Khái Quát Về Hộ Kinh Doanh Cá Thể Và Tiếp Cận Tín Dụng Của Hộ Kinh Doanh Cá Thể


đưa ra được các yếu tố tạo điều kiện cho sự mở rộng tín dụng phi chính thức và giải thích chúng dựa trên thực trạng tại các nước được nghiên cứu, ngoài ra cũng đưa ra được đánh giá hợp lí về cách thức hạn chế tín dụng đen. Tuy nhiên các tác giả chưa chỉ ra những ảnh hưởng cụ thể cũng như thiếu bằng chứng thực nghiệm để đo lường mức độ ảnh của những yếu tố này.

Thứ ba, đa phần các nghiên cứu trên thế giới về tiếp cận tín dụng đen đều tiếp cận theo hướng: hoặc là những tác động tiêu cực của tín dụng phi chính thức (Nugent, 1941b, Miller, 1966, Kaplan và Matteis, 1968, Engel và McCoy, 2001a) hoặc những tiếp cận theo hướng tài chính vi mô (Ledgerwood và cộng sự, 2013a, Lê Thanh Tâm, 2013, Phạm Bích Liên, 2016a) nhằm hỗ trợ các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế; hoặc theo hướng marketing nhằm đánh giá mức độ sẵn sàng sử dụng dịch vụ của các hộ trong nền kinh tế (Beck và De La Torre, 2006a, Bougheas và cộng sự, 2006). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ tập trung vào (1) nhóm hộ kinh doanh cá thể tại vùng nghèo theo chuẩn mực của từng quốc gia, (2) từng cá thể. Trong khi đó, hộ kinh doanh tại Việt Nam lại có những điểm đặc trưng như đa phần các hộ đều kinh doanh với mức vốn nhỏ, việc chứng minh tài chính không tốt, và lại bị ảnh hưởng bởi các đối tượng xung quanh, hay dễ thay đổi bởi các chính sách của chính phủ (Mai và Tambyah, 2011). Sự khác biệt về bối cảnh, thời gian, đặc điểm kinh tế xã hội làm phong phú thêm các nghiên cứu, nhưng lại giảm tính chính xác và phù hợp của các kết quả nghiên cứu nếu muốn áp dụng vào bối cảnh các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, việc đánh giá tiếp cận tín dụng trên cả góc độ chính thức và phi chính thức đang trở nên cấp thiết, vừa giúp các hộ kinh doanh cá thể có vốn để kinh doanh, vừa giúp các TCTD chính thức có thể cung ứng vốn đến các đối tượng khác nhau, đồng thời tiết kiệm chi phí “huấn luyện” người dân sử dụng dịch vụ tín dụng chính thức, vũng như hạn chế tín dụng đen.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản (khung lý thuyết) về tiếp cận tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - trong đó được chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức.

- Đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam thông qua việc khảo sát.


- Phân tích và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

- Đưa ra những khuyến nghị chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 5

Nghiên đưa ra nhằm trả lời những câu hỏi sau đây:

- Khung lý thuyết mà nghiên cứu sử dụng bao gồm những điều gì?

- Hiện trạng tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam ra sao?

- Các nhân tố “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Điều kiện thuận lợi”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Tiện lợi”, “Hiểu biết tài chính”, “Bảo mật” có tác động thế nào đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam?

- Các hàm ý chính sách nhằm thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức, hạn chế sử dụng tín dụng đen của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam bao gồm những vấn đề gì?

5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là: tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

- trong đó được chia thành tiếp cận tín dụng chính thức và tiếp cận tín dụng phi chính thức. Cụ thể, tín dụng chính thức được cung cấp bởi các TCTD được cấp phép; còn tín dụng phi chính thức cung cấp bởi các tổ chức không được cấp phép hoạt động – hoặc không được quản lý bởi chính quyền các cấp (ví dụ như ủy ban nhân dân xã). Trong tín dụng phi chính thức, tác giả tập trung vào tiếp cận tín dụng đen của các hộ kinh doanh cá thể. Luận án không nghiên cứu tín dụng bán chính thức.

Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể có

đăng kí kinh doanh trên cả nước.

Đối tượng khảo sát: chủ các hộ kinh doanh cá thể.

Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ 2017 - 2020, trong đó tập khung khảo sát trong thời gian từ tháng 3/2019 - 11/2019.

6. Cách tiếp cận

Nghiên cứu này tiếp cận đồng thời trên 2 hướng (1) khả năng các hộ kinh doanh cá thể có thể có được các khoản mục vốn vay từ phía các tổ chức tín dụng - trong đó tập trung vào việc ý định sử dụng vốn vay của các hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam (bao gồm cả chính thức và phi chính thức. Đối với phi chính thức thì tập trung vào tín dụng đen). Cách tiếp cận này đang được cho là phù hợp với quan điểm Việt Nam trong thời


điểm hiện tại, bởi các hộ gia đình được khuyến khích phát triển kinh tế (Trần Thọ Đạt, 2018, Võ Trí Thành, 2018), đồng thời bản thân các tổ chức tín dụng cũng đang chịu những áp lực khác nhau trong việc phát triển các món vay. Thêm vào đó, để có thể phát triển kinh tế thì các hộ gia đình có nhiều các khác nhau để có vốn, như vốn vay từ bên ngoài, vốn tự có của bản thân gia đình hay hỗ trợ từ phía tín dụng xoay vòng (trường hợp vốn vay theo ROSCA) - trích dẫn theo Lê Thanh Tâm (2015). Do vậy, việc tiếp cận tín dụng từ góc độ ý định sử dụng sẽ là một căn cứ của nghiên cứu này.

Đồng thời, luận án cũng tiếp cận theo hướng tài chính toàn diện (Financial Inclusion). Ngoài việc các hộ gia đình được tiếp cận các khoản vốn, các hộ phải sử dụng được các dịch vụ khác từ phía ngân hàng, ví dụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ nhận tiền gửi, dịch vụ tư vấn, dịch vụ thu và chi hộ, cũng như sử dụng dịch vụ này ở mức giá chấp nhận được. Việc tiếp cận tín dụng từ góc độ hình thành nên nguồn vốn ổn định (từ tiền gửi của khách hàng), và sử dụng các dịch vụ khác (được cho là sản phẩm bán chéo) sẽ thúc đẩy độ ổn định cho cả ngân hàng và khách hàng.

6. Những đóng góp mới của luận án

Dựa trên cách tiếp cận từ phía cầu của tài chính toàn diện và phát triển mô hình TPB, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như sau:

Thứ nhất, đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm 1 biến là “hiểu biết tài chính” vào trong mô hình. Với việc thêm một biến vào mô hình, sẽ góp phần làm giầu thêm các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của các hộ gia đình, cũng như mô hình lý thuyết gốc TPB được mở rộng ra đối với các hành phi không được khuyến khích.

Thứ hai, đối với mô hình tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả đã thêm 1 biến là “ngân hàng điện tử”. Việc thêm biến này kết hợp được sự thay đổi về mặt thực tế khi các hộ đều có thể tiếp cận vốn qua kênh ngân hàng ảo, đồng thời cũng bổ sung thêm các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ kinh doanh cá thể.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, luận án đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng chính thức bằng mô hình cấu trúc tuyến tính, và đưa ra được những bằng chứng về các nhân tố như kinh nghiệm chủ hộ, lãi suất, khoảng cách, ngân hàng điện tử… đều tác động đến ý định tiếp cận tín dụng. Đồng thời, đối với tiếp cận tín dụng phi chính thức, ảnh hưởng xã hội, nỗ lực, hiểu biết tài chính và bảo mật có tác động dương.


Thứ hai, luận án đã kiểm định được các biến kiểm soát (giới tính chủ hộ tác động đến chiều hướng của ảnh hưởng xã hội và hiểu biết tài chính, số năm kinh doanh tác động đến nỗ lực kỳ vọng và hiểu biết tài chính) có tác động đến ý định sử dụng tín dụng đen.

