Khuyến Nghị Nhằm Góp Phần Giải Quyết Vấn Nạn Tín Dụng Đen


Về phía các TCTD đã có thâm niên hoạt động cần:

- Không ngừng đổi mới, phù hợp với điều kiện thị trường để có thể duy trì lợi thế về kinh nghiệm và uy tín của mình.

- Tập trung phát triển các sản phẩm mới, bắt kịp xu hướng công nghệ mới.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới đội ngũ cán bộ nhằm trẻ hóa bộ máy điều hành ngân hàng, linh hoạt trước các thay đổi của thị trường. Ngoài ra, những cán bộ tín dụng làm việc trực tiếp với khách hàng cần được đổi mới về cách làm việc, tránh quan liêu, xử lý tình huống một cách linh hoạt hơn.

- Đưa ra các ưu đãi về dịch vụ đặc biệt là các dịch vụ tín dụng như ưu đãi về lãi suất, thời gian xử lý thủ tục và giải ngân,...

- Đẩy mạnh các hình thức truyền thông trên đa dạng các kênh thông tin truyền thống và phi truyền thống.

Ngoài ra hệ thống TCTD Việt Nam cần có nhiều hơn những trao đổi, chia sẻ thông tin để góp phần tạo nên một hệ thống đồng bộ và lớn mạnh hơn, từ đó gia tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ.

● Về Dịch vụ ngân hàng điện tử

Các TCTD là nhân tố chính giúp thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử. Các TCTD cần nỗ lực nhiều hơn nữa để hoàn thiện, nâng cao, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ thực hiện trên hệ thống Ngân hàng điện tử đồng thời thu hút khách hàng sử dụng vụ thông qua các hoạt động:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

- Đẩy mạnh truyền thông về dịch vụ Ngân hàng điện tử qua các kênh

o Truyền thống: Báo đài, TV, các chương trình của đài truyền hình

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng của hộ kinh doanh cá thể tại Việt Nam - 17

o Phi truyền thống: Biển hiệu, quảng cáo, truyền thông thông qua các kênh trực tuyến, mạng xã hội,...

o Thông qua các tổ chức đoàn, đội, hội tại địa phương, các nhóm ngành nghề của các chủ hộ gia đình.

o Thông tin truyền đạt cần dễ hiểu, dễ nắm bắt, có nhân viên trực tiếp giải thích cặn kẽ, rõ ràng quy trình thực hiện việc sử dụng dịch vụ tín dụng, nêu rõ những mặt tích cực của việc sử dụng các ứng dụng ngân hàng điện tử từ đó tăng sự tin tưởng ở khách hàng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của các chủ hộ thông qua kênh này.

- Tập trung phát triển sản phẩm, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ. Dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay đang chủ yếu phục vụ mục đích thanh toán và tiết kiệm, cần mở


rộng dịch vụ cấp tín dụng. Việc xét duyệt hồ sơ có thể số hóa nhằm giảm bớt chi phí, công sức đi lại, linh hoạt thời gian cho các chủ hộ gia đình.

- Đẩy mạnh hoạt động thanh toán điện tử, có các hỗ trợ, ưu đãi đối với những khách hàng, chủ hộ sử dụng dịch vụ này như chiết khấu. Khi khách hàng đã tin tưởng và thường xuyên sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử, đây cũng sẽ trở thành kênh truyền thông hữu hiệu các dịch vụ tín dụng, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ.

- Nâng cao tính bảo mật, an toàn cho khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, giải quyết nhanh chóng, chặt chẽ những trường hợp phát sinh, tạo niềm tin cho khách hàng từ đó dễ dàng triển khai các dịch vụ cấp tín dụng qua kênh này.

- Phát triển dịch vụ thẩm định các khoản vay thông qua các công cụ dịch vụ điện tử: Zalo, Facebook,... - Một ví dụ như ngân hàng VPBank đã đi tiên phong trong dịch vụ thẩm định khoản tín dụng qua Zalo “Vay nhanh VP trên Zalo”. Đồng thời, TCTD cũng cần có các phương pháp nhằm hạn chế rủi ro sai lệch, làm giả thông tin qua những dịch vụ này.

