Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 2

Bảng 3.12. Kiểm định sự tươmg quan của các biến trong mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 94

Bảng 3.13. Mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình cấu trúc ý định sử dụng 96

tín dụng phi chính thức 96

Bảng 3.14: Kết quả ước lượng mô hình bằng Bootstrap với N=400 96

Bảng 3.15. Kết quả kiểm định giả thuyết trong mô hình lý thuyết 97

Bảng 3.16: Kết quả kiểm định lần 1 về sự tác động của biến điều tiết 97

Bảng 3.17: Kết quả kiểm định lần 2 về sự tác động của biến điều tiết 98


DANH MỤC HÌNH


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Hình 1.1: Ảnh hưởng của tín dụng vi mô đối với thu nhập hộ kinh doanh 36

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA 40

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 2

Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB 42

Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM 43

Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT) 44

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu 47

Hình 2.2. Mô hình tiếp cận tín dụng chính thức 50

Hình 2.3: Mô hình tiếp cận tín dụng phi chính thức 51

Hình 3.1. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA 88

Hình 3.2. Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM 90

Hình 3.3. Kết quả SEM của tiếp cận tín dụng phi chính thức 95


MỞ ĐẦU


1.Tính cấp thiết của đề tài

Các hộ kinh doanh cá thể trên thế giới là một phần tất yếu của nền kinh tế quốc dân. Hộ kinh doanh cá thể có thể huy động vốn từ nhiều kênh khác nhau, phụ thuộc vào sự phát triển của các sản phẩm tài chính và thị trường vốn của mỗi quốc gia. Do đó, hộ kinh doanh cá thể có thể mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận tín dụng từ: (1) nguồn phi chính thức như vay người thân, bạn bè; (2) nguồn chính thức như vay từ các tổ chức tín dụng (TCTD), (Ledgerwood và cộng sự, 2013b). Chính sự khác biệt hóa trong các sản phẩm tài chính của TCTD thể hiện chiến lược, đặc trưng của từng vùng miền để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhiều đối tượng.

Trong điều kiện hiện nay, tiếp cận tín dụng chính thức và vai trò của các tổ chức tín dụng chính thức đặc biệt quan trọng trong việc đáp ứng kịp thời vốn cho các hộ gia đình để bổ sung vốn kinh doanh, đảm bảo quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh và dịch vụ được phát triển liên tục, bền vững. Các quy trình cho vay cũng như các sản phẩm tín dụng đặc biệt phù hợp với các hộ kinh doanh bởi tính chất ưu đãi của nhà nước đối với nhóm đối tượng này. Ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế tại các nước, các TCTD không chỉ là các kênh huy động vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế mà còn có chức năng giảm thiểu các rủi ro tài chính thông qua việc cung cấp thông tin và tư vấn cho các nhà đầu tư. Trong khi đó, trường phái kinh tế mới (lý thuyết tăng trưởng kinh tế nội sinh), Romer (1990), Mankiw và cộng sự (1992), nhấn mạnh rằng một khu vực tài chính vững mạnh có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển thông qua các kênh cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp và hộ kinh tế gia đình.

Tín dụng phi chính thức hay “tín dụng ngầm”, được hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài sự quản lý của các cơ quan quản lý về tài chính tiền tệ, gồm cho vay của các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, hoặc cho vay của gia đình, bạn bè, người thân. Trong đó, tín dụng đen, tức tín dụng của người cho vay tư nhân với lãi suất “cắt cổ”, luôn gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho người vay do cách thức tính lãi dễ khiến người vay rơi vào tình trạng khánh kiệt, không trả được nợ, cách hành xử “giang hồ” khi đòi nợ của những kẻ cho vay (Nugent, 1941a, Kelso, 1941b, Shergold, 1978, Carr và Kolluri, 2001b). Nghiên cứu Claessens (2006) chỉ ra rằng các cá nhân và hộ gia đình không sử dụng các dịch vụ tài chính của các TCTD chính thức là do các rào càn truy cập tài chính rất cao, họ không có hồ sơ tín dụng, dịch vụ tài chính kém, chi phí phải trả là lớn hay thậm chí là sự phân biệt đối xử... Bên cạnh đó, khách hàng không sử


dụng dịch vụ tài chính cũng là do thu nhập đầu vào của họ là thấp, không cần thiết tiết kiệm, thông tin và tài liệu hạn chế. Hơn thế nữa, nhiều hộ gia đình không tin tưởng vào những tổ chức tin dụng do độ an toàn còn thấp, độ phủ sóng chưa rộng rãi (Beck và cộng sự, 2007). Chính vì vậy, việc tiếp cận tín dụng chính thức ngày càng gặp nhiều khó khăn, các hộ gia đình thường tìm kiếm đến các khoản tài chính không chính thức không yêu cầu tài sản thế chấp (Beck và cộng sự, 2006a).