Thứ ba, từ các nhân tố tác động đến tiếp cận tín dụng, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng, khách hàng, tổ chức đoàn thể như tăng vai trò của chính quyền địa phương, tăng khả năng sử dụng ngân hàng điện tử, thiết kế các sản phẩm vay mới nhằm giúp các hộ kinh doanh cá thể có thể tiếp cận được vốn chính thức nhiều hơn, đồng thời giảm tín dụng đen.

7. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục bảng biểu và từ viết tắt, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể và các nhân tố ảnh hưởng

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

Chương 3: Kiểm định tác động của các nhân tố tới tác động tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ KINH DOANH CÁ THỂ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG


1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể và tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể

1.1.1. Khái quát về hộ kinh doanh cá thể

Trên góc độ ngân hàng, hộ gia đình được coi là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho hộ gia đình để làm kinh tế chung của cả hộ. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung. Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ này là “hộ”, “hộ sản xuất”, “hộ gia đình”.

Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở được ra đời từ rất lâu. Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước thì nó cũng luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Chính vì vậy, khái niệm về hộ cũng có nhiều khái niệm khác nhau.

Trên quan điểm thống kê, Campbell (2006) đưa ra định nghĩa: Hộ là những người cùng chung sống dưới một mái nhà , cùng ăn chung và cùng có chung một ngân quỹ.

Bên cạnh đó, Godoy và cộng sự (1997) lại nhìn nhận hộ dưới góc độ nhân chủng học như sau: Hộ là những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tại ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng. Theo quan điểm về thu nhập, các tác giả đã đưa ra khái niệm: Thành viên của hộ không nhất thiết phải sống chung dưới mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân quỹ của gia đình.

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu rằng hộ kinh doanh cá thể là một đơn vị sản xuất cơ bản vừa kinh doanh vừa tiêu dùng. Nó sử dụng nguồn nhân lực tự có, quy mô sản xuất nhỏ, ngành nghề đa dạng phong phú, và vốn kinh doanh chủ yếu từ tiết kiệm trong hộ. Nó bao gồm những đặc điểm sau đây

Về nhân lực: Hộ gia đình chủ yếu sử dụng nguồn lực tự có trong gia đình, bạn bè thân thuộc.

Về quy mô kinh doanh: Hộ gia đình có quy mô nhỏ, phạm vi kinh doanh nhỏ hẹp.

Vốn kinh doanh: chủ yếu là vốn tự có của gia đình, vay mượn bạn bè, người thân.

Số hộ gia đình được tiếp cận với các khoản vay ngân hàng chưa nhiều.


Về quản lý kinh doanh: Khả năng quản lý của hộ còn hạn chế, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tích lũy từ người đi trước để lại. Bên cạnh đó, quản lý tài chính theo gia đình, người chủ thống nhất và quyết định mọi việc liên quan đến kinh doanh.

Từ những đặc điểm trên, có thể khái quát về hộ gia đình hoạt động phong phú, có khả năng thích nghi và tự điều chỉnh cao.

Theo điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.”

Tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP có định nghĩa rất rõ hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh là “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” (Chính phủ, 2015). Do có quy mô nhỏ nên trong trường hợp gặp điều kiện thuận lợi, hộ có thể huy động mọi nguồn lực để đầu tư, khi gặp điều kiện bất lợi có thể thu hẹp quy mô sản xuất. Tuy nhiên, thiếu vốn để mở rộng kinh doanh là một trong những vấn đề khó khăn thường thấy ở các hộ gia đình. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Hộ gia đình cũng là một đối tượng khách hàng tham gia vào thị trường TDCT. Do đó việc tiếp cận TDCT của hộ gia đình có thể xem xét theo quan điểm của tiếp cận tín dụng nhưng với phạm vi hẹp hơn.

1.1.2. Tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức

Tín dụng là phạm trù kinh tế đã được sử dụng rất nhiều trong các nghiên cứu.