- Phát triển dịch vụ giao dịch sử dụng chữ ký điện tử giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng hơn.

● Một số đề xuất khác

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: nâng cao quy trình công nghệ cung ứng sản phẩm cho khách hàng, cải tiến quy trình cấp tín dụng đối với từng sản phẩm, tạo thuận lợi cho việc vay vốn của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo đúng quy định của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng thông qua việc cải tiến tác phong làm việc, nâng cao kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng. Công tác tiếp thị đến khách hàng cần hướng đến xu hướng hiện tại như tiếp thị qua mạng xã hội, thực hiện các hoạt động tri ân theo xu hướng của giới trẻ như tặng hoa nhân dịp sinh nhất thay vì chỉ gửi lời chúc đến khách hàng thông qua tin nhắn…

- Về chính sách đối với tài sản có vấn đề: Các khoản cho vay có vấn đề là các khoản nợ như nợ cơ cấu, nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu và các khoản cho vay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro. Chính sách này sẽ quy định về cách thức, biện pháp phối hợp xử lý và trách nhiệm giải quyết nợ có vấn đề, chính sách này cần được xây dựng đối với từng ngành nghề, từng nhóm khách hàng. Cụ thể đối với chính sách này, chi nhánh nên áp toàn bộ các chỉ tiêu đối với nhân viên: nhân viên nào cấp tín dụng thì sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân hàng trong việc xử lý các khoản phải đòi, đồng


thời lương và thưởng sẽ gắn chặt vào đó. Nếu không thực hiện được sẽ cắt giảm lương và thưởng trong những tháng tiếp theo, đồng thời có chế độ thông báo rộng rãi trong hệ thống. Các khoản nợ đã lâu thì chủ động xử lý dứt điểm các khoản nợ này thông qua mua bán nợ với các công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng thương mại và của nhà nước (VAMC); hoặc tiến hành thương thảo với khách hàng bán cho các doanh nghiệp hoặc người dân để thu hồi vốn trong ngân hàng. Việc này giúp cho ngân hàng giảm bớt rủi ro, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình.

4.2.2.2. Khuyến nghị nhằm góp phần giải quyết vấn nạn tín dụng đen

Các tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các NHTM, các công ty tài chính (CTTC), các quỹ tín dụng (QTD), các tổ chức tài chính vi mô và gần đây xuất hiện các công ty cho vay ngang hàng. Mặc dù, số lượng và quy mô hoạt động của các TCTD ngày càng gia tăng nhưng có thể nói rằng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho nền kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và những người nghèo. Theo Engel và McCoy (2001b), Schmulow (2016b), Calomiris và Rajaraman (1998) chừng nào sự phát triển của hệ thống tài chính chính thức chưa phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội thì sự phát triển của hệ thống tài chính không chính thức (trong đó có hội, họ, hụi, phường và tín dụng đen) như một tất yếu. Tại Việt Nam với mức độ phát triển của hệ thống tài chính Việt Nam nói chung và thực trạng hoạt động của các TCTD nói riêng như hiện nay, một bộ phận không nhỏ các hộ gia đình có nhu cầu nhu cầu vay vốn chính đáng chưa có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Kết hợp với những bất cập về sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và những hạn chế khác về thói quen và khoảng trống trong quản lý, tín dụng nặng đen đã có cơ hội để tồn tại và phát triển. Rất nhiều hình thức cho vay tiêu dùng đã được các TCTD cung cấp, song để tiếp cận các sản phẩm cho vay sẵn có này không phải là điều dễ dàng đối với nhiều hộ gia đình. Một mặt, các TCTD luôn có nguy cơ phải chịu đựng tổn thất của rủi ro tín dụng do có sự hỗ trợ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng tại các địa phương. Song mặt khác, các TCTD còn phải tuân thủ những quy định và sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN cũng như của các cơ quan quản lý nhà nước và pháp luật khác về đối tượng và điều kiện cho vay, về 0quy trình thủ tục cho vay... Do vậy, tâm lý “an phận” và sự tuân thủ một cách thụ động các quy định đã duy trì một “khoảng cách” không thể vượt qua để khách hàng là các hộ gia đình dù gặp khó khăn hay có nhu cầu cấp bách về tài chính, cũng không thể đến với các TCTD. Kết quả là các hộ gia đình khi có nhu cầu vay vốn là chính đáng và cấp thiết phải tìm đến tín dụng đen.