Khác với quan điểm về hộ kinh doanh trên thế giới, hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam được hiểu là một cá nhân hay một nhóm người đăng ký kinh doanh một lĩnh vực cụ thể với quy mô nhỏ lẻ, quy trình đăng ký đơn giản và chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh xác định. Do đó, hoạt động kinh doanh của hộ gia đình có thể có nhiều lợi thế từ thủ tục thành lập đơn vị kinh doanh đến cải cách quản lý thuế theo hình thức thuế khoán - kê khai và nộp thuế một lần hằng năm, không ghi sổ kế toán… Những điều kiện đó tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế Việt Nam (Trần Thọ Đạt, 2018). Theo Tổng cục thống kê, tính đến cuối năm 2018, cả nước có gần 5 triệu hộ sản xuất kinh doanh, gấp 10 lần số doanh nghiệp đang hoạt động, quy mô lao động đạt gần 10 triệu người. Nếu như kinh tế Nhà nước đóng góp 32,2% vào tổng sản phẩm quốc nội, thì kinh tế ngoài Nhà nước góp tới 48,3%; (kinh tế tập thể 5%, kinh tế tư nhân 10,9%, kinh tế cá thể 32,3%); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 19,5% (Tổng cục thống kê, 2019). Như vậy, trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu vực kinh tế cá thể có tỷ trọng đóng góp cao nhất trong GDP (xấp xỉ 33%). Hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình đã mang lại tác động lớn đến nền kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở các địa phương cũng như trên cả nước. Bên cạnh đó, Hoàng Trần Hậu (2018) đã nhận định rằng việc phát triển hộ kinh doanh cá thể, đã giúp cho khoảng 10 triệu lao động Việt Nam có việc làm thường xuyên trong thời gian qua, tăng thu nhập, tăng thu ngân sách, góp phần phát triển bền vững trong quá trình xây dựng khu vực nông thôn mới trong những năm qua.

Tuy nhiên, việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ kinh doanh cá thể vẫn còn nhiều hạn chế do không đáp ứng đủ tài sản đảm bảo, kế hoạch kinh doanh chưa hiệu quả, khả năng tiếp cận công nghệ còn chậm… (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Trong số các hộ kinh doanh, thì chỉ có khoảng 47,22% số hộ được vay vốn với lãi suất phù hợp (khoảng 8 - 14%/năm) - nhưng vẫn được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với lãi suất mà các doanh nghiệp vay vốn, dù cùng ngành (Bùi Kiên Trung và cộng sự, 2019). Tổng nguồn vốn của hệ thống các TCTD Việt Nam dành cho hộ kinh doanh cá thể chỉ chiếm có 10,8% tổng dư nợ, trong số đó rất nhiều các hộ kinh doanh buộc phải chuyển sang vay theo hình thức cá nhân vay (World Bank, 2018). Các hoạt động khác


như bảo lãnh vay vốn, cho thuê tài chính hay sử dụng các dịch vụ tín dụng khác còn thấp hơn nhiều. Điều đó thấy rằng, việc tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể đang có vấn đề. Thêm vào đó, trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự 2015 về chủ thể vay vốn, thông tư 39/2016/TT-NHNN nêu rõ: “Chủ thể vay vốn chỉ bao gồm cá nhân Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài, pháp nhân thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”. Như vậy, tổ chức không có tư cách pháp nhân như hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân... sẽ không được phép vay vốn tại các ngân hàng thương mại. Dù vậy, thông tư 39/2016/TT-NHNN cũng quy định cá nhân được vay vốn cho nhu cầu sử dụng vốn của hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân do chính cá nhân là chủ hộ kinh doanh hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân. Từ những thay đổi, bất cập trong quy trình vay vốn khiến cho nhiều hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn tự có, tiếp cận các nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao, ảnh hưởng đến thu nhập của hộ.

Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chính sách tăng tiếp cận tín dụng chính thức cho các hộ gia đình nói riêng, các thành phần khác trong nền kinh tế nói chung thông qua hàng loạt văn bản pháp lý khác nhau như: Thành lập riêng Ngân hàng Chính sách xã hội với hơn 20 chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách, Luật hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (2017) trong đó khuyến khích các định chế tài chính hỗ trợ các doanh nghiệp này, Nghị định về tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, các quyết định về nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế…. (Chính phủ, 2016, Chính phủ, 2019c, Chính phủ, 2019d). Thậm chí, một quy định riêng về hình thức tổ chức họ, hụi, biêu, phường cũng đã được ban hành nhằm hạn chế sự biến tướng của hình thức này sang “tín dụng đen” (Chính phủ, 2019a). Tuy vậy, tình trạng tín dụng phi chính thức - đặc biệt là tín dụng đen vẫn hoành hành tại Việt Nam trong suốt thời gian dài, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt - nhất là vấn đề áp dụng cho các hộ gia đình vay vốn. Thực tế cho thấy, “tín dụng đen” là hình thức cho vay, đi vay hoặc huy động vốn với lãi suất vượt quá mức lãi suất pháp luật quy định, được thực hiện bởi các cá nhân, nhóm người hoặc tổ chức kinh doanh dịch vụ tài chính, thường gắn với các hành vi đòi nợ, chiếm đoạt tài sản trái pháp luật. (Chính phủ, 2019a).

