Đối Với Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tiếp Cận Tín Dụng Phi Chính Thức


dàng nhận diện cũng như biết đến các tổ chức và hoạt động tín dụng. Ngược lại, ở vùng núi, do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc di chuyển và tập trung dân cư, hiện diện của các TCTD là các chi nhánh tại đây cũng thưa thớt hơn, người dân khó khăn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ tín dụng. Chưa kể khi đã có nhu cầu vay tín dụng, các chủ hộ cũng có thể bị cản trở rất nhiều vì khoảng cách địa lý xa xôi, đi lại tốn nhiều thời gian và công sức, thậm chí có thể phải đi lại rất nhiều lần để hoàn thiện thủ tục vay vốn. Về phía các TCTD, khi cho vay các chủ hộ gia đình ở xa các chi nhánh, việc thẩm định hồ sơ khoản vay, điều tra kiểm soát tình hình thực tế để xác định độ rủi ro của khoản tín dụng sẽ khó khăn hơn, gây ra tâm lý e ngại các khoản vay từ những hộ sản xuất này này. Có thể thấy, độ lớn của Khoảng cách địa lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ.

e. Tác động của Lãi suất vay vốn

Giả thuyết nghiên cứu H3 đề xuất Lãi suất vay vốn và các khoản phí đi kèm càng cao thì Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ lớn của Lãi suất vay vốn tác động ngược chiều lên Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng bằng - 0.084, với sig = 0.00 < 0.05 với mức ý nghĩa %. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H5.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ogolla (2013) khi cho rằng lãi suất vay vốn càng lớn thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình càng giảm đi. Kết quả nghiên cứu được giải thích: Lãi suất vay vốn chính là chi phí chính của khoản vay, người đi vay, ở đây là chủ hộ gia đình luôn mong đợi một mức chi phí thấp hơn, để có thể tối đa hóa lợi nhuận. Lãi suất cao khiến cho hộ cần phải trích nhiều chi phí hơn để duy trì khoản vay, cũng như doanh thu và lợi nhuận của hộ sẽ bị giảm xuống. Đối với những khoản vay có lãi suất lớn, chủ hộ sẽ có tâm lý e ngại tiếp cận những khoản tín dụng bởi họ phải cân nhắc đến hiệu quả hoạt động của mình nếu như thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh này có thể chỉ vừa bù đắp chi phí lãi vay. Lãi suất cao cũng gây khó khăn cho chủ hộ trong tận dụng tối đa khoản tín dụng cũng như lợi tức sinh ra từ việc sử dụng khoản tín dụng đầu tư sản xuất kinh doanh do buộc phải mất khoản chi phí này. Thậm chí, có những trường hợp không bù đắp được chi phí vay vốn, dẫn đến dồn ứ nợ xấu, phạt lãi vay,... có thể dẫn đến khả năng mất vốn. Có thể thấy, chi phí lãi vay càng lớn càng khiến chủ hộ e ngại việc tiếp cận các khoản tín dụng từ các TCTD.

f. Tác động của Thủ tục vay vốn

Giả thuyết H6 đề xuất một mối quan hệ mang dấu âm giữa độ phức tạp của thủ tục vay vốn với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ gia đình. Kết quả kiểm


định cho thấy thủ tục vay vốn càng phức tạp càng có tác động tiêu cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình với hệ số biến thiên bằng -0.183 với sig = 0.00 < 0.05. Do đó, có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết H6. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của Frangos và cộng sự (2012), Nguyễn Phúc Chánh (2016).

