo được do đang có tranh chấp.

Theo Phạm Thành Thôi (2020) thì những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thường sử dụng nhiều phương thức để tiếp cận với khách hàng và dễ dàng nhân rộng phạm vi hoạt động dựa trên sức mạnh và sức ảnh hưởng của cộng đồng, người


thân tín và nhân sự địa phương. Các tổ chức này cũng phân bổ nhân viên theo các cấp và thực hiện nhiệm vụ theo các vùng được chỉ định, quảng cáo và tiếp cận tư vấn 24/24. Ngoài ra, những TCTD này cũng sử dụng những hệ thống phòng ngừa rủi ro và giải quyết nợ như gửi tin nhắn, gọi điện thoại, thư gửi, thuê công ty thu nợ (dành cho những khách hàng vay mà không sợ và không muốn trả nợ)… để răn đe, nhắc nhở những người vay phải trả tiền.

Theo Phạm Văn Tám (2020) thì những Tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng phi chính thức thường có những thủ đoạn tinh vi như cất giấu hợp đồng ở những nơi kín đáo, dễ tiêu hủy, sử dụng mạng xã hội để chốt hợp đồng, chia nhỏ gói vay, không hiện lãi suất trong hợp đồng, cho vay dưới dạng chơi họ, hụi trong thời gian ngắn, lợi dụng công nghệ thông tin, phần mềm, ứng dụng điện thoại để cho vay… để tránh những trách nhiệm về hình sự.

2.2. Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu có thể thấy một số khoảng trống nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, những nghiên cứu trước ở trong nước và trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đã đề cập đến “Ý định sử dụng” các hàng hóa và dịch vụ thông thường như Internet Banking, Mobile Banking, vay tiêu dùng thông thường… Những dịch vụ này đều được cung cấp công khai và các nghiên cứu được thực hiện với mục đích khảo sát mức độ quan tâm, sử dụng những dịch vụ này của khách hàng để từ đó phát triển sản phẩm. Trong khi đó, vấn đề ý định sử dụng dịch vụ tín dụng chính thức thì chưa có nhiều nghiên cứu tiến hành đối với các hộ kinh doanh cá thể. Mà đối với hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam thì các thành viên vừa chịu trách nhiệm đối với nhau, vừa chịu ảnh hưởng của những người được cho là có uy tín trong xã hội (Mai và cộng sự, 2009). Bên cạnh đó, cũng chưa có nghiên cứu nào đánh giá ý định sử dụng tín dụng phi chính thức, đặc biệt là tín dụng đen. Tín dụng đen là lại chỉ phổ biến trong nên kinh tế ngầm, là vấn đề nhạy cảm khiến cho việc bước đầu tiếp cận và thu thập thông tin từ các đối tượng cung

- cầu làm cơ sở để thực hiện nghiên cứu về đề tài này gặp nhiều khó khăn. Việc ứng dụng mô hình TAM, TRA, UTAUT để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới “Ý định sử dụng” dịch vụ tín dụng chính thức và phi chính thức khá mới mẻ.

Thứ hai, các nghiên cứu trước về tiếp cận tín dụng đã khai thác cả 2 phía cung và cầu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi vay và cung cấp tín dụng cũng như những hạn chế trong tiếp cận dịch vụ tín dụng như McCoy (2005), Fishbein và Bunce (2000) và Eggert (2001), Beck và De La Torre (2006), Claessens (2006)… Các nghiên cứu này đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022