Để có thể đảm bảo được các định hướng mà chính phủ đặt ra, thì việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức và phi chính thức trong bối cảnh mới đóng vai trò quan trọng. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu.


2.Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Nghiên cứu chung về các mô hình “Ý định sử dụng”

Trên thế giới, hướng nghiên cứu về “Ý định sử dụng” rất phổ biến và thường được giải thích bằng việc áp dụng: Mô hình hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB), mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)… Mô hình hành động hợp lý TRA được xây dựng và phát triển bởi Ajzen và Fishbein. Theo lý thuyết này, hành vi con người được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất chính là “Ý định hành vi” (Behavior intention) (Ajzen và Fishbein, 1980). Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại được giải thích bằng “Thái độ” (Attitude) đối với hành vi và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) đối với hành vi đó. Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không (Ajzen, 1991a). Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) được xây dựng và phát triển bởi Davis vào năm 1989. Mô hình này đã nêu ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: sự “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived Ease of Use) và sự “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived Usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ (Davis và cộng sự, 1989a). Ngoài ra còn có các mô hình như lý thuyết về sự đổi mới (IDT), mô hình chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT) (nội dung cụ thể của các mô hình phục vụ cho nghiên cứu này sẽ được tác giả nêu cụ thể ở phần cơ sở lý thuyết). Tuy nhiên, xét trong phạm vi ngành ngân hàng tài chính, các nghiên cứu về ý định hành vi sử dụng áp dụng các mô hình này hiện nay mới chỉ tập trung các lĩnh vực như dịch vụ ngân hàng, viễn thông hoặc ý định vay tiêu dùng nói chung… chưa có nghiên cứu chuyên sâu, cụ thể, liên quan đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức.

Rất nhiều nghiên cứu về “Ý định sử dụng” hành vi được thực hiện trong lĩnh vực dịch vụ Internet Banking như Shergill và Li (2005), Giovanis và cộng sự (2012), Yiu và cộng sự (2007), Malhotra và Singh (2009), Saibaba và Murthy (2013)... Nhìn chung các nghiên cứu này đã thiết lập được các nhân tố ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” Internet Banking của khách hàng gồm giới tính, thu nhập, giáo dục, tuổi, hiểu biết về Internet, ngoài ra các nghiên cứu này còn phân tích các thuộc tính của sự đổi mới như hữu ích, bảo mật, an ninh, tin cậy, rủi ro.


Nghiên cứu của Abadi và cộng sự (2012) sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), mô hình hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình chấp nhận rủi ro để thiết lập các yếu tố cản trở hoặc thúc đẩy sự chấp nhận sử dụng Mobile Banking. Các kết luận của tác giả là nhận thức rủi ro có tác động ngược chiều đến “Ý định sử dụng” dịch vụ Mobile Banking và là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhất. “Nhận thức hữu ích”, “Nhận thức kiểm soát” hành vi và “Nhận thức chủ quan” có mối quan hệ thuận chiều đến “Ý định sử dụng” Mobile Banking. Trong đó “Nhận thức hữu ích” có tác động gián tiếp và mạnh nhất đến “Ý định sử dụng” dịch vụ. Cũng nghiên cứu về “Ý định sử dụng” Mobile Banking, nghiên cứu của Lee và cộng sự (2012) sử dụng mô hình TAM, TRA và kết hợp các nhân tố “Phù hợp nhiệm vụ”, “Giá trị tiền tệ”, “Kết nối”, “Sáng tạo cá nhân”, “Khả năng tiếp nhận” để giải thích “Ý định sử dụng” của người tiêu dùng.