Có thể giải thích kết quả nghiên cứu như sau. Các loại giấy tờ, chứng từ, bảng kế hoạch, giấy chứng nhận và một số giấy tờ thủ tục khác đang trở thành một rào cản đối với hộ khi nhiều chủ hộ không nắm được mình cần chuẩn bị những loại thủ tục nào, gây ra việc phải đi lại nhiều lần, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, gia tăng thêm ảnh hưởng xấu của khoảng cách địa lý lên khả năng tiếp cận tín dụng. Hơn nữa, tại một số TCTD quy trình, thủ tục xử lý còn chậm dù chủ hộ đã xuất trình đầy đủ và chính xác các bộ chứng từ giấy tờ để xin cấp tín dụng, gây ảnh hưởng đến mức độ kịp thời của nguồn vốn. Điều này còn góp gần làm gia tăng tín dụng đen với thủ tục nhanh gọn, giải ngân nhanh đang là vấn đề nhức nhối mà chính phủ tập trung tìm giải pháp đẩy lùi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

g. Tác động của Kinh nghiệm của TCTD

Giả thuyết H7 đưa ra đề xuất về mối quan hệ thuận chiều giữa Kinh nghiệm của TCTD với Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Kết quả kiểm định cho thấy Kinh nghiệm của TCTD có ảnh hưởng tiêu cực đến Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng bằng -0.061 với sig = 0.007 < 0.05. Do đó, đủ cơ sở để bác bỏ H7.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 15

Kết quả nghiên cứu không phù hợp với nghiên cứu trước đó của Ogolla (2013), Dao và cộng sự (2016), Duy và cộng sự (2012) khi cho rằng Kinh nghiệm của ngân hàng càng tăng thì Khả năng tiếp cận tín dụng của hộ gia đình càng lớn. Các ngân hàng có thời gian hoạt động lâu năm, có vốn nhà nước như BIDV, Vietcombank, Agribank… có quy mô vốn lớn, đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo cùng mạng lưới khách hàng và đối tác rộng khắp tích lũy qua nhiều năm hoạt động. Tuy nhiên, do cạnh tranh trên thị trường, bên cạnh quy mô lớn và nhân viên đông đảo, chất lượng dịch vụ cũng là yếu tố hộ gia đình quan tâm. Hơn nữa, so với các ngân hàng thương mại khác, các ngân hàng lớn có vốn nhà nước thường kém linh động trong việc thực hiện thủ tục vay vốn với nhiều yêu cầu khó đáp ứng, chi phí và lãi suất cho vay thường lớn hơn khiến cho các hộ gia đình khó có cơ hội tiếp cận. Bên cạnh đó, để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn trong hoạt động cho vay, các ngân hàng tư nhân nhỏ thường có chính sách tín dụng ưu đãi hơn, linh hoạt hơn. Chính vì vậy, không thể khẳng định rằng kinh nghiệm và danh tiếng của các TCTD có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình.


h. Tác động của Dịch vụ ngân hàng điện tử

Giả thuyết H8 đưa ra đề xuất về mối quan hệ thuận chiều giữa Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử với Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình. Kết quả kiểm định cho thấy Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử có ảnh hưởng tích cực đến Khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình với hệ số ảnh hưởng bằng 0.012 với sig = 0.00 < 0.05. Do đó, đủ cơ sở để khẳng định H8.

Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước đó của Rehman và Ahmed (2008), Phạm Bích Liên (2016b) khi chỉ ra rằng chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử tăng lên góp phần nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ gia đình. Khi dịch vụ ngân hàng điện tử đáp ứng được nhu cầu về thanh toán, cấp tín dụng,.. của người dân với tốc độ cao và đa dạng các loại hình dịch vụ, người tiêu dùng ở đây là các chủ hộ gia đình sẽ giảm được chi phí di chuyển, phê duyệt hồ sơ vay vốn cũng như hàng loạt các loại chi phí và thủ tục khác, từ đó giảm được tác động tiêu cực của khoảng cách địa lý hay thủ tục vay vốn lên khoản tín dụng. Ngoài ra, khi phương thức sử dụng đơn giản, dễ dàng, các dịch vụ tín dụng qua ngân hàng điện tử cũng sẽ dễ dàng tiếp cận và trở thành sự lựa chọn của các chủ hộ gia đình khi cần các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, dịch vụ ngân hàng điện tử chưa thực sự tác động lớn đến khả năng tiếp cận vốn của hộ gia đình trên địa bàn khảo sát. Bởi vì, dịch vụ ngân hàng điện tử ở các TCTD Việt Nam còn chưa đa dạng, đặc biệt với quy trình vay vốn nghiêm ngặt, chủ hộ không thể trực tiếp vay vốn bằng dịch vụ ngân hàng điện tử mà không cần bất cứ giấy tờ cần thiết. Hơn thế nữa, độ an toàn và bảo mật chưa cao của hệ thống ngân hàng điện tử hiện nay cũng là một trong những lý do khiến việc tiếp cận qua kênh này chưa cao.