Như vậy, tiếp cận ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen từ giác độ thị trường - nguồn cung vốn hay từ các TCTD cho thấy trên cơ sở sự cho phép của hệ thống pháp luật được bổ sung hoàn thiện, các TCTD cần chủ động và tích cực phát triển các sản phẩm cho vay, áp dụng các phương thức cho vay và thu nợ sao cho có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn chính đáng của khách hàng, dù đó là các doanh nghiệp siêu nhỏ hay những người nghèo khó nhất với lãi suất vừa phải, thủ tục tiện lợi nhất và không đòi nợ bằng các biện pháp bạo lực. Trong điều kiện như vậy, hoạt động tín dụng đen cho dù có không cấm cũng không có cơ hội tồn tại, ít nhất là không thể “cạnh tranh” với các TCTD chính thức. Để làm được điều đó, các TCTD cần phải:

- Xây dựng quyết tâm và chuẩn bị nguồn lực tài chính tham phát triển hoạt động tín dụng để ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen, có thể gọi là “chương trình cho vay để hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen”. Rõ ràng việc phát triển hoạt động cho vay để loại loại bỏ tín dụng đen là một thách thức lớn đối với các TCTD, cả về nguy cơ rủi ro, áp lực đối với hiệu quả kinh doanh hay lợi nhuận. Dù được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước và dù được bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý để tham gia Chương trình thì mức độ rủi ro và chi phí tài chính của các món cho vay loại này là rất lớn so với cho vay thương mại thông thường nếu như không có những cố gắng đặc biệt. Nếu TCTD định hướng triển khai cho vay với lãi suất cao để dự phòng rủi ro và trang trải chi phí hành chính cao thì sẽ không có tác dụng ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ tín dụng đen, thậm chí sẽ có tác động ngược lại và sẽ bị lên án. Trong khi nếu cho vay với mức lãi suất thông thường và quá trình giải ngân quá giản tiện để phù hợp với đối tượng vay vốn đặc biệt thì nguy cơ rủi ro mất vốncungx như giảm hiệu quả kinh doanh và uy tín là rất rõ ràng. Do vậy, để tham gia phát triển các hoạt động cho vay chống tín dụng đen, lãnh đạo các TCTD cần xây dựng quyết tâm cao thể hiện trách hiệm và ý thức vì sự phát triển cộng đồng, gắn hoạt động và sự phát triển của TCTD với sự phát triển bền vững của nền kinh tế và tiến bộ xã hội, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng cảm với người nghèo và tự nguyện dành nguồn lực tài chính để chung tay ngăn chặn, hạn chế và loại bỏ vấn nạn tín dụng đen. Ngoài quyết tâm mạnh mẽ được coi như điều kiện tiên quyết để vượt qua thách thức, sự chuẩn bị về nguồn lực mới là điều kiện có ý nghĩa để các TCTD có thể tham gia và thực hiện Chương trình cho vay đặc biệt này. Các TCTD nói chung và các NHTM nói riêng hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên uy tín và khả năng huy động vốn từ nền kinh tế. Nếu các hoạt động sử dụng vốn không hiệu quả, TCTD không hoàn thành nghĩa vụ chi trả cho khách hàng, không thể giữ uy tín và không thể huy động vốn. Do vậy, để đảm bảo ý nghĩa của sự tham gia vào Chương trình, các TCTD cần có nguồn lực dành riêng. không chỉ đủ lớn về quy mô mà còn không nhr hưởng đến các hoạt động


kinh doanh bình thường, đặc biệt là khả năng thanh toán hay thanh khoản. Khuyến nghị cụ thể cho vấn đề này là một tỷ lệ nhất định (15-20%) vốn chủ sở hữu của TCTD, được tích lũy từ lợi nhuận để lại;