Trong phạm vi này, tác giả chỉ nêu ra 2 quan điểm phổ biến:

Rose và Hudgins (2015) dựa trên việc phân tích hệ thống pháp luật Anh - Mỹ đã cho rằng: tín dụng là một khoản nợ được cung cấp bởi một thực thể (tổ chức hoặc cá nhân) cho một thực thể khác thông qua các giấy nợ, trong đó quy định rõ ràng về mức lãi suất, thời hạn trả nợ. Do đặc trưng của các nước theo hệ thống pháp luật này đều có nền kinh tế phát triển, hệ thống các TCTD khi cấp tín dụng dựa trên kết quả thẩm định được mua sẵn của các công ty xếp hạng tín nhiệm nên gần như không cần thẩm định hồ sơ, vì vậy quan điểm này chỉ tập trung vào khả năng trả nợ của khách hàng. Tất nhiên, đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thì quan điểm này không sai, nhưng rất khó có thể


áp dụng. Quan điểm này cũng tiếp cận một cách gián tiếp rằng: tín dụng ở đây là tín dụng chính thức, tức là hoạt động tín dụng được cung cấp bởi các tổ chức được cấp phép.

Casu và cộng sự (2013) lại dựa trên hệ thống pháp luật Pháp - Đức, và cho rằng: tín dụng là một hoạt động trong đó một chủ thể cấp hoặc cam kết cho chủ thể khác một khoản tiền để sử dụng với mục đích nhất định và thời hạn xác định. Quan điểm này được các nước theo đạo Hồi hưởng ứng, do không đề cập đến vấn đề lãi suất của khoản vay - thứ bị cấm bởi kinh Koran. Quan điểm này được Quốc hội (2010) sử dụng khi xây dựng Luật các tổ chức tín dụng. Trong luận án này, đây cũng là quan điểm mà tác giả sử dụng khi định nghĩa tín dụng.

Đối với tín dụng chính thức, thì Beck và De La Torre (2006a); Sarma và Pais (2011); Demirguc-Kunt và cộng sự (2012); Rose và Hudgins (2015) đều cho rằng: đây là dịch vụ được cung cấp bởi các TCTD được cấp phép, ví dụ như dịch vụ tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính... Bổ sung quan điểm này, Ledgerwood và cộng sự (2013b); Lê Thanh Tâm (2013) cho rằng, tại các nước đang phát triển và kém phát triển thì cần phải đề cập đến 1 nhóm đối tượng nữa là tín dụng bán chính thức, được cung cấp bởi các tổ chức đoàn thể xã hội (ví dụ như các hội nhóm: hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên).

Tín dụng phi chính thức được hiểu chung là các hình thức vay vốn ngoài sự quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý về tài chính tiền tệ, gồm cho vay của các cá nhân, cho vay thông qua các hình thức hụi, họ, phường, hoặc cho vay của gia đình, bạn bè, người thân (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017). Một cách đơn giản hơn thì tín dụng phi chính thức là các khoản tín dụng sau khi đã loại đi tín dụng chính thức và bán chính thức.

Đối với tín dụng phi chính thức, thì một phần cần quan tâm là tín dụng đen - vì đây là các khoản mục gây ảnh hưởng nhiều nhất đến các hộ kinh doanh cá thể - đặc biệt tại vùng nông thôn bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó (Ledgerwood và cộng sự, 2013b).

Theo Nugent (1941b) thuật ngữ “tín dụng đen” thường được sử dụng để mô tả những người cho vay những khoản vay nhỏ, thời hạn cho vay và trả nợ ngắn với mức phí cao hơn so với luật pháp cho phép. Tại thời điểm nghiên cứu, “tín dụng đen” được liên hệ hoàn toàn với những khoản vay cho người làm công ăn lương. Người cho vay thường yêu cầu chứng từ chuyển nhượng tiền lương của người đi vay để có quyền nhận tiền lương của người đi vay trong trường hợp vỡ nợ. Những yếu tố làm cho hình thức cho vay này phát sinh gồm có lòng tham của người cung cấp các khoản vay, sự cả tin của người sử dụng và sự cấp thiết buộc người vay tìm đến tín dụng đen.