4.1.2. Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng phi chính thức

Nỗ lực kỳ vọng

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu này, nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng có ảnh hưởng ngược chiều đáng kể đến tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ gia đình (với ý nghĩa “ý định sử dụng”), hệ số ảnh hưởng là -0.106 và tương ứng hệ số Sig = 0,04 < 0,05, như vậy nhân tố tác động ngược chiều giả thuyết H2a. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu về dịch vụ như (Chong và cộng sự, 2012, Fadzil, 2017, Venkatesh và cộng sự, 2012), với kết quả khảo sát của Phạm Văn Tám (2020), cho rằng những người đi vay cảm thấy phiền hà, khó hiểu với các thủ vay vốn, họ thường bị các đối tượng cho vay nặng lãi lừa đảo dẫn đến việc họ phải chịu những khoản nợ, chi phí rất khó hiểu nhằm chiếm đoạt tài sản. Thực tế cho thấy, các thủ tục vay thường rất khó hiểu cho người vay


với những khoản phí phải đóng trước một cách vô lý dù chưa nhận được khoản vay. Ngoài ra, nhiều đối tượng thông qua các trang mạng xã hội, lợi dụng những người đang cần gấp vốn yêu cầu họ đóng một khoản chi phí làm tin nhưng đến khi đóng phí thì khóa tài khoản, xóa tài khoản, chặn người đi vay… nhằm chiếm đoạt khoản tiền này. Như vậy, thông qua việc trải nghiệm tín dụng đen, các hộ đã cảm thấy khó hiểu, thủ tục quá rắc rối, các chi phí vay cao - nhưng lại sẵn sàng vay vì thời gian nhanh.

Thông qua việc khảo sát, nhiều người cho rằng các thủ tục sử dụng tín dụng phi chính thức (đặc biệt là tín dụng đen thường rất khó hiểu, các điều khoản vay thường không minh bạch. Trừ vấn đề thời gian nhanh thì các yếu tố khác không rõ ràng.

Ảnh hưởng xã hội

Dựa trên kết quả phân tích dữ liệu trong nghiên cứu này, nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,678 và hệ số tương ứng là Sig = *** < 0,05, như vậy nhân tố tác động cùng chiều giả thuyết H3a. Theo kết quả nghiên cứu thì nhân tố này có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tiếp cận tín dụng phi chính thức của hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhiều nghiên cứu về dịch vụ như (Prayoonphan và Xu, 2019, Foon và Fah, 2011, Dawi, 2019, Cheng và cộng sự, 2009) khi cho rằng nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng tích cực tới “Ý định sử dụng” dịch vụ. Tương tự như kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tám (2020) nhiều người có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản thế chấp, không đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng và các tổ chức tín dụng hợp pháp thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo hoặc bạn bè, đồng nghiệp, họ hàng để tìm đến các cá nhân, cơ sở hoạt động “tín dụng đen” để vay tiền. Ngoài ra, với sự phát triển của các ứng dụng vay tiền cũng như sự dụ dỗ, hỗ trợ nhiệt tình của các tổ chức đã khiến nhiều người “sập bẫy tín dụng” và khó thể thoát ra khỏi các khoản vay này. Điều này phù hợp với sự tác động đến tâm lý người tiêu dùng và cụ thể là các hộ kinh doanh, các yếu tố xã hội (bạn bè, sự hỗ trợ của các tổ chức, xu hướng mạng xã hội…) có ảnh hưởng đến “Ý định sử dụng” tín dụng đen của hộ kinh doanh cá thể. Thực tế hiện nay, nhiều hộ cần tiền nhanh chóng để phục vụ các nhu cầu kinh doanh, thì đã dựa theo gợi ý của bạn bè để tìm đến các tổ chức tín dụng phi chính thức.