- Lựa chọn cán bộ và tiến hành tổ chức các lớp tập huấn để xây dựng và phát triển đội ngũ nhân lực riêng vận hành các sản phẩm cho vay thuộc Chương trình tín dụng đặc biệt này. Yêu cầu đối với cán bộ tín dụng tham gia Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải thực sự am hiểu về những đặc điểm về nhu cầu và tâm lý khách hàng để có thể tư vấn một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất. Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn phải là những “cầu nối” sao cho các TCTD có thể tiếp cận và đáp ứng tốt nhất nhu cầu về tài chính, rất đa dạng của khách hàng;

- Các TCTD cần xác định rõ khách hàng mục tiêu của Chương trình: (1) những hộ hoặc đại diện hộ gia đình có nhu cầu tài chính chính đáng cho các mục đích tiêu dùng nói chung và các mục đích cụ thể như khám, chữa bệnh, tổ chức tang lễ, đám cưới, v.v...;

(2) các hộ sản xuất, khởi nghiệp. Đây là những đối tượng không thể đáp ứng các điều kiện vay vốn thông thường theo quy định của NHNN cũng như của các TCTD;

- Các TCTD cần xây dựng cơ chế phối hợp với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng và các tổ chức nghề nghiệp tại các địa phương để tổ chức khảo sát, nghiên cứu nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tại các khu vực trên địa bàn hoạt động của mỗi TCTD để lựa chọn phát triển các sản phẩm cho vay phù hợp (cả về quy mô, thời hạn cho vay, phương thức giải ngân và thu nợ). Sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức quần chúng và tổ chức nghề nghiệp tại các địa phương còn để tiến hành các nội dung thẩm định tín dụng (đánh giá và xác nhận nhu cầu và mục đích sử dụng vốn của khách hàng tiềm năng, truy cập cơ sở dữ liệu để phân loại khách hàng và đánh giá mức độ rủi ro), dự kiến các điều kiện để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng để hình thành “hạn mức tín dụng treo” - thực chất là hạn mức dự kiến để sẵn sàng cho vay khi khách hàng phát sinh nhu cầu vay vốn. Trên cơ sở thiết lập sẵn hạn mức ín dụng cho các đối tượng khách hàng khác nhau, TCTD sẽ chuẩn bị nguồn vốn, lựa chọn sản phẩm, xác định lãi suất, xác định các phương án cho vay, quản trị tiền cho vay và thu nợ phù hợp nhất với các đối từng tượng khách hàng. Với sự sẵn sàng về hạn mức cho vay đối với từng cá nhân, hộ gia đình và các đối tượng khách hàng dự kiến, khi khách hàng phát sinh nhu cầu và cần được giải ngân vốn vay có thể chỉ cần hập một “dòng lệnh”, “nhấp chuột” hay “truy cập vào application” thì nhu cầu vay vốn của khách hàng đã được TCTD đáp ứng - thực sự là đơn giản và tiện lợi không khác gì khi khách hàng đến với các công ty cho vay ngang hàng P2P. Với sự phát triển của công nghệ tài chính, các phần mềm hiện đại và được trang bị khả năng kết nối, mỗi khi khách


hàng được giải ngân thì thông báo cũng được gửi đến tất cả các chủ thể liên quan như chính quyền và các tổ chức đoàn thể, quần chúng ở địa phương để cùng tham gia giám sát cũng như tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng vốn và hoàn trả nợ;