Nhóm các nghiên cứu Miller (1966), Kaplan và Matteis (1968), Shergold (1978)


đều cho rằng tín dụng đen là việc cho vay với tỷ lệ cao hơn giới hạn theo quy định của pháp luật hoặc định mức được xã hội chấp nhận. Đây là nguồn thu quan trọng nhất của hoạt động tội phạm có tổ chức, bên cạnh nguồn thu từ đánh bạc. Các khoản thanh toán phải được trả vào ngày giờ xác định, sự chậm trễ trong việc trả nợ có thể sẽ dẫn đến một mức lãi suất cao hơn thậm chí là sự truy đòi gắt gao. Ngoài ra, những kẻ cho vay nặng lãi đã thâm nhập được cả vào các ngân hàng và doanh nghiệp hợp pháp; “núp bóng” các tổ chức này để tiếp tục mở rộng các hoạt động phi pháp.

Venkatesh và cộng sự (2003a) lại mở rộng tín dụng đen dựa vào 6 đặc điểm sau:

(1) Lãi suất vô cùng cao. Các khoản vay có lãi suất rất cao về mặt pháp lý và các điều khoản mờ ám khác nhằm phá vỡ hoặc lách các điều luật của địa phương, chính quyền;

(2) Các khoản phí “bồi thường”. Các khoản phí khá đáng kể dành cho người cho vay như một phần “bồi thường” về việc đồng ý cho vay, các khoản phí này thường cao đối với những người đi vay dưới tiêu chuẩn vì những lịch sử tín dụng xấu khi vay ở các ngân hàng và các tổ chức tín dụng nên cần đảm bảo; (3) Những khoản vay mang tính chất nhanh chóng mà không cần thủ tục, mang lại lợi ích tức thời nhưng lại không mang lại ích lâu dài cho người vay; (4) Các khoản phí bảo hiểm tín dụng không liên quan đến khoản vay chính. Những người cho vay yêu cầu những loại chi phí bảo hiểm không liên quan đến khoản vay chính và được thiết kế trong trường hợp người vay ốm đau, tử vong hoặc các khoản dự phòng khác và thường được trả theo tháng lên chi phí cho khoản vay thường đội lên rất cao. Người đi vay phải trả phí thanh toán cho các loại bảo hiểm; (5) Những khoản vay có lãi dồn vào gốc. Người vay phải đối mặt những khoản vay có gốc và lãi vượt quá khả năng trả nợ của mình và từ đó phải từ bỏ tài sản thế chấp. Trong một số trường hợp, con nợ phải bắt buộc trả một khoản nợ cực lớn khi tài sản thế chấp không thể bù đắp và đáp ứng giá trị của khoản nợ; (6) Những khoản cho vay không tính đến khả năng trả nợ của người vay. Những người cho vay bất hợp pháp không tính đến khả năng trả nợ của những người đi vay, không quan tâm đến thu nhập của người đi vay, trong trường hợp những người đi vay không trả được nợ thì những người cho vay sẽ tìm đến người trả nợ thay thế là gia đình của họ. Ngoài ra, những khoản vay này thường tập trung vào những người có thu nhập thấp và trung bình nhằm loại bỏ khả năng trả nợ của người vay từ đó có thể dễ dàng chiếm đoạt tài sản.

Engel và McCoy (2001a) cho rằng tín dụng đen là một tập hợp con của các khoản vay dưới chuẩn, là các khoản vay có lãi suất cao hơn được thiết kế đối với những người vay có tín dụng bị suy giảm hoặc những người không đủ điều kiện để vay trên thị trường tài chính chính thức. Các khoản vay tín dụng đen được xác định dựa theo các đặc trưng sau: (i) Khoản vay không mang lại lợi ích cho người vay; (ii) Khoản vay được thiết kế

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí