Lý Thuyết Hành Động Hợp Lý (Theory Of Reasoned Action - Tra)


Tương tự, Peterson (2013) cho rằng tín dụng đen, đặc biệt dưới hình thức cho vay theo ngày đã làm suy yếu an ninh kinh tế Mỹ và kinh tế của cá nhân hộ gia đình. Hai phần ba số người vay nhận được bảy khoản vay tín dụng đen trở lên mỗi năm và hậu quả của việc vay mượn liên tục này là vô cùng nghiêm trọng. Nhiều khoản vay theo ngày được sử dụng cho các chi phí sinh hoạt chung của gia đình. Ví dụ, 69% người vay đã sử dụng các khoản vay để trả cho các chi phí định kỳ khiến cho việc đi vay trở thành một vòng luẩn quẩn và phụ thuộc vào người cho vay. Người vay buộc phải bán tài sản cần thiết để trả nợ. Các khoản vay có thể được bán cho các công ty thu hồi nợ hoặc phải chịu các hình phạt pháp lý của tòa án. Tác giả còn nhấn mạnh tính nguy hại của khoản vay tín dụng đen trên khía cạnh làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo. Tín dụng đen thường diễn ra trong các cộng đồng dễ bị tổn thương; cụ thể, 75% những người đi vay có thu nhập dưới 50.000 USD/năm và họ thường sống tập trung tại những khu vực dân cư nghèo. Tại Texas, hơn 75% số cửa hàng cung cấp tín dụng đen được đặt tại các khu phố nơi tập trung các hộ gia đình có thu nhập trung bình dưới 50.000 USD. 37% người vay nói rằng họ đã ở trong tình trạng tài chính khó khăn đến mức họ sẽ vay một khoản thanh toán theo bất kì điều khoản nào được đưa ra.

Theo Cấn Văn Lực (2019) rủi ro và hệ lụy của tín dụng đen rất cao cho cả phía người cho vay (khó thu hồi nợ), người đi vay (lãi suất cao, có nguy cơ vỡ nợ) và rủi ro về mặt pháp lý (rất khó giải quyết). Trong nhiều trường hợp, chủ nợ sẽ tìm cách để thu hồi số tiền đã cho vay bằng cách siết nợ, thậm chí đe dọa để giải quyết, thu hồi nợ.

Ngoài ra, theo Đặng Ngọc Đức (2020) thì người đi vay vốn sẽ gặp phải rủi ro lớn nhất đó là phải chứng minh được khả năng trả nợ nên bắt buộc người đi vay phải để lại các giấy tờ quan trọng hoặc có giá trị. Tiếp theo đó, lãi suất đi vay siêu cao và phải cung cấp thông tin của người thân và không có chính quyền đứng ra làm chứng. Khi khoản vay không được trả đúng hạn thì lãi kép sẽ làm cho lượng tiền phải trả tăng lên nhanh chóng. Nhiều khoản vay trở thành vòng luẩn quẩn khi người vay buộc phải vay các bên khác để trả nợ các khoản vay hiện tại. Tín dụng đen làm cuộc sống của người đi vay trở nên khánh kiệt, cùng quẫn, từ những người có tài sản và chỉ thiếu chút tiền tạm thời do đi vay nặng lãi không trả được nợ dẫn đến phá sản, thậm chí vướng vòng lao lý khi túng quẫn quá nên làm liều, vi phạm pháp luật. Nhiều nạn nhân bị các đối tượng khống chế, đe dọa nhưng không dám tố cáo, hợp tác, cung cấp tài liệu với cơ quan công an. Đặc biệt là số các đối tượng trong các công ty có chức năng đòi nợ thuê được Nhà nước cấp phép hoạt động, thực chất là không ít các băng, nhóm tội phạm “núp bóng” công ty, doanh nghiệp để dễ bề tổ chức các hoạt động che mắt những hành vi phi pháp. Số tiền thu lời bất chính từ hoạt động tín dụng đen lại được các chủ nợ tài trợ cho các đối tượng hoặc các hoạt


động bất hợp pháp. Ngoài ra, tín dụng đen gây thất thu nguồn thu ngân sách nhà nước. Các chủ nợ của tín dụng đen thu lời rất lớn từ hoạt động cho vay nặng lãi nhưng vì là hoạt động bất hợp pháp nên nhà nước không thu được một đồng tiền thuế nào. Nếu nguồn tín dụng này được chuyển sang cho các tổ chức được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động cấp tín dụng thì các tổ chức này sẽ phải đóng thuế trên các khoản lợi nhuận mà họ có được.

1.3. Lý thuyết nền tảng và mô hình dự kiến

1.3.1. Các lý thuyết nền tảng

1.3.1.1. Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.


Thực hiện hành vi

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 7

Mức quy chuẩn chủ quan

Lý thuyết này được xây dựng và phát triển bởi Ajzen và Fishbein từ cuối những năm 1960 và được mở rộng vào những năm 1970 (Fishbein, 1979). Theo lý thuyết này, hành vi con người được quyết định bởi yếu tố quan trọng nhất chính là “Ý định hành vi” (Behavior intention). Bên cạnh đó, “Ý định hành vi” lại được giải thích bằng “Thái độ đối với hành vi” (Attitude) và “Mức quy chuẩn chủ quan” (Subjective Norm) đối với hành vi đó. Trong đó, “Thái độ đối với hành vi” là “niềm tin hay cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân về một sản phẩm nào đó” còn “Mức quy chuẩn chủ quan” được hiểu là “mọi người xung quanh sẽ cảm thấy thế nào khi bạn thực hiện hành vi đó”. Lý thuyết này được sử dụng trong nhiều nghiên cứu về các hành vi và chủ yếu trong một số lĩnh vực như Y học và Công nghệ. Tuy nhiên, đối với nghiên cứu về hành vi tiếp cận tín dụng (chính thức và phi chính thức) lý thuyết này vẫn chưa được sử dụng.



Niềm tin vào hành vi


Thái độ

hành vi


Ý đinh hành vi


Niềm tin vào mức quy chuẩn chủ quan

Hình 1.2: Mô hình lý thuyết hành động hợp lý TRA

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980)

Theo lý thuyết này, “Thái độ đối với hành vi” không phải yếu tố quyết định đến với việc thực hiện hành vi mà là “Ý định hành vi”, nghiên cứu cũng nêu rõ ra được mối quan hệ nhất quán giữa “Thái độ” và “Hành vi” trong việc ra quyết định (Ajzen và Fishbein, 1980). Hạn chế của nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý (TRA) xuất phát từ việc giả định sự quyết


định của ý chí đối với hành vi của con người. Lý thuyết này cho rằng, ý thức là cái có trước và quyết định hành vi của con người. Tuy nhiên, đối với những hành vi chấp nhận công nghệ trong trường hợp người tiêu dùng hành động theo thói quen hoặc thực hiện những hành vi không có ý thức. Ngoài ra, lý thuyết này chỉ nói đến mối quan hệ giữa “Thái độ” hành vi và quyết định thực hiện hành vi mà không xem xét các yếu tố về “Xã hội” mà trong thực tế những yếu tố này có ảnh hưởng đến sự quyết định về “Hành vi” của con người.

1.3.1.2. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB)

Để khắc phục những nhược điểm của mô hình nghiên cứu lý thuyết hành động hợp lý TRA, vào năm 1985 Ajzen đã đưa ra mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB). Mô hình hành vi có kế hoạch là sự mở rộng của lý thuyết hành động hợp lý (TRA), cũng giống như lý thuyết hành động hợp lý (TRA) lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của con người là “Ý định hành vi”. Sự mở rộng của lý thuyết TPB khi nghiên cứu cho rằng “Thái độ”, hành vi “Kiểm soát cảm nhận” và “Mức quy chuẩn chủ quan” có ảnh hưởng đến “Ý định hành vi” và “Hành vi” chấp nhận sử dụng công nghệ (Ajzen, 1985). Nhân tố hành vi “Kiểm soát cảm nhận” (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không. Lý thuyết này được một số nghiên cứu cho rằng là tối ưu hơn trong việc giải thích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong một nội dung và hoàn cảnh nghiên cứu. Lý thuyết này đã khắc phục được khuyết điểm của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) với lập luận hành vi của con người là có chủ ý và được lên kế hoạch.

Lý thuyết này cũng được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực nhưng vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể sử dụng làm nền tảng trong việc nghiên cứu hành vi chấp nhận sử dụng tín dụng đen. Tuy nhiên, lý thuyết TPB không nêu rõ ra thế nào là hành vi có kế hoạch và làm thế nào để lên hành vi kế hoạch cho con người.