Hiểu biết tài chính

Kết quả nghiên cứu phân tích dữ liệu cho thấy một điều đáng ngạc nhiên là nhân tố “Hiểu biết tài chính” có tác động tích cực đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức của hộ kinh doanh cá thể với hệ số ảnh hưởng là 0,096 và hệ số tương ứng là Sig =


0,047 < 0,5, như vậy nhân tố này tác động ngược chiều giả thuyết. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu như Khúc Thế Anh và cộng sự (2020) khi đồng ý cho rằng dù các cá nhân càng hiểu biết về tài chính, càng học cao thì lại càng tiếp cận với tín dụng phi chính thức vì một số lý do như làm ăn thua lỗ, tự tin về khả năng trả nợ của mình… Hơn thế nữa, kết quả khảo sát cũng cho thấy số chủ hộ tham gia khảo sát được đánh giá là có hiểu biết tài chính chiếm phần lớn quan sát (77%) nhưng chỉ có 17% số đó cho rằng tín dụng đen ảnh hưởng đến đời sống của họ. Ngoài ra, kết quả phỏng vấn sâu cũng cho thấy, nhiều hộ biết rõ dịch vụ “hỗ trợ tài chính” tính lãi suất rất cao nhưng do cần gấp tiền nên cần vay tín dụng đen.

Giới tính

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố “Giới tính” có tác động điều tiết mối quan hệ giữa các nhân tố “Ảnh hưởng xã hội”, “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” trong mô hình cấu trúc. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu dịch vụ của (Al- Qeisi, 2009, Đỗ Thị Ngọc Anh, 2017). Nghiên cứu cho thấy, yếu tố quyết định mạnh đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức đối với chủ hộ là nữ giới là “Ảnh hưởng xã hội” còn với nam giới là “Hiểu biết tài chính”. Điều này đúng với thực tế, khi nữ giới thường bị nhiều đối tượng cho vay nặng lãi ảnh hưởng đến tâm lý, và có xu hướng bị tác động nhiều hơn nam giới. Trong khi đó, nam giới có tâm lý ổn định hơn nên nếu họ có sự hiểu biết tài chính, họ càng tự tin rằng mình biết cách sử dụng tín dụng đen một cách hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của họ mà vẫn có thể trả nợ, vì vậy họ lại càng có “Ý định sử dụng” tín dụng đen nhiều hơn.

Số năm kinh doanh

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số năm kinh doanh của hộ gia đình có ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa các nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” và “Hiểu biết tài chính” với “Ý định sử dụng” trong mô hình cấu trúc. Kết quả này không giống với các nghiên cứu trong dịch vụ vì đặc thù của nó là nghiên cứu là đối với hộ gia đình chứ không phải cá nhân. Đối với các hộ có trên 5 năm kinh nghiệm trở lên thì nhân tố “Nỗ lực kỳ vọng” có ảnh hưởng mạnh mẽ đến “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức (đặc biệt là tín dụng đen), trong khi với các hộ có ít hơn 5 năm kinh nghiệm trở xuống thì “Hiểu biết tài chính” có ảnh hưởng mạnh đến “Ý định sử dụng” tín dụng đen. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế, khi các hộ có nhiều năm kinh nghiệm lên thường có nhiều kiến thức tài chính và có nhiều kinh nghiệm vay hơn nên thấy được những thủ tục vay thường rất phiền hà và khó hiểu nên thường ít có “Ý định sử dụng” tín dụng phi chính thức. Trong khi các hộ khác thường thiếu kinh nghiệm vay nên họ thường cho rằng họ có thể quản


lý các khoản vay từ các tổ chức tín dụng đen một cách hiệu quả khi khi họ có nhiều hiểu biết tài chính.

4.2. Một số khuyến nghị

4.2.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật

4.2.1.1. Khuyến nghị nhằm thúc đẩy cung cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh cá thể

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng một số quy định về tài sản đảm bảo, thủ tục vay vốn,… đã và đang là trở ngại cho việc tiếp cận tín dụng của hộ gia đình. Bên cạnh đó, các ngân hàng tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thẩm định các hồ sơ vay vốn của các chủ hộ gia đình do nhiều quy định chưa rõ ràng, ngân hàng chưa xác định được rõ nhóm rủi ro có thể gặp phải gây ra tâm lý e ngại trong việc cấp tín dụng đối với một số nhóm các hộ gia đình. Khoảng cách địa lý, lãi suất, cũng như sự phát triển chưa đồng bộ của dịch vụ ngân hàng điện tử cũng là trở ngại trong việc tiếp cận các khoản tín dụng của các hộ kinh doanh. Muốn giải quyết các vấn đề này, cơ quan chủ quản là Ngân hàng nhà nước cần có các chính sách triệt để, quy định rõ ràng và các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ các tổ chức tín dụng tại Việt Nam.

● Về Tài sản đảm bảo

Mặc dù các tổ chức tín dụng theo quy định không yêu cầu tài sản đảm bảo cho bất cứ một khoản tín dụng (kể cả cho vay, bảo lãnh), nhưng gần như các hộ kinh doanh không thể tiêp cận được vốn nếu không có bảo đảm. Tài sản đảm bảo đang là một trở ngại lớn đối với các chủ hộ gia đình khi muốn tiếp cận tín dụng chính thức do có nhiều chủ hộ với số năm kinh doanh hạn chế cùng lượng tài sản tích trữ chưa đủ lớn khó lòng đáp ứng được quy định về tài sản đảm bảo tại các tổ chức tín dụng hiện nay như giá trị tài sản đảm bảo phải tương đương khoảng 75% tổng giá trị của khoản vay. Các NHTM cũng ưa thích những tài sản như đất và các tài sản gắn liền với đất, chứng chỉ vàng,… vì giá trị lớn và ít bị mất giá theo thời gian thay vì các loại hình tài sản khác như hàng tồn kho, hoặc tài sản hình thành trong tương lai,…

Về việc này, nghị định 116/2018/NĐ-CP sửa đổi có hiệu lực từ ngày 25/10/2018 đã có quy định: “Cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp được vay vốn từ 50 triệu đồng lên 100 triệu đồng, còn cư trú tại địa bàn nông thôn từ 100 triệu đồng lên 200 triệu đồng”. Nghị định cũng bổ sung quy định về việc tổ chức tín được nhận tài sản hình thành từ vốn vay của dự án, phương sản xuất kinh doanh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp làm tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Tuy nhiên có thể thấy, quy định đặt ra đang tập trung chủ yếu tháo gỡ vướng mắc cho khách hàng khu vực nông thôn với ngành nghề


nông nghiệp, còn rất nhiều ngành nghề khác cần hỗ trợ. Hơn nữa, các ngân hàng vẫn còn e ngai khi cho vay các khoản vay không có tài sản thế chấp này, làm giảm bớt tác động tích cực của chính sách lên các hộ không có tài sản đảm bảo.

Tác giả đề xuất các chính sách hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc giảm chi phí và rủi ro trên những khoản vay này như có thể giảm thuế trên doanh lợi từ các khoản vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, yêu cầu NHNN địa phương cùng các cơ quan quản lý thương mại, cơ quan thuế địa phương cần phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình với các NHTM để ngân hàng có được các thông tin xác thực, từ đó phê duyệt các khoản vay một cách dễ dàng hơn mà không cần thông qua tài sản thế chấp, có các chính sách khuyến khích tiếp nhận các loại hình tài sản hình thành trong tương lai hoặc tài sản vô hình như sở hữu trí tuệ, bằng sáng chế,….

● Về Khoảng cách địa lý

Việc phân bổ không đồng đều của các chi nhánh các ngân hàng thương mại trên các địa bàn gây ra sự khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức của các hộ kinh doanh. Nhiều NHTM còn e ngại vì hiệu quả kinh doanh tại các chi nhánh ở khu vực thưa dân cư, địa hình khó khăn còn thấp, các khoản vay nhỏ lẻ và chi phí hoạt động cao, gây ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả chung của toàn hệ thống. Để giảm thiểu những tác động xấu này, Ngân hàng nhà nước cần có các kiến nghị về các chính sách hỗ trợ các Ngân hàng thương mại trong việc mở rộng các chi nhánh tại các địa bàn khó khăn, địa hình không bằng phẳng, cần hỗ trợ tiếp cận vốn tín dụng phục vụ đầu tư sản xuất kinh doanh.