- Các TCTD tổ chức nghiên cứu thiết kế các sản phẩm tín dụng phù hợp với Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen, đặc biệt là các sản phẩm công nghệ tài chính, sao cho có thể thỏa mãn nhu cầu tài chính chính đáng của các đối tượng khách hàng mục tiêu nêu trên. Một mặt, hãy coi những sản phẩm này là những sản phẩm cho vay đặc biệt, những sản phẩm tín dụng “dưới chuẩn” tương tự như các sản phẩm cho vay thấu chi hay cho vay “quá ngạch” được áp dụng khi khách hàng ở vào tình trạng đặc biệt hoặc các sản phẩm cho vay theo các chương trình tín dụng chính sách, ho vay xóa đói giảm nghèo của các tổ chức tài chính vi mô (microfinance). Song song với phương thức cho vay truyền thống, các TCTD nên triển khai “thí điểm” các sản phẩm cho vay ngang hàng hay tiến hành cung cấp dịch vụ như một tổ chức cho vay ngang hàng P2P (bởi lẽ các TCTD, đặc biệt là các NHTM khi được cho phép sẽ luôn có ưu thế và sẽ thực hiện dịch vụ cho và ngang hàng sẽ tốt hơn các công ty cho vay ngang hàng P2P) để trở thành một “fintech cũng như tạo ra một “flatform” giống như các công ty cho vay ngang hàng. Các cá nhân, doanh nghiệp, kể cả những người nghèo và khó khăn nhất có thể dễ dàng tiếp cận và vay được vốn mà không cần phải tìm đến các tổ chức tín dụng đen. Để giảm thiểu rủi ro, các tổ chức tài chính có thể nghiên cứu và phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội, các tổ chức quần chúng và nghề nghiệp ở địa phương để thiết kế những sản phẩm cho vay theo tổ hoặc nhóm, giống như mô hình cho vay của tổ chức tài chính vi mô ở Ấn Độ hay Ngân hàng Grameen bank ở Bangladesh và các nước thực hiện cho vay xóa đói giảm nghèo khác trong khu vực và trên thế giới (Lê Thanh Tâm, 2013, Ledgerwood, 1998).

- Nghiên cứu và xác định mức lãi suất phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, là hộ sản xuất đang trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Các tổ chức tín dụng có thể tham khảo phương pháp xác định lãi suất bền vững của tổ chức tài chính vi mô dựa trên các chi phí hành chính, chi phí dự phòng mất vốn, v.v… nhưng phải dựa trên cơ sở lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (ví dụ: tổng chi phí tài chính, bao gồm cả lãi và phí, không vượt quá mức 20% năm). Mặc dù quan điểm của Tổ chức hỗ trợ cho những người ngheo nhất thuộc Ngân hàng thế giới cho rằng lãi suất cho vay của các tổ chức tài chính vi mô (microfinance) có thể cao hơn lãi suất cho vay thương mại, thậm chí còn là động lực để những người vay vốn vượt qua nghèo đói (Lê Thanh Tâm, 2015). Song luận án cho rằng lãi suất của sản phẩm cho vay thuộc Chương trình cho vay hạn chế tín dụng đen chỉ trong khoảng 20-22% năm. Ngoài ra, Chương trình cho vay hạn


chế tín dụng đen cần phải chứng tỏ sự ưu việt và đảm bảo mục tiêu uối cùng là hạn chế và loại bỏ được tín dụng đen. Theo đó, Chương trình cho vay này sẽ thu hút được sự quan tâm ủng hộ của xã hội và trở thành nguồn động lực tốt đối với những người nghèo có tiềm năng và trách nhiệm. Kết quả khảo sát được trình bày trong phần Phụ lục cũng cho thấy đa số ý kiến thu thập với mức lãi suất cho vay vừa phải và phù hợp (20-22% năm) mới có thể đáp ứng điều kiện kinh doanh nhỏ lẻ và những hoàn cảnh khó khăn. Nếu các TCTD áp dụng phương pháp xác định lãi suất theo những quy tắc về bù đắp rủi ro và lợi ích cũng như đưa thêm các chi phí dự phòng như cho vay thông thường sẽ ra một mức lãi suất cho vay khá cao và đây sẽ là nguyên nhân làm cho khách hàng người nghèo không thể tiếp cận hoặc nếu cố gắng vay được thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ. Vấn đề là để cạnh tranh nhằm ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen thì ngoài các sản phẩm cho vay phù hợp, thủ tục đơn giản, tiện lợi thì mức lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng cũng là một vấn đề mang tính quyết định.

4.2.3. Khuyến nghị đối với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn

Các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn là các chủ thể được hướng tới và là người được hưởng lợi trong “Chương trình cho vay hạn chế, ngăn chặn và loại bỏ tín dụng đen”. Tuy nhiên, các khuyến nghị với các chủ thể này chỉ bao gồm 2 nhóm: (1) nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm để tránh xa và không mắc phải những “cạm bẫy” tín dụng đen; và, (2) hợp tác chặt chẽ với các TCTD và chính quyền, đoàn thể tại địa phương để được phục vụ một cách tốt nhất.

Với nhóm thứ nhất, khách hàng của tín dụng đen thường là những người có thu nhập thấp, thiếu thông tin về các kênh cho vay tiêu dùng chính thức của các TCTD cũng như hạn chế về kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân. Mặt khác, mất cảnh giác hoặc thói quen ưa thích sự tiện lợi và không muốn tìm hiểu để biết đầy đủ về bản chất cho vay theo kiểu “bóc lột” hay “trấn lột” của các tổ chức tín dụng đen. Do đó, việc trang bị kiến thức nâng cao khả năng về hoạt động tài chính và pháp luật nói chung, kiến thức về tài chính cá nhân là điều cần thiết để hạn chế và loại bỏ tín dụng đen. Các khuyến nghị về vấn đề này bao gồm:

- Tự tăng cường trau dồi nhận thức về tín dụng đen và các hoạt động của các tổ chức cung cấp tín dụng đen: các dấu hiệu nhận biết, đặc biệt những thủ đoạn tinh vi, phức tạp và những hậu quả có thể xảy ra khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng đen, v.v..., bằng cách cung cấp thông tin về các vụ việc điển hình ở các địa phương trên cả nước. Người dân cần chủ động và tích cực tham gia các hình thức phổ cập kiến thức có thể thông các buổi sinh hoạt tập trung (dưới dạng câu chuyện cảnh giác, nói chuyện thời sự,


báo cáo chuyên đề, v.v...) hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí tại địa phương, hoặc thông qua các tổ công tác được tổ chức bởi các cơ quan chức năng và các tổ chức đoàn thể tại địa phương). Người nghèo và người dân nói chung cần quan tâm đầy đủ các khuyến cáo của các cơ quan công an, Ngân hàng Nhà nước, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) cũng như những cảnh báo của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và các tổ chức nghề nghiệp tại địa phương;

- Tăng cường học hỏi để nâng cao kiến thức tài chính cá nhân để có thể lập kế hoạch tài chính (thu nhập, chi tiêu và dự trữ) cả trong ngắn hạn và dài hạn để chủ động ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán khi những rủi ro xảy ra, nhằm giảm thiểu việc buộc phải chấp nhận các khoản “vay nóng”. Ngày nay, với sự phát triển và hỗ trợ của công nghệ thông tin, mọi cá nhân có thể tiếp cận một cách khá dễ dàng với các kiến thức và kỹ năng về tài chính và quản lý tài chính cá nhân, từ các bài giảng hay những tư vấn trực tuyến online của các chuyên gia và tổ chức tín dụng;

- Khi có nhu cầu chính đáng về tài chính để giải quyết những khó khăn cấp bách hay yêu cầu của cuộc sống và sản xuất, hãy chia sẻ chân thành và cởi mở với mọi người và các tổ chức đoàn thể tại địa phương để được hỗ trợ và giúp đỡ. Cố gắng tranh thủ sự hiểu biết của những người xung quanh để tìm kiếm mọi cơ hội, tuyệt đối cảnh giác với những loại hình cho vay không rõ nguồn gốc và quảng cáo hấp dẫn nhưng thực chất là những “cạm bẫy”;

- Tăng cường tìm hiểu về chính sách tín dụng và các sản phẩm cho vay của các tổ chức tín dụng chính thức tại địa phương như các chi nhánh của ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân;

- Ngoài kiến thức và sự hiểu biết về tài chính cá nhân, những người có nhu cầu vay vốn cần tự trang bị cho mình kiến thức về pháp luật khi tham gia vào các mối quan hệ tín dụng từ các cá nhân và tổ chức khác nhau. Khi phải thực hiện các giai dịch và ký các hợp đồng tín dụng, người đi vay phải cân nhắc thật kỹ và cần tìm hiểu rõ các thông tin cần thiết, thậm chí cần đến sự tư vấn về chuyên môn, đặc biệt các điều khoản hợp đồng cũng như các nghĩa vụ phải cam kết thực hiện nhằm tránh những rủi ro bất lợi mà bên đi vay có thể gặp phải ;

Khuyến nghị về sự hợp tác của các hộ gia đình có nhu cầu vay vốn với các tổ chức tín dụng để được phục vụ bao gồm:

Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết về cá nhân và gia đình để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/11/2022