Thái độ

hành vi

Mức quy chuẩn chủ quan

Ý định hành vi

Hành vi tiêu dùng

Hành vi kiểm soát cảm nhận


Hình 1.3: Mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB

Nguồn: Ajzen (1985)

1.3.1.3. Lý thuyết chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM)

Mô hình TAM được xây dựng và phát triển bởi Davis vào năm 1985. Mô hình này đã nêu ra sự ảnh hưởng của các yếu tố: “Cảm nhận dễ sử dụng” (Perceived ease of use) và “Cảm nhận hữu dụng” (Perceived usefulness) lên “Thái độ” dẫn đến sử dụng công nghệ và sau đó ảnh hưởng đến quyết định sử dụng công nghệ (Davis, 1985). Mô hình TAM chính là sự mở rộng có tầm ảnh hưởng nhất của lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen. Mô hình TAM đã khắc phục được một số hạn chế của mô hình TRA và TPB. Đầu tiên, mô hình TRA và TPB đều chỉ cho rằng nhân tố ảnh hưởng tới “Ý định hành vi” chỉ có “Thái độ hành vi”, “Mức quy chuẩn chủ quan” và “Hành vi kiểm soát cảm nhận”. Tuy nhiên, nhân tố “Ý định hành vi” còn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác. Thứ hai, các mô hình TRA và TPB đều cho rằng “Ý định hành vi” đều ảnh hưởng tới việc sử dụng công nghệ nhưng từ “Ý định hành vi” cho đến quyết định sử dụng phải mất một khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, TRA và TPB đều cho rằng các hành động được đưa ra đều dựa vào những tiêu chí nhất định nhưng cá nhân không nhất thiết phải làm theo những tiêu chí đã dự đoán (Đỗ Thị Ngọc Anh, 2017). TAM cung cấp góc nhìn sâu sắc để dự đoán các đặc tính hệ thống có ảnh hưởng đến “Thái độ” và “Hành vi sử dụng” hệ thống thông tin. Theo Davis thì “Cảm nhận về tính hữu dụng” là “mức độ mà một người tin vào việc sử dụng một hệ thống đặc biệt nào đó


sẽ làm nâng cao hiệu suất làm việc của mình” còn đối với “Cảm nhận dễ sử dụng” được hiểu là “mức độ mọi người tin tưởng sử dụng hệ thống đặc thù mà không cần sự nỗ lực”. Bên cạnh đó, mô hình TAM cũng chỉ ra rằng nhân tố “Cảm nhận dễ sử dụng” có tác động trực tiếp đến nhân tố “Cảm nhận hữu ích”.


Nhận thức hữu ích

Các nhân tố bên ngoài

Thái độ

hành vi

Ý định sử dụng

Hành vi sử dụng

Nhận thức dễ sử dụng


Hình 1.4: Mô Hình chấp nhận công nghệ TAM

Nguồn: Davis và cộng sự (1989a)

Mô hình được sử dụng rộng rãi ở trong các lĩnh vực di động, dịch vụ ngân hàng, thương mại điện tử… Tuy nhiên đối với lĩnh vực sử dụng tín dụng đen thì vẫn còn chưa được áp dụng. Hạn chế của mô hình chấp nhận công nghệ TAM là mô hình chỉ đề cập đến hai nhân tố “Hữu ích” và “Dễ sử dụng” ảnh hưởng đến “Thái độ hành vi” trong khi “Thái độ hành vi” còn bị nhiều yếu tố khác tác động như “Tính bảo mật”, yếu tố thuộc về “Xã hội”…

1.3.1.4. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use Technology - UTAUT)

Lý thuyết này được phát triển và xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003a). Mô hình này được xây dựng và phát triển dựa trên mô hình lý thuyết về sự chấp nhận công nghệ của người tiêu dùng của 8 nghiên cứu trước như TRA, TPB, TAM, SCT (Lý thuyết về nhận thức xã hội), kết hợp TAM - TPB, IDT (Lý thuyết về sự đổi mới), MM (Mô hình động lực), và MPCU (Mô hình nguồn PC máy tính) để xây dựng mô hình UTAUT. Mô hình này được chứng minh là mô hình tối ưu trong việc giải thích hành vi công nghệ.

Mô hình này gồm có bốn nhân tố chính: “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” ảnh hưởng trực tiếp lên “Ý định hành vi” và “Hành vi sử dụng”. Ngoài ra, các biến kiểm soát “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm” và “Sự tự nguyện sử dụng” cũng tác động vào “Ý định sử dụng” công nghệ của người tiêu dùng Venkatesh và cộng sự (2003a). Hạn chế duy nhất của mô hình chính là mô hình chỉ nghiên cứu về vấn đề chấp nhận sử dụng công nghệ.


Hiệu quả kỳ vọng

Nỗ lực kỳ vọng

Ý định sử dụng

Hành vi sử dụng

Ảnh hưởng xã hội

Điều kiện thuận lợi

Tuổi

Giới tính

Kinh nghiệm

Tự nguyện sử dụng


Hình 1.5: Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ (UTAUT)

Nguồn: Venkatesh và cộng sự (2003a)

1.3.2. Mô hình nghiên cứu dự kiến

1.3.1.1. Lựa chọn lý thuyết làm nền tảng nghiên cứu

Hiện nay, có rất ít những nghiên cứu sử dụng các mô hình nền tảng lý thuyết khi nghiên cứu về vấn đề tiếp cận tín dụng (kể cả dưới dạng tín dụng chính thức hay phi chính thức). Các lý thuyết được xây dựng đều có những ưu điểm và khuyết điểm nhất định, mô hình sau thường phát triển và mở rộng hơn mô hình trước trong việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ của người tiêu dùng. Các mô hình sau thường kết hợp và phát triển hơn mô hình trước nhằm tạo ra sự tối ưu trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng. Mô hình lý thuyết chấp nhận sử dụng công nghệ UTAUT là lý thuyết kết hợp dựa vào 8 mô hình trước và đã tối đa hóa được việc giải thích hành vi sử dụng công nghệ của người tiêu dùng. Ngoài ra, các mô hình TAM, TRA đều có những hạn chế trong việc giải thích ý định hành vi của người tiêu dùng. Do đó, luận án này tiếp cận mô hình nền tảng là mô hình TPB và bổ sung thêm các dữ kiện trong nghiên cứu của UTAUT.

1.3.2.2. Xây dựng mô hình nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch của Ajzen (1985) và lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT của Venkatesh và cộng sự (2003a) làm nền tảng lý thuyết nghiên cứu để giải thích hành vi tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam.


Đối với mô hình thứ nhất, tiếp cận tín dụng chính thức, tác giả sử dụng mô hình TPB để đánh giá, trong đó có kết hợp với mô hình UTAUT để đưa ra những biến phụ thuộc. Cụ thể, tác giả dự kiến sử dụng các biến như Tài sản đảm bảo, Thu nhập của hộ kinh doanh cá thể, Kinh nghiệm của chủ hộ, Khoảng cách địa lý, Lãi suất vay vốn, Thủ tục vay vốn, Kinh nghiệm của NHTM nhằm tác động đến khả năng tiếp cận vốn chính thức của hộ kinh doanh cá thể.

Đối với mô hình thứ 2 (tiếp cận tín dụng phi chính thức, trong đó tập trung vào tín dụng đen), tác giả xây dựng mô hình gồm bốn yếu tố chính: “Hiệu quả kỳ vọng”, “Nỗ lực kỳ vọng”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Điều kiện thuận lợi” giống như mô hình lý thuyết gốc. Ngoài ra, trong mô hình UTAUT cũng tính đến những yếu tố: “Tuổi”, “Giới tính”, “Kinh nghiệm sử dụng” và “Tự nguyện sử dụng” ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa các nhân tố tới “Ý định sử dụng” của khách hàng. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ sử dụng nhân tố “Giới tính”, mà không sử dụng yếu tố “Tự nguyện đi vay”, “Kinh nghiệm đi vay” vì những người đi vay đều là những người tự nguyện. Bên cạnh đó, nghiên cứu bổ sung thêm kiểm soát bao gồm “số năm kinh doanh” để đánh giá.


CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng để trả lời câu hỏi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định tính (sử dụng trong giai đoạn phát triển bảng hỏi và thang đo) và phương pháp nghiên cứu định lượng sau khi đã thực hiện xong nghiên cứu định tính và điều chỉnh bảng hỏi.

Quy trình nghiên cứu: Nhằm đạt được những mục tiêu của nghiên cứu thì quy trình nghiên cứu được thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Dựa trên những cơ sở lý thuyết nền tảng của các cuộc nghiên cứu trước đây để tiến hành xây dựng khái niệm, lựa chọn thang đo cho các nhân tố nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng bảng hỏi sơ bộ và tiến hành nghiên cứu định tính thông qua các cuộc phỏng vấn sâu với những chuyên gia, các TCTD, các đơn vị cung cấp tín dụng phi chính thức và các hộ kinh doanh cá thể đã sử dụng tín dụng nhằm mục đích chuẩn hóa những thuật ngữ, điều chỉnh và bổ sung những biến quan sát trong thang đo cho phù với bối cảnh hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam, phát triển thang đo và hiệu chỉnh thang đo. Đối với những biến nhân tố mới thì dựa vào cơ sở lý thuyết nền tảng để có thể xây dựng khái niệm, lựa chọn thang đo, đưa ra giả thuyết phù hợp với mô hình nghiên cứu. Từ đó, tiến hành điều chỉnh mô hình và hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng.

Bước 3: Dựa trên phân tích tiến hành hoàn chỉnh bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng. Thực hiện nghiên cứu định lượng để đưa ra kết quả nghiên cứu nhằm phân tích kết quả, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định giả thuyết và đưa ra hàm ý chính sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022