Nghiên cứu của Nguyễn Mai Phương và cộng sự (2019) mang tính khám phá các yếu tố ảnh hưởng và bước đầu có những đánh giá mức độ tác động của những yếu tố này đến “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên trên địa bàn Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng kết hợp TAM, TPB để xây dựng mô hình. Trong đó, một vài kết luận được đưa ra là (1) sinh viên nhận thức sự hữu ích và sự tiện dụng của việc vay tiêu dùng tăng thì họ sẽ có thái độ tích cực hơn về vay tiêu dùng; (2) “Thái độ” là yếu tố quyết định có tính chủ chốt đến “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên; (3) sinh viên sẽ sẵn sàng đi vay nếu thấy cần thiết hơn so với đi vay để mua được thứ mình thích; (4) bạn bè có mức độ ủng hộ “Ý định vay tiêu dùng” của sinh viên lớn hơn gia đình mà những người khác mà sinh viên tin tưởng; (5) sinh viên có xu hướng quan tâm đến các yếu tố trực tiếp thể hiện đặc tính sản phẩm vay tiêu dùng khi nhận biết về sự hữu ích và sự tiện dụng của sản phẩm;

(6) chưa có đủ bằng chứng để khẳng định mối liên hệ giữa “Nhận thức kiểm soát hành vi” và “Ý định vay tiêu dùng”. Tuy nhiên nghiên cứu này có phạm vi hẹp và mới chỉ tìm hiểu về ý định vay tiêu dùng nói chung, không thể sử dụng để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định, hành vi sử dụng tín dụng đen.

1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng quyết định tiếp cận tín dụng

Nhóm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng dựa trên đặc điểm của người đi vay

Okurut (2006) đánh giá tác động của việc tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh cá thể ở Nam Phi bằng phương pháp kết nối điểm xu hướng với ba mô hình khác nhau cho ba phạm vi nghiên cứu khác nhau. Ở cấp độ tổng thể, tác giả chỉ ra rằng độ tuổi, giới tính, quy mô hộ gia đình, trình độ giáo dục, tiêu dùng bình quân của chủ hộ kinh doanh


cá thể tác động tích cực và đáng kể tới khả năng tiếp cận tín dụng. Đồng thời, khi nghiên cứu nhóm đối tượng là người nghèo, tác giả đưa ra kết luận nam giới, người da màu và dân cư ba tỉnh Western Cape, Gauteng và Mpumalanga dễ dàng tiếp cận TDCT hơn những nhóm đối tượng khác. Cụ thể, trong dân số da đen, tiếp cận TDCT chịu ảnh hưởng tích cực và đáng kể bởi tuổi tác, giới tính, chi tiêu bình quân đầu người và trình độ học vấn.

Akram và Hussain (2008) cho rằng các hộ kinh doanh cá thể đã phải đối mặt với nhiều hạn chế để tiếp cận tín dụng nông nghiệp một cách kịp thời. Vấn đề về tài sản thế chấp được đánh giá là một trong những hạn chế lớn bởi phần lớn hộ đều cho rằng họ không thể tiếp cận TDCT vì cần có tài sản thế chấp. Kết quả cũng cho thấy thu nhập, trình độ học vấn và lãi suất dự đoán có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi vay vốn. Chisasa (2019) cũng chỉ ra rằng thu nhập có tác động đáng kể tới việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho thấy tài sản thế chấp có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ hội có được sự chấp thuận tín dụng từ phía người cho vay. Điều này làm gia tăng khả năng bị hạn chế TDCT của các nông hộ.

Trần và Huỳnh (2013) cho rằng trình độ học vấn của chủ hộ, giá trị tài sản, diện tích đất thổ cư của hộ có tác động ngược chiều tới khả năng bị giới hạn tín dụng của hộ. Đồng thời, nghề nghiệp của chủ hộ cũng ảnh hưởng tới khả năng hạn chế tín dụng của hộ. Cụ thể, chủ hộ có nghề nghiệp với thu nhập ổn định có khả năng bị giới hạn tín dụng thấp hơn hộ thuần túy sản xuất nông nghiệp. Ngược lại, sử dụng tín dụng không chính thức là yếu tố làm gia tăng rào cản tiếp cận TDCT của các hộ gia đình. Tuy nhiên, trong nghiên cứu trước đó được thực hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long của Phan (2013), tác giả lại chỉ ra rằng số tiền vay tín dụng phi chính thức làm tăng khả năng tiếp cận TDCT.

Trịnh (2015) có chỉ ra một số nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Cụ thể, chủ hộ trên 50 tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng. Nếu chủ hộ có trình độ đại học trở lên có thể dễ dàng nhận được một khoản vay từ các ngân hàng bởi vì họ có thể tìm việc với mức lương cao hơn. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ hộ gia đình nông thôn có sử dụng vốn vay trong cả Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng đều cao hơn so với các vùng khác. Các hộ gia đình có nhiều hơn bốn thành viên có xác suất khá cao trong việc tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, các hộ nông dân có thu nhập cao dễ tiếp cận nguồn vốn hơn. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ người Kinh vay vốn cao hơn so với các nhóm dân tộc khác (ví dụ như người Khmer) do dễ tiếp cận nguồn vốn vay hơn và có khả năng trả nợ lớn hơn. Nguyên nhân được đưa ra là do địa bàn triển khai nghiên cứu phần lớn là người Khmer, những hộ này thường nằm trong diện những hộ nghèo hoặc cận nghèo có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nên sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận được với những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022