Cụ thể:

- Nhà nước có thể xem xét giảm thuế trên doanh lợi của các chi nhánh mới thành lập tại các địa bàn này trong vòng 5 năm đầu.

- Hỗ trợ trong vấn đề tìm kiếm và cấp phép mặt bằng xây dựng chi nhánh.

- Hỗ trợ trong việc cung cấp thông tin về kê khai thuế, thông tin về thu nhập của các chủ hộ gia đình để ngân hàng có thể dễ dàng kiểm soát thông tin của các khoản xin cấp tín dụng, góp phần giảm trừ rủi ro cho ngân hàng thương mại.

● Về Lãi suất vay vốn

Lãi suất vay vốn chính là phần chi phí của khoản vay, có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh vì đây là một trong những nhân tố cần cân nhắc chính khi quyết định tiếp cận các loại hình tài trợ vốn. Việc chi phí của khoản vay lớn khiến cho các hộ kinh doanh e ngại về việc liệu hiệu quả kinh doanh có thể bù


đắp phần chi phí này. Thực tế đã chứng minh có những thời kì, lãi suất vay vốn ngân hàng lên tới 20%, là quá lớn và gần như không thể bù đắp đối với các ngành sản xuất kinh doanh thông thường. Hiện tại tuy lãi suất dã về mức ổn định tuy nhiên vẫn là khá cao so với doanh lợi thu được từ những khoản tín dụng của các hộ kinh doanh.

Để giải quyết tình trạng này, nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ về lãi suất đối với các hộ kinh doanh trong một số ngành nghề đặc thù, mũi nhọn như các ngành nghề đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp, trồng cây công nghiệp,…..

● Về thủ tục vay vốn

Để khuyến khích các tổ chức tín dụng giảm thiểu các thủ tục vay vốn, xét duyệt hồ sơ, khuyến nghị một số chính sách như:

- Đưa chỉ tiêu tối ưu hóa thủ tục vay vốn vào chỉ tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng.

- Quy định rõ ràng về số ngày tối đa để giải quyết các thủ tục xin cấp tín dụng, ngoài ra có hành lang rõ ràng về một số các trường hợp thường xuyên phát sinh.

● Về Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Công nghệ 4.0 đã và đang ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống và các dịch vụ tín dụng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Khoa học công nghệ, với điển hình là sự phát triển của công nghệ thông tin là một nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới và phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, có một thực tế là tuy có nhiều mặt tích cực như giảm được chi phí nhân công, chi phí về mặt bằng,… nhưng dịch vụ ngân hàng điện tử hiện tại còn tồn tại một số hạn chế như ẩn chứa nhiều rủi ro cho cả người dùng và tổ chức tín dụng, các bước thực hiện còn phức tạp đối với những chủ hộ gia đình lứa tuổi trung niên, chưa quen sử dụng các dịch vụ công nghệ. Ngoài ra, những người này còn có tâm lý e ngại khi chưa hiểu rõ được các ứng dụng ngân hàng điện tử. Vì vậy, việc tối đa hóa trải nghiệm người dùng và tích hợp thêm nhiều tính năng là điều thực sự cần thiết để tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ kinh doanh gia đình, đặc biệt là các dịch vụ cấp tín dụng.

Tác giả kiến nghị các cơ quan quản lý nên lưu tâm đến việc:

- Đưa chỉ tiêu nâng cao chất lượng ngân hàng điện tử trở thành một chỉ tiêu đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng.

- Tổ chức các chương trình trao đổi, hướng dẫn cũng như nói rõ lợi ích, rủi ro của ngân hàng điện tử đến với những chủ hộ gia đình.

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 